Học trò ở Việt Nam ngày nay có lối phát âm lạ lùng. Có thể nói như vậy vì đang phổ biến một kiểu phát âm kỳ lạ nhan nhản trên ra-đi-ô, Ti Vi, và đầy ngoài đường hay trong trường học... Các nhân vật trong chương trình và chính các em phát thanh viên của các chương trình thiếu nhi trên ra-điô hay truyền hình (thường ở tuổi học sinh Cấp Hai và Ba (Tiểu Học và Trung Học) đang luôn luôn sửa âm [a] thành âm [e] mặc dù rõ ràng các em không nói giọng Quảng. Thực ra cái âm [e] này của các em không hoàn toàn giống với âm của chữ “e”, nhưng nó cũng hoàn toàn không phải là [a]. Các em nói “chào các bạn” nghe cứ như “chèo kéc beẹng”. Người nghe có cảm tường là các em nói mà không mở miệng (có lẽ do các em mặc cảm hàm răng mình xấu quá hay lưỡi mình... màu vàng chăng?), thành ra âm [a] rộng lại biến thành âm hẹp [e]. Và những khán thính giả có kinh nghiệm về phiên âm quốc tế thì liên tưởng đến ký hiệu “æ” thường dùng để phiên âm chữ “a” trong tiếng Anh, hay liên tưởng đến việc tổ tiên người Mỹ cũng đã từng làm là bẻ miệng đọc [a] thành [e] trong các chữ như: “bath, glass, class, can’t” chẳng hạn. A. Đặc điểm của chữ Việt và các quy ước về âm của chúng:
|
|
|
|
|
Hẹp |
|
|
|
Trung |
|
|
|
Rộng |
|
|
|
Chú thích:
- Trước, Giữa, Sau là ba vị trí cao nhất của lưỡi khi phát âm.
- Hẹp, Trung, Rộng hoặc Hẹp Vừa, Rộng Vừa là độ rộng của khoang miệng khi phát âm.
(Với âm sau thì hình môi sẽ tròn hơn trong khi với âm trước thì hình môi bẹt. Khoang miệng càng rộng thì môi sẽ mở càng nhiều. Hình môi lệ thuộc vào âm chứ không phải dùng môi để tạo âm, nên không cần xét.)
So với bảng của nữ giáo sư Han, người Mỹ gốc Hàn, lập năm 1966 sau khi nghiên cứu âm tiếng Việt bằng các phương tiện hiện đại (lúc đó), trích từ Wikipedia:
|
|
|
|
Hẹp |
|
|
|
Hẹp vừa |
|
|
|
Rộng vừa |
|
|
|
Rộng |
|
|
|
Vài ghi chú trong trang web Wikipedia nói trên tỏ ra những nhận định của giáo sư Lê Ngọc Trụ trước giáo sư Han 9 năm đã tỏ ra đúng đắn. Đó là:
- Ông không cần phân biệt hình môi ở những âm có cùng vị trí lưỡi và độ rộng vòm miệng vì ở mỗi vị trí với mỗi độ rộng nhất định thì tiếng Việt chỉ có một kiểu môi thôi. Thế nên bảng của ông chỉ có 3 cột, còn bảng vị trí âm của IPA có đến 6 cột (vì phải phân biệt âm tròn và âm không tròn môi). Trang Wikipedia viết (lược dịch): “Tất cả các nguyên âm đều không phải âm tròn ngoại trừ 3 nguyên âm ở vị trí sau (là tròn): u, ô, o.”
-
Nhận định khác của Lê Ngọc Trụ là “ă là a ngắn và â là ơ ngắn” cũng được trang web này viết như sau:
“â và ă được phát âm ngắn – ngắn hơn các nguyên âm khác
- “ă với a: hai nguyên âm a ngắn (ă) và a dài (a) có âm vị khác nhau, phân biệt chỉ ở độ dài mà thôi (chứ không phải ở chất âm).
- “â với ơ: Giáo sư Han (năm 1966) nêu nhận xét rằng â và ơ khác nhau cả về độ dài lẫn độ cao của lưỡi, nhưng sự khác biệt về độ dài có lẽ là sự phân biệt là chính yếu.”
Nếu bảo ơ ngắn là â (không phân biệt độ cao lưỡi) thì hệ thống nguyên âm của tiếng Việt rút lại chỉ có 9 kiểu phân biệt rạch ròi, không thể lẫn lộn âm này với âm kia.
|
|
|
|
Hẹp |
|
|
|
Hơi hẹp |
|
|
|
Hơi rộng |
|
|
|
Rộng |
|
|
|
Tức là chỉ có chín kiểu vị trí âm, thêm yếu tố gắt vào thì được hai âm nữa là ă và â.
