Wednesday, February 5, 2014

Đừng TỰ NÔ LỆ VĂN HÓA với Việt Cộng

 

Đừng TỰ NÔ LỆ VĂN HÓA với Việt Cộng

 


Từ khi bọn Việt Cộng cưỡng chiếm được Miền Nam, chúng đã ra sức tiêu hủy tất cả những gì gọi là Văn Hóa của Miền Nam Việt Nam. Chúng đã cấm dùng sách giáo khoa, đốt hết tất cả các sách báo, phim ảnh, tài liệu trong văn khố, và đặt ra những từ ngữ riêng của chúng để bắt chúng ta phải nghe, phải dùng.

Khi chúng ta dùng những danh từ, chữ dùng của cộng sản, chúng ta đã:

- TỰ NÔ LỆ VĂN HÓA VỚI VIỆT CỘNG.

- TỰ GIẾT CHẾT NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM CỘNG HÒA.

- MAI ĐÂY, THẾ HỆ SAU CÓ CÒN AI BIẾT TÓI VIỆT NAM CỘNG HÒA NỮA HAY KHÔNG?

Chúng ta đã chối bỏ chủ nghĩa Cộng Sản, đã hy sinh mạng sống của mình để vượt biên tìm tự do, chúng ta phải hãnh diện về hành động này, phải luôn luôn tự hào chúng ta là con dân của một chế độ CỘNG HÒA, TỰ DO, DÂN CHỦ, chúng ta có văn hóa riêng và phải có nhiệm vụ gìn giữ nền văn hóa này.

Chúng ta phải có nhiệm vụ giữ gìn lại tất cả những gì còn lại, để chứng tỏ rằng, bọn Việt Cộng không thể tiêu diệt được nền Văn Hóa của chúng ta.
Nếu chúng ta không phản ứng, một ngày nào đó, Văn Hóa Việt Nam Cộng Hòa Sẽ Mất Đi.

Trần Văn Giang

 




    Chữ "Từ"


    Chữ "từ" được dùng rộng rãi bây giờ không có trong tiếng Việt nguyên thủy. Ta không dùng chữ từ một cách cộc lốc và bừa bãi như vậy.

    Trong ngôn ngữ thuần túy Việt Nam thì khi chữ TỪ đứng một mình thì chỉ có nghĩa là:

    1. Tên gọi của một loại khoai: khoai từ.

    2. Chức vị của một người đàn ông đứng tuổi giữ việc lo nhang đèn, chăm sóc cho một ngôi miễu: ông từ

    3. Ngoài ra tất cả từ: danh từ, tĩnh từ, động từ .v. v... vì ở đây TỪ là tiếng Hán-Việt phải theo đúng quy luật của nó.

    Chữ TỪ trong Hán-Việt có nghĩa là: Chữ,

    và ngày trước không ai dùng TỪ để thay thế cho CHỮ bao giờ.
    Thí dụ: Một quyển tự điển ở miền Nam trước 75 sẽ ghi: Bao gồm 100, 150 .v.v... ngàn "chữ" chứ không phải 100... "từ".


    Người Việt ngày trước cũng không ai biết đến cái "cụm từ" bao giờ.
    Các danh từ gồm hai chữ hoặc hơn vẫn là danh từ, hay danh từ kép, thí dụ: cái tên "Chxhcnvn" trứ danh của Việt cộng vẫn chỉ là một "danh từ riêng" cho tên gọi, mặc dù nó có dài lòng thòng.

    Còn lại các trường hợp khác thì cũng không gọi là "nhóm chữ", mà chỉ giản dị gọi là CÂU vì - câu là tập hợp của một số chữ để mang một ý nghĩa nào đó.

    Thí dụ: Câu nói, câu viết, câu văn... v. v...
    Việt cộng gọi “chữ” là “từ”.

    Chữ từ thì không bao giờ đi lẻ loi một mình và không có ý nghĩa, mà nó phải đi chung từ hai chữ mới có ý nghĩa. Thí dụ:

    - làm từ từ
    - từ đâu
    - từ ngữ
    - từ cái nầy...
    - trở lại từ đầu .v. v...

    Nguồn:
    http://www.quehuongngaymai.com/forums/forumdisplay.php?f=75


 

 





Tử sĩ hay Liệt sĩ?



Tử sĩ và Liệt sĩ là những chữ đều được miền Nam dùng nhưng với hai nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Tử sĩ là người chiến sĩ chết vì Tổ quốc (vị quốc vong thân) nói chung, như chết trận, chết trong lúc thi hành nhiệm vụ bình thường như mọi người trong lúc chiến tranh.

Liệt sĩ là người chiến sĩ chết vì Tổ Quốc một cách oanh liệt rất đặc biệt nổi bật mà không phải ai cũng làm được.

Những người đánh trận chết hoặc bị giặc sát hại, cái chết mình không biết trước chắc chắn thì gọi chung là Tử sĩ.

(Những) người vì một mục đích, một nhiệm vụ cao cả, quyết liều thân cho Tổ quốc sinh tồn, dám làm chuyện mà nhiều người không dám làm, biết chắc chắn mình sẽ chết, việc làm vô cùng oanh liệt thì gọi là Liệt sĩ.

Việt cộng dùng chữ "liệt sĩ" để chỉ người chết trận là sai, phải dùng chữ "tử sĩ" mới đúng.


 

No comments:

Post a Comment