Ý NGHĨA CỦA NGÀY QUỐC HẬN 30/4
CHO GIỚI TRẺ: Ý NGHĨA CỦA NGÀY QUỐC HẬN 30/4
Mùa Quốc Hận đã qua, nhưng tác giả vẫn xin nhắc lại giới trẻ sinh sau năm 1975, trên mặt báo này, một ý nghĩa quan trọng mà nhiều em vẫn chưa biết: Ngày Quốc Hận là ngày buồn thảm, vì đó là ngày mà chúng ta, những người Việt ở Miền Nam Việt Nam, bị mất đất nước vào tay cộng sản Bắc Việt tàn ác, từ Hà Nội, bằng sự xâm lăng bạo lực và bất hợp pháp của bộ đội Miền Bắc vào lãnh thổ tự do của dân Miền Nam, năm 1975. Tóm tắt, Ngày Quốc Hận 30/4 là Ngày Mất Đất Nước, nói rõ hơn là Ngày Mất Nước Việt Nam Cộng Hòa, của tất cả những người Việt yêu tự do, nhân quyền, dân chủ, và hòa bình.
Vậy mà, có những em sinh viên ở Mỹ vô tình tụ tập thành nhóm, để ăn uống, vui chơi, và nhảy múa, ngay trong ngày và đêm 30/4, như đã thấy trong các năm qua. Năm nay, xin các cha mẹ nhắc nhở và giải thích cho con cháu hiểu về ý nghĩa lịch sử của Ngày 30/4 đau buồn này, vì sau ngày đó, vào khoảng nửa triệu dân Việt ở Miền Nam đã bỏ mình trên biển Đông do vượt biển.
Tôi mong các phụ huynh người Việt vẫn còn nhớ để dạy con cháu một câu tục ngữ Việt thông thường đã được phổ biến trong các trường học Miền Nam của chính thể Việt Nam Cộng Hòa, trước năm 1975: Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ. Chúng ta nghĩ sao khi thấy loài ngựa biết chia xẻ nỗi đau cho nhau và biết cư xử với đồng loại của chúng tốt hơn con người cư xử với nhau?
Sự hy sinh can đảm và đầy nước mắt đó của nửa triệu đồng bào vượt biển, đã Thức Tỉnh Lương Tâm của Liên Hiệp Quốc. Nên Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ đã lo chi phí cho các Trại Tỵ Nạn Cộng Sản (CS) được dựng lên trên các đảo ở Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan... vào khoảng các năm 1978-1988, để đón nhận những người Việt Tỵ Nạn đến sinh sống tạm thời ở đó. Rồi những người Mỹ có lòng tốt và Quốc Hội Mỹ đã kêu gọi được chính phủ Mỹ chấp thuận cứu xét giấy tờ cho người Việt Tỵ Nạn cộng sản được định cư với cuộc đời mới ở Mỹ.
Dần dần, các nước Tự Do khác trên thế giới cũng ủng hộ và cho phép chúng ta định cư trên đất nước họ, với lý do tỵ nạn chính trị, như: Úc, Gia Nã Đại, Pháp, Đức, Anh, Tân Tây Lan, Bỉ, Đan Mạch, Na Uy... Đồng bào của chúng ta đã chết cho chúng ta được sống. Vậy nỡ nào bây giờ, cha mẹ, những người Việt tỵ nạn trước đây, thản nhiên (hoặc vô tình không biết) để cho con cháu mình tụ họp, vui chơi, nhảy nhót trong các buổi tối, gần Ngày Quốc Nạn 30/4?
