Sunday, February 2, 2014

Xác định giá trị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Bởi Trần Đỗ Cung dịch
Vài lời của người dịch.

Tôi được một bạn trẻ Không Quân giới thiệu và Tiến Sĩ Lewis Sorley liên lạc gửi cho tôi bài diễn văn ông đã đọc tại Đại Học Kỹ Thuật Texas TTU về đề tài Reassessing ARVN. Ông có ý muốn nhờ tôi phiên dịch bài này ra để phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Mỹ gốc Việt. Tôi đã đọc kỹ bài thuyết trình giài 32 trang, nhận thấy rất bổ ích về phương diện sử liệu và nhân bản và đã chấp thuận đề nghị.

Trong bài thuyết trình Tiến Sĩ Sorley đã dùng nhãn quan của một quân nhân và một trí thức khoa bảng để thẳng thắn bênh vực quân đội Việt Nam trong một thời kỳ chiến đấu cam go gian khổ nhất của nước nhà.

Ông đã dầy công nghiên cứu các tài liệu đã bạch hóa hầu đưa ra những nhận xét rất xác đáng về khả năng, lòng quả cảm và sự chịu đựng tột cùng của các chiến sĩ chiến đấu cho một nước Việt Nam tự do trước những búa rìu bất công của các lực lượng phản chiến và thiên tả Mỹ Quốc. Những tên tuổi lớn ông đưa ra như Đại Sứ Ellsworth Bunker, Đại Tướng Creighton Abrams, Thiếu Tướng James L. Collins, Đại Tướng Tham Mưu Trưởng Lục Quân Harolk K. Johnson, Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara, trùm CIA William Colby, Sir Thompson, Tướng John Paul Vann, Tướng Tiếp Vận Việt Nam Đồng Văn Khuyên, Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tướng Cộng Sản Võ Nguyên Giáp, Lê Trọng Tấn vv là những nhân vật và dẫn chứng lịch sử trong giai đoạn nhiễu nhương và đau đớn ê chề cho đất nước và tất cả chúng ta.

Nói về chiến dịch Hạ Lào Lam Sơn 719 ông đã đưa ra những con số cho thấy địch quân đã bị thiệt hại nặng nề và quân ta tuy không thắng trận nhưng đã không thất bại như bọn chủ bại bên Mỹ đã rêu rao. Tôi được biết viên Trung Tướng cộng sản chỉ huy chiến dịch là Trung Tướng Phạm Hồng Sơn, tên thật là Phạm Thành Chính là một sinh viên luật cùng thời với tôi và cùng ở Đại Học Xá Bạch Mai. Anh ta là anh em đồng hao với Võ Nguyên Giáp, cùng là con rể nhà học giả Đặng Thái Mai, lấy con út ông Mai là nhà văn và nhà giáo Đặng Anh Đào. Hiện tại Tướng Phạm Hồng Sơn đã 84 tuổi, đã lãng trí và cũng đã ra rìa như Giáp tuy được cấp một biệt thự lớn ở đường Lý Nam Đế Hà Nội.

Có cả năm trang dành cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Trước hết tôi phải nói rằng tôi cũng như nhiều đồng hương đã không mấy có thiện cảm với ông Thiệu. Riêng tôi lại có một điều hận trong lòng khi ông ta cho tôi là đàn em của Nguyễn Cao Kỳ. Năm 1948 khi tôi vào Sài Gòn với mấy bạn Đại Việt Nguyễn Tất Ứng, Nguyễn Đình Tú tôi đã được đưa đến thăm ông Nguyễn Văn Kiểu là anh lớn của ông Thiệu ở đường Kitchener. Ông Kiểu là một đảng viên Đại Việt miền Nam , người rất hiền hậu và trung thực làm chủ một cửa hàng bán nước mắm ở đó và chúng tôi đã trở thành khá thân thiết. Hồi tôi nhận chức thứ ủy Tổng Cuộc Trưởng Tiếp Tế trong chính phủ Nguyễn Cao Kỳ mà không có nhân viên phòng sở thì tôi đã được tạm dùng bàn giấy của ông Kiểu ở Trụ Sở Liên Minh Á Châu Chống Cộng số 122 trên đường Hồng Thập Tự. Sau khi tôi rời TCTT, lúc ông Thiệu lên làm tổng thống thì ông Kiểu đã đưa ý kiến cho chú em là “Tám, tại sao không dùng anh Cung” thì được một câu trả lời lạnh lùng, “Cung là tay chân đao búa của Nguyễn Cao Kỳ”. Nghe vậy tôi cho là một sỉ nhục. Vì coi tôi như là một lũ điếu đóm xun xoe mạt chược, nhậu nhẹt, ăn tục nói phét xung quanh ông Kỳ thì hơi quá!

Trong phần dành cho ông Thiệu tôi thấy thương ông ta khổ tâm nhiều trong thời kỳ mười năm nắm vận mệnh quốc gia, đương đầu với Mỹ, với đe dọa đảo chính và với tình hình đa đoan của nước nhà. Được đọc bài phỏng vấn cựu phụ tá thân cận Nguyễn Văn Ngân của Trần Phong Vũ tôi càng nhìn rõ sự cô đơn của một lãnh tụ thông minh, mưu trí nhưng sinh bất phùng thời. Và tôi càng thông cảm nỗi bất hạnh của ông để đặt câu hỏi “một người khác nắm quyền có khá hơn không hay là chúng ta lại phải trải qua một bất hạnh lớn hơn không”?

Trần Đỗ Cung (Prunedale, tháng 10, 2006)

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ QUÂN LỰC VNCH

Trong một cuộc chiến dai dẳng và khó khăn không một ai có thể nhìn rõ khả năng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hôm nay tôi trình bày vấn đề này dưới nhiều khía cạnh trong tám mục chính và hai phụ khoản.

Chính Phủ Việt Nam cấp các huy chương tham chiến cho quân nhân Mỹ. Đặc biệt thấy gắn trên băng biểu chương một thẻ kim khí khắc “1960…” Người ta đã không ghi niên điểm cuối cùng bởi lý do dễ hiểu; tuy nhiên ta có thể xem 1960 là khởi điểm vì đó là mốc đánh dấu sự gia tăng tham chiến của Mỹ cho đến ngày quân đội Mỹ lên cực điểm. Trong giai đoạn này chúng ta có một cái nhìn tổng thể về thành tích của quân đội Việt Nam từ 1960 cho đến 1975.

Vài năm trước đây tôi đã viết một bài nhan đề “Dũng Cảm Và Xương Máu” để phân tích thành quả quân đội Việt Nam trong vụ tấn công tháng Tư 1972. Bài đã được đăng trong báo Parameters của trường Đại Học Quân Sự. Hồi còn sinh thời ông Douglas Pike đã bình luận trong một ấn bản Indochina Chronology như sau: “Đã có cố gắng chậm chạp nhưng liên tục điều chỉnh và cứu vãn danh dự của ngưới quân nhân Việt Nam từng bị nhục mạ bởi bọn phóng viên truyền hình thương mại ngu dốt và cánh trí thức thiên tả. Bài của ông Sorley đã xét lại lịch sử và ông ta lập luận vững vàng trong lãnh vực này”

Tôi vẫn tri ân lời khuyến khích ấy và ước gì Giáo Sư Pike còn hiện diện để thấy các tài liệu lịch sử hiện hữu chứng minh sự dũng cảm đưa đến trưởng thành và thành tựu của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Chỉ vì nước chúng ta không thực thi cam kết cho Nam Việt trong khi phe cộng sản vẫn tiếp tục và đều đặn gia tăng yểm trợ Bắc Việt nên đồng minh bất hạnh của chúng ta mới bị tràn ngập và thua trận.

Cho đến nay chưa bao giờ có một cố gắng định mức toàn diện sự tiến triển và thành tích của quân đội Việt Nam trong những năm bành trướng. Trong thời giờ hạn hẹp ở đây tôi chỉ mong điều chỉnh phần nào sự khiếm khuyết, bất công và nhiều lúc sai lạc mỗi khi bàn đến QLVNCH tuy đó là một thái độ khôn ngoan cho đến nay.

Chúng ta rất thiếu hiểu biết về cuộc chiến Việt Nam mặc dầu nó đã kết thúc ba mươi năm qua. Là vì những người phản chiến hoặc ít nhất chống sự tham dự của chính mình đã mô tả mọi khía cạnh qua một lăng kính xấu và nhiều khi đã nói sai sự thật. Ông James Webb vạch mặt giới truyền thông, trí thức và Hollywood là những nhóm đã “có lợi khi làm cho cuộc chiến bị xem là không cần thiết hay không thắng được”. Và vì họ điều khiển dư luận nên họ đưa ra những lập luận sai lầm ngay cả khi chiến tranh kết thúc đã ba mươi năm. Những lập luận thật sai lạc, đi từ thóa mạ người lính Việt trong một quá trình chiến đấu cam khổ cho đến Jane Fonda hạ nhục những tù binh Mỹ là bọn láo khoét hoặc đạo đức giả khi nói rằng họ đã bị tra tấn hay hành hạ trong lúc bị giam cầm. Đã đến lúc ta phải bỏ thái độ tiêu cực, lắm khi mạt sát và cố tình dùng chính trị để đổ lỗi cho quân đội Việt Nam trong hầu hết các tranh luận.

PHẦN 1: QUÂN ĐỘI VIỆT NAM LÚC ĐẦU

Đây là giai đoạn mà chúng ta chủ động trong khi Việt Nam bị đẩy ra ngoài lề với nhiệm vụ bình định (mà đây chính cũng là một khía cạnh của chiến tranh và bộ chỉ huy Mỹ đã quên lãng). Bởi vậy họ không được cấp những vũ khí mới cũng như được trợ chiến cần thiết.

Phần đông chúng ta và ngay cả một số người Mỹ phục vụ tại chỗ đều chỉ trích quân đội Việt Nam trong thời kỳ ấy. Họ đã không lưu ý đến một số yếu tố ảnh hưởng nặng nề lên tình trạng đó. Quân cụ Mỹ cung cấp đều là những thứ lỗi thời từ Thế Chiến II, nhất là các súng trường M-1 vừa nặng vừa cồng kềnh với tầm vóc người Việt. Trong khi đó thì kẻ thù đã được Nga-Tầu trang bị đầy đủ súng AK-47.

Thiếu Tướng James L. Collins đã trình bầy về tình hình quân đội Việt Nam như sau, “Năm 1964 địch quân đã bắt đầu xử dụng AK-47, một loại súng tân tiến, tự động và rất bén nhậy. Trái lại lực lượng bạn vẫn dùng loại khí cụ phế thải của Thế Chiến II…” Rồi từ năm 1965 khi quân Mỹ lần hồi gia tăng nhập cuộc thì nhu cầu chiến tranh về phía bạn lại càng bị đẩy lui vào hậu trường”.

Do đó các đơn vị Việt luôn luôn bị địch quân áp đảo trong thế đánh không cân xứng. Đại Tướng Fred Weyand khi thuyết trình mãn nhiệm chỉ huy Đệ Nhị Lộ Quân đã nói rõ, “Sự chậm trễ cung cấp khí giới và quân cụ mới cho Việt Nam , ít nhất ngang với sự yểm trợ của Nga Tầu cho quân địch làm cho quân bạn yếu kém”.

Chỉ từ khi Đại Tướng Creighton Abrams nhận chức tư lệnh phó Quân Lực Mỹ vào hồi tháng Năm 1967 người ta mới bắt đầu chú ý đến quân Nam Việt. Tướng Abrams điện ngay cho Đại Tướng Tham Mưu Trưởng Harold K. Johnson như sau. “Tôi thấy ngay là quân lực Mỹ tại đây cũng như bên chính quốc chỉ nghĩ trước tiên đến hành quân Mỹ và yểm trợ các đơn vị Mỹ. Do đó chương trình cung cấp chiến cụ cho Việt Nam đã ít ỏi mà lại còn không được thi hành một cách tích cực và cấp tốc như đối với quân Mỹ. Rõ ràng chúng ta có trách nhiệm lớn với quân bạn. Công việc phải làm ngay và tôi đang bắt tay cấp kỳ vào việc”!