Xét bảng vị trí nguyên âm của IPA dưới đây với 28 âm tất cả (màu đỏ là âm Việt, viết lại thành chữ), thì khả năng phân biệt 9 nguyên âm Việt là quá dễ. Có thể nói “độ phân giải” của tiếng Việt rất thấp, tức là rất dễ giải quyết, không hề cần phải tinh tế chính xác cao. Thế mà ngày nay đa số dân ta vẫn không làm được! Mà ngày trước nếu cha ông ta không làm được thì tại sao những người tạo ra chữ quốc ngữ lại thấy có khác biệt mà ghi sự khác biệt đó ra. Vậy có thể nói sự đọc trại âm ở những người có học chỉ thể hiện một lối sống lười biếng. Ngày càng có nhiều âm đọc trại chứng tỏ dân ta ngày càng lười biếng. Cứ cái đà này, mai kia chỉ còn có một nguyên âm “ơ” thôi. Vậy nên không được nại bất cứ lý do gì mà lơ đi và chấp nhận cách phát âm sai trong môi trường học thuật rồi bảo rằng đó là cách phát âm địa phương.
Một khi phát âm “rượu” thành “riệu” hay “rựu” hay “rụ” thì phải bảo là các cách phát âm này sai chứ không thể xuê xoa bảo rằng đó là đặc trưng phát âm của từng vùng. Trong thực tế tiếng “rượu” là một tiếng có thể phát âm được đúng với phiên âm của nó là [rượu] hay gì gì đó mà IPA ghi ra. Tương tự, “cừu” không thể được phát âm thành “kìu” hay “cù”; “thầy” không thể đọc thành “thày” hay “cằm” thành “cầm” hoặc “càm”, “ướp” thành “ớp”. Mặc dù vẫn biết khi nói một câu mà phát âm sai vài từ thì người nghe vẫn hiểu đúng ý cả câu. Nhưng việc luyện tập để có được cách phát âm đúng không khó, và một khi đã phát âm đúng được thì vấn đề chính tả sẽ trở nên dễ dàng.
B. Nhận xét và phương pháp sửa chữa
- Phát âm phân biệt được 9 âm căn bản vẫn là tương đối khó với một số người. Một số địa phương người ta phát âm lẫn lộn những âm tương cận (có vị trí kế nhau trong biểu đồ trên). Thí dụ lẫn lộn giữa o và ô của người Nam, “con cóc” nói thành “côông cốc”. Ngày nay lại có khuynh hướng bẻ âm [a] thành âm [e], “các bạn” nói thành “kéc bẹng” như đã đề cập. (Có lẽ để bắt chước giọng Mỹ cho nó sang chăng. Người Mỹ nói “glass” thành [gles], “can’t” thành [kent]...) Cũng vì [a] và [e] liền nhau trong biểu đồ. Người Bắc không thể nói được “ưu” do họ đã sửa âm [ư] là âm giữa thành âm trước hóa ra: “cừu” nói thành “kìu”, “rượu” thành “riệu”. “ă” và “â” cũng hay bị lẫn lộn: “cái cằm” bị nói thành “cái cầm”, thậm chí thành “cái càm”. Hai âm này cùng là âm giữa nhưng có độ rộng khác nhau.
Về phương pháp đọc đúng âm, dễ nhất là yêu cầu người học phát âm lần lượt các cặp âm hay lẫn lộn, trong khi cố phân biệt chúng với nhau:
Đối với nguyên âm đơn:
- O – Ô: “cô co cổ”, “ cái rổ rỏ nước”, “bố bó tay”...
- A – E: “nón cát-két”, “cái bát bể nát bét”, “hát chứ đừng hét”, “đi len trong đám lan”... vân vân.
Việc nghĩ ra các ví dụ để thực hành tương đối dễ, bất kỳ giáo viên nào cũng có thể làm được và ra bài tập phát âm cho học sinh của mình tùy theo đặc thù của mỗi lớp. Với những người không có điều kiện đến lớp cũng có thể tự rèn cách phát âm của mình bằng cách áp dụng phương pháp này. Trong khi luyện tập thanh nhạc, ca sĩ cũng luôn phải xướng các âm nguyên của ngôn ngữ mình để khi hát mới “tròn vành rõ chữ”. (Có điều buồn cười là đa số ca sĩ Việt Nam lại luyện toàn những âm của tiếng Ý, họ chỉ tập có 5 âm: “i, o, a, ô, u”, có khi thêm âm “ê”. Thế nên ngày nay thiếu niên mê ca nhạc Việt Nam cũng chỉ thích dùng có sáu nguyên âm thôi??)