Kế đến, tôi muốn các em biết điều quan trọng thứ hai đã xảy ra vào hai năm 1988-1989: Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã hoàn thành một việc vĩ đại, giúp các tù nhân chính trị của Miền Nam, đang thống khổ lúc đó, do bị kỳ thị và bị đàn áp bởi sự độc tài của chế độ cộng sản độc đảng trong nước. Năm 1988, Tổng Thống Reagan đã ký lệnh cho phép tất cả các Quân, Dân, Cán, Chính, của VNCH, thuộc mọi cấp bậc và trình độ (đã bị tù tập trung khổ sai, ít nhất ba năm trở lên, dưới chế độ CSBV) và gia đình của họ, được nộp giấy tờ xin đi Mỹ, hợp pháp. Nghĩa là, họ và gia đình, không phải đi trốn bọn công an Việt cộng một cách lén lút, đầy nguy hiểm, bằng cách vượt biên như đi bộ qua Thái Lan, Cam Bốt... hoặc vượt biển với những con thuyền nhỏ bé như một chiếc lá mong manh và chết trên sóng biển đại dương nữa.
Trước đó một năm, vào năm 1987, nhiều Nghị Viên của Quốc Hội Mỹ thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, cùng với Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao lúc đó, là ông Robert Funseth, đã nỗ lực hoạt động như những người điều đình để trình bầy Nghị Quyết 212. Khi họ mang nội dung của Nghị Quyết này đến thương lượng với Việt cộng trong việc thả tù chính trị của VNCH đang bị hành hạ trong các trại tù tập trung khổ sai (mà VC gian manh gọi là "học tập cải tạo") thì bị Việt cộng chống đối mãnh liệt. Đảng cộng sản Hà Nội nói rằng: "Không, chúng tôi không thả. Nếu thả hết bọn tù chính trị và tù quân đội Việt Nam Cộng Hòa này ra thì chúng đứng lên làm loạn cả nước, làm sao đảng cai trị dân được? Nước Mỹ của các anh có dám nhận hết tụi tù (dơ dáy) này qua Mỹ không thì chúng tôi mới thả..."
Việt cộng không ngờ Tổng Thống Reagan đã nhanh chóng xác nhận là Mỹ sẽ nhận các tù nhân Việt Nam Cộng Hòa vào nước Mỹ ngay, vậy Việt cộng cứ thả họ đi. Nhờ vậy, một hiệp ước thỏa thuận đã được ký ngày 30/7/1989 bởi Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt cộng. Nghị Quyết 212 hợp pháp đã giải thoát khoảng 300.000 tù nhân chính trị, và cùng với gia đình, họ được rời khỏi Việt Nam để định cư ở Hoa Kỳ.
Rõ ràng, đối với các cựu tù nhân chính trị Việt Nam Cộng Hòa: Sau cơn mưa, trời lại sáng. Hãy hy vọng và cầu nguyện, ngay cả khi chúng ta bị phản bội, đang thất bại, hoặc gặp hoạn nạn... Tất cả rồi cũng trôi qua với cuộc đời tạm bợ này... Và hãy tin rằng những ai làm việc cho chính nghĩa, có liêm sỉ, biết tri ân và biết đền ân, và có nhân nghĩa, sẽ có cơ duyên hội tụ và ủng hộ nhau để thành công.
Viết Cho Ngày Quốc Hận 30/4 - Giáo Sư TRẦN THỦY TIÊN – M.A. in Sociology & Psychology
Tù tập-trung khổ sai của Việt cộng đối với Quân, Dân, Cán, Chính của VNCH, sau ngày 30/4/1975.
Giáo Sư TRẦN THỦY TIÊN
****
FOR YOUNGER GENERATION: THE MEANING OF BLACK APRIL 30
With the coming of April 30, I’d first like to remind the younger generation, born after 1975, of one important issue many of you still don’t realize: The National Mourning Day of April 30 is a sad day because on that day, we, the South Vietnamese, lost our country into the brutal hands of North Vietnamese communists from Hanoi. With North Vietnamese army’s aggressive and illegal invasion, they forcibly occupied the free democratic territory of the South citizens, in 1975. Briefly, the National Mourning Day is the Day We Lost Our Country, the Republics of Vietnam, of all Vietnamese who cherish liberty, human rights, democracy and peace.
Despite this, many Vietnamese college students in America ignorantly gather in groups to party or socialize, have fun and dance on that day and night, as seen in the past years. This year, parents, please explain to your children the historical meaning of how tragic April 30th is. After that day, approximately half a million Vietnamese in the South died on their way to escape communist brutality on the Eastern Sea.
I hope Vietnamese grandparents and parents still remember to teach their children the common Vietnamese proverb that was widely taught in our Southern schools in the Republic of Vietnam before 1975: When one horse gets sick, the others in the whole stall don’t eat. We should reflect on how horses have the ability to share their pain and treat their own better than we, the human race, are able to.
The brave and tearful sacrifices of half a million Vietnamese, escaping by boat in the vast sea awakened the conscience of the United Nations. The UN High Commissioner for Refugees took care of the expenses to set up Refugee Camps in the Philippines, Malaysia, Indonesia, Thailand and more... from 1978 to 1988. These camps received Vietnamese refugees escaping from the communist regime and allowed temporary living. But the compassion didn’t end there. Americans citizens and US Congress appealed to the American government for documents to approve Vietnamese refugees settling in America to start their new life. Gradually, other free countries in the world supported and allowed South Vietnamese to seek asylum in their home countries, including Australia, Canada, France, Germany, England, New Zealand, Belgium, Denmark and Norway... Our compatriots died for us to live. And now how can those parents, i.e., the former Vietnamese refugees, indifferently (or unintentionally) allow their adult children to meet, have fun, and dance at night in the approaching of the National Tragic Day of April 30?
Next, I’d like the younger generation to acknowledge another important part of history from 1988 to 1989. US President, Ronald Reagan was successful in his great task, helping former political prisoners of South Vietnam who were tremendously suffering from being discriminated against and oppressed by the dictatorship of the single party communist government regime in Vietnam.
In 1988, President Reagan signed a decree permitting all Military, Citizens, Professionals and Government Officials of the Republic of Vietnam (RVN), all ranks and levels included (who suffered for at least three years in the VC concentration camps) and their families, could apply for settlement in America legally. Meaning, the political prisoners and their families didn’t have to escape by hiding dangerously and walking to Thailand or Cambodia, or by riding on a small boat resembling a fragile leaf and perishing on the sea waves.
Just one year before, in 1987, many US Congress members from both Republican and Democrat parties, along with former Deputy Assistant Secretary of State, Mr. Robert Funseth, made great efforts as the main negotiators to present Resolution 212. When the diplomats traveled to Vietnam to talk with Vietnamese Communists to liberate prisoners of RVN, who were enduring torturous treatment in VC concentration camps with severe hard labor (that treacherous VC called "re-education" camps), the VC argued against them roughly. They said: "No, we don’t let them free. If we free those political and military prisoners of RVN, they would stand up and rebel across the country. Then, how can we control the people? Does your America accept all the (dirty) prisoners if we let them free?..."
The VC did not anticipate President Reagan would quickly affirm and reply that the RVN prisoners were welcome to immigrate to America if they were free to go. Thanks to President Reagan, an agreement between the two sides (US and SRVN) was signed on July 30, 1989. Therefore, Resolution 212 was considered as the legal document that liberated more than 300,000 South Vietnamese political prisoners. These Vietnamese people were allowed to leave communist Vietnam with their families to resettle and start a new life in America.
Clearly, to the former prisoners of RVN: After the heavy rain, comes a bright sky. Let’s hope and pray, even when we are betrayed, deceived, failed, or meet adversity... All things shall pass... along with the temporary human life. Let’s trust those who work for the right cause also have integrity, showing gratitude by action, and kindness. We will rise above adversity, have opportunities to come across, and support one another for success.
Commemoration for April 30
Prof. TRẦN THỦY TIÊN – M.A. in Sociology & Psychology
No comments:
Post a Comment