Wednesday, March 26, 2014

Tù Cải Tạo: Tội Ác Chống Nhân Loại Của VC
Đỗ Ngọc Uyển

Sau khi chiếm được chính quyền tại Miền Bắc Việt Nam vào năm 1954, Hồ Chí Minh đã bê nguyên cái mô hình "hoc tập cải tạo" của Mao Trạch Đông từ Trung Cộng vào Miền Bắc Việt Nam. Đây là một kế hoạch nằm trong chính sách giết người có chủ đích, có tính toán dưới cái chiêu bài giả hiệu là "cải tạo" những người chống đối chủ nghĩa xã hội để trở thành công dân của nước xã hội chủ nghĩa. Với kế hoạch "cải tạo giết người" này, Hồ Chí Minh đã giết và thủ tiêu 850,000 người dân Miền Bắc trong những cái gọi là "trại học tập cải tạo."
Sau ngày 30-4-1975, lũ Việt gian cộng sản cũng tiếp tục kế hoạch giết người này, và chúng đã giết và thủ tiêu 165,000 quân, cán, chính VNCH và những người quốc gia trong 150 "trại cải tạo" của chúng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.


"Học Tập Cải Tạo" Bắt Đầu tại Miền Bắc Việt Nam
Để xây dựng xã hội chủ nghĩa tại Miền Bắc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tiêu diệt tất cả những thành phần chống đối bằng những kế hoạch khủng bố sắt máu như: Rèn Cán Chỉnh Quân, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Cải Cách Ruộng Đất, và đàn áp những phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, Trăm Hoa Đua Nở… Số nạn nhân của những vụ khủng bố này không ai biết là bao nhiêu, nhưng có thể ước tính là trên một triệu người, bởi vì chỉ riêng vụ gọi là Cải Cách Ruộng Đất đã có 700,000 nạn nhân. Nói chung, cho tới đầu năm 1960 toàn thể xã hội Miền Bắc đã bị "cào bằng," không còn giai cấp (social class). 

Các giai cấp trí, phú, địa, hào đã bị đào tận gốc, trốc tận rễ. Không ai có quyền tư hữu và mọi người đều nghèo khổ, đói rách như nhau. Mỗi năm, mỗi người được phát 2 thước vải thô Nam Định chỉ có thể may được một cái quần hay một cái áo, và hàng tháng được phát 15kg gạo, 200gr đường… Chưa hết, với chủ trương tuyệt diệt những thành phần chống đối, Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho cái quốc hội bù nhìn "ban hành" một nghị quyết về "học tập cải tạo." Đây là một mẻ lưới "vĩ đại" cuối cùng nhằm vét hết những thành phần có thể gây cản trở cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của y. Các trại "cải tạo" của Hồ Chí Minh được rập theo đúng khuôn mẫu các trại "lao cải" (laogai hay laojiao) của Mao Trạch Đông. . . Theo lệnh của Hồ, quốc hội cộng sản đã "ban hành" một Nghị Quyết (Resolution) về "học tập cải tạo" mang số 49-NQTVQH ngày 20-6-1961. Căn cứ vào nghị quyết này, hội đồng chính phủ đã "đẻ" ra cái Thông Tư (General Circular) số 121-CP ngày 8-9-1961 để áp dụng trong toàn nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Những nạn nhân bị chi phối bởi cái nghị quyết trên gồm những thành phần sau đây:

1. Tất cả những gián điệp nguy hiểm, những biệt động; tất cả những quân nhân và viên chức hành chánh của chính quyền quốc gia trước đây.
2. Tất cả những nhân vật nòng cốt của các tổ chức và đảng phái đối lập.
3. Tất cả những thành phần ngoan cố thuộc giai cấp bóc lột và những kẻ chống phá cách mạng.
4. Tất cả những kẻ chống phá cách mạng đã bị tù và hết hạn tù nhưng không chịu cải tạo.

Bốn thành phần trên đây đều có một đặc điểm chung mà cộng sản gọi là "những thành phần ngoan cố, chống phá cách mạng." (obstinate counter-revolutionary elements). Thời gian "cải tạo" được ấn định là 3 năm, nhưng sau 3 năm mà chưa "tiến bộ" thì "cải tạo" thêm 3 năm nữa và cứ như thế tiếp tục tăng thêm 3 năm nữa… cho đến khi nào "học tập tốt, cải tạo tốt" thì về, thực tế là vô thời hạn. Ngoài Hồ Chí Minh và những tên đồng đảng ra, không ai biết được số nạn nhân bị đưa đi "cải tạo" là bao nhiêu; nhưng có thể ước tính là nhiều triệu người, căn cứ vào con số nạn nhân chết trong các "trại cải tạo" là 850,000 người do Tổ Chức Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản (The Victims of Communism Memorial Foundation) đưa ra: (…When Ho Chi Minh sent 850,000 Vietnamese to their graves in reeducation camps ...)

"Học Tập Cải Tạo" tại Miền Nam Việt Nam
Cộng sản ước tính rằng tại Miền Nam có 1,300,000 người đã tham gia vào chính quyền Quốc Gia và Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, và mỗi gia đình có 5 người; như vậy là có 6,500,000 người có nợ máu với chúng. Những người nào phục vụ trong quân đội hay trong chính quyền thì phải đi "cải tạo" và những thành phần còn lại trong gia đình thì phải đi những "khu kinh tế mới;" cũng là một cách đưa đi đầy ải tại những vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh. Đây là một kế hoạch "tắm máu trắng" đã được nghiên cứu và tính toán rất kỹ của của tập đoàn Việt gian cộng sản.
Một tháng sau khi xâm chiếm được Miền Nam, lũ bán nước cộng sản áp dụng Nghị Quyết số 49-NQTVQH ngày 20-6-1961 và Thông Tư số 121-CP ngày 8-9-1961 của chúng để đưa một triệu quân, cán, chính VNCH và những người quốc gia chống cộng đi "học tập cải tạo," thưc chất là đưa đi tù để trả thù (revenge). Đây là cung cách hành xử man rợ của thời trung cổ. Và bằng lối hành xử dã man, rừng rú này, cộng sản đã phạm 5 trong số 11 Tội Ác chống Nhân Loại [1] (Crimes against Humanity) theo luật pháp quốc tế được dự liệu tại Điều 7 của Đạo Luật Rome (Article 7 of The Rome Statute) như sau:

Tội ác thứ 1 - Tội cầm tù hay tước đoạt tự do thân thể một cách nghiêm trọng, vi phạm những điều luật căn bản của luật pháp quốc tế (Imprisonment or other severe deprivation of physical liberty in violation of fundamental rules of international law)
Những người bị cộng sản cầm tù (imprisonment) sau ngày 30-4-1975 là những người bị cộng sản trả thù vì lý do chống cộng tức lý do chính trị. Cộng sản không thể mang những người này - công dân của một một quốc gia độc lập đã bị Việt gian cộng sản, tay sai của Quốc Tế 3, xâm chiếm bằng vũ lực (aggression) một cách phi pháp - ra toà án để kết tội. Cộng sản nguỵ biện một cách láo xược rằng những người này là những tội phạm chiến tranh (war criminals) theo điều 3 của đạo luật về tội chống phá cách mạng ban hành ngày 30-9-1967 của chúng (article 3 of the 30 October 1967 law on counter-revolutionary crimes) và rằng nếu mang ra tòa án xét xử thì những người này có thể bị kết án từ 20 năm tù đến chung thân hay tử hình; nhưng vì chính sách "khoan hồng" và sự "chiếu cố" của đảng nên những người này được đưa đi "học tập cải tạo" thay vì đưa ra toà án xét xử. Đây là một sự nguỵ biện trơ trẽn và lếu láo. Luật rừng rú của đảng cộng sản không có một chút gì gọi là công lý của thời đại văn minh mà chỉ là một công cụ man rợ của thời trung cổ để khủng bố người dân Miền Bắc dưới sự thống trị của chúng, và không thể mang ra áp dụng cho công dân của một quốc gia văn minh như VNCH được.

Tóm lại, giam cầm người không chính thức kết án, không xét xử (imprisonment without formal charge or trial) là vi phạm nhân quyền và là Tội Ác chống Loài Người.

Tội ác thứ 2 - Tội tra tấn, hành hạ (Torture)
Đối với cộng sản, các quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hoà và những người quốc gia chống cộng là kẻ thù không đội trời chung của chúng. Do đó, một khi đã sa cơ rơi vào tay chúng là dịp để chúng trả thù bằng tra tấn và hành hạ. Mục đích trả thù của chúng là nhằm tiêu diệt hết khả năng chống cự của cả thể chất lẫn tinh thần của người tù. Sau đây là vài đòn thù tiêu biểu:

a. Hành hạ bằng cách bỏ đói
Đây là một đòn thù thâm độc nhằm tiêu diệt ý chí của người tù về lâu về dài. Người tù bị đói triền miên, không còn nghĩ đến chuyện gì khác ngoài miếng ăn. Quanh năm suốt tháng không một bữa được ăn no; càng ăn càng đói và đói cho tới khi chết. Ngay cả trong giấc ngủ cũng chỉ mơ đến miếng ăn. Bát cơm và miếng thịt là một ước mơ xa vời. Trên nguyên tắc, mỗi người tù được cấp mỗi tháng 12kg gạo.

 Nhưng thực tế, người tù chỉ được cấp ngô, khoai, sắn, bo bo… tương đương với 12kg gạo mà chúng gọi là "quy ra gạo." Ngô, khoai, sắn và bo bo mà chúng cho tù ăn là những thứ được cất giữ lâu ngày trong những kho ẩm thấp, bị mục nát, hư hỏng và đầy sâu bọ. Với số lượng và phẩm chất lương thực như thế, tính ra chỉ cung cấp đươc khoảng từ 600 đến 800 calories một ngày, không đủ để sống cầm hơi, lại phải làm công việc khổ sai nặng nhọc cho nên đã có rất nhiều tù nhân chết vì đói, vì suy dinh dưỡng. Sau đây là một ví dụ: vào cuối năm 1978, tại trại 2 thuộc liên trại 1 Hoàng Liên Sơn có một anh bạn tù vì "lao động" nặng nhọc và suy dinh dưỡng đang nằm chờ chết. Anh em bạn tù thấy vậy bèn hỏi xem anh ta có muốn nhắn gì về cho vợ con hay người thân không?