Ngay khi nhậm chức, Tướng Abrams liền gia tăng lực lượng Việt Nam, nhất là cung cấp các súng M-16. Trong trận tấn công Tết Mậu Thân 1968 ông đã đưa được M-16 vào tay Nhẩy Dù và các đơn vị tiền tiến khác. Tuy nhiên phần đông vẫn bị lép vế đối với Cộng Sản. Trung Tướng Chỉ Huy Tiếp Vận Đồng Văn Khuyên nhắc lại rằng, “Trong Vụ Tềt Mậu Thân người ta nghe rõ tiếng sắc bén liên hồi của AK-47 trong Sài Gòn cũng như các thị trấn khác, như là một diễu cợt khôi hài cho các phát súng lẻ tẻ Garant và Carbine trong tay hoảng hốt của quân ta”!

Tuy vậy quân Việt vẫn đẩy lui địch quân một cách bất ngờ và dũng cảm. Báo Time đã viết: “Nhiều người Mỹ đã ngạc nhiên và Công Sản đã đau đớn sửng sốt thấy quân đội Việt Nam đã tức tốc đương đầu và chiến đấu ngang tàng can đảm khác hẳn dự đoán”. Nhưng không thấy ai đề cập đến sự chênh lệch khí giới của đôi bên.

Tháng Hai 1968 Tướng hồi hưu Bruce C. Clarke đi thăm Việt Nam và viết một tờ nhận định được Đại Tướng Early Wheeler chuyển đến tay Tổng Thống Johnson. Tướng Clarke nói “các đơn vị Việt còn bị chi phối bởi một chương trình quân viện nghèo nàn, kể cả khí giới cá nhân. Điều này ảnh hưởng lớn đến tinh thần và thành quả của binh sĩ. Quân sỹ cảm nhận rõ khi họ không được trang bị đầy đủ”!

Tổng Thống Johnson liền mời Tướng Clarke đến văn phòng đàm luận thêm. Và sau đó ít ngày “viên phụ tá tổng thống điện thoại báo cho tôi là Tổng Thống Johnson đã ra lệnh gửi ngay 100,000 súng M-16 cho quân VNCH”. Tổng thống đã nhấn mạnh trong bài diễn văn lịch sử ngày 31 tháng Ba 1968, “Chúng ta sẽ nhanh chóng tăng viện cho quân đội Việt Nam để đáp ứng sự gia tăng hỏa lực của địch quân”.Thật là kịp thời.

Tướng Clarke trở lại Việt Nam vào tháng Tám 1969 để thấy “lực lượng VNCH đã có 713,000 khẩu M-16 cùng với các khí giới khác và họ đã tiến bộ nhiều kể từ Tết Mậu Thân”. Hiện nay họ và các lực lượng diện địa đều đã có súng cá nhân tối tân luôn cả phóng lựu M-79, súng máy M-60 và các đài vô tuyến AN/PRC-25 như quân đội Hoa Kỳ.

Các sư đoàn Mỹ được trang bị tối tân và nhiều hơn phía Việt Nam nên khả năng tác chiến cũng gấp bội. Tùy viên của Tướng Abrams đã nhấn mạnh là Đại Tướng đã nghiên cứu so sánh khả năng tác chiến giữa sư đoàn Mỹ và Việt Nam để thấy chênh lệch hỏa lực 16 lần. Tướng Abrams dùng dữ kiện này để tìm cách tăng viện cho các sư đoàn VNCH. Phía VN còn bị kém hơn nữa vì lúc đầu các yểm trợ chiến trường đều ưu tiên cho quân Mỹ, như oanh tạc B-52, xử dụng trực thăng, chiến đấu cơ cận chiến và chuyển quân giữa chiến địa.

Tướng Abrams nói thêm là trong lần tấn công thứ ba vào tháng Tám và Chín 1968 quân VN đã hạ được nhiều địch quân hơn cả tổng số của Đồng Minh. Họ cũng chịu nhiều tổn thất nhân mạng hơn theo số kiểm chứng cũng như theo ước tính với phân số ta và địch tử vong. Ông nói với Tướng Wheeler rằng đó là vì thật sự quân đội VN không được yểm trợ như quân đội Mỹ cả về phẩm lẫn lượng (trọng pháo, không tập chiến thuật, không pháo và trực thăng vận). Bởi vậy việc chỉ trích quân đội VN trong thời kỳ đầu thiếu khách quan. Thiếu khí giới cần thiết trước một địch quân hùng hậu hơn lại còn bị đẩy xuống vai trò thứ yếu trong nhiều năm đã không cho họ cơ hội tăng tiến kinh nghiệm chiến đấu.

Về sau ông Robert McNamara từng là Bộ Trưởng Quốc Phòng và chủ động chiến tranh đã viết một cách hời hợt về phía Việt Nam . Ông đã bị William Colby sửa lưng như sau, “Ông không có quyền nói xấu những người Việt đã đem xương máu chống cộng sản trong khi đại cường Mỹ đã phủi tay chỉ vì lỗi lầm của McNamara. Mục đích hết sức cao đẹp nhưng Hoa Kỳ đã thua với McNamara và phần lớn là vì hắn”!

PHẦN 2.- TẾT 1968

Chiến trận xẩy ra khắp nơi hồi Tết 1968 là một thử thách lớn cho Quân Đội VNCH. Nhiều người đã sửng sốt chứng kiến một thành tích vượt bực. Khi đi nhận giải Thayer tại trường Westpoint Đại Sứ Ellsworth Bunker lên diễn đàn ca ngợi chiến tích ấy. “Mặc dầu Quân Đội VN ít hơn nhưng họ đã chiến đấu vượt bực. Đại Tướng Abrams đã nói họ chiến đấu ngoài sức tưởng tượng của họ. Đã không có nổi dậy, không có đào ngũ và chính quyền vẫn nguyên vẹn. Trái lại họ phản ứng cấp kỳ, mạnh mẽ và đích đáng; họ chiến đấu với tối đa sức mạnh”.

Thành tích vượt bực của quân đội VNCH trong trận Tết Mậu Thân 1968 rất cần thiết cho tương lai Việt Nam . Đại Sứ Bunker nói tiếp :”Kết quả là cả một chuỗi diễn tiến làm cho chính phủ Việt Nam vững mạnh, dân chúng tin tưởng hơn khả năng đương đầu với địch và chính quyền thấy sẵn sàng gánh vác vai trò chiến đấu hơn”.

Ông John Paul Vann cũng đồng ý nói trong năm 1972 rằng “Tết Mậu Thân đã làm cho chính phủ Nam Việt gia tăng kiểm soát lãnh thổ, tổng động viên nhân lực để có đủ quân số trám vào khi quân Mỹ rút lui và gia tăng lực lượng địa phương bảo dảm sự hiện diện chính quyền trung ương tại các vùng thôn quê”.

Lúc Đại Tướng Abrams nhận chức chỉ huy lực lượng Mỹ tại Việt Nam thì xẩy ra vụ tấn công thứ ba của cộng sản vào mùa Thu 1968. Ông điện cho Đại Tướng Earle Wheeler và Đô Đốc John McCain, “Tôi phải kết luận rằng việc quân Việt Nam đã giết nhiều địch trong vòng sáu tuần lễ hơn cả quân Đồng Minh chứng tỏ tiến bộ lãnh đạo và tinh thần xung kích của họ. Họ phải trả một giá rất cao về tử vong và tôi cho phần lớn là vì không được yểm trợ đúng mức. Do đó cần phải nhanh chóng tăng viện khí giới cho họ”.

Trong cuộc họp thượng đỉnh ở Midway vào tháng Sáu 1969 chưong trình nghị sự chú tâm đến bành trướng và tăng quân viện cho quân lực Việt Nam . Quân số tăng lên 820,000 rồi lại đưa lên đến 1.1 triệu người đã được ký kết. Ngoài ra, theo ghi nhận của Thiếu Tướng Trần Đình Thọ, còn thỏa thuận trang bị thêm M-16, đại liên M-60 và hỏa tiễn LAW. Vậy thấy rằng ngay lúc ấy mà còn bàn đến M-16 thì quân Việt đã phải chiến đấu từ lâu ở thế kém với một địch quân hùng hậu.

PHỤ ĐÍNH - VÀI SO SÁNH

*Đã có 50 người đào ngũ mỗi ngày dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng Tư Lệnh. Đó là trường hợp Đại Tướng George Washington ở Valley Forge trong mùa Đông 1777-1778.

*Đã phải đưa đại pháo ra đường dẹp phiến loạn chống động viên. Đó là lúc Tổng Thống Abraham Lincoln đã phải quyết định ở Nữu Ước hòi tháng Tư năm 1865 trong cuôc nội chiến Nam Bắc.

*Trong trận chiến cuối cùng đã chỉ có nửa quân số tham dự vì tệ nạn đào ngũ. Đó là trường hợp Đại Quân Potomac của Tướng George Meade ở Gettysburg. “Ông ta hy vọng có 160,000 binh sĩ nhưng chỉ vỏn vẹn được 85,000 vì 75,000 lính đã đào ngũ. Trong cuộc Nội Chiến Mỹ, tỷ lệ đào binh của Liên Quân là 33% trong khi bên kia còn hơn nữa ở mức 40 phần trăm”.

*Trong cuộc tổng xung kích một nửa số binh sĩ trong các sư đoàn đã kháng lệnh. Đó là trường hợp Quân Đội Pháp năm 1917 làm cho tòa án binh đã phải kết tử hình 554 quân nhân trong số ấy 49 người đã bị hành quyết.

*Đặc biệt có trường hợp một số đơn vị đã tháo chạy; đó là trong Thế Chiến II khi Đại Đội K thuộc Sư Đoàn 25 Mỹ đã bỏ chạy toán loạn. Sử gia Geoffrey Perret ghi, “Hiếm thấy một sư đoàn Mỹ nào không có tình trạng đại đội bỏ ngũ như vậy”.

*Nói đến một đơn vị mà tư lệnh sư đoàn bị cách chức, bốn phụ tá chính bị loại, hai tiểu đoàn trưởng bị bắt sống và chín tiểu đoàn trưởng khác bị thay thế. Đó là Sư Đoàn Mỹ 36 tại Salermo trong Thế Chiến II.

*Luôn luôn pháo kích, ám sát, bắt cóc và áp đảo thường dân vô tội là việc làm của Cộng Sản trong suốt cuộc chiến.

*Giết hại thường dân vô tội như trong trường hợp Thủy Bồ và Mỹ Lai là thành tích xấu xa của quân Mỹ trong những năm 1967-1968.

Ta có thể kể ra nhiều trường hợp tương tự. Điểm nên nhớ là nếu đem so sánh với các lực lượng đương thời hoặc theo lịch sử ghi nhận thì QLVNCH đã chiến đấu ngang tàng và xứng đáng trong suốt cuộc chiến. Đó là một điểm son không bao giờ được nhắc tới.

Có rất nhiều tài liệu ghi sự dũng cảm và thiện chiến của QLVNCH, tuy nhiên các nhà viết sử không chú ý đến và các phóng viên báo chí thì lờ đi. Trong Văn Khố Quôc Gia có hàng ngàn huy chưong Hoa Kỳ cấp cho quân sỹ Việt Nam vì thành tích phục vụ quả cảm.

Quá trình đẹp đẽ ấy lại càng đáng nể hơn nếu ta nghĩ rằng người lính Việt đã tham chiến từng nhiều thập niên và phần đông đã hy sinh cả quãng đời thanh niên của họ. Một người Mỹ đã nói rất chí tình, “Quân nhân Việt không có DEROS (ngày được trở về) như lính Mỹ chỉ phục vụ một năm ở Việt Nam . Họ chiến đấu không ngừng nghỉ năm này qua năm khác với một sức chịu đựng và lòng nhiệt thành không tưởng tượng được. Ngay sau khi cộng sản thắng trận phần đông lại còn chịu giam cầm hàng chục năm trong các trại lao cải nghiệt ngã”.

PHẦN BA - ĐỊA PHƯƠNG QUÂN

Sau vụ Tết Mậu Thân 1968 Bộ Tư Lệnh Mỹ thay đổi. Đại Tướng Creighton Abrams lên thay Đại Tướng Westmoreland và đổi quan niệm về cuộc chiến và phương pháp hành xử. Tướng Abrams nhấn mạnh “chiến tranh toàn diện” gồm cả hành quân, bình định và gia tăng khả năng QLVNCH theo một quy trình cấp bách ngang với chiến trận.

Chiến thuật cũng thay đổi từ quan niệm “truy và diệt” qua “bình định và giữ đất”. Có nghĩa là khi địch bị đẩy ra khỏi vùng có dân thì quân đội phải đóng lại chớ không rút đi cho địch trở lại. Do đó Địa Phương Quân được phát triển tối đa để phụ trách an ninh và bình định lãnh thổ.