Đối với nguyên âm kép:
- Vần “au” thường bị người Nam nói thành “ao” không phải do “o” và “u” kế nhau mà thực ra họ đã đọc đúng phiên âm: hãy để ý cách đọc tên nhạc sĩ “Strauss”, nếu phiên qua chữ Việt hiện tại thì phải là “straos”. Ghi âm [au] bằng “ao” là một nhầm lẫn của tổ tiên ta: “lao xao mặt nước ao” đúng ra đã phải được ghi là “lau xau mặt nước au”. Còn “cây cau sau hè” lẽ ra phải viết là “cây cău său hè” mới đúng. Tức là tiếng Việt hoàn toàn không có vần “ao”. Nhưng một khi đã qui ước thành cách viết hiện nay rồi thì lỗi phát âm của người Nam trong vần “au” là do họ đã không đọc nhanh, gắt âm [a] của vần này.
- Vần “ay” bị đọc thành “ai”: đây cũng là vấn đề về âm gắt. “a” của “ay” chính ra là “ă” tức là a ngắn.
- Vần “ưu” bị đọc thành “u”: âm “ư” bị gắt quá, mất luôn. Và “ưu” bị đọc thành “iu”: do biến âm giữa “ư” thành âm ngoài “i”. Để giải quyết cần đọc chậm lại, nối từng âm vào với nhau.
Nói chung các lỗi phát âm kép chỉ có thể sửa bằng cách cho phát âm từ từ từng âm của vần. Không bao giờ nên đọc vần mẫu và cho lặp lại. Dù người đọc mẫu có chính xác đến đâu đi nữa thì người học cũng chỉ nghe được theo cái tai đã sai của họ thôi. Nó cũng giống như việc một ca sĩ cải lương, không luyện xướng âm tân nhạc mà khi nghe một bài hát tây phương thích quá đòi hát theo vậy. Cung điệu tây phương sẽ biến mất, chỉ còn những cao độ lơ lớ mà thôi.
Âm gắt
“Cằm” đọc thành “càm” cũng cùng nguyên nhân không gắt đủ. Mới đây tôi cũng nghe một em sinh viên Việt hải ngoại đọc “vun đắp” thành “vun đáp” cũng vì em không biết cách làm gắt âm “ă”. Cũng có khi làm gắt sai thì “cằm” lại hóa thành “cầm”, miệng không rộng đủ, biến ă thành â dù cho đã gắt đủ và giữ đúng vị trí lưỡi là âm giữa.
Muốn sửa chỉ cần đọc liên tiếp các âm gắt cùng phụ âm cuối, như “Ân ăn gian”, “Lân lăn lộn”, “Thất thắt nơ”, “nhạc réo rắt rất hay”, “thần thằn lằn”... Hoặc đơn giản hơn chỉ cần tập “áp, ắp, ấp”, “an, ăn, ân”, “ác, ắc, ấc”...
Phần 2: Phụ Âm
Phụ âm đầu
Lỗi phát âm phụ âm không quan trọng trong tiếng Việt vì dấu giọng và nguyên âm đã đảm trách gần hết việc tạo nghĩa cho một chữ. Hơn nữa, khi nói hai chữ một lúc thì dù phụ âm có sai tới mức nào đi nữa người nghe cũng vẫn nhận ra đúng ý người nói. Đó là trong thực tế đàm thoại thông thường, nhưng trong môi trường học tập khoa bảng, người ta bảo rằng phát âm lẫn lộn phụ âm là nói ngọng, “Ngọng níu ngọng no”.
(Còn tiếp ...>
|
---------------------------------
Bấm vào Links để có bản gốc bài này của tác giả, và giữ lại tùy nghi xử dụng:
Cách bỏ dấu tiếng Việt
Link: http://www.fileden.com/files/2007/12/16/1647029/My%20Documents/SuyNghiChinhta_DocVXL.doc
Tiếng Việt Vỡ Lòng dành cho người giỏi tiếng Việt
Link: http://www.fileden.com/files/2007/12/16/1647029/TiengVietVoLong%284posting%29.doc
No comments:
Post a Comment