 Anh bạn tù sắp chết nói rằng anh ta chỉ muốn được ăn no một bữa khoai mì luộc! Nghe vậy, có một anh tù, vì thương bạn, đã mạo hiểm chui qua hàng rào, đào trộm vài củ khoai mì do chính tù trồng, mang về luộc, rồi mang lên cho bạn thì anh bạn đã chết. Thỉnh thoảng tù cũng được cho ăn cơm nhưng lại độn hai phần sắn hay khoai với một phần gạo, và mỗi bữa ăn, mỗi người được phân phát một chén nhỏ với nước muối. Đến mùa "thu hoạch" ngô và khoai mì do tù trồng, anh em tù cũng được cấp phát ngô và khoai mì luộc. Mỗi bữa ăn được phân phát hai cái bắp ngô, chỉ đếm được chừng 1000 hạt, và khoai mì thì được cấp phát hai khúc, mỗi khúc ngắn độ một gang tay. Còn thịt thì chỉ được cấp phát vào những dịp đặc biệt như ngày tết Nguyên Đán, ngày lễ độc lập của chúng, ngày sinh nhật "Bác"của chúng; mỗi phần ăn được khoảng 100gr thịt heo hay thịt trâu.

Bỏ đói tù là một thủ đoạn tra tấn/hành hạ (torture) đê tiện, có tính toán của cộng sản. Ngoài việc huỷ diệt ý chí của người tù, sự bỏ đói còn nhằm huỷ hoại thể chất của người tù để không còn sức đề kháng chống lại bệnh tật. Do đó, đã có rất nhiều anh em mắc những chứng bệnh do suy dinh dưỡng như lao phổi, kiệt sức, phù thũng, kiết lỵ, ghẻ lở…, và có rất nhiều cái chết rất đau lòng chỉ vì đói, vì suy dinh dưỡng, vì thiếu thuốc men và không được chữa trị…

b. Hành hạ thể xác
Cộng sản vẽ ra khẩu hiệu "lao động là vinh quang." Chúng bắt người tù phải làm công việc khổ sai nặng nhọc như cuồc đất, đào đất, làm đường, đào ao, chặt cây, đốn gỗ, cưa xẻ, làm gạch…Người tù đã thiếu ăn, kiệt sức; chúng lại đặt ra những chỉ tiêu cao để người tù không thể đạt được, và chúng kiếm cớ để hành hạ thể xác:
•Cắt tiêu chuẩn lương thực từ 12kg xuống còn 9kg và nhốt vào conex, khoá chặt. Người tù bị nhốt như vậy có khi hàng tháng. Với sức nóng mùa Hè và khí lạnh mùa Đông không thể chịu đựng nổi, người tù bị chết vì sức nóng và chết vì rét.
•Cắt tiêu chuẩn lương thực xuống còn 9kg; nhốt trong sà lim; hai chân bị cùm siết chặt đến chảy máu; da thịt bị nhiễm trùng, lở loét; người tù bị nhốt như vậy trong nhiều tháng trời và khi được thả ra chỉ còn da bọc xương, đi không nổi phải bò.
•Chúng cột người tù vào một cây cột và bắt người tù phải đứng thẳng hoặc nằm hay ngồi cả tuần lễ có khi lâu hơn.
•Chúng trói người tù theo kiểu cánh bướm "butterfly style or contorted position" bằng cách bắt một cánh tay bắt chéo qua vai và cánh tay kia bắt qua sau lưng và cột chặt hai ngón tay cái với nhau. Chúng cột người tù trong tư thế bị trói như vậy vào một cái cột và bắt đứng trong nhiều tiếng đồng hồ. Người tù chịu không nổi, bị ngất xỉu.
Trên đây chỉ là vài cách hành hạ (torture) thể xác tiêu biểu. Cộng sản còn nhiêu kiểu hành hạ độc ác khác như nhốt người tù vào chuồng cọp hay bỏ xuống những giếng nước khô cạn, bỏ hoang lâu ngày, đầy những ổ rắn rết…

c. Tra tấn tinh thần
Mục đích của cộng sản là làm cho tinh thần người tù luôn luôn bị căng thẳng để gây tổn thương trầm trọng cho sức khoẻ thể chất và tinh thần (causing serious injury to physical and mental health) bằng hai phương pháp sau đây:
- Nhồi sọ chính trị (Political indoctrination) - Để mở đầu kế hoạch "cải tạo," cộng sản bắt người tù phải học 9 bài chính trị. Mỗi bài phải học từ một tuần lễ đến 10 ngày gồm: lên lớp, thảo luận trong tổ, trong đội… Cuối mỗi bài học, người tù phải viết một bản gọi là "thâu hoạch" để nộp cho chúng. Nội dung những bài học gọi là chính trị này chỉ là những bài tuyên truyền rẻ tiền như: Mỹ là tên đầu sỏ đế quốc, là con bạch tuộc có hai vòi: một vòi hút máu nhân dân Mỹ và một vòi hút máu nhân dân nước ngoài. Ta đánh Mỹ cũng là giải phóng cho nhân dân Mỹ thoát khỏi sự bóc lột của đế quốc Mỹ. Đế quốc Mỹ là con hổ giấy. Mỹ giầu nhưng không mạnh. Ta nghèo nhưng ta mạnh.

Dưới sự lãnh đạo của đảng quang vinh, ta đã đánh thắng tên đế quốc sừng sỏ nhất thời đại. Nguỵ quân, nguỵ quyền là tay sai của đế quốc Mỹ, có nợ máu với nhân dân và là tội phạm chiến tranh…Bài học cuối cùng là bài "lao động là vinh quang" để chuẩn bị bắt người tù làm những việc khổ sai nặng nhọc.
Những bài tuyên truyền rẻ tiền và ấu trĩ trên đây chỉ có thể áp dụng cho người dân bị bưng bít và thiếu học ở Miền Bắc đã bị cộng sản u mê hoá chứ không có tác dụng gì đối với những người đã sống dưới chính thể tự do tại Miền Nam. Tuy nhiên, cái không khí khủng bố của trại tù đã làm cho một số anh em hoang mang và căng thẳng tinh thần. Do đó, đã có một số người tự sát và trốn trại. Những người trốn trại chẳng may bị bắt lại đã bị chúng mang ra toà án nhân dân của chúng kết tội và bắn chết ngay tại chỗ. Đây là đòn khủng bố tinh thần phủ đầu của cộng sản theo kiểu "sát nhất nhân, vạn nhân cụ."

- Tự phê (Confession)
Tiếp theo phần "học tập chính trị" là phần "tự phê." Người tù phải viết một bản tiểu sử kể từ khi còn nhỏ cho tới khi vào tù; phải kê khai thành phần giai cấp của dòng họ từ ba đời trước cho đến con cháu sau này; phải kê khai những việc làm trong quá khứ và phải kết tội những việc làm đó là gian ác cũng như phải tự kết tội mình có nợ máu với nhân dân. Người phát thư cũng bị kết tội là đã chuyển thư tín giúp cho bộ máy kìm kẹp của nguỵ quân, nguỵ quyền. Các vị tuyên uý trong quân đội bị kết tội là đã nâng cao tinh thần chiến đấu của nguỵ quân.

 Các bác sĩ quân y thì bị kết tội là đã chữa trị cho các thương, bệnh binh để mau chóng phục hồi sức chiến đấu của nguỵ quân…Tóm lại, tất cả nguỵ quân, nguỵ quyền đều là những thành phần ác ôn, có nợ máu với nhân dân và phải thành khẩn khai báo những tội ác cũng như phải thành khẩn lao động sản xuất để sớm được đảng cứu xét cho về đứng "trong lòng dân tộc." Trong suốt thòi gian bị tù, người tù phải liên tiếp viết những bản tự phê; phải moi óc tìm và "phịa" ra những "tội ác" để tự gán và kết tội mình, và nếu bản viết lần sau thiếu vài "tội ác" so với bản viết lần trước, anh sẽ bị kết tội là vẫn còn ngoan cố và thời gian học tập sẽ còn lâu dài.

"Tự phê" một đòn tra tấn tinh thần rất ác ôn. Nó làm cho người tù bị căng thẳng tinh thần triền miên kể cả trong giấc ngủ và đã có một số anh em gần như phát điên, la hét, nói năng lảm nhảm và có người đã tự vẫn…

Tội ác thứ 3 - Tội giết người (Murder)
Những anh em trốn trại bị bắt lại đã bị cộng sản mang ra xử tại toà án nhân dân của chúng và bị bắn chết ngay tại chỗ. Đây là tội ác giết người (murder) bởi vì trên danh nghĩa cũng như theo pháp lý thì những người này chỉ là những người đi học tập. Và khi một người đi học tập mà trốn trại học tập là chuyện rất thường tình, không có tội lỗi gì đối với pháp luật. Nhưng đối với bọn vô nhân tính cộng sản thì không thể nói chuyện lý lẽ với chúng được. 

Vào một ngày cuối năm 1975, tại trại giam Suối Máu, Biên Hoà, chúng mang hai anh sĩ quan cấp uý trốn trại bị bắt lại ra xử tại toà án nhân dân rừng rú của chúng được thiết lập ngay trong trại giam. Trước khi mang ra xử, chúng đã tra tấn hai anh này đến mềm người, rũ rượi, xụi lơ, không còn biết gì nữa. Ngồi trên ghế xử, tên "chánh án" cùng ba tên đồng đảng giết người mặt sắt đen sì, răng đen mã tấu, dép râu, nón cối, ngập ngọng giọng Bắc Kỳ 75 đọc xong "bản án giết người" đã viết sẵn và ngay lập tức chúng mang hai anh ra bắn chết cạnh hai cái hố đã đào sẵn. Buổi trưa hôm đó bầu trời Biên Hoà có nắng đẹp, nhưng khi tiếng súng giết người nổ vang lên, mây đen bỗng kéo đến phủ tối cả bầu trời và đổ xuống những hạt mưa nặng hạt. Tất cả anh em trong trại giam lặng lẽ cúi đầu tiễn đưa hai đồng đội sa cơ, thất thế.

Ngoài cách giết người rừng rú trên đây, cộng sản còn chủ tâm giết người bằng nhiều cách khác như cho ăn đói và bắt làm khổ sai nặng nhọc để chết dần chết mòn; để cho chết bệnh, không cung cấp thuốc men, không chữa trị; bắt làm những việc nguy hiểm chết người như gỡ mìn bằng tay không…

Tội ác thứ 4 - Tội bắt làm nô lệ (Enslavement)
Người tù phải sản xuất lương thực như trồng sắn, trồng ngô, trồng khoai, trồng rau…để tự nuôi mình; ngoài ra, còn phải sản xuất hàng hoá, sản phẩm để bán ra ngoài thị trường. Tại các trại tù trong vùng rừng núi Hoàng Liên Sơn, người tù phải đốn gỗ, cưa xẻ, chặt giang, chặt nứa, chặt vầu… để trại tù mang đi bán. Tai trại tù Hà Sơn Bình có những đội cưa xẻ, đội mộc, đội gạch để sản xuất bàn, ghế, giường, tủ và gạch để bán. Tại trại tù Z30D, Hàm Tân, người tù phải trồng mía, sản xuất đường; mỗi tháng bán hàng tấn đường ra ngoài thị trường… Cộng sản bắt người tù phải làm công việc như người nô lệ thời trung cổ khi phe thắng trận bắt người bên phe thua trận phải làm nô lệ lao động (slave labour) thay vì mang đi giết. Đây là sự vi phạm nhân quyền một cách man rợ của thời trung cổ và là một Tội Ác chống Loài Người.

Tội ác thứ 5- Tội thủ tiêu mất tích người (Enforced disappearance of persons)
Theo các tài liệu nghiên cứu có giá trị hàn lâm tại Hoa Kỳ và Âu Châu thì số nạn nhân chết trong các "trại cải tạo" là 165,000 người. Hiện nay, ngoài cộng sản ra, không ai biết nơi chôn cất các nạn nhân này. Suốt 33 năm nay, chúng không cho thân nhân cải táng để mang hài cốt về quê quán. Đây là đòn thù vô nhân đạo đối với những nạn nhân đã nằm xuống, và là hành vi độc ác (inhumane act) gây đau khổ tinh thần triền miên, suốt đời cho thân nhân các nạn nhân. Chỉ có một số rất ít, không đáng kể, thân nhân các nạn nhân đã chạy chọt, tìm được cách cải táng người thân của họ; còn tuyệt đại đa số 165,000 người tù chính trị được coi như đã bị thủ tiêu mất tích. Đây là chủ tâm trả thù dã man của cộng sản và là một Tội Ác chống Nhân Loại.

Mới đây nhất, trong cuộc họp với tổng thống George W. Bush tai Bạch Cung ngày 24-6-2008, Việt cộng Nguyễn Tấn Dũng hứa sẽ tiếp tục tìm kiếm và trao cho Hoa Kỳ hài cốt những quân nhân Mỹ mất tích (MIA) trong cuộc chiến VN. Trong khi đó quân cộng sản giết người đang chôn giấu để thủ tiêu mất tích hài cốt của 165,000 quân, cán, chính VNCH và những người quốc gia đã bị chúng sát hại, sau ngày 30-4-1975, trong 150 "trại tù cải tạo" của chúng trên toàn cõi VN. Điều này chứng tỏ rằng lũ Việt gian cộng sản tiếp tục nuôi dưỡng hận thù đối với người Việt quốc gia, ngay cả đối với những người đã nằm xuống, trong khi miệng chúng luôn luôn hô hào hoà hợp hoà giải. "Đừng nghe những gì cộng sản nói; hãy nhìn kỹ những gì chúng làm."

Ngoài 5 tội ác chống loài người kể trên, vào năm 1980, cộng sản đã có kế hoạch đưa gia đình những người tù từ Miền Nam để cùng với những thân nhân của họ đang bị tù tại Miền Bắc đi "định cư" tại những "khu kinh tế mới" ở Miền Bắc mà thí điểm đầu tiên là khu Thanh Phong/Thanh Cầm, một khu rừng thiêng nước độc tại Miền Bắc, nơi đang có những "trại cải tạo." Ý đồ của âm mưu thâm hiểm này là đưa đi đầy chung thân, khổ sai, biệt xứ để giết dần, giết mòn tất cả những người tù cùng với gia đình họ.

 Đây là một kế hoạch diệt chủng (genocide) được nghiên cứu và tính toán rất kỹ của tập đoàn Việt gian cộng sản. Nhưng trời bất dung gian, chúng không thực hiện được âm mưu diệt chủng này vì cục diện thế giới thay đổi dẫn đến sự phá sản của chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới, và chúng đã phải thả những nạn nhân của chúng ra để họ đi định cư tại Hoa Kỳ với tư cách là những người tỵ nạn chính trị (political refugees).

Cái nghị quyết số 49-NQTVQH ngày 20-6-1961 của tên đại Việt gian bán nước Hồ Chí Minh - cho tới ngày hôm nay vẫn còn hiệu lực - là một dụng cụ đàn áp thâm hiểm nhất để chống lại nhân quyền (the most repressive tool against human rights). Suốt nửa thế kỷ vừa qua, bằng cái nghị quyết phản động này, lũ bán nước cộng sản đã và đang tiếp tục đưa hàng triệu, triệu người Việt Nam đi "học tập cải tạo" mà không qua một thủ tục pháp lý nào cả. Với 5 Tội Ác chống Nhân Loại (Crimes against Humanity) như đã trình bày trên đây, bọn Việt gian cộng sản phải bị mang ra xét xử tại Toà Án Hình Sự Quốc Tế [2] (International Criminal Court).

Số Nạn Nhân Bị Giam Cầm, Số Nạn Nhân Chết và Số "Trại Tù Cải Tạo"
Theo sự ước tính của các tài liệu nghiên cứu có tính hàn lâm tại Hoa Kỳ và Âu Châu đã được phổ biến "…According to the published academic studies in the United States and Europe…" thì số nạn nhân và số các "trại tù cải tạo" được ước tính như sau:
•1 triệu nạn nhân đã bị giam giữ không bị chính thức kết tội hay xét xử (without formal charge or trial).
•165,000 nạn nhân chết tại các "trại tù cải tạo."
•Có ít nhất 150 "trại tù cải tạo" sau khi Sàigòn sụp đổ.

Thời Gian "Cải tạo"
Có những nạn nhân đã bị giam giữ tới 17 năm, và theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì đại đa số nạn nhân bị giam giữ từ 3 tới 10 năm, và tính trung bình mỗi người phải trải qua 5 trại giam. "…according to the U.S. Department of State, most term ranging from three to 10 years…" Nếu lấy con số trung bình là 7 năm tù cho mỗi người thì số năm tù của một triệu nạn nhân là 7 triệu năm. Đây là một tội ác lịch sử không tiền khoáng hậu của bọn Việt gian cộng sản; vượt xa cả tội ác một ngàn năm của bọn giặc Tầu và một trăm năm bon giặc Tây cộng lại.

Món Nợ của Hoa Kỳ Đối Với Đồng Minh.
Chính phủ Hoa Kỳ công nhận những người bị giam cầm (imprisonment) này là những ngưòi tù chính trị, và đã điều đình với phỉ quyền cộng sản để cho những người này được thả ra để cùng với gia đình đi đinh cư tỵ nạn tại Mỹ ưu tiên theo Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự (Orderly Departure Program) đối với những người bị giam cầm từ 3 năm trở lên. "…The U.S. government considers reeducation detainees to be political prisoners. In 1989 the Reagan administration entered into an agreement with the Vietnamese government, pursuant to which Vietnam would free all former AVN soldiers and officials held in reeducation camps and allow them to immigrate to the United States… that gives priority to those who spent at least three years in reeducation…"

Hoa Kỳ coi việc đưa những người tù chính trị này sang định cư tỵ nạn tại Mỹ là để trả một món nợ quốc gia đối với đồng minh trong thời chiến. Những người này đã bị giam cầm vì đã cộng tác mật thiết với Hoa Kỳ trong cuộc chiến. "… 

Resettling this group will be a step toward closing out this nation's debt to its Indochina wartime allies. "These people have been detained because of their closed association with us during the war," said Robert Funseth, the senior deputy assistance secretary of state for refugee affairs who spent most of this decade negotiating their resettlement…"

Phải nói môt cách chính sác rằng những người tù chính trị Việt Nam đi định cư tỵ nạn tại Mỹ theo một chương trình ra đi đặc biệt (a special program) nằm trong khuôn khổ của Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự (Orderly Departure Program) chứ không phải theo chương trình HO (Humanitarian Operation) tưởng tượng nào cả. Cái gọi là chương trình HO chỉ là sự suy diễn từ các con số thứ tự của các danh sách những người tù chính trị đã được cộng sản trao cho Hoa Kỳ để phỏng vấn đi tỵ nạn tại Mỹ theo thứ tự: H.01, H.02…. H.10, H.11, H.12…

Cộng sản và tay sai có thể lợi dụng cái danh xưng "HO" không Chính không Thực và Lập Lờ này cho những âm mưu đen tối của chúng. Chúng có thể tuyên truyền lếu láo rằng: "Không những đảng đã tha chết cho bọn tội phạm chiến tranh này, mà còn tổ chức cả một "Chiến Dịch Nhân Đạo/HO" để cho đi định cư tại ngoại quốc. Ra đến ngoại quốc đã không biết ơn lại còn đi đấu tranh, biểu tình chống lại đảng…" Sự kiện tù chính trị là một sự kiện có tính chính trị và lịch sử; phải xử dụng Danh cho Chính. Không thể Lộng Giả Thành Chân cái nguỵ danh "HO" để xuyên tạc sự thật lịch.

Học tập cải tạo" là một nguỵ danh để che đậy 5 Tội Ác chống Loài Người (Crimes against Humanity) được dự liệu tại Điều 7 của Đạo Luật Rome (Article 7 of The Rome Statute) của bè lũ Việt gian cộng sản đối với quân, dân, cán, chính VNCH đã bị chúng giam cầm (imprisonment) một cách phi pháp sau ngày 30-4-1975. Đây cũng là một tội ác có tính lịch sử của lũ Việt gian cộng sản. Cái nguỵ danh "tù cải tạo/HO" phải được Chính Danh là: Tù Nhân Chính Trị và Nạn Nhân của Tội Ác chống Loài Người của Hồ Chí Minh và bè lũ cộng sản. 

Cũng cần phải nói thêm rằng khi dùng cái danh từ "cải tạo" của cộng sản là mắc mưu chúng bởi vì chúng tuyên bố lếu láo rằng vì các anh có "nợ máu" với nhân dân nên các anh phải đi "cải tạo," và khi tự gọi mình là "tù cải tạo" tức là tự nhận mình có tội. Cũng như khi tự gọi mình là một "HO"- một cái nguỵ danh đã bị lộng giả thành chân để chỉ một người "tù cải tạo" - là tự từ bỏ cái căn cước người tù chính trị của mình. Cho nên, Chính Danh là vấn đề rất quan trọng cả về chính trị và lịch sử. Dùng Nguỵ Danh để che đậy và bóp méo một sự kiện lịch sử là tội đại gian và có tội đối với lịch sử.

Đỗ Ngọc Uyển - Sanjose, California

Tài liệu tham khảo:
http://untreaty.un.org/cod/icc/STATUTE/99_corr/cstatute.htm (Rome Statute of International Criminal Court)
http://www.optionaljournal.com/best/?id=110010372"  (The Wall Street Journal, Monday, July 23, 2007 – Best of The Web Today by James Tananto)
http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=953D7103DF936A25 753C1A96F948260&sec= &spon=  … (The New York Times, October 15, 1989
- THE NATION; The Next Wave From Vietnam: A new Disability by Seth Mydans)
- U.S Department of State – Fact sheet - Bureau of Population, Refugee and Migration – Washington DC – January 16, 2004
Chú thích :
[1] 11 tội ác chống nhân loại được dự liệu trong Điều 7 của Đạo Luật Rome gồm có: 1- Murder; 2- Extermination ; 3- Enslavement; 4- Deportation or forcible transfer of population; 5- Imprisonment or other severe deprivation of physical liberty in violation of fundamental rules of international law; 6- Torture; 7- Rape, sexual slavery, enforced prostitution, forced pregnancy, enforced sterilization or other form of sexual violence of comparable gravity; 8- Persecution against any identifiable group or collectivity on political, racial, national, ethnic, cultural, religious, gender as defined in paragraph 3, or other grounds that are universally recognized as impermissible under international law in connection with any crime within the jurisdiction of the court; 9- Enforced disappearance of persons; 10- The crime of apartheid; 11- Other inhumane acts of a similar character causing great suffering, or serious injury to body or to mental or physical health;
[2] Toà Án Hình Sự Quốc Tế (International Criminal Court) là toà án độc lập và thường trực được thành lập theo Đạo Luật Rome (The Rome Statute) để điều tra và xét xử 4 loại tội ác sau đây: 1- Crimes against humanity (Tội ác chống nhân loại); 2- The crime of genocide (Tội ác diệt chủng); 3- Crimes of war (Tội ác chiến tranh); 4- Crimes of aggression (tội ác xâm lược).#

1975 - 1980:
@ Cướp tài sản của nhân dân bằng cách đánh tư bản mại sản. Mua nhà của dân, rồi in và đổi tiền nhiều lần.
@ Bắt nghĩa vụ quân sự thanh niên miền nam, bắt huấn luyện tượng trưng vài tháng rồi dẫn độ qua Campuchia cho bọn Polpot bắn giết từ phía trước và giặc bộ đội chính quy việt nam bắn từ phía sau...với mục đích tiêu trừ thật nhiều thanh niên miền nam, những người đã lớn lên, sống và hiểu biết về chế độ tàn ác cộng sản. Hàng ngàn thanh thiếu niên đã chết tức tưởi và không được thông báo cho gia đình...Đây là chiến dịch giệt chủng tàn độc của bọn việt cộng giải phóng...
@ Chuyện một em bé 12 tuổi ăn cắp một con gà...Chính quyền giải phóng miền nam bắt em mang ra sân vận động Đạt Đức ở gần Xóm Mới bắn tử hình để dằn mặt người dân miền nam năm 1975...Với khẩu hiệu "Đảng Liêm Chính và Chuyên Chính Vô Sản".
@ Chương trình kinh tế mới nhằm cướp thêm tài sản của dân trong vùng thành phố. Nhất là những tài sản của gia đình quân nhân VNCH. "Chương trình Lao Động Để Được Nhà Nước Khoan Hồng".

@ Người vượt biên, vượt biển thì chúng ghép cho tội: Những loại người phản quốc / bọn đầu trộm đuôi cướp / đĩ điếm v.v... Nay thì lại đổi giọng là Việt Kiều Yêu Nước / Khúc ruột ngàn dặm v.v.. Xin mời người việt hải ngoại trở về giúp xây dựng đất nước!!??

@ Đảng và nhà nước - một lũ ăn cướp biết bao nhiêu là tài sản của nhân dân, dâng Hoàng Sa Trường sa cho giặc / dẫn giặc tàu vào Tây Nguyên qua chương trình khai thác Bauxite và những khu đất rừng cho tàu cộng mượn 50 năm không tính toán!!?? Nước việt nam có khu khai mỏ của tàu (đây là căn cứ của gián điệp tàu cộng do nhóm quân đội trung quốc là những công nhân trá hình đang phát triển những căn cứ / quân khu ngầm ngay trong lòng đất việt!!!, nhạc tàu, gái việt lấy tàu, đẻ con cho tàu...Chính quyền và đảng cộng sản việt nam đang tiếp tay cho Tàu cơ hội phát huy chiến dịch đồng hóa dân việt...

@ Phá rừng, khai sông, phá hoại thiên nhiên không tội vạ! ai đã và đang làm những điều này?
@ Hàng trăm ngàn tội ác khác mà không lâu nữa những người cộng sản sẽ phải trả lời dưới ánh sáng của mặt trời và trước toàn thể người dân Việt Nam....
Khốn nạn thay...

Tuesday, March 25, 2014

Sơ Lược về HẢI QUÂN HOA KỲ

Sơ Lược về HẢI QUÂN HOA KỲ

Tác giả: Đỗ Hữu Long

I- Tổng Quát: Hải Quân Hoa Kỳ là một quân chủng của quân lực Mỹ có trách nhiệm thực hiện những cuộc hành quân trên biển. Quân số thường trực của Hải Quân Mỹ gồm 332.000 quân nhân hiện dịch và 124.000 trừ bị. Hải Quân điều hành 282 chiến hạm đang hoạt động và hơn 3.700 phi cơ.

 photo 100628-N-6720T-064_zpscd939ffc.jpg
PACIFIC OCEAN (June 28, 2010) The guided-missile destroyer
USS McCampbell (DDG 85), left, and the guided-missiledestroyer
USS Curtis Wilbur (DDG 54), right.

Hải Quân Hoa Kỳ bắt nguồn từ Hải Quân Lục Địa (Continental Navy) thành lập trong cuộc chiến tranh Cách Mạng (1775-1783). Trước tiên, Quốc Hội bàn cãi sôi nổi có nên chăng thành lập một đội hải quân. Phe bênh vực lập luận rằng Hải Quân sẽ bảo vệ tàu thuyền, phòng thủ duyên hải, khám phá những xâm nhập từ bên ngoài. Phía chống đối cho rằng làm như thế là khờ dại vì thách đố với Hải Quân Hoàng Gia Anh (British Royal Navy), một hải lực đệ nhất hùng mạnh. Ngay trong lúc nầy, Tổng Tư Lệnh George Washington điều khiển 7 chiến hạm và đánh thắng những tàu tiếp liệu của Anh Quốc và gởi thư báo cáo Quốc Hội. Lá thư được Quốc Hội tiếp nhận và đọc trong ngày 13 tháng 10 năm 1775, chấm dứt cuộc tranh luận. Từ đó, ngày 13 tháng 10 trở thành ngày sinh nhật của Hải Quân Hoa Kỳ.

Hiến pháp Hoa Kỳ trao Quốc Hội thẩm quyền “cung ứng và duy trì Hải Quân”. Quốc Hội thông qua Đạo Luật Hải Quân năm 1794 (Naval Act of 1794) ra lệnh chế tạo và cung cấp thủy thủ cho 6 khu trục hạm và đã thành công trong việc chống hải tặc cướp phá các thương thuyền Mỹ.

Lịch sử Hiệp Chủng Quốc cũng ghi nhận Hải Quân đã giữ một vai trò trong chính sách đối ngoại khi nhắc đến Thiếu Tướng Hải Quân Matthew Perry tiếp xúc với Nhật Bản và ký kết Hiệp Định Kanagawa năm 1854.

Hải Quân Mỹ có khả năng khiêm tốn trong Thế Chiến I, nhưng phát triển mạnh trong Thế Chiến II, nhất là sau cuộc tấn công bất ngờ của quân đội Nhật Bản vào Trân Châu Cảng năm 1941. Tại chiến trường Thái Bình Dương, Hải Quân Mỹ là thành phần chủ chốt của lực lượng đồng minh thành công trong chiến dịch tiến chiếm từng hải đảo. Hải quân Mỹ tham dự nhiều trận đánh vang dội như là: Trận đánh Đảo San Hô, trận đánh Midway, trận đánh trên biển Phi Luật Tân (Battle of the Philippine Sea), trận đánh Vịnh Leyte, trận đánh Okinawa. Sau cùng, Douglas MacArthur vị tướng năm sao, tư lệnh tối cao của lực lượng đồng minh (Supreme Commander for the Allied Powers) chấp nhận sự đầu hàng của Nhật, văn bản được ký kết trên chiến hạm USS Missouri ngày 2 tháng 9 (tức ngày 1/9 tại Mỹ) năm 1945.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Hải Quân Mỹ chịu trách nhiệm sẵn sàng đối phó với những cuộc khủng hoảng và chuẩn bị một trận thế chiến có thể bùng nổ với Liên Xô. Thập niên 1990, tầm vóc của Hải Quân Mỹ lớn nhất thế giới, hơn bảy lần tổng số Hải Quân của các cường quốc khác gộp lại.

Kể từ biến cố 9/11/2001, Hải Quân Mỹ cải tiến để đương đầu với những đe dọa mới bằng cách tân tạo hình thể và trang bị vũ khí các loại chiến hạm như là khu trục hạm loại Zumwalt (Zumwalt class destroyer) và loại tàu chiến ven biển (Littoral Combat Ship) để có đủ khả năng thi hành những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp mà không phải gia tăng số lượng.

Năm 2007, Hải Quân Mỹ tiếp nhận thêm binh chủng Thủy Quân Lục Chiến (US Marine Corp) và Lực Lượng Duyên Phòng (US Coast Guard) tạo ra một chiến lược hải quân mới gọi là Chiến Lược Phối Hợp Hải Lực Thế Kỷ 21 (A Cooperative Strategy for 21st Century Seapower).

Chiến lược nhìn nhận những liên kết kinh tế của hệ thống toàn cầu và sự đổ vỡ của hệ thống nầy vì các khủng hoảng trong khu vực – do thiên nhiên hoặc con người tạo ra – có thể tác động bất lợi đến nền kinh tế và phẩm chất đời sống của Hoa Kỳ. Chiến lược mới nầy hoạch định một lộ đồ cho Hải Quân, Lực Lượng Duyên Phòng, Thủy Quân Lục Chiến kết hợp với nhau và với các đối tác quốc tế để ngăn ngừa những cuộc khủng hoảng này xảy ra hoặc đối phó kịp thời khi cuộc khủng hoảng xuất hiện, nhằm tránh những tác động tiêu cực đối với Hoa Kỳ.

Trong thế kỷ 21, Hải Quân Mỹ vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện đúng tầm mức trên khắp thế giới, triển khai tại một số khu vực như là Đông Á, Địa Trung Hải, Trung Đông. Hải Quân Biển Xanh (Blue Water Navy) - với khả năng phóng ra những lực lượng vào những vùng ven biển, bám vào những khu vực tiền tiêu, đáp ứng kịp thời những khủng hoảng trong khu vực - giữ một vai trò tích cực cho chính sách quốc phòng và ngoại giao của Hiệp Chủng Quốc. Hải Quân Mỹ có số trọng tấn nặng nhất thế giới, kinh phí 127.3 tỉ đô la của tài khóa 2007. Hải Quân Mỹ cũng sở hữu những hàng không mẫu hạm lớn nhất, với 11 hàng không mẫu hạm đang xử dụng và một hàng không mẫu hạm đang chế tạo (2009).

Hải Quân được quản trị bởi Bộ Hải Quân mà Bộ Trưởng là dân sự. Bộ Hải Quân là phân bộ của Bộ Quốc Phòng. Chỉ Huy Trưởng Hành Quân Hải Lực (Chief of Naval Operation) là sĩ quan hải quân cao cấp nhất.

Không Quân của Hải Quân gồm các loại:

- Không chiến và oanh kích: F/A - 18A/B/C/D/E/F, F35C, S3.

- Chiến tranh điện toán: E-2C, EP-3E, E-6, EA-6B, EA-18G.

- Trực thăng: UH-1, SH-3, CH-53D, MH-53E, SH-60, MH-60, CH-60.

- Tuần tiễu: P-3, P-8.

- Quan sát: RQ-2.

- Nhiều phi cơ huấn luyện và phi cơ vận tải.

Lực lượng chính của Hải Quân Mỹ là các loại chiến hạm, bố trí khắp các vùng biển và đại dương nhằm bảo vệ chính quốc và quyền lợi của nước Mỹ trên toàn thế giới.

II- Các Hạm Đội

Hải Quân Mỹ điều hành sáu hạm đội, gồm có:

1) Đệ Nhị Hạm Đội (The 2nd Fleet): Đệ Nhị Hạm Đội chịu trách nhiệm huấn luyện những kỹ năng chiến tranh, phát triển và lượng định những chiến thuật hải quân tân kỳ và sẵn sàng ứng chiến.

Đệ Nhị Hạm Đội hoạt động trong Đại Tây Dương từ Bắc Cực đến Nam Cực, từ bờ biển Hiệp Chủng Quốc đến phía tây Âu Châu. Hạm đội cũng tuần tiễu dọc theo hai bên bờ biển Nam Mỹ và một phần bờ biển Trung Mỹ. Tóm lại, hạm đội nhận trách nhiệm một vùng biển 38 triệu hải lý vuông. Khả năng của hạm đội gồm có: hàng không mẫu hạm, chiến hạm, tiềm thủy đỉnh, phân bộ thám sát, lực lượng thủy bộ, Thủy Quân Lục Chiến và những đơn vị tiếp vận lưu động. Đệ Nhị Hạm Đội đặt bản doanh tại Norfolk, tiểu bang Virginia.

2) Đệ Tam Hạm Đội (The 3rd Fleet): Nhiệm vụ chính của Đệ Tam Hạm Đội là tuần tiễu và kiểm soát vùng biển Trung và Đông Thái Bình Dương. Trong thời bình, hạm đội không có lực lượng thủy bộ và hàng không mẫu hạm. Đệ Tam Hạm Đội được thành lập ngày 15/3/1943 như là một lực lượng chiến đấu, đặt bản doanh tại Trân Châu Cảng, tiểu bang Hạ Uy Di.

3) Đệ Tứ Hạm Đội (The 4th Fleet): Đệ Tứ Hạm Đội được thành lập năm 1943 và giải tán năm 1950. Hạm đội được tái lập ngày 24/4/2008 và Phó Đô Đốc Joseph D. Kernar được bổ nhiệm làm tư lệnh hạm đội. Đệ Tứ Hạm Đội gồm có nhiều chiến hạm, hàng không mẫu hạm, tiềm thủy đỉnh... phụ trách tuần hành vùng biển Caribbean, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hạm đội có nhiệm vụ phối hợp với hải quân các quốc gia bạn, chống bọn buôn lậu ma túy, giữ gìn an ninh khu vực, phản ứng quân sự hỗn hợp, huấn luyện song phương hoặc đa phương. Hạm đội đặt bản doanh tại Mayport, tiểu bang Florida.

4) Đệ Ngũ Hạm Đội (The 5th Fleet): Đệ Ngũ Hạm Đội duy trì một lực lượng hùng mạnh để ngăn chặn hoặc đánh trả những đe dọa từ vùng Vịnh Ba Tư.

Khởi đầu, Đệ Ngũ Hạm Đội được thành lập ngày 26/4/1944 từ lực lượng trung tâm Thái Bình Dương và giải tán vài năm sau thế chiến (1947). Tuy nhiên vào đầu thập niên 1980, nhiều tuần dương hạm, khu trục hạm, tàu vét mìn... được tăng viện đến vùng Trung Đông. Sau cuộc chiếm đóng Kuwait của Iraq năm 1990, một hạm đội lớn nhất kể từ Đại Thế Chiến thứ Hai được thành hình để yểm trợ cho cuộc hành quân Lá Chắn Sa Mạc (Operation Desert Shield) và tiếp theo là cuộc hành quân Bão Sa Mạc (Operation Desert Storm) 1991. Do nhu cầu chiến lược, tháng 7 năm 1995, Đệ Ngũ Hạm Đội sau 48 năm ngủ yên, được tái lập để đảm nhận công tác tuần hành trong vùng Vịnh gồm Hồng Hải, Biển Ả Rập và vịnh Ba Tư. Hạm đội đặt bản doanh tại Manama thủ đô Bahrain (ghi chú: Bahrain là một đảo quốc sa mạc bằng phẳng và cằn cỗi, sản xuất dầu hỏa, nằm trong vịnh Ba Tư giữa Qatar và Saudi Arabia. Tổng diện tích của quần đảo 665 km2, lớn hơn đảo Phú Quốc (Việt Nam) khoảng 100 km2, dân số năm 2007 là 1.046.814 người).

5) Đệ Lục Hạm Đội (The 6th Fleet): Đệ Lục Hạm Đội gồm khoảng 40 chiến hạm, 175 phi cơ và 21.000 quân nhân. Đệ Lục Hạm Đội là thành phần chủ chốt của Hải Quân Âu Châu. Lực lượng tấn công của hạm đội phải kể đến các phản lực cơ tối tân trên các hàng không mẫu hạm, tiềm thủy đỉnh, những tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến với những tàu thủy bộ. Việc chỉ huy hạm đội là trách nhiệm của quốc gia Hoa Kỳ và của Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Bộ tư lệnh hạm đội đặt trên soái hạm USS Mount Whitney và bản doanh đồn trú tại Naples, Ý Đại Lợi.

Đệ Lục Hạm Đội tổ chức nhiều lực lượng đặc nhiệm có chức năng định sẵn:

- Đặc Nhiệm 60: Đây là lực lượng chiến trường của hạm đội gồm một hoặc nhiều hàng không mẫu hạm. Mỗi mẫu hạm được kèm theo 6 tuần dương hạm và khu trục hạm. Mỗi mẫu hạm mang từ 65 đến 85 phi cơ gồm các loại tấn công, không chiến, chống tiềm thủy đỉnh và quan sát. Các chiến hạm hộ tống mẫu hạm cũng dùng để tấn công, tự vệ chống không kích, chống chiến hạm và diệt tiềm thủy đỉnh địch.

- Đặc Nhiệm 61: Đặc nhiệm 61 là nhóm ứng chiến thủy bộ Địa Trung Hải (MARG Mediterranean Amphibious Ready Group). Đặc nhiệm nầy gồm có 3 chiến hạm với tàu đổ bộ. Từ những chiến hạm, thủy quân lục chiến Mỹ di chuyển vào bờ với nhiệm vụ xung kích khẩn cấp. Sau khi đổ bộ, các chiến hạm vẫn giữ vai trò yểm trợ cho đến khi mục tiêu được hoàn tất, đón các chiến binh Thủy Quân Lục Chiến trở về chiến hạm.

- Đặc Nhiệm 62: Là đơn vị Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) viễn chinh (MEU: Marine Expeditionary Unit) với quân số 1.800 người có trang bị thiết giáp, trọng pháo và trực thăng để thực hiện những cuộc hành quân ven bờ hoặc di tản nhân viên dân sự tại những khu vực rối loạn.

- Đặc Nhiệm 63: Là lực lượng tiếp liệu gồm những tàu dầu, tàu thực phẩm, tàu sửa chữa cho toàn hạm đội.

- Đặc Nhiệm 64: Gồm những tiềm thủy đỉnh trang bị hỏa tiễn liên lục địa. Trong thập niên 1970 các tiềm thủy đỉnh nầy có căn cứ tại Rota, Tây Ban Nha. Bộ tư lệnh hạm đội không có ảnh hưởng trong việc chọn lựa mục tiêu tấn công. Những mục tiêu tấn công được tuyển chọn hàng năm bởi Nhóm Kế Hoạch Mục Tiêu Nguyên Tử (Nuclear Target Planning Group) của Minh Ước Bắc Đại Tây Dương.

- Đặc Nhiệm 66/69: Đặc nhiệm 66/69 phụ trách kế hoạch hành quân tiềm thủy đỉnh và chống tiềm thủy đỉnh trong vùng Địa Trung Hải. Đặc biệt, Đặc Nhiệm 69 gồm các tiềm thủy đỉnh tấn công có khả năng tiêu diệt chiến hạm và tiềm thủy đỉnh của địch quân cũng như bảo vệ Đệ Lục Hạm Đội.

- Đặc Nhiệm 67: Gồm những phi cơ có căn cứ tại đất liền, phụ trách tuần tra khắp mặt biển Địa trung hải với nhiệm vụ chống tàu ngầm, trinh sát, giám sát và rải mìn.

6) Đệ Thất Hạm Đội (The 7th Fleet): Đệ Thất Hạm Đội, thành lập ngày 19 tháng 2 năm 1943 từ những lực lượng Tây Nam Thái Bình Dương, là hạm đội lớn nhất với 50 - 60 chiến hạm, 350 phi cơ và 60.000 Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến. Đệ thất hạm đội hoạt động trong vùng Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và vùng Vịnh Ả Rập. Với sự yểm trợ của những Chỉ huy trưởng đặc nhiệm, Đệ Thất Hạm Đội thực hiện ba nhiệm vụ:

a/ Cứu trợ các thiên tai hoặc phối hợp hành quân.

b/ Chỉ huy các lực lượng hành quân trong khu vực.

c/ Chỉ huy các thành phần hải quân phối hợp để bảo vệ bán đảo Nam Hàn.

Trong tình trạng chiến tranh, các hải lực đồng minh trên chiến trường đều chịu dưới sự kiểm soát của Đệ Thất Hạm Đội. Bất cứ ngày tháng nào, 50% chiến hạm lênh đênh trên biển cả thuộc vùng trách nhiệm, trong đó khoảng 18 chiến hạm tuần hành từ Nhật Bản đến đảo Guam. Tư lệnh hạm đội hiện tại là Phó Đô Đốc John M. Bird và soái hạm là chiến hạm USS Blue Ridge trú đóng tại Yokosuka, Nhật Bản.

Các đơn vị đặc nhiệm của Đệ Thất Hạm Đội gồm có:

- Đặc Nhiệm 70: Là nhóm đặc nhiệm chiến trường của Đệ Thất Hạm Đội.

- Đặc Nhiệm 71: Phụ trách kế hoạch và phối hợp các hoạt động của hạm đội.

- Đặc Nhiệm 72: Tuần tra và trinh sát.

- Đặc Nhiệm 73: Phụ trách tiếp liệu.

- Đặc Nhiệm 74: Chỉ huy các tiềm thủy đỉnh.

- Đặc Nhiệm 75: Chỉ huy các chiến hạm nổi.

- Đặc Nhiệm 76: chỉ huy các lực lượng ứng chiến thủy bộ và những tàu thủy bộ tăng phái trong vùng hành quân.

- Đặc Nhiệm 77: Là một phần của Đặc Nhiệm 70 và chỉ huy các mẫu hạm.

- Đặc Nhiệm 79: Là lực lượng đổ bộ được chuyển vận bằng phương tiện của Đặc Nhiệm 76.

III- Đệ Thất Hạm Đội và Vùng Tây Thái Bình Dương

Thái Bình Dương được các tài liệu địa dư quốc tế chính thức chia làm hai phần là Bắc Thái Bình Dương và Nam Thái Bình Dương tuy nhiên Hải Quân Mỹ do nhu cầu kỹ thuật, quy định đại dương rộng lớn nầy theo hướng Đông Tây. Tây Thái Bình Dương trải rộng từ khoảng kinh tuyến 180o đến eo biển Malacca tiếp giáp với Ấn Độ Dương và kéo dài từ Bắc đến Nam.

Sự hiện diện và ảnh hưởng quân sự của hải quân Mỹ trong khu vực Tây Thái Bình Dương được dự liệu như sau:

- Duy trì sự hiện diện thường trực của chiến hạm Mỹ trên khắp khu vực. Điều nầy liên quan đến số lượng chiến hạm, vị trí trú đóng ở Nhật, Guam, Hawaii và có lẽ cả Singapore, kéo dài thời gian luân chuyển thủy thủ đoàn.

- Thường xuyên ghé thăm các hải cảng trong khu vực.

- Tập trận với hải quân các quốc gia trong khu vực.

- Bảo đảm sự tương hợp hệ thống liên lạc giữa chiến hạm hải quân Mỹ và chiến hạm các quốc gia đồng minh hoặc thân hữu.

- Trao đổi nhân viên, sĩ quan, binh sĩ giữa Hải Quân Mỹ và Hải Quân các quốc gia trong vùng.

Thật sự, trong khu vực trách nhiệm của Đệ thất hạm đội vẫn âm ỉ những ngòi nổ dễ dàng bộc phát như là bán đảo Đại Hàn, eo biển Đài Loan, tứ giác Việt-Trung-Phi-Mã.

Eo biển Đài Loan và bán đảo Nam Hàn là nơi tập trung sự quan tâm của chính quyền và dư luận Mỹ thường được thảo luận một cách công khai. Bộ Quốc Phòng dự liệu những kế hoạch sẵn sàng can thiệp khi có những biến cố quan trọng, tuy nhiên nếu vì nguyên nhân chính trị những căn cứ quân sự tại Nam Hàn và Nhật không còn được xử dụng trong việc hành quân hoặc trường hợp các căn cứ đó kể cả căn cứ tại đảo Guam bị hỏa tiễn liên lục địa đánh phá, vai trò của hải quân Mỹ với các hàng không mẫu hạm và tiềm thủy đỉnh trở nên vô cùng cần thiết...


 title=

Commander Hung Le of USS Lassen (DDG 82) of Seventh Fleet/Đệ Thất Hạm Đội

Tứ giác Việt-Trung-Phi-Mã là khu vực mới bộc phát những xáo trộn trong vài thập niên gần đây và phản ứng của các quốc gia Đông Nam Á và các cường quốc kinh tế vẫn còn dè dặt. Dù được che đậy bằng nhiều thủ đoạn, mưu đồ truyền thống của Hán tộc nhằm khống chế và chiếm lĩnh Vùng Đông Nam Á, bắt đầu từ bàn đạp Việt Nam tiến ra biển Đông hay là Nam Hải đều được thế giới theo dõi và kế hoạch quốc phòng của Mỹ luôn luôn đặt Trung Cộng vào đối tượng quan tâm ưu tiên cao nhất.

Bộ Quốc Phòng Mỹ đã lượng định đầy đủ về kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Trung Cộng tương quan với những cuộc chiến Iraq, Afghanistan và khủng bố. Mặc dù chiến trường Iraq và Afghanistan bắt buộc gia tăng nhu cầu Bộ Binh và Thủy Quân Lục Chiến nhưng Bộ Quốc Phòng cũng gia tăng ngân khoản cho Hải Quân và Không Quân.

Hiện nay Hải Quân Mỹ có tất cả 282 chiến hạm kể cả 11 Hàng Không Mẫu Hạm và dự định sẽ tăng lên 313 chiến hạm với 12 HKMH trong những năm sắp đến (2010). Trong những cuộc điều trần, Quốc Hội đã có những nhận định rõ ràng về số lượng chiến hạm có thể đương đầu với những thử thách do kế hoạch hiện đại hóa của hải quân Trung cộng, đồng thời vẫn khai triển được lực lượng ở vùng Vịnh Ba Tư, Ấn Độ Dương và những cuộc hành quân bất ngờ trong phần còn lại của thế giới như là vùng Địa Trung Hải, Caribbean, Nam Mỹ Châu, Tây Phi Châu. Như vậy, đề nghị 313 chiến hạm bao gồm 12 hàng không mẫu hạm, có đủ khả năng chu toàn những nhiệm vụ trong thời bình cũng như trong chiến tranh đã được chuẩn thuận.

Những năm trước, hoạt động của Hải Quân Trung Cộng trên vùng Tây Thái Bình Dương có tính cách thăm dò, dè dặt nhưng thời gian gần đây chúng tiến xa hơn và tỏ thái độ thách thức. Tiêu biểu nhất là sự kiện ngày 8 tháng 3, 2009 tại biển Nam Hải (biển Đông) 5 chiếc tàu Trung Cộng quấy nhiễu tàu USNS Impeccable, và sau đó phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Bryan Whitman tuyên bố rằng tàu Mỹ sẽ tiếp tục di chuyển trong hải phận quốc tế.

Bộ Quốc Phòng Mỹ và các quốc gia trong khu vực đều có sự quan tâm và giải pháp.

Mỹ tiếp tục gia tăng chiến hạm và nâng số tiềm thủy đỉnh tấn công trong khu vực Thái Bình Dương lên đến 31 tiềm thủy đỉnh vào cuối năm 2009, một sự xoay chiều nghịch đảo so với thời kỳ chiến tranh lạnh. Ngày 22 tháng 4 năm 2009 vừa qua, một phái đoàn sĩ quan Cộng Sản Việt Nam được mời thăm viếng Hàng Không Mẫu Hạm John C. Stennis.

Mới đây, một Bạch Thư của Bộ Quốc Phòng Úc Đại Lợi kêu gọi tăng ngân sách hải quân, đầu tư vào 12 tiềm thủy đỉnh và nhấn mạnh rằng: “Úc không xem Trung Cộng như là mối đe dọa mà là một yếu tố trong quá trình kế hoạch chiến lược”. Bạch Thư cũng đưa ra nhận xét: “Quan hệ giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh có tầm quan trọng đặc biệt cho sự ổn định chiến lược của Châu Á – Thái Bình Dương” và đánh giá rằng: “Hoa Kỳ vẫn sẽ là nước hùng mạnh nhất và ảnh hưởng nhất về mặt chiến lược trong giai đoạn từ nay tới 2030”.

IV- Hạm Đội Thái Bình Dương (US Pacific Fleet) và Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương (US Pacific Command)

1/ Hạm đội Thái Bình Dương là một bộ máy chiến tranh của Hải Quân Mỹ lớn nhất thế giới, bao gồm Đệ Tam Hạm Đội, Đệ Thất Hạm Đội, Không Lực Hải Quân Thái Bình Dương, Lực Lượng Chiến Hạm Thái Bình Dương, Lực Lượng Tiềm Thủy Đỉnh Thái Bình Dương và những lực lượng khác, cấp số khoảng 180 chiến hạm, 1.500 phi cơ, 125.000 hải quân, thủy quân lục chiến và dân sự. Hạm Đội Thái Bỉnh Dương nhận trách nhiệm khoảng 100 triệu dặm vuông biển và đại dương, hơn 50% diện tích địa cầu, từ bờ biển phía Tây nước Mỹ đến bờ biển phía Đông Phi Châu, từ Bắc Cực xuống Nam Cực, bao gồm ba đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và sáu lục địa: Á Châu, Phi Châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực, Úc Châu. Những Bộ Chỉ huy Hải Lực tại Nam Hàn, Nhật Bản, quần đảo Marianas cũng trực thuộc thẩm quyền của Hạm Đội Thái Bình Dương.

Lê Bá Hùng USS Lassen US Navy Commander

Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương (US Pacific Fleet) hiện nay là Đô Đốc Robert F. Willard và tổng hành dinh đóng tại Trân Châu Cảng, tiểu bang Hạ Uy Di.

Theo tổ chức hiện hành và cơ cấu chỉ huy, Hạm Đội Thái Bình Dương báo cáo theo hệ thống hành chánh về Chỉ Huy Trưởng Hành Quân Hải Lực (Chief of Naval Operations) - Đô Đốc Gary Roughead - thuộc Bộ Hải Quân và theo hệ thống quân giai đến Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương (US Pacific Command) - Đô Đốc Timothy J. Keating - tổng hành dinh đặt tại căn cứ H.M. Smith, tiểu bang Hạ Uy Di.