Trung Tướng Nguyễn Duy Hinh cho sự phát triển và nâng cao các lực lượng địa phương là việc làm quan trọng nhất của Mỹ. Đại Tướng Ngô Quang Trưởng nhận định rằng kết quả bình định xã ấp, gia tăng số dân sống dưới chính quyền và an toàn giao thông là công của lực lượng địa phưong quân và nghĩa quân.

Tháng Năm 1967 khi Đại Tướng Abrams đến Việt Nam thì quân lực VN gồm có Lục Quân, Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến và Không Quân. Ngoài ra còn có những lực lượng diện địa bao gồm Địa Phương Quân và Nghĩa Quân phụ trách an ninh lãnh thổ. Tỉnh Trưởng chỉ huy Địa Phương Quân còn Nghĩa Quân đặt dưới quyền Quận Trưởng. Các lực lượng này trú đóng tại địa phưong của họ và thực hiện mục tiêu “càn quét và giữ đất”. Vào năm 1970 đã có 550,000 quân số, nghĩa là một nửa QLVNCH.

Một trùng hợp, đêm hôm trước Bing West và một nhân vật nữa đã lên kênh PBS “Giờ tin tức với Jim Lehrer” để thảo luận về tình hình Iraq . Một người đã nói đến quan niệm “càn quét và giữ vững” của Condoleza Rice. Nếu ta tìm nguồn gốc quan niệm này thì hẳn phải kể Lực Lượng Diện Địa Nam Việt, Đại Tướng Abrams, Đại Tướng Harold K. Johnson và bản nghiên cứu PROVN (chương trình bình định và phát triển Nam Viêt) của Đại Tá Jasper Wilson.

Ngay từ tháng Mười 1968 ông William Colby làm phụ tá Bính Định cho Tướng Abrams đã giải thích tầm quan trọng của các lực lượng ấy. “Để bảo vệ an ninh lãnh thổ chúng ta chú trọng đến tăng tiến Địa Phưong và Nghĩa Quân, lên ngót một nửa toàn thể quân số. Chúng ta đã bắt đầu ngay từ tháng Mười vừa qua. Trong một buổi thuyết trình Đại Tướng Abrams đã nhấn mạnh ba mươi điều phải làm trong đó có việc cử các toán nhỏ cố vấn quân sự đến các Đại Đội Địa Phương Quân và các Trung Đội Nghĩa Quân. Ta đã có 250 toán năm người rải rác khắp mọi nơi”.

Ba tháng sau ông Colby đã thấy sự tăng tiến nhanh chóng huấn luyện và vũ khí cho các đơn vị ĐPQ cũng như NQ. “Dã có 91,000 binh sĩ nhiều hơn năm ngoái. Khoảng 100,000 người đã được trang bị súng M-16 và 350 toán cố vấn đã sống và làm việc với các đơn vị ĐPQ và NQ”. Ngay khi lãnh chức Tư Lệnh Đại Tướng Abrams đã thẳng thừng chuyển các súng mới cho họ. Ông nói trong bài thuyết trình tháng Tám 1968, “Trong một năm ĐPQ và NQ được ưu tiên hàng đầu và nhận súng M-16 trước cả Lục Quân. Cũng như mọi việc, tôi đã bỏ vào quỹ-tiết-kiệm-lính với lãi xuất 10 phân. Trời Đất ơi, chúng ta đã đầu tư vào đây và đó là việc phải làm, ưu tiên tối đa trên tất cả mọi thứ”!

ĐPQ và NQ gia tăng khả năng và thành tích của họ và phải được ghi công đầu. Trong buổi thuyết trình WIEU (dự đoán tình báo hàng tuần) cho quan khách Tướng Abrams nói, “Điều tôi quan tâm nhất là vai trò của ĐPQ và NQ trong chiến cuộc luôn bị quên lãng. Người ta chỉ thường nói đến QLVNCH trong khi đã lâu nay ĐPQ và NQ gánh chịu nhiều tổn thất và đã giáng cho quân địch nhiều đòn chí tử. Tôi nói thẳng, nếu ta muốn nói đến an ninh cho dân thì đây mới là phần việc lớn”!

Cùng một lúc, ông nói rõ ràng về thành tích của các đơn vị này. “Tôi không biết có nên trang bị thêm các đại đội Lục Quân không. Nếu có thêm nhân số thì tôi nghĩ đem đầu tư vào các lực lượng diện địa này có lợi hơn”.

Cuối năm 1969, khi nhìn biểu đồ tình hình trong ba tháng vừa qua ghi rõ ai đã đem lại nhiều thành quả nhất về khí giới, tử vong, Tướng Abrams đã nói: “Thật rõ ràng và đúng. Số địch bị giết, khí giới thu được, hầm bí mật phát hiện, vv, thì QĐVNCH vẫn giữ nguyên tỷ lệ 27/28% trong khi tỷ lệ của Đồng Minh sút giảm. Sự chênh lệch là do các lực lượng địa phương và đã xẩy ra từ tháng Tám vừa qua”.

Một người trong cừ tọa nói lớn, “Đó là tính chất của cuộc chiến”!.

Tướng Abrams trả lời ngay, “Đúng lắm! Tôi luôn luôn hỏi lợi nhuận thu được từ 100,000 súng M-16 như thế nào? Như vậy hả? Vâng ta đã bắt đầu thấy kết quả”!

Ông Bill Colby cũng nhận xét rằng trong tháng Bẩy 1970 lực lượng địa phương cũng bảo vệ được súng của mình. Tỷ lệ khí giới mất đối chiếu với vũ khí thu được là một trên ba, khác hẳn tình trạng năm năm trước đây.

Tướng Abrams nói thêm: “Các Lực Lượng Địa Phưong, các con sóc ấy tiến tới rất vững vàng. Một tình trạng đã được duy trì lâu nay là ĐPQ và NQ đã gánh chịu phần lớn trách nhiệm chiến tranh”.

Các sĩ quan cao cấp Việt Nam cũng nhìn nhận như Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, “Các ĐPQ và NQ đã lần hồi gỡ bỏ mặc cảm của một phụ lực quân để trở thành các binh sĩ chính quy và là một bộ phận chính của bộ máy chiến tranh”! ĐPQ tăng tiến về phẩm cũng như lượng đã được các nhân vật bình luận khắt khe như Tướng Julian Ewell khen tặng, “Họ là mũi nhọn trên chiến trường”!

PHẦN 4 .- NHỮNG VẤN ĐỀ NHỨC NHỐI

Có ba vấn đề luôn luôn khó khăn cho QLVNCH trong suốt chiến tranh là, thiếu cán bộ lãnh đạo giỏi, tình trạng tham nhũng lan rộng và đào ngũ.

Có lãnh đạo với đầy đủ khả năng chỉ huy là một vấn nạn cho QLVNCH trong suốt cuôc chiến. Với sự gia tăng quân số đến 1.1 triệu người tình trạng lại càng trầm trọng hơn. Sự thất thoát cấp chỉ huy của các đon vị nhỏ lại càng làm cho vấn đề tệ hại khi quân số gia tăng.

Công việc huấn luyện và các kế sách tuyển mộ các chỉ huy mới rồi đôn họ lên theo chiến tích thật là nhọc nhằn và khó khăn. Sau chiến dịch Lam Son 719, Đại Tướng Abrams tham dự một cuộc duyệt binh tại Huế đã nói, “Thật là một việc đáng ghi. Họ đôn quân, HSQ được thăng lên, HSQ lên thành Chuẩn Úy, Chuẩn Úy lên Thiếu Úy. Tổng Thống Thiệu tuyên bố rằng đó là việc nhỏ với 5,000 thăng cấp, mà thăng cấp mặt trận”.

Tướng Abrams rất thích: “Đó là chuyện đã xẩy ra ở Lào. Không có cách gì tốt hơn trong quân đội là đi vào hàng ngũ lựa chọn những phần tử chiến tích thích đáng mà đôn lên”. (Cũng như vậy đối với các viên chức tại Trung Tâm Huấn Luyện Vũng Tàu hầu giúp họ tăng tiến khả năng quản trị và lãnh đạo trong công việc).

Vài vị chỉ huy Việt Nam đã không ngớt chỉ trích khả năng lãnh đạo của mình. Đại Tướng Cao Văn Viên đã viết trong cuốn sách của ông như sau, “Trong thời gian tôi phục vụ ở cương vị tổng tham mưu trưởng tôi đã chứng kiến sự thành công cũng như thất bại của khả năng lãnh đạo của chúng ta. Mặc dầu chúng ta đã cố gắng tối đa nhưng vẫn không đủ trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước”.

Sự đào ngũ trong các sư đoàn là một căn bệnh trầm trọng của QLVNCH. Tuy nhiên không phải đào ngũ theo phe đich nhưng phần lớn là để tránh ra trận hay để về nhà. Đó là một việc khác hẳn phía địch khi phần đông những đào binh quay về hàng ngũ quân ta. Trái lại đào binh ta thường trở lại ngũ tại địa phương. Theo Anthony Joes đó là sự hoán chuyển từ quân đội chính quy về địa phưong quân mà tỷ lệ đào ngũ gần như không có mặc dầu số tử vong cao hơn quân chính quy.

Tham nhũng là một nhược điểm nữa không bao giờ gột tẩy được mặc dầu ảnh hưởng lên chiến cuộc không mấy quan trọng như ngưới ta thường kêu la. Tuy nhiên Đại Tướng Cao Văn Viên đã kết luận như sau: “Tham nhũng không phải yếu tố đưa đến sự xụp đổ của chế độ nhưng chắc chắn nó gây ảnh hưởng tệ hại đến trình độ binh nghiệp và như vậy làm suy nhược khả năng chiến đấu”.

Ông Tom Polgar của CIA nhận định xác đáng rằng tham nhũng không thể lật đổ một quốc gia cũng như trường hợp Phi Luật Tân, Nam Hàn hay Thái Lan. “Nước nào mà không trả công tương xứng cho viên chức đều có tham nhũng, đó là một quy luật. Tuy nhiên tham nhũng bòn rút hết tiêm lực quốc gia khi có ngoại xâm”.

Đại Tá William LeGro đã ở lại đến những ngày cuối cùng với DAO (Cơ Quan Tùy Viên Quốc Phòng) đồng ý. Ông nói: “Tham nhũng không làm cho sụp đổ. Sự giảm thiểu viện trợ Hoa Kỳ đến con số không là đáp số”. Ông ta nói thêm: “Chúng ta đã đối xử một cách xấu xa bỉ ổi với bạn Việt Nam của chúng ta”.


PHỤ ĐÍNH - NGUYỄN VĂN THIỆU.

Phần này bàn về cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Tư Lệnh Tối Cao QLVNCH.

Tổng Thống Thiệu lãnh đạo quốc gia trong một thời kỳ ngặt nghèo nhất. Trong khi chiến đấu chống ngoại xâm và nội loạn được Nga Tầu yểm trợ tối đa, ông đã đặt các cơ cấu dân cử từ trung ương cho đến hạ tầng xã ấp. Ông đã gia tăng quân đội và với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, ông đã tăng tiến phẩm chất quân lực để thay thế quân Mỹ. Ông trực tiếp lãnh đạo chương trình bình định nông thôn và phá vỡ hệ thống khủng bố đe dọa dân quê. Ông thực thi một chính sách cải cách ruộng đất đáng khen, phân phát cho 400,000 nông dân 2 triệu rưỡi mẫu ruộng, và tổ chức bốn triệu dân thành một lực lượng dân vệ với 600,000 khẩu súng.

Trong sáu năm phục vụ Đại Sứ Ellsworth Bunker thường xuyên tiếp xúc với Tổng Thống Thiệu và đã nhận xét xác đáng về con người cùng khả năng của ông ấy. Đại Sứ Bunker nói: “Ông ta đối phó với tình hình một cách khôn ngoan và khéo léo. Ông ta là một con người trí thức đầy khả năng. Thoạt đầu ông đã cai trị theo hiến pháp chớ không theo một lũ Tướng Tá chỉ muốn ông hành động theo ý họ. Càng ngày ông càng hành xử như một chính trị gia (đây là một lời khen của Bunker), đi về vùng quê, thanh tra bình định, chuyện trò với dân xem họ muốn gì”. Ông Bunker khen ngợi ông Thiệu và có khi coi ông ta như một đối thủ chính trị có bản lãnh. Bunker nói: ‘Tôi nghĩ Thiệu là một người khôn ngoan và chín chắn”.