2/ Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương (U.S. Pacific Command) viết tắt: USPACOM là Bộ Tư Lệnh tác chiến hợp nhất của Quân Lực Hoa Kỳ. Bộ Tư Lệnh nhận trách nhiệm phần lãnh thổ hơn phân nửa địa cầu, trải dài từ bờ biển phía Tây nước Mỹ đến biên giới phía Tây Ấn Độ và từ Nam Cực đến Bắc Cực. Đây là khu vực có sự khác biệt lẫn nhau về văn hóa, xã hội, kinh tế, địa lý và chính trị. Nơi đây cũng là quê hương của 36 quốc gia, chiếm hơn 50% dân số nhân loại với 3.000 ngôn ngữ, nhiều quân lực hùng mạnh của thế giới, năm quốc gia đồng minh với Hoa Kỳ với những hiệp ước hổ tương quốc phòng. Trong khu vực cũng có hai cường quốc kinh tế trong số bốn cường quốc kinh tế (Mỹ, Nhật, Trung Cộng, Anh Quốc), những quốc gia đông dân nhất thế giới, quốc gia theo thể chế dân chủ lớn nhất, quốc gia đa số là tín đồ Hồi Giáo lớn nhất. Hơn một phần ba những quốc gia của khu vực Châu Á Thái Bình Dương là những quốc gia hải đảo nhỏ bé trong đó có Cộng Hòa bé nhất thế giới và quốc gia nhỏ nhất ở Á Châu.

Các quốc gia trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương được liệt kê như sau: Úc Đại Lợi, Bangladesh, Bhutan, Brunei, Burma, Cam Bốt, Trung Cộng, Fiji, Ấn Độ, Nam Dương, Nhật Bản, Kiribati, Lào, Malaysia, Maldives, Marshall Islands, Micronesia, Mông Cổ, Nauru, Nepal, Tân Tây Lan, Bắc Hàn, Palau, Papua Guinea, Phi Luật Tân, Samoa, Tân Gia Ba, Solomon Islands, Nam Hàn, Sri Lanka, Thái Lan, Timor-Leste, Tonga, Tuvalu, Vanuatu, Việt Nam.


 title=
Những vùng trách nhiệm của Hạm Đội

Một cách tổng quát, Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương USPACOM cam kết sẽ là một đối tác tích cực và đáng tin cậy nhằm bảo đảm an ninh, ổn định và tự do làm nền tảng cho sự phồn vinh của khu vực Á Châu Thái Bình Dương và đề ra các tiêu lệnh:

Ưu Tiên Quân Sự

USPACOM trước tiên là Bộ Tư Lệnh Tác Chiến, cam kết duy trì ưu thế quân sự về nhiều phương cách hành quân. Chúng ta là một lực lượng sẵn sàng và hiện diện.

Tiếp Xúc Đa Phương Tiến Đến An Ninh

USPACOM nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của những giải pháp song phương và đa phương để vượt qua những thách thức về an ninh và duy trì sự ổn định trên toàn vùng. Chúng ta sẽ hành động phối hợp với những nước nào xem trọng sự hợp tác và cộng tác để đem lại an ninh và ổn định.

USPACOM trước tiên là Bộ Tư Lệnh Tác Chiến, cam kết duy trì ưu thế quân sự về nhiều phương cách hành quân. Chúng ta là một lực lượng sẵn sàng và hiện diện.

Di Chuyển Tự Do Và Tiếp Cận An Toàn

Di chuyển tự do và tiếp cận an toàn trên mọi lĩnh vực cho tất cả các quốc gia là điều tối cần thiết cho an ninh và thịnh vượng của toàn vùng. USPACOM không chấp nhận những điều kiện làm cản trở di chuyển và tiếp cận và cũng không tha thứ những hành vi làm gián đoạn những đường dây tiếp trợ toàn cầu hoặc những đe dọa đối với những tuyến đường giao thông và thương mại.

Nổ Lực Của Toàn Bộ Chính Phủ

Sự thành công trong hoạt động hỗ tương của USPACOM trong môi trường phức tạp của vùng Á Châu Thái Bình Dương đòi hỏi một sự hợp tác cao độ, đồng bộ và thống nhất bên trong Bộ Quốc Phòng Mỹ và các Bộ và các cơ quan khác cuả chính phủ. Sự vận dụng toàn bộ chính phủ nầy cho phép chúng ta xem như là một đòn bẫy hữu hiệu đối với các cơ quan thẩm quyền của quốc gia.

Di chuyển tự do và tiếp cận an toàn trên mọi lĩnh vực cho tất cả các quốc gia là điều tối cần thiết cho an ninh và thịnh vượng của toàn vùng. USPACOM không chấp nhận những điều kiện làm cản trở di chuyển và tiếp cận và cũng không tha thứ những hành vi làm gián đoạn những đường dây tiếp trợ toàn cầu hoặc những đe dọa đối với những tuyến đường giao thông và thương mại.

Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương cũng quy định rõ bảy nhiệm vụ như sau:

* Bảo vệ Tổ Quốc.

* Duy trì một khả năng quân sự hùng mạnh.

* Phát triển những thỏa hiệp hợp tác an ninh.

* Tăng cường và mở rộng sự quan hệ với đồng minh và các nước có sự hợp tác với Hoa Kỳ.

* Giảm thiểu tính nhạy cảm đối với chủ nghĩa cực đoan bạo lực.

* Ngăn chận gây hấn quân sự.

* Ngăn chận những kẻ thù địch sử dụng vũ khí giết người hàng loạt.

Trong tuần lễ đầu tháng 6/ 2009 vừa qua, một phái đoàn sĩ quan Cộng Sản Việt Nam đã đến Hạ Uy Di để quan sát cuộc diễn tập cứu nạn bão lụt Makani Pahili. Phái đoàn do Trung Tướng Việt Cộng Trần Quang Khuê, phó chủ tịch thường trực Ủy Ban Cứu Trợ hướng dẫn, đã được Đô Đốc Timothy Keating tiếp đón tại tổng hành dinh với lễ nghi quân cách và sau đó phái đoàn được mời viếng thăm các cơ sở và tiện nghi của Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương.

V- Hàng Không Mẫu Hạm

Mỗi khi một cuộc khủng hoảng xảy ra trên thế giới, câu hỏi đầu tiên của người Mỹ là hàng không mẫu hạm đang nằm ở đâu. Hàng không mẫu hạm được bố trí tại những nơi xung yếu trên biển và đại dương để yểm trợ cho quyền lợi và sự cam kết của nước Mỹ. Hàng Không Mẫu Hạm là chiến hạm được chế tạo để chuyên chở phi cơ, có phi đạo để phi cơ xuất phát và hạ cánh. Kể từ 1922 đến nay, nước Mỹ sản xuất 66 hàng không mẫu hạm, đã giải nhiệm 53, hiện đang xử dụng 11 và dự định hoàn tất một hàng không mẫu hạm (USS Gerald R. Ford) năm 2015.


 photo uss-gw_zpsf482a855.jpg
Hàng Không Mẫu Hạm/Aircraft Carrier

Hàng không mẫu hạm kết hợp với các chiến hạm khác là một cơ cấu tác chiến quan trọng, nên các cường quốc cố gắng tạo lập các hàng không mẫu hạm để duy trì sức mạnh trên mặt biển. Sau đây là những dữ kiện đơn giản liên quan đến hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ và của các quốc gia khác...

1/ Các Hàng Không Mẫu Hạm của Hoa Kỳ:

* 1.1/ USS Enterprise: 93,500 tấn, siêu mẫu hạm vận hành bằng nguyên tử năng đầu tiên, nhận nhiệm vụ 25 tháng 11 năm 1961.

* 1.2/ USS Nimitz: 101,000 tấn, siêu mẫu hạm vận hành bằng nguyên tử năng, nhận nhiệm vụ 3 tháng 5 năm 1975.

* 1.3/ USS Dwight D. Eisenhower: 101,000 tấn, siêu mẫu hạm vận hành bằng nguyên tử năng, nhận nhiệm vụ 18 tháng 10 năm 1977.

* 1.4/ USS Carl Vinson: 101,000 tấn, siêu mẫu hạm vận hành bằng nguyên tử năng, nhận nhiệm vụ 13 tháng 3 năm 1982.

* 1.5/ USS Theodore Roosevelt: 101,000 tấn, siêu mẫu hạm vận hành bằng nguyên tử năng, nhận nhiệm vụ 13 tháng 3 năm 1982.

* 1.6/ USS Abraham Lincoln: 102,000 tấn, siêu mẫu hạm vận hành bằng nguyên tử năng, nhận nhiệm vụ 11 tháng 11 năm 1989.

* 1.7/ USS George Washington: 102,000 tấn, siêu mẫu hạm vận hành bằng nguyên tử năng, nhận nhiệm vụ 4 tháng 7 năm 1992.

* 1.8/ USS John C. Stennis: 102,000 tấn, siêu mẫu hạm vận hành bằng nguyên tử năng, nhận nhiệm vụ 9 tháng 12 năm 1995.

* 1.9/ USS Harry S. Truman: 102,000 tấn, siêu mẫu hạm vận hành bằng nguyên tử năng, nhận nhiệm vụ 25 tháng 7 năm 1998.

* 1.10/ USS Ronald Reagan: 104,000 tấn, siêu mẫu hạm vận hành bằng nguyên tử năng, nhận nhiệm vụ 12 tháng 7 năm 2003.

* 1.11/ USS George H.W. Bush: 104,000 tấn, siêu mẫu hạm vận hành bằng nguyên tử năng, nhận nhiệm vụ 10 tháng 1 năm 2009.

* 1.12/ USS Gerald R. Ford: đang kiến tạo, 100,000 tấn, siêu mẫu hạm vận hành bằng nguyên tử năng, dự định giao nhiệm vụ năm 2015.


2/ Hàng Không Mẫu Hạm của các quốc gia khác:

1. Ba Tây: Ba Tây đang điều hành Hàng Không Mẫu Hạm Nae São Paulo, 32,800 tấn, từ 15 tháng 11 năm 2000 sau khi mua lại của Pháp.

2. Pháp Quốc: Nước Pháp đang điều hành Hàng Không Mẫu Hạm Charles de Gaulle, 42,000 tấn, vận hành bằng nguyên tử năng kể từ 18/5/2001.

3. Ấn Độ: Ấn Độ sở hữu 3 hàng không mẫu hạm:

o Hàng Không Mẫu Hạm INS Viraat, 28.700 tấn, mua lại của Anh Quốc tháng 4 năm 1986 và nhận nhiệm vụ tháng 5 năm 1987.

o Hàng Không Mẫu Hạm INS Vikramaditya, 45,000 tấn, kiểu mẫu STOBAR (Short Take Off But Arrested Recovery), mua lại của Liên Bang Nga và đang tái tạo, dự định giao nhiệm vụ 2012.

o Hàng Không Mẫu Hạm INS Vikrant, 40,000 tấn, đang kiến tạo theo kiểu mẫu STOBAR, dự định giao nhiệm vụ năm 2014.


4. Ý Đại Lợi: Ý Đại Lợi đang điều hành 2 mẫu hạm:

o Hàng Không Mẫu Hạm Giuseppe Garibaldi, 14,400 tấn, kiểu mẫu STOVL (Short Take Off and Vertical Landing), nhận nhiệm vụ tháng 9 năm 1995.

o Hàng Không Mẫu Hạm Conte di Cavour, 27.000 tấn, kiểu mẫu STVOL, nhận nhiệm vụ năm 2008.

5. Nga: Nga đang điều hành một hàng không mẫu hạm danh hiệu Admiral Flota Sovetskovo Soyuza Kuznetsov, 67.500 tấn, kiểu mẫu STOBAR, hạ thủy năm 1985 tại Tbilisi, nhận nhiệm vụ năm 1991, hoạt động hoàn chỉnh năm 1995.

6. Tây Ban Nha: Tây Ban Nha sở hữu 2 mẫu hạm:

o Hàng Không Mẫu Hạm Principe de Asturias, 17.200 tấn, kiểu STOVL, nhận nhiệm vụ 30 tháng 5 năm 1988.

o Hàng Không Mẫu Hạm Juan Carlos, 27.079 tấn, đang kiến tạo theo kiểu mẫu STOVL, dự định giao nhiệm vụ năm 2011.

7. Anh Quốc: Anh sở hữu 4 hàng không mẫu hạm:
o Hàng Không Mẫu Hạm HMS Illustrious, 21.000 tấn, kiểu mẫu STOVL, nhận nhiệm vụ 20 tháng 6 năm 1982.

o Hàng Không Mẫu Hạm HMS Ark Royal, 21.000 tấn, kiểu mẫu STOVL, nhận nhiệm vụ 1 tháng 11 năm 1985.

o Hàng Không Mẫu Hạm HMS Queen Elisabeth, 65.000 tấn, đang kiến tạo và dự định giao nhiệm vụ năm 2014.

o Hàng Không Mẫu Hạm HMS Prince of Wales, 65.000 tấn, đang kiến tạo và dự định giao nhiệm vụ năm 2016.

8. Thái Lan: Thái Lan đang sở hữu mẫu hạm HTMS Chakri Naruebet, 11.400 tấn, kiểu mẫu STOVL, nhận nhiệm vụ 10 tháng 8 năm 1997 nhưng hiện nay ngưng hoạt động vì thiếu hụt ngân khoản.

VI - Tiềm Thủy Đỉnh

Tiềm thủy đỉnh của Hải Quân Hoa Kỳ dùng vào chiến tranh tất cả đều vận hành bằng năng lượng nguyên tử và chia làm hai nhóm: Nhóm tiềm thủy đỉnh mang hỏa tiễn đạn đạo và nhóm tiềm thủy đỉnh tấn công.

1/ Tiềm thủy đỉnh trang bị hỏa tiễn đạn đạo đầu đạn nguyên tử thi hành một nhiệm vụ chiến lược duy nhất là đánh vào những mục tiêu chiến lược của đối phương: Các đô thị, các căn cứ hỏa tiễn.

Hải Quân Mỹ đang điều hành 18 tiềm thủy đỉnh loại nầy gọi là Ohio class submarines với những đặc tính như sau: Chiều dài 560 ft hoặc 170 m, chiều ngang 42 ft hoặc 13 m, hoạt động vô giới hạn ngoại trừ khi cần tiếp tế lương thực, trang bị 24 hỏa tiễn Trident II D5 SLBM (Submarine Launched Ballistic Missile).

Hỏa tiễn Trident D5 có tầm bắn tối đa 7.456 dặm hoặc 12.000 km, tương đương với tầm bắn của loại hỏa tiễn tàng trữ trong các hầm trên lục địa, mang theo từ 8 đến 12 đầu đạn (MIRV: Multiple, Independently, Targeted, Re-entry, Vehicle). Khi hỏa tiễn tiến đến gần vị trí, các đầu đạn của hỏa tiễn tách ra thành 8 hoặc 12 trái bom nguyên tử và được hệ thống điện toán điều khiển đến các mục tiêu khác nhau một cách chính xác. Theo ước tính của các chuyên viên, mỗi đầu đạn W88 có sức nổ 475 kT, so với quả bom ném xuống Hiroshima 12 kT đã giết hại 150.000 sinh mạng, thì một Tiềm thủy đỉnh chiến lược khai hỏa đủ 24 hỏa tiễn Trident tạo ra một sự kiện khủng khiếp: Hủy diệt hoàn toàn một quốc gia trên địa cầu! (Thỏa Ước START I, Strategic Arms Reduction Treaty giới hạn MIRV 8 đầu đạn).

Tiềm thủy đỉnh chiến lược là xương sống của lực lượng nguyên tử Hoa Kỳ, là một trong ba mũi tấn công bằng vũ khí nguyên tử (nuclear triad) bao gồm oanh tạc cơ chiến lược có căn cứ trên mẫu hạm hoặc trên mặt đất và hỏa tiễn liên lục địa bố trí tại nhiều nơi xung yếu. Tiềm thủy đỉnh mang hỏa tiễn Trident có nhiều ưu điểm vượt trội vì có thể khai pháo vào các mục tiêu thù địch ngay từ lãnh hải của nước Mỹ hoặc tại một nơi bí ẩn thuộc hải phận quốc tế hoặc ngay cả trong vùng biển của địch và chỉ cần khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút để đi đến đích, so với 30 phút nếu xử dụng hỏa tiễn liên lục địa từ các hầm chứa (silo).

Hiện nay, Hoa Kỳ, Nga, Trung Cộng là ba siêu cường có đủ ba mũi tấn công nguyên tử, các cường quốc quân sự khác như là Ấn Độ, Pháp, Anh, Do Thái, Pakistan có vũ khí nguyên tử nhưng thiếu một hoặc hai loại phương tiện chuyên chở nói trên.

Cũng có những dự kiến về những loại vũ khí đặt trên quỹ đạo (orbital weapons) hay trên phi thuyền (spacecraft), tuy nhiên điều nầy bị nghiêm cấm theo Thỏa Ước Ngoại Tầng Không Gian (Outer Space Treaty) và Thỏa Ước SALT II.

2/ Tiềm thủy đỉnh tấn công có nhiệm vụ tìm kiếm và tiêu diệt tiềm thủy đỉnh địch, chiến hạm địch, bắn hỏa tiễn Tomahawk, đổ bộ lực lượng đặc biệt, thu thập tin tức, giám sát, trinh sát, yểm trợ hàng không mẫu hạm, chống mìn.

Hải Quân Hoa Kỳ hiện đang điều hành 56 tiềm thủy đỉnh tấn công, gồm có:

* 49 tiềm thủy đỉnh loại Los Angeles với những đặc tính tổng quát: Chiều dài 360 feet (109,73 met), chiều rộng 33 feet (10,06 met), trang bị hỏa tiễn Tomahawk, thủy lôi loại MK48 với 4 ống phóng.

* 3 tiềm thủy đỉnh loại Seawolf với những đặc tính tổng quát: Chiều dài 353 feet (107,6 met), chiều rộng 40 feet (12,2 met), trang bị hỏa tiễn Tomahawk, thủy lôi loại MK48 với 8 ống phóng.

* 4 tiềm thủy đỉnh loại Virginia và đang chế tạo thêm 6 tiềm thủy đỉnh với những đặc tính: chiều dài 377feet (114,8 met), chiều rộng 34 feet (10.4 met), trang bị hỏa tiễn Tomahawk với 12 ống phóng thẳng đứng (Vertical Launching System), thủy lôi MK48 với 4 ống phóng.

Tomahawk là loại hỏa tiễn dùng để tấn công các mục tiêu trên mặt đất với nhiều loại đầu đạn, từ đầu đạn qui ước TLAM-C với 450 kg chất nổ, bom chùm TLAM-D (bomblet-dispensing) đến đầu đạn nguyên tử TLAM –A (200 kT) hoặc TLAM-N. Hiện nay, đầu đạn nguyên tử bị cấm do Thỏa Ước SALT. Tomahawk cũng là hỏa tiễn chống chiến hạm TASM (Tomahawk Anti-Ship Missile), chiều dài căn bản: 5,56 mét, đường kính: 0,52 mét, tốc độ 880 km/h, tầm xa: 2.500 km, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) tối tân hướng dẫn hỏa tiễn đánh trúng mục tiêu sai biệt khoảng 10 mét.

Hoa Kỳ là một siêu cường kinh tế và quân sự, diện tích hàng thứ ba thế giới (9.826.630 km2) nằm trên vùng ôn đới của lục địa Bắc Mỹ Châu. Lãnh thổ Hoa Kỳ ngăn cách với cựu lục địa (Á, Âu, Phi) nơi thường xảy ra những những xáo trộn, bằng hai đại dương: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Tuy nhiên các giới chức chính trị, quân sự, kinh tế nước Mỹ đều nhận thức rõ rệt rằng gần ba phần tư địa cầu bị nước bao phủ, các đô thị đông đúc dân cư đều sống trong vòng vài trăm dặm kể từ bờ biển và nhất là 90% thương mại thế giới đều đi qua đường biển.


 title=
Máy bay ném bom tàng hình b2 Spirit

Trải qua kinh nghiệm của hai trận thế chiến, chiến tranh lạnh, chiến tranh khủng bố và dự liệu đến sự tồn tại và phát triển mai hậu trong khung cảnh thế giới ngày càng mở rộng, Hải Quân Hoa Kỳ được quan tâm và đầu tư đúng mức là một lực lượng bảo vệ đất nước, chiến thắng các cuộc chiến tranh phù hợp với việc ngăn chận chiến tranh. Quan niệm rằng sự an ninh, sự phồn vinh của nước Mỹ được gia tăng song hành với những quốc gia khác cũng trong những lĩnh vực nầy, Hải Quân Mỹ cam kết sẽ là lực lượng bảo vệ hữu hiệu những quyền lợi sinh tử của nước Mỹ ngay cả khi liên kết với quốc gia khác để gia tăng sự thịnh vượng chung trải khắp địa cầu.

Xuyên qua chiến lược của Hải Quân Hoa Kỳ phản ảnh phần lớn chính sách chung của Hiệp Chủng Quốc, các bạn trẻ Việt Nam khắp nơi trên thế giới, nếu bỏ bớt thì giờ để ưu tư; các bạn sẽ suy nghĩ như thế nào và quyết tâm ra sao khi đối diện với tương lai của nòi giống, lãnh thổ và Biển Đông?

Đỗ Hữu Long
Tháng 12 năm 2011

**************
Để tưởng nhớ hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974