Ông Thiệu cũng hết sức thực tế khi phàn nàn với Bunker rằng, “Thật là khổ cho chúng tôi đã không có mấy vị Tướng đủ khả năng chỉ huy hơn một sư đoàn”! Khi nói vậy ông ám chỉ cả chính ông một cách khiêm nhượng và rất đúng.

Vì quân đội cung cấp phần lớn khả năng hành chính cũng như chính trị nên ông Thiệu bị giới hạn một cách đau thương trong việc thay thế các phần tử thiếu khả năng hay bất xứng. Lại nữa ông ta cũng cần phải lưu giữ những người đáng tin cậy mặc dầu yếu kém. Trong thời đầu nhiệm kỳ ông đã cắt nghĩa cho một nhân viên Mỹ cao cấp như sau: “Hoàn toàn thanh lọc cấp chỉ huy trong quân đội là một việc bất khả thi. Mỗi sự thay thế một vị tư lệnh đều phải sắp đặt và thi hành hết sức cẩn trọng. Không thể kéo quân đội ra khỏi chính trị trong một sớm một chiều. Tổ chức quân đội vẫn là thế đứng duy nhất của tôi và hơn nữa là một cơ chế vững vàng nhất để bảo đảm thống nhất quốc gia”.

Đại Sứ Bunker cũng như Đại Tướng Abrams hiểu rõ vấn đề nên tỏ ra rất kiên tâm và thông cảm. Nhưng họ cũng đưa ra những đề nghị chính xác liên quan đến các cấp chỉ huy cao thiếu khả năng. Thường thì được nghe theo tuy phải mất thời giờ trong khi sắp xếp chính trị. Trong một thời gian đã có những thay đổi lớn trong cấp lãnh đạo quân cũng như chính, có khi do áp lực khủng hoảng chiến trường. Tuy nhiên chưa bao giờ có việc thanh trừng rộng rãi là vì không những để tránh xáo trộn mà lại còn không có đủ người xứng đáng thay thế. Đào tạo nhiều cấp chỉ huy tốn quá nhiều thì giờ.

Giới cao cấp Hoa Kỳ nhận thấy sự quan trọng của Thiệu trong việc bình dịnh. Tướng Abrams bảo rằng ông Thiệu hiểu nhiều hơn bất cứ ai về công tác bình định và William Colby gọi ông là “con người bình định số một”. Lịch sử Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Mỹ đã nhận định “Thiệu là một yếu tố quan trọng. Ông ta nhận định rõ ràng sự quan trọng của chương trình bình định và thiết lập các cơ cấu hành chính cấp địa phương”.

Nhiều dịp Tổng Thống Thiệu mời Đại Sứ Bunker cùng đi kinh lý thôn xã. Ông Bunker đã nghe ông Thiệu nhấn mạnh sự thiết lập cơ chế hành chính địa phương, tổ chức bầu cử xã ấp, huấn luyện các viên chức địa phương và cải cách ruộng đất. Tại Trung Tâm huấn luyện Vũng Tầu 1,400 xã trưởng nghĩa là ba phần tư làng xã Nam Việt đã theo học trong chin tháng đầu năm 1969. Tổng Thống Thiệu đi thăm mọi lớp và cho các học viên khi trở về làng có thể hãnh diện nói với dân là “Tổng Thống đã khuyên nhủ tôi thế này thế nọ”. Cuối năm 1969 tình hình đã tiến bộ rõ rệt khiến cho ông John Paul Vann, một nhân vật hàng đầu trong chương trình bình định đã nói trước cử tọa tại Princeton rằng, “Hoa Kỳ đã thắng trên trận địa và nay đang thắng chính trị với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu”.

Hồi tháng Tư 1968, trái với ý kiến của hầu hết các cố vấn, Tổng Thống Thiệu đã thiết lập các lực lượng Nhân Dân Tự Vệ. Ông Thiệu lập luận rằng, “Chính quyền căn bản trên dân. Bởi vậy chính quyền không có nền móng nếu không dám đưa khí giới cho dân”. Do đó khoảng bốn triệu người, trong số những người quá trẻ hoặc quá già để nhập ngũ, đều xung vào Dân Vệ và được trang bị 600,000 súng cá nhân. Lập luận xác đáng là chính phủ Thiệu được dân ủng hộ, Dân Vệ đã dùng súng chống lại sự đô hộ Cộng Sản chớ không phải chống chính phủ.

Về sau qua bao nhiêu tài liệu người ta thấy rõ rằng cộng sản đã nhiều lần kêu gọi tổng nổi dậy nhưng không bao giờ dân đã nổi dậy theo chúng. Theo con mắt khách quan của nhiều quan sát viên thì không lạ gì mà sau bao nhiêu năm ám sát, bắt cóc, khủng bố, ức chế và pháo kích bừa bãi các khu dân cư trong toàn Nam Việt mà cộng sản đã không chinh phục được lòng dân.

Tháng Mười năm 1971 trong tình hình chiến tranh dữ dội Tổng Thống Thiệu đã thắng cử không có đối thủ. Nhiều người đã chỉ trích ông cho rằng sự thắng cử của ông không xứng đáng vì không có đối lập.. Tuy nhiên mặc dầu địch đe dọa và kêu gọi tẩy chay đầu phiếu đã có 87.7 phần trăm cử tri hợp lệ đến phòng phiếu và 91.5 phần trăm đà bỏ phiếu cho ông Thiệu. Đó là một tỷ lệ cao nhất của Việt Nam . Nếu không hay ho vì không có đối thủ hay dân không bằng lòng sự lãnh đạo của ông thì tại sao họ lại đi bỏ phiếu đông như vậy mặc dầu có thể nguy hiểm đến tính mạng? Người ta thấy rằng, mặc dầu có nhiều chỉ trích, phần đông dân chúng muốn ông tiếp tục lãnh đạo xứ sở.

Ông John Paul Vann tuyên bố hồi tháng Giêng 1972 rằng “yếu tố căn bản không chối cãi được là khoảng 95 phần trăm dân chúng muốn có chính phủ Việt Nam hiện hữu hơn là chính phủ cộng sản hay một chính phủ do phía bên kia đưa ra”.
Thật là buồn khi nhiều người Việt đã chỉ trích ông Thiệu. Tôi đã nói chuyện với nhiều bạn Việt hiện sinh sống ở đây. Mới đây một người bạn học thức và thông minh đã nói với tôi một cách phũ phàng rằng Tổng Thống Thiệu đã nói dối. Tôi hỏi lại như thế nào thì được trả lời ngay: “Thiệu biết rõ là người Mỹ sẽ bỏ rơi mà không nói cho chúng tôi biết”.
Tôi cho đó là một lời buộc tội quá nặng và cần bàn lại. Đại Sứ Bunker nhớ đã tự tay đưa cho Tổng Thống Thiệu ba bức thư cam kết của Tổng Thống Nixon giúp Việt Nam nếu Cộng Sản vi phạm trắng trợn hiệp định. Nhưng ông Bunker nói, “Quốc Hội bó tay chúng ta và kết quả là nước Mỹ đã bội phản”. Ông Bunker giải thích rõ ràng, “tôi không thể hình dung được làm sao Tổng Thống Thiệu có thể biết trước cung cách và hành động điếm nhục ấy của Hoa Kỳ”!

Ông Thiệu đã từ chức vài ngày trước khi Sài Gòn thất thủ hầu mong có dàn xếp ổn thỏa. Trong bài giã từ ông đã làm đúng khi giận dữ chua chắt về một cuộc tranh đấu cam go trong nhiều năm. Nó đã cho thấy rằng ông cũng đã sửng sốt như bất cứ ai khi người đồng minh một thời đã quay lưng lại một người bạn trong lúc hoạn nạn (và phản bội cả những người Mỹ đã hy sinh tại Việt Nam).

Theo tôi thì Nguyễn Văn Thiệu đã thi hành nhiệm vụ một cách can dảm trong nhiều năm chiến tranh để xứng đáng được kính nể và biết ơn của những ai vẫn muốn thấy miền Nam Việt Nam tốt đẹp (còn có nể trọng hay không là tùy trường hợp).

PHẦN 5 - LAM SON 719

Rõ ràng người ta đã cho rằng chiến dịch Lam Son 719 vào Hạ Lào là một thảm bại cho Nam Việt. Tuy nhiên sự thật khác hẳn, vì hiện nay với băng ghi Abrams và các nguồn tin khác đã cho biết là quân Bắc Việt thiệt hại nặng khiến cho chúng mất trớn tổng tấn công miền Nam để ta có thì giờ kiện toàn Việt-Nam-Hóa-Chiến-Tranh.

Trong tài liệu WIEU (cập nhật hằng tuần tình báo) ngày 30 tháng Giêng ta thấy địch quân biết đôi chút về hành quân vượt biên giới của ta. Tám ngày trước khi cuộc hành quân khởi diễn, COMINT (tình báo vô tuyến) nhận thấy địch quan tâm đến các hoạt động phía ta tại vùng 1 và những khu vực lân cận Hạ Lào. Đã phát hiện các truyền tin của địch từ ngày 24 tháng Giêng để ý đến “quân ta có thể đánh qua biên giới phá trục tiếp vận của chúng”. Cũng có tin tức là địch hết sức lo cuộc đổ bộ vào Bắc Việt và sư xâm nhập Lào từ những chiến hạm ngoài khơi, vv.

Ngày 8 tháng Hai các đơn vị QLVNCH vượt biên vào Lào trên trục lộ 9 với thiết giáp, nhẩy dù, biệt động, thủy quân lục chiến và lục quân. Tổng số 10,000 quân đã nhập đất Lào vào cuối tuần. Cùng lúc, 10,600 quân tiến vào Cao Mên.
Khi Đô Đốc McCain Tư Lệnh Thái Bình Dương (CINPAC) dự thuyết trình ngày 19 tháng Hai thì được biết các đụng độ khá cao ở cấp Đại Đội và nhiều trận lẻ tẻ đã diễn ra trên khắp chiến trường. MACV theo rõi sáu tiểu đoàn địch đương đầu QĐVN tại Lào. Quân Đội Mỹ không được phép tham dự nhưng sư yểm trợ của không lực Mỹ đã mất 21 trực thăng trong 7,000 phi xuất (tổng số thất thoát trong chiến dịch là 108 nghĩa là 21 cho 100,000 phi xuất).

Trung Tướng William E. Potts của MCV J-2 đã tóm lược cho Đô Đốc McCain như sau: “Điểm đáng ghi nhận là trong chiến dịch Lam Son, địch quân đã đua ra tất cả những gì chúng hiện có hoặc đang gửi đến ngoại trừ Sư Đoàn 325 và Tiểu Đoàn 9 thuộc Sư Đoàn 304. Vậy nếu chúng bị thiệt hại thì chúng sẽ tụt hậu trong một thời gian khá lâu”. Tướng Abrams nói thêm, “Lẽ cố nhiên chúng ta mong đón tất cả bọn chúng với toàn thể sức mạnh của chúng ta”. .

Dầu vậy, đến ngày 20 tháng Hai, nghĩa là gần hai tuần sau chỉ có sáu Trung Đoàn địch hiện diện trong chiến dịch Lam Sơn. Thuyết trình viên nói trong buổi họp chỉ huy WIEU (dự đoán tình báo hàng tuần) ngày hôm ấy là, “thật vậy sự phản công mạnh mẽ của địch đã xẩy ra đêm 18 tháng Hai. Phía ta có một lực lượng tương đương với 18 tiểu đoàn vẩn tiếp tục tìm địch thanh toán”.

Đại Tướng Abrams nhấn mạnh với ban Tham Mưu và các cấp chỉ huy của ông là phải cho quân Việt Nam mọi phương tiện cần thiết để họ chiến thắng trong trận hệ trọng này. “Đây là một dịp dể giáng cho địch một vố ta chưa bao giờ làm được”. Ông nhấn mạnh hết sức ý nghĩa khi Hoa Thịnh Đốn đưa ra một vài chỉ trích: “Ai cũng biết cái rủi ro từ lúc đầu nhưng ta thấy là đã đến lúc phải chấp nhận rủi ro”. Khi qua Hoa Thịnh Đốn Đại Sứ Bunker đã trình bầy tất cả các khía cạnh tương quan.

Cho đến ngày 24 tháng Hai MACV vẫn theo dõi sáu Trung đoàn địch (tăng lên thành bẩy ba ngày sau) trong chiến dịch Hạ Lào. Trong tường trình cho Tướng Abrams, thuyết trình viên đã nói rằng bốn tiểu đoàn trong số 18 cung cấp cho Trung Đoàn địch hình như đã bị tê liệt. Cũng trong ngày ấy số tử thương của địch quân được ước lượng là 2,191 người trong khi quân bạn mất 276 mạng.

Đến dây thì một khó khăn lớn xẩy ra là thiếu hụt trực thăng. Mà Quốc Lộ 9, con đường chính Đông Tây có nhiều đoạn bị đào sâu lên đến cả sáu thước khiến cho việc xử dụng con lộ này hầu như bị gián đoạn. Nhất là loại bồn chở xăng không thể đi qua được. Bởi vậy phải tiếp tế bằng phi cơ, ảnh hưởng nặng nề lên đội ngũ trực thăng. Sự tính toán điều hành và sửa chữa cấp bách đã xoay lại tình thế. Cho nên khi Tướng Julian Ewell, một nhân vật không mấy thiện cảm với chiến dịch, đi thanh tra ông đã nói, “tỷ lệ sẵn sàng hành quân (operational readiness) ngày Chủ Nhật khi tôi đến thăm là 79%, một con số vượt bực”.

Cùng lúc địch tung ra một trận tấn công lớn với thiếp giáp và tràn ngập cứ điểm 31 là nơi trú quân của Tiểu Đoàn Bộ Binh Đệ Nhất Sư Đoàn VNCH. Người ta đã ghi nhận địch có 350 quân bị giết và 15 thiết giáp bị phá hủy đối lại 13 quân bạn chết, 39 bị thương và ba thiết vận xa bị hư hại.

Người ta nhận thấy ngày mồng 1 tháng Ba một trung đoàn địch nữa đã tham chiến nâng tổng số lên tám đơn vị (trong 24 tiểu đoàn có sáu đã bị tê liệt). Đại Tướng Abrams nói, “thật là một trận khủng khiếp”. Trong buổi thuyết trình cập nhật ngày 4 tháng Ba thuyết trình viên đã nhắc lại rằng ngày 11 tháng Hai đã thấy dấu hiệu địch chuyển sang thế tấn công. Tuy nhiên sự việc chỉ xẩy ra ngày 18. Ta có thể nói là địch đã mất quân số vào khoảng bẩy tiểu đoàn chủ động, còn số thiết giáp của họ vào khoảng 100 chiếc lúc đầu thì nay chỉ còn từ 65 đén 70 chiếc mà thôi. Ở thời điểm này ta ước lượng địch quân có tại hiện trường 15,000 chiến binh cộng với từ 8,000 đến 10,000 quân hậu cần trong khi bên ta huy động mười sáu tiểu đoàn chủ động.

Khi một tù binh thuộc Trung Đoàn 24-B khai rõ sự tổn thất nặng nề trên đường 92 về phía Bắc Bản Đông thì phòng J-2 MACV giảm hiệu lực của địch đi hai tiểu đoàn, nghĩa là trong số 30 tiểu đoàn địch thuộc 10 trung đoàn tung ra trên chiến trường đương đầu với quân VN thì chúng đã mất hẳn 10 Tiểu Đoàn. Tướng Abrams nói, “Tôi càng tin chắc rằng đây có thể là trận quyết định chiến cuộc”. Tướng Potts nói thêm, “Họ mất một nửa chiến xa, một nửa đại bác phòng không và 10 trên 30 tiểu đoàn”.

Trong một buổi cập nhật tình báo hàng tuần (WIEU) ngày 20 tháng Ba Đại Sứ Bunker nói Chiến Dịch Lam Sơn đang chấm dứt là một cuộc hành quân rất thích ứng. Tướng Abrams bèn trả lời: “Thật là một trận đánh cam go. Tuy nhiên ảnh hưởng lên phần cuối năm nay hết sức to lớn. Chúng đã tung nhiều lực vào Lam Son và đã bị thua đậm”

Ngày 23 tháng Ba khi địch quân tung vào thêm Trung Đoàn thứ mười ba, thuyết trình viên trình bầy rằng chín trong số mười một Trung Đoàn đã bị thiệt hại nặng nghĩa là họ chỉ còn khoảng 17 Tiểu Đoàn chủ động trong số 33 đem ra. Ngoài ra họ lại còn mất khoảng 3,500 đơn vị hậu cần. Khi các yếu tố dược trình bầy trong kỳ WIEU thì Tướng Potts nói thêm, “Không phải các Tiểu Đoàn ấy bị sút kém nhưng chúng đã bị hoàn toàn tiêu diệt”.

Quân đội VNCH cũng chịu nhiều tổn thất, 1,416 bị giết và 714 mất tích. Nhiều khí cụ đã bị phá hủy hay bỏ lại khi vội vã rút lui. Khi xét lại kết quả, Đại Tướng Sutherland nhận định như sau: “Khuyết điểm từ lâu là Bộ Tham Mưu VN không có đủ khả năng thiết kế và phối hợp Không Lực cũng như phối hợp yểm trợ không địa. Tuy nhiên họ dã học hỏi nhiều trong chiến dịch này”.

Quần chúng hết sức ủng hộ trận Lam Sơn. Khi Đức Ông Thompson tới viếng thăm hồi cuối tháng Ba người ta đã trình bầy với ông kết quả cuộc thăm dò dư luận trong 36 tỉnh. Kết quả cho thấy 92% đồng ý với các chiến dịch như Lam Sơn 719, 3% chống đối và phần còn lại không có ý kiến. Kết quả cho thấy một phân xuất rất cao so với bất cứ lần thăm dò về bất cứ một vấn đề gì trước đây.

QLVNCH đã chiến đấu trong 42 ngày liền tại Lào. MACV trình bầy khiêm tốn cho Bộ Trưởng Lục Quân Stanley Resor là Chiến Dịch Hạ Lào đã “thử thách QLVNCH trước một địch quân quyết tâm trong trận địa xuyên biên giới. Chắc chắn là đã phá được đường tiếp vận của họ”. Ở Hoa Kỳ người ta kêu đó là một thảm bại của quân Việt. Lẽ cố nhiên bộ máy tuyên truyền Hà Nội vội vã túm lấy cơ hội.

Tuy nhiên Tướng Abrams nhận định là chiến dịch nhất định có lợi cho QLVNCH. “Từ trước ta cứ tưởng rằng Bắc Việt có thể chiến thắng họ. Chiến tranh chưa chấm dứt nhưng Bắc Việt bắt đầu thấy là họ phải đương đầu với một công việc khó hơn nhiều”.

PHẦN 6 - MỘT CUỘC CHIẾN THẮNG LỢI

Phương pháp áp dụng trong giai đoạn Abrams đã có kết quả tốt mặc dầu nhiều người không tin như vậy. Quân Mỹ đã lần hồi rút nên quân Việt đạt nhiều thành quả hơn. Vì chiếm được nhiều đất hơn nên đã thấy nhiều lính địch quy thuận hơn. Trong năm 1969 có 47,000 hàng binh cọng thêm 37,000 hồi chánh năm 1970. Mỗi Sư Đoàn Bắc Quân có 8,689 quân số. Như vậy thì số đào ngũ của họ trong hai năm bằng chín Sư Đoàn. Đã đến chiến thắng mặc dầu vẫn phải đánh nhau là vì Nam Việt đã đủ khả năng giữ vững chủ quyền và tự lực hành động với lời hứa yểm trợ của Hoa Kỳ như họ vẫn làm cho đồng minh tại Tây Đức và Nam Hàn.

Ngay từ cuối năm 1969 John Paul Vann, một nhân vật chính của chương trình bình định đã viết cho cựu Đại Sứ Henri Cabot Lodge như sau: “Tôi không cần thăm Hoa Thịnh Đốn hay Ba Lê như trước để tìm cách thay đổi chính sách Việt Nam . Tôi hài lòng với chính sách hiện hữu. Tôi nghĩ rằng chúng ta đã đạt mục tiêu bỏ được số Mỹ tử vong sau 1972 và chiến phí (cuộc chiến sẽ còn kéo giài mãi) sẽ giảm hẳn vì được người Việt lo liệu với sự trợ giúp tiếp vận và tài chính của chúng ta”.

Ngoài trách nhiệm chiến đấu thay vào quân Mỹ rút đi, Nam Việt còn phải đương đầu với nhiều thay đổi chính sách. Đại Tướng Abrams nói rõ là họ phải vượt qua các trở ngại mỗi ngày một khó hơn. Ông nhắc lại, “Chúng ta đã bắt đầu từ năm 1968,. Mục tiêu của chúng ta là đến 1974 họ phải quất nặng bọn VC để sau nữa sẽ đập cả bọn Việt Cộng lẫn quân Bắc Cộng tại miền Nam . Rồi họ phải nén chặt chúng lại, nén ba bốn lần. Như vậy chúng ta bắt đầu; trong một thời gian dài – ông ra dấu bằng tay – và phải kết thúc trong thời gian ngắn hơn nhiều”.

“Và nếu cần truy cản Việt Cộng, Bắc Cộng hay giúp Cao Mên chẳng hạn thì chúng ta cũng giúp tay vào. Tuy nhiên chúng ta cần hết sức cẩn thận không có sẽ bị trật đường rầy. Ta tránh làm như vậy vì nó sẽ làm cho ta điên lên”. Sự thay đổi đường lối quan trọng nhất là loại bỏ dự tính giữ lại một lực lượng Mỹ lâu dài tại chỗ như thể ở Tây Âu hay Nam Hàn.

Ông Thomas J. Barnes trở lại Việt Nam sau ba năm vắng mặt để làm việc trong chương trình bình định vào mùa Thu 1971. Ông nói với Tướng Fred Weyand là “tôi đã ngạc nhiên với ba tiến bộ chính, sự phồn thịnh của nông thôn, Địa Phương và Nghĩa Quân giữ vững vị trí và phát triển sự tự trị chính trị kinh tế làng xã. Ta đã giúp làng xã lấy lại tính cách độc lập và tự lực theo tập tục Việt Nam . Đó là việc tham gia quan trọng nhất của chúng ta trong công việc bình định”.
Ngay từ giữa tháng Ba 1971 quân đội Việt Nam đã gánh vác chiến đấu. Thuyết trình viên đã nói với Đại Tướng Ewell rằng sự chú trọng của Tướng Abrams vào công tác bình định nay đã hầu như thành tựu 100% với các kế hoạch tương quan. Quân Mỹ đã gần như rời khỏi việc hành quân”.

Những tin tức từ phía địch đã xác nhận thành quả. Trong một cuốn sách in bởi nhà Xuất Bản Thế Giới Hà Nôi, hai tác giả Lưu Văn Lợi và Nguyễn Anh Võ đã viết, “cuối năm 1968 trong Nam Bộ các Ấp Chiến Đấu và những vùng xôi đậu đã bị quân đội Sài Gòn chiếm lại. Cuối 1968 chúng ta đã bị tổn thất nặng. Địch dồn lực lượng vào công tác bình định thôn quê gây cho chúng ta nhiều khó khăn trong hai năm 1969-1970. Từ khi quân Mỹ vào Việt Nam chúng ta chưa bao giờ gập nhiều vấn nạn như trong hai năm ấy. Các căn cứ của ta ở thôn quê bị suy nhược và vị trí co thắt lại. Quân ta bị tiêu diệt, không còn đất bám và phải qua đồn trú tại Cao Mên. Chúng ta trải qua một thời kỳ hết sức khó khăn trong những năm 1969-1970-1971. Kể từ giữa năm 1968 địch đã tập trung đánh phá các vùng giải phóng để tiêu diệt và đẩy chúng ta ra khỏi cứ địa”.

Tháng Giêng 1972 Vann nói rằng “chưa bao giờ chúng ta phải tham chiến ít như bây giờ. Ngày nay thấy rõ các vùng quê phồn thịnh, đường xá khai thông, cầu kỳ mở lại và bạn có nhiều rủi ro hơn với cả đống Honda và Lambretta ngược xuôi. Chương trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh đã có kết quả ngoài tưởng tượng”. Đó là công đầu của Việt Nam Cộng Hòa.

PHẦN 7 - TỔNG TẤN CÔNG PHỤC SINH 1972

Thành quả Việt-Nam-Hóa-Chiến-Tranh và việc bình định nông thôn khiến cho đối phương phải tìm một phương án khác. Đó là cuộc tấn công Phục Sinh. Douglass Pike viết: “Không còn là một cuôc chiến cách mạng nữa, và theo quan niệm của Võ Nguyên Giáp thì phải qua giai đoạn chiến tranh quy ước nhỏ giống như ở Triều Tiên”.

Trong vài ngày về Mỹ John Paul Vann đã trình bầy hiện tình Việt Nam trước một cử tọa giáo sư chọn lọc. “Họ dựa vào các giới chức dân cử xã ấp khi kinh tế tăng trưởng, an ninh tiến bộ và chiến tranh đã chuyển sang Cao Mên và Lào. Sự thực là 95% dân chúng muốn lưu giữ chính quyền hiện tại hơn là một chính phủ cộng sản hay một cơ cấu do bên kia đưa ra”.

Theo lịch sử ghi chép của Quân Đội Nhân Dân thì kế hoạch tấn công 1972 được chấp thuận bởi Ban Quân Ủy Trung Ương từ tháng Sáu 1971. Mục tiêu là chiến thắng vào năm 1972 làm cho quân Mỹ xâm lược phải thưong thảo trong thế yếu. Ông Pike diễn giải, “đó là một cuộc tấn công toàn diện với nhân lực, khí giới và tiếp vận quy mô. Vào giữa mùa Hè tất cả 14 Sư Đoàn Bắc Quân rời khỏi Bắc Việt. Chúng xử dụng nhiều thiếp giáp và đại pháo nặng hơn QLVNCH và đạn dược cũng không giới hạn”.

Cuối tháng Ba 1972 địch tiến hành một cuộc xâm lăng cổ điển với 20 Sư Doàn và một trận chiến tàn bạo sắt máu đã xẩy ra. Ông Douglas Pike viết, “Cuộc tấn công được sửa soạn công phu đã bị bẻ gẫy vì không yểm làm cho chúng không tập hợp được và vì sư chống trả dũng cảm và kiên trì của quân Nam Việt. Bắc Quân và hệ thống giao thông của chúng đã bị triệt hạ nặng. Nhưng chính yếu là QLVNCH và cả Địa Phương Quân đã hiên ngang chống trả như chưa từng thấy”.

Bắc Quân tổn hại 100,000 người trong số 200,000 xung trận và có lẽ 40,000 đã bị giết. Họ đã mất già nửa thiết giáp và đại pháo. Sẽ cần ba năm để hồi phục trước khi tấn công lại và Tướng Võ Nguyên Giáp bay khỏi chức Tổng Tư Lệnh. Trái lại Nam Quân mất 8,000 tử vong, gần ba lần thương binh và vào khoảng 3,500 mất tích. Tướng Giáp đã tính sai và phải trả một giá đắt cho lỗi lầm ấy. Ông Pike kết luận: “Giáp đã ước sai lòng quyết tâm và sự chống trả mãnh liệt của Quân Nam Việt. Hắn sai lầm về sức đề kháng của QLVNCH”.

Về sau nhiều người chỉ trích nói rằng Nam Quân đã đẩy lui được Bắc Quân nhờ có không yểm của Mỹ. Tướng Abrams đã phản ứng mạnh mẽ và nói với các cấp chỉ huy của ông rằng, “Tôi không tin là không có không trợ mọi việc đã giữ vững được. Tuy nhiên phải có những người Việt Nam đúng thẳng chiến đấu. Nếu họ không dũng cảm làm như vậy thì đến mười lần không quân cũng không chận đứng được bọn Cộng Sản”.

Bọn chỉ trích cũng triệt hạ QLVNCH cho rằng họ sống sót được là nhờ Quân Mỹ. Không một ai nhớ rằng 300,000 Quân Mỹ phải đóng ở Tây Đức là vì người Đức không thể chống lại Nga Xô Viết hay nhóm Liên Minh Warsaw nếu không có Quân Mỹ. Họ cũng quên là 50,000 Quân Mỹ phải lưu lại Nam Hàn để giúp trong trường hợp bọn Bắc tấn công. Và không ai đã nghĩ rằng vì Quân Mỹ hiện diện nên phải chê bai và chế riễu Quân Đội Tây Đức cũng như Nam Hàn. Chỉ có Nam Việt bị tách rời ra để bôi nhọ một cách bất công và ác độc mặc dầu chỉ được không trợ chớ không được Quân Lực Mỹ hỗ trợ như Đức hay Cao Ly.

Quân Nam Việt đã thực sự đánh bại cuộc tấn công Phục Sinh 1972 với xương máu và lòng quả cảm. Đại Tướng Abrams nói với Tổng Thống Thiệu rằng “nhờ khả năng bén nhậy của các cấp chỉ huy nên đã gặt hái thành quả và họ đã chứng tỏ đủ bản lĩnh đương đầu với cuộc thử thách. Những anh hùng bảo quốc Nam Việt đã giáng cho quân xâm lăng một đòn chí tử khiến cho chúng cần ba năm nữa mới có thể mở lại một cuộc tấn công quy mô”. Tuy nhiên trong khi ấy bao nhiêu thay đổi hệ trọng đã xẩy ra trên một bình diện rộng lớn hơn.

QLVNCH đã trở thành một lá chắn thiện nghệ, nhanh nhẹn và quyết tâm cho xứ sở của họ. Tuy nhiên họ đã bị bôi nhọ bởi những luận điệu tiêu cực gồm cả vu khống của bọn phản đối Hoa Kỳ tham gia cuộc chiến hay ít nhất chính sự tham gia của cá nhân họ hay bọn thân cộng. Trái lại đã có bao nhiêu thành tích rõ ràng trên trân địa hồi cuối Xuân và trong mùa Hè 1972.

PHẦN 8 - BỎ RƠI

Phần này bàn về tình hình sau khi Hiệp Định Paris được ký kết vào tháng Giêng 1973. Để dụ Việt Nam thỏa thuận điều mà họ cho là quá sai lầm khi cho Bắc Việt được để lại miền Nam một lực lượng lớn, Tổng Thống Nixon đã hứa với Tổng Thống Thiệu rằng nếu Bắc Việt bội ước và lại tấn công Nam Việt thì Hoa Kỳ sẽ can thiệp mạnh mẽ để trừng phạt chúng. Và Nixon nói thêm, nếu chiến tranh trở lại, nước Mỹ cam kết thay thế các chiến cụ trên căn bản một đổi một theo như điều khoàn của Hiệp định Paris (chiến xa, trọng pháo vv). Sau nữa Hoa Kỳ sẽ tiếp tục viện trợ kinh tế tài chánh cho Việt Nam . Thật ra, Hoa Kỳ đã bội ước tất cả các khoản kể ra.

Trong khi ấy thì Bắc Viễt đã nhận viện trợ không tiền khoáng hậu của các quan thầy. Theo một cuốn sử xuất bản tại Hà Nội năm 1994 thì trong vòng chin tháng sau khi ký kết Hiệp Định Paris, từ tháng Giêng đến tháng Chín 1973, Bắc Việt đã gửi tiếp tế vào Nam bằng bốn lần năm vừa qua. Dầu vậy con số còn nhỏ nhoi so với lượng chúng đưa vào Nam từ đầu 1974 cho đến ngày chấm dứt cuộc chiến năm 1975. Trong vòng mười sáu tháng, theo tài liệu cộng sản, thì bằng 1.6 lần quân viện trong cả mười ba năm.

Nếu chính phủ Nam Việt không ký Hiệp Định thì không những Hoa Kỳ sẽ đơn phương tính với bên kia mà Quốc Hội Mỹ cũng nhanh chóng cắt hết viện trợ. Mặt khác nếu Việt Nam chấp thuận Hiệp Định với hy vọng sẽ tiếp tục nhận viện trợ Mỹ thì họ bắt buộc phải chấp nhận tình trạng Bắc Quân sẽ trú đóng một cách nguy hiểm trên lãnh thổ. Nam Việt đã quyết định phương án thứ nhì, một tiên liệu quyết tử để thấy một cách đau đớn là phải chấp nhận cả hai việc tồi nhất, quân Bắc Việt trong lãnh thổ và viện trợ Mỹ chấm dứt.

Nguyên Tổng Trưởng Quốc Phòng Melvin Laird giải thích hệ quả như sau. “Trong hai năm sau Hiệp Định, Nam Việt đã can đảm chống lại một cách đáng nể một địch quân được yểm trợ tối đa. Hoà đàm Bắc Nam vẫn tiếp tục cho đến ngày mà Quốc Hội cắt hẳn viện trợ vào năm 1975. Và Nam Việt nhanh chóng bị tràn ngập. Chúng ta đã tiết kiệm được khoảng 257 triệu mỗi năm và làm cho Nam Việt sụp đổ sau khi đã chiến đấu dũng mãnh từ năm 1973 không có sư giúp đỡ của quân Mỹ.

Nhiều người Mỹ không thích nghe rằng bọn độc tài Nga Xô và Trung Hoa đã tỏ ra đáng tin cậy hơn là nước Mỹ Dân Chủ. Nhưng đó là sự thật phũ phàng. Phóng viên William Tuohy đã nhiều năm phúc trình cuộc chiến cho Washington Post viết, “một chuyện không tin được và không tha thứ được là một đại cường quốc đã bỏ rơi đồng minh yếu kém vào tay bọn Bắc Cộng. Nhưng chúng ta đã làm như vậy”.

Binh sĩ Nam Việt can đảm chiến đấu cho đến khi viện trợ bị cắt dần dần rồi ngưng hẳn. Trong vòng hai năm sau khi ký Hiệp Định Paris Nam Việt đã mất 59,000 quân tức là nhiều hơn số quân Mỹ tử trận trong mười năm. Nếu nghĩ rằng dân số Nam Việt chỉ bằng một phần mười Mỹ Quốc thì ta thấy rằng sư thiệt hại hết sức thảm khốc và cường độ trận chiến đã cao như thế nào.

Bà Merle Pribbenow nhấn mạnh rắng sự ghi nhận của Bắc Việt cho thấy trong 55 ngày cuối cùng họ đã phải đương đầu với một chiến cuộc hết sức gay go. Đó là một chiến tích đáng ghi cho Nam Việt khi họ biết là kết cục sẽ chắc chắn như thế nào. Đại Tướng Bắc Quân Lê Trọng Tấn đã ghi, “Trong giai đoạn cuối cùng Quân Y của chúng ta đã phải di tản và chữa chạy cho quá nhiều thương binh, 15 lần nhiều hơn trong trận chiến biên giới, 1.5 lần hơn trận Diện Biên Phủ và 2.5 lần nhiều hơn trong trận Hạ Lào”. Bà Pribbenow chiết tính là “Quân Đội Nhân Dân đã chịu tối thiểu từ 40,000 đến 50,000 thương binh và có thể còn nhiều hơn nữa, nghĩa là còn cao hơn tổng số tổn thất lúc QLVNCH xụp đổ theo nhận xét của các sử gia”.

Đại Tá William LeGro đã ở lại DAO đến phút chót đã có một cái nhìn chính xác về sự việc. Ông nói: “Sự giảm quân viện Mỹ cho đến gần số không là lý do đưa đến sự xụp đổ cuối cùng”. Ông nói thêm, “Chúng ta đã làm một việc hết sức quái gở với người bạn Việt Nam ”.

Gần đến ngày cuối, ông Tom Polgar đứng đầu CIA Sài Gòn gửi một điện văn ngắn ngủi: “Kết quả quá rõ ràng vì Nam Việt không thể sống sót nếu không có quân viện Mỹ trong khi khả năng chiến tranh của Bắc Việt vẫn giữ nguyên với sự trợ lực của Nga Xô Viết và Trung Cộng”.

Sau chiến tranh tình hình trở nên quá đen tối như người ta sợ. Phóng viên Seith Adams của New York Times viết về hoàn cảnh Đông Nam Á một cách xác đáng và cảm động như sau. “Hơn một triệu người Nam Việt bỏ xứ. Khoảng 400,000 người bị đầy vào các trại cải tạo, một ít trong thời gian ngắn nhưng nhiều người đã bị giam giữ đến mười bẩy năm. Một triệu rưởi dân bị cưỡng bách đi các vùng ‘kinh tế mới là những nơi hoang dã trong hoàn cảnh đói kém và bệnh tật”.

Cựu Đại Tá Việt Cộng Phạm Xuân Ẩn mô tả sự vỡ mộng của y với kết quả chiến thắng của cộng sản đã áp đặt như thế nào lên xứ sở. Ông ta phàn nàn, “Tất cả các lý luận về ‘giải phóng’ trong hai mươi, ba mươi hay bốn mươi năm qua đã gây ra một xứ sở nghèo nàn và rách nát lãnh đạo bởi một lũ ác độc, một bọn lý thuyết gia ít học và chuyên chế”.

Đại Tá Bắc Quân Bùi Tín cũng thẳng thắn nói về hậu quả cho cả những người chiến thắng: “Thật là quá chậm cho thế hệ tôi, một thế hệ của chiến tranh, của chiến thắng và bội phản. Chúng tôi đã thắng nhưng chúng tôi cũng đã thua”.

Sư cố gắng của những người miền Nam trong một cuộc tranh đấu dai dẳng cuối cùng là một thảm trạng. Quân đội đã mất 275,000 người chết trong khi chiến đấu. 450,000 dân bị hy sinh, phần đông do khủng bố cộng sản hoặc bị chết trong những cuộc pháo kích bừa bãi vào các đô thị và thêm 935,000 người nữa bị thương.

Trong số cả triệu người trở thành thuyền nhân một số có thể rất cao đã bỏ mạng trên biển cả. Có lẽ 65,000 người đã bị hành quyết bởi bọn tự xưng là giải phóng. Khoảng 250,000 hay hơn nữa đã chết trong các trại tù “cải tạo” man rợ. Hai triệu người bị đẩy ra khỏi quê cha đất tổ để trở thành một diaspora Việt Nam.

Ta không thể hoàn toàn xác định giá trị của QLVNCH mà không nói đến các cựu chiến binh bị đầy khỏi xứ với các gia đình của họ hầu lập nghiệp lại trên đất Mỹ. Đó chính là một câu chuyện khác về sự can đảm, quyết tâm và thành quả. Đã biết quá rõ tính chất của bọn mạo danh là “giải phóng”, một băng đảng luôn luôn giết hại, gây thương tích, bắt cóc và ức chế hang ngàn dân vô tội, nên họ bỏ chạy hàng loạt khi sự chống đỡ tan rã.

May thay nhiều người đã thoát được đến bờ bến tự do làm lại đời mới. Mỹ Quốc may mắn đón nhận một triệu di dân Việt Nam là một tăng tiến cho văn hóa và một đóng góp đáng kể vào phúc lợi của chúng ta. Với một quyết tâm và cần cù không tưởng tượng được, những người Mỹ mới này đã dậy dỗ con cái, nuôi sống gia đình và lợi dụng các cơ hội mà xứ sở này đã dành cho bất cứ ai tham gia vào xã hội. Đó chính là những người đã bao năm đem xương máu ra chiến đấu cho quê hương cũ trong hang ngũ QLVNCH. Chúng ta dã bỏ rơi họ và những hy sinh của họ đã thành vô nghĩa. Tuy nhiên cưu mang họ trên đất này đã cho chúng ta đền tội đôi phần.

KẾT LUẬN

Để kết luận, tôi chỉ xin nói rằng cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến giá trị, bởi người Nam Việt và các đồng minh của họ bảo vệ một mục đích cao đẹp. Tất cả các chiến binh đều đã tham chiến với một tấm long vô biên và họ đã gần như đạt được mục đích bảo đảm cho NamViệt có tự do như một quốc gia độc lập. Có lần một phóng viên đã nhận xét rằng Đại Tướng Creighton Abrams phải được chỉ huy một cuộc chiến hay hơn. Tôi đã nói câu ấy cho trưởng nam của Tướng Abrahms và được trả lời ngay; “Cha tôi không nhìn như vậy. Ông nghĩ rằng người Nam Việt rất xứng đáng”. Và tôi đồng ý.
Tóm lại, đối chiếu biểu của QLVNCH bao gồm cà địa phương và nghĩa quân trong năm 1970 rất tích cực. Rốt cục chúng ta đã không thắng trận, tuy nhiên tinh thần, sự tận tâm, can đảm và lòng quyết chí của tất cả các chiến binh đã nẩy nở thăng hoa trên đất nước này. Chúng ta đều cùng tiến tới.

NÓI VỀ TÁC GIẢ

Ông Lewis Sorley đã phục vụ tại Việt Nam chỉ huy một Tiểu Đoàn Thiết Giáp trên Tây Nguyên. Ông thuộc thế hệ thứ ba trong gia đình tốt nghiệp Đại Học Quân Sự Hoa Kỳ. Ông cũng đậu bằng Tiến Sĩ của Đại Học John Hopkins. Trong hai thập niên binh nghiệp ông chỉ huy thiết giáp và nhiều đơn vị thiết kỵ tại Mỹ, Đức cũng như Việt Nam . Ông cũng đã phục vụ tại Bộ Lục Quân, văn phòng Tham Mưu Trưởng Bộ Binh và là giảng viên tại West Point và Đại Học Chiến Tranh Bộ Binh.

Ông là tác giả của hai cuốn sách, Thunderbolt, General Creighton Abrams and the Army of His Times và General Harold K. Johnson and the Ethics of Command. Ông đã viết quân sử nhan đề, A Better War; the Unexamined Victory and Final Tragedy of America’s Last Year in Vietnam . Ông cũng ghi chép và nhuận chính Vietnam Chronicles: the Abrams Tapes 1968-1972”.

Tài liệu tham chiếu:

1. “Bibliography Periodicals” của Douglas Pike.
2. “History Proves Vietnam Victors Wrong” của James Webb.
3. “The Development of the South Vietnamese Army” của Thiếu Tướng James Lawton Collins Jr.
4. “Senior Officer Debriefing Report, CG II Field Force, Vietnam , 29-3-1966 của Đại Tướng Fred C. Weyand.
5. “Message Abrams to Johnson, MAC 5307, 04950Z 6-1967.
6. “Lt-General Dong Van Khuyen, RVNAF Logistics”.
7. “Time, 19 April 1968”
8. “Letter, General Bruce C. Clarke to General Hal C. Pattison”
9. “The History of the Joint Chief of Staff: The Joint Chief of Staff and the War in Vietnam , 1960-1968”
10. “Brigadier Geberal Zeb B. Bradford Jr. Interview, 12 October 1989”
11. “Message, Abrams to Wheeler and McCain, October 1968”
12. “William Colby, ‘ Vietnam after McNamara’, The Wahington Post 27-4-1995”.
13. “Ambassador Ellsworth Bunker, Thayer Award Address”.
14. “John Paul Vann, Remarks, Lexington , Kentucky , 1972”.
15. “Brigadier General Tran Dinh Tho, The Cambodian Incursion”.
16. “Geoffrey Perret, There’s a War to be Won”.
17. “Message, Cliff Snyder, National Archives to Sorley”.
18. “An example of LCol Cau Lê 47 Regiment Commander, 12 years in combat and 13 years prisoner of the communist, awarded Silver Star and Bronze Star for valorous combat leadership. Le and his family established a new life in America after his wife Kieu Van had worked as a nurse to support their five children until her husband was released from captivity. See Robert F. Dorr and Fred L. Borch, ‘US Medals’”.
19. “General Cao Van Vien et al, the US Advisor”.
20. ”Lt General Ngo Quang Truong, Territorial Forces”.
21. ”General Creighton Abrams at WIEU, 18 April 1973”
22. “Thomas Polgar as quoted in J. Edward Lee and Toby Haynsworth”
23. “Colonel LeGro as quoted in L. Edward Lê and Toby Haynsworth”
24. “Ambassador Ellsworth Bunker, Oral History Interview”
25. “Quoted in Jeffrey J. Clarke, Advice and Support”
26. “As reported by Major General George J. Forsythe, following a 20 January 1968 meeting with President Thieu”
27. “Joint Chiefs of Staff, the History of the Joint Chiefs of Staff”
28. “Notes by Vicent Davis on telecom during which Vann described his 15 December 1969 Presentation at Princeton ”
29. “Lester A, Sobel, ed,. South Vietnam . US Communist Confrontation in Southeast Asia .
30. “Remarks, Lexington , Kentucky 1972, Vann papers”
31. “Ellsworth Bunker Interview, Duke University , Living History Project”
32. “WIEU, 30 January 1973, in Sorley , Vietnam Chronicles”
33. “COMUS Update, 16 February 1971”
34. “Briefing with Admiral McCain, 19 February 1971”
35. “Commanders Weekly Intelligence Update, 20 February 1971”
36. “Message, LtGeneral James W. Sutherland to Abrams, March 1971, Special Abrams Papers Collection”
37. “COMUS with Sir Robert Thompson, 25 March 1971”
38. “Secretary of the Army Brief, 26 April 1971”
39. “Major General Nguyen Duy Hinh, Lam Son 719”
40. “Military Institute of Vietnam , Victory in Vietnam (University Press of Kansas )”
41. “John Paul Vann, Letter to Henry Cabot Lodge, 9 December 1969, Vann Papers”
42. “Message, Barnes to Weyand, March 1972, MHI files”
43. “Lưu Van Loi and Nguyen Anh Vu (Le Duc Tho and Kissinger Negociation in Paris ”
44. “Remarks, Lexington , Kentucky 8 January 1972, Vann Papers”
45. “Douglas Pike, ‘A Look Back at the Vietnam War: the View from Hanoi ’”
46. “Douglas Pike, PAVN, People’s Army of Vietnam”
47. “Message, Abrams to Laird, May 1972”
48. “Melvin R. Laird, “ Iraq : Learning the Lesson of Vietnam ”
49. “The Washington Post (28 December 1968)”
Đại Lãn View Forum Posts
Đại Lãn is offline Member
Join Date
10-11-2010
Posts
468

  HIẾP DÂM TIẾNG VIỆT
  

( Bài từ điện thư )

From: taphantuan@yahoo.com
To: Sent: 1/25/2014 9:28:54 A.M. Pacific Standard Time
Subj: Fw: NGÔN TỪ CS : HIẾP DÂM TIẾNG VIỆT

Mời quí vị ,xem loại ngôn từ có một không hai này xuất hiện tại vùng đất " tự phong" là trái tim của nhân loại và lương tri của loài ngươi này, o ho!!!

Date: Fri, 24 Jan 2014 21:50:33 -0800
From: phan_man@yahoo.com
Subject: NGÔN TỪ CS : HIẾP DÂM TIẾNG VIỆTTo:


HIẾP DÂM TIẾNG VIỆT


Giấy tở gì đây của Bọn "Đỉnh Cao Trí Tuệ"?

Đoán giải:


Sở hữu con vợ = Giấy giá thú?
Nhãn hiệu vợ = Tên của người vợ?
Ngày dùng vợ = Ngày cưới?
Loại vợ = Vợ cả hay vợ thứ?
Số khung = Hiểu được, chết liền!




Tiếng Việt là một ngôn ngữ rõ ràng dễ hiểu ,người Việt biết lợi dụng âm Hán của Tầu ,nghĩa Hán của Tầu ,âm Pháp của Người Pháp ,nghĩa Pháp của người pháp hòa hợp với nghĩa tiếng Việt và cách đọc của người Việt để tạo nên một ngôn ngữ phải nói là trong sáng minh bạch và lịch sự nhưng không gỉa dối kiêu kỳ ,Nghe hai người Việt nói chuyện với nhau qua cách xưng hô người ta có thể biết sự liên hệ giữa hai người ,nghe hai người Việt chào nhau người ta cũng có thể biết đuợc sự liên hệ và tư cách của hai người ,đó là đặc điểm của tiếng Việt mà không ngôn ngữ của quốc gia nào có đuợc .Thí dụ Chúng ta chào Cha ,chào Mẹ ,chào Ông ,chào Bác ,chào Cô ,chào Chú ,chào Gì ,chào Em ,chào Cháu ,chào Ông Chủ ,Chào Bà Chủ ,chào ....tùy theo tuổi tác cùng sự liên hệ gia đình hay tình cảm và sự kính nể với nhau câu chào có thể thay đổi thêm chữ Kính chào ,xin chào ....chứ không như ngôn ngữa của nhiều quốc gia khác chỉ có một vài câu khuôn mẫu ai cũng nói giống nhau ,cha chào con ,con chào cha ,thầy chào trò ,trò chào thày ...tất cả đếu một câu khuôn mẫu mà mấy cô cậu VN ra nước ngoài du học trở về VN dậy học trò hay dậy tiếng Việt cho người ngoại quốc dậy câu chào nhau : " chào buổi sáng " ," chào buổi trưa ", " chào buổi tối " . Có lần tôi đọc đuợc một bài báo trên tờ Ashahi của Nhật Bản họ phân bì tại sao Nhật Bản không bỏ đuợc chữ hán trong ngôn ngữ của mình như người Việt Nam ?,phải nói trắng ra là Nhật Bản có tiếng nói nhưng không có chữ viết như Việt Nam ,ngôn ngữ Nhật Bản phải mượn cả chữ Hán ,nghĩa Hán ,âm Hán lẫn lộn viết chung với những chữ của họ phiên âm từ tiếng nói của họ gọi là chữ hiragana và những chữ phiên âm từ các chữ của ngoại quốc họ gọi là katagana ,trên một trang sách lẫn lộn ba loại chữ ,chỗ đậm chỗ nhạt ,chỗ thưa trông chẳng đẹp mắt tí nào . Nếu không có chữ Hán của Tầu thì người đọc chẳng hiểu nghĩa ,đó là nhược điểm của chữ Nhật ,vì thế bài báo của tờ báo trên than phiền có chút phân bì nhưng ca ngợi tiếng Việt Nam của mình .
Ðiển hình một đoạn tin tức về thực phẩm bi o nhiễm của báo Nhật ,ta sẽ thấy lủng củng đủ loại chữ :
「きっかけは1本の110番通報だった。冷凍食品にマラチオンが 混入されたアクリフーズ群馬工場から東南へ30キロ余りにある埼 玉県幸手(さって)市内の駐車場近くからかけられて いた。

 24日午後8時ごろ、通報を受け、埼玉県警の捜査員が自転車に 乗ってうろついていた男に声をかけた。すぐに阿部容疑者と判明す る。軽装で、着替えなど約10日間の“逃亡”に必要となりそうな 所持品はなく、「自転車で群馬に帰る」「頭が痛い」などと話した 。今月14日から行方不明となっていた。」
Tiếc thay một ngôn ngữ trong sáng rõ ràng dễ hiểu đuợc người ngoại quốc ca ngợi thèm muốn từ sau khi mất nước vào tay cộng sản đã bị những tên vô lại bần cố nông ,đá cá lăn dưa ,tự xưng "cách mạng lão thành " ," sĩ phu hà thành " ,Trí thức yêu nước " lãnh đạo giáo dục rồi sửa đổi cả từ ý nghĩa ,cách dùng ,cách viết thêm thắt những ngôn từ vô nghĩa ,bẩn thỉu ,nào "khủng" ,"siêu" ,"sự cố " ,"đầu ra,đầu vào " ," phần cứng" ,"phần mềm" ....trên giấy tờ hôn thú những ông tiến sĩ ,thạc sĩ của cơ quan hành chính có thể viết " sở hữu con vợ " "ngày dùng vợ " ," loại vợ " ," nhãn hiệu vợ " ...qủa người ta nói mấy ông " Hiếp dâm tiếng Việt " là đúng ,trong Luật Pháp ,tội hiếp dâm phải bị tử hình .
Last edited by Đại Lãn; 26-01-2014 at 09:53 AM.

  • #2
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    966

      Đúng là bọn mọi rợ
      

    Trời đất ơi !!! khiếp thật cái văn hoá mà tên bồi tàu họ Nguyễn kia đem về để ngu dân có khác . Nếu ngày xưa ở trường học trong Nam mà mình nghe ai kể chắc không tin có 1 thứ văn hoá đểu cáng, đẻ ra 1 loại văn chương đểu cáng chó đẻ như vậy .

    Sở hữu 1 con vợ nhu+ sở hữu 1 chiếc xe đạp có nhãn hiệu . kha kha , boác Hồ giả phóng phụ nữ đây mà !!! nhãn hiệu bóc tem hay chưa trong chế độ tem phiếu . Mai mốt bán cái xe đạp đi mất phanh (thắng) cũng như mình bán con zdợ đã bị "phanh" rồi .

    Trong trại cải tạo Đồng Bang có thằng quản giáo là Chính uỷ Trung đoàn dám lên lớp trong hội trường rằng thì là ... các anh (tù ) phải biết rằng thuỷ tổ của loài người con "trực trùng amib" . Các cụ ạ, ai ở trại này còn nhớ không, ? cười gần chết vì "trực trùng amib" trong bệnh kiết lỵ lại là thuỷ tổ nhà chúng nó . Bố khỉ .

    Ngày dùng vợ ... Quốc khánh 2/9 hố hố
    Đặc điểm của vợ : lắm mồm, hay ăn hàng, hay chủi bố vẹm .....vì nó đểu quá
    Last edited by Mau_Than_68; 26-01-2014 at 11:18 AM.

  • #3
    Join Date
    10-11-2010
    Posts
    468
    Một bạn đọc trong nước lưu ý bức hình ở dưới là hình Photoshop

    " Originally Posted by Regularly here

    Cac ban dang bai thay hinh anh hay noi dung qua bat thuong thi nen can trong, khong nen tin voi.

    Hinh anh dung trong bai cua t/v Dai Lan co hinh bi chinh sua lai bang Photoshop, dang len se anh huong den uy tin cua Vietland lan nguoi dang bai.

    Do la hinh chup mot ban dang ky xe dap cua mien Bac truoc 1975. Hinh nhu sau 1975 van con su dung mot thoi gian roi moi huy bo.

    Regularly here,

    D "
    gởi bạn D

    Cám ơn bạn đã lưu ý ,như tôi đã ghi chú ngay trên đầu bài là " bài từ điện thư"tôi cũng cẩn thận để nguyên những địa chỉ của những người gởi điện thư này ,qủa tình có Photoshop hay không tôi không rõ vì không phải chuyên môn về lãnh vực hình ảnh ,nếu bạn hay ai chuyên môn về vấn đề này xin giải thích rõ dùm ,hoặc bạn có một tấm giấy đang ký xe đạp cũ tương tự như tấm ở trên xin post lên để bạn đọc so sánh . Có điều hầu hết các báo trong và ngoài nước đều từng có nhiều bài than phiền về vấn đề xử dụng ngôn ngữ trong xã hội cộng sản hiện nay ,nhất là lúc gần đây trong các sách giáo khoa dậy cho trẻ em ở các bậc Tiểu học lại tòan lấy sách Tầu dịch ra tiếng việt để dậy ,còn các đề thi cho học sinh Trung học thì sai ngay cả từ đáp số .Tôi là người Miền Bắc ,trước năm 1954 Hà Nội là thủ đô văn hóa của Việt Nam ,người dân Hà Nội ăn nói lịch sự văn hoa chải chuốt ,lễ nghĩa đàng hòang ,kể từ khi HCM đem chủ nghĩa cộng sản vào Hà Nội ,đưa đám người ngợm gọi là cách mạng của ông ta từ rừng núi về tiếp quản Hà Nội ,thì từ đó cho đến nay ngôn ngữ Hà Nội nói riêng ngôn ngữ Miền Bắc nói chung ,tòan dùng những từ ngữ đao to búa lớn ,những từ ngữ dị hợm ,qúai gở ,vô nghĩa ,nói thế này mà thực ra ý nghĩa lại khác ....mà các báo đã nói đến rất nhiều tôi không có thì giờ để nói lại ra đây làm gì nữa chỉ bẩn mắt bạn đọc .Bài " Hiếp Dâm Tiếng Việt " từ điện thư của nhiều người đã gởi qua tay nhau nhiều lần ,tôi đưa lên để bạn đọc có ý kiến và nhân tiện than phiền về việc tiếng nước ta một ngôn ngữ trong sáng ,đặc thù riêng của quốc gia mình , đuợc người Nhật khen ngợi sao lại bị xử dụng bừa bãi như thế đó là thiện ý xây dựng ,nếu tấm hình có photoshop thì người làm ra tấm hình này có lẽ cũng chỉ với mục đích xây dựng để chúng ta tránh đừng xử dụng những ngôn từ kiểu như vậy ,giống như những nhà làm phim họ gỉa tưởng ngày tận thế ,giả tưởng Tòa bạch Ốc bị khủng bố ,gỉa tưởng cả thế giới bị ác qủy tàn sát ....không chỉ mục đích mua vui mà còn để đề phòng ,tìm biện pháp ngăn chặn .
    Dù sao cũng cám ơn bạn lưu ý .
    Last edited by Đại Lãn; 26-01-2014 at 06:55 PM.

  • #4
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    3,347
    Quote Originally Posted by Đại Lãn View Post


    NHìn vào thời điễm tờ này được ký, thì biết là thời bộ đội (lớn bé gì cũng vẩu như nhau) nhìn đít gái miền Nam phê bình :

    - "Sao đít gái miền Nam có gân, lạ vây ta ?"

    Thời mà "đồng hồ có 2 cửa sổ" xem như rất xịn .

    Thời mà xem phụ nữ như đồ vât mới dùng 2 hai chữ : sở hữu

    Thời mà dân Miền Bắc chê "phi cơ chuồng chuồng/Thuỷ quân lục chiến" là những từ nhà quê nên gọi lại là "máy bay lên thẳng/Lính thuỷ đánh bộ mới đỉnh cao trí tuệ cơ .

  • #5
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    3,347

      Đơn giản như đang giỡn
      

    Gỡi bạn nào đó nói tấm hình trên là photohop .

    Dể hiểu cứ chưng lên những tờ hôn thú làm tại Hanoi cùng thời thì biết liền .

    Chả lẽ bây giờ nói khg còn có tờ hôn thú nào làm tại Hanoi cùng thời thì coi sao được ..

  • #6
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    3,347
    Theo định luật vật lý:

    Cái gì nằm "bên ngoài" thì dùng từ "sở hữu" cho cái gì nằm "bên trong" .

    Đề nghị theo tinh thần giữ tiếp truyền thống "văn hoá nón cối " thập niên 70 của thế kỷ trước .

    Nên có tờ : "giấy chứng nhận sở hữu thằng chồng" .

    Ai cướp giựt sự sở hữu này chị em phụ nữ có quyền dùng "All Necessary Measures " (included tạt acide kẻ ăn cắp chồng mình) giựt lại .

  • #7
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    966

      Cách nào để kiểm soát 1 bức hình bị photoshop ?
      

    Hình ảnh tờ giấy trên có thể là bị photoshop, nhưng đó không là vấn đề .
    Cái văn hoá "xưởng đẻ" và từ ngữ "quản lý vợ hay chồng " nó thông dụng 1 thời mà miền Nam nghe rất ngộ . Nhất là nghe giọng mấy anh trong Nam đi tập kết, nay trở về tiếp quản lại Sài gòn .

    Thà rằng nói mẹ nó giọng Nam đi, nghe còn đỡ chướng, hoặc pha giọng đễ diễu cho vui. Đằng này mấy tay đó nói với giọng thành khẩn và vênh váo ra vẻ đã "quán triệt" ngôn ngữ đảng vẹm thì mới làm người ta bực mình .

    Trở lại bức hình trên có thể là đã photoshop lắm , vậy bạn nào có thì giờ thì xin áp dụng software này coi có tìm ra khộng Toi chưa thử, xin cho biết ý kiến .

    Phải dowload vào cái PC "cùi" để nhỡ có virus thì còn vứt đi được .

    http://techmeasy.blogspot.com/2011/1...-has-been.html

    Hình nào là nguyên gốc ?

    Hình bị edit là hình nào ? hình áo đỏ

  • #8
    Join Date
    10-11-2010
    Posts
    468
    Ðó chỉ là hình thức phản ảnh văn hóa xã hội của một người trong nước
    Thưa các bạn (cả bạn D nữa ) tôi dò tìm nguồn gốc của các điện thư đã gởi bài báo có tờ hôn thú của "cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam " ở trên ,đuợc biết email đầu tiên phát xuất tờ hôn thú này là từ Việt Nam ,dĩ nhiên không thể nói rõ ra đây đuợc vì an ninh của người ta .Ðây là hình thức phản ảnh thực trạng của nền văn hóa xã hội dưới một chế độ độc tài gian ác luôn xử dụng công an nhà tù để kìm kẹp người dân ,nên người dân phải vận dụng mọi sáng kiến ,phương tiện để chống đối ,từ những tranh vẽ ,những vần thơ ,những câu sấm ,những lời đồn đại tượng đức Mẹ chẩy nước mắt ,tương Phật khóc ... Mà có là photoshop thì cũng chẳng oan uổng ,hồi bọn bần cố nông ra nắm chính quyền ở miền Bắc 1954,chúng bắt và giết hết các cán bộ hành chánh cùng giáo viên các trường học ,bọn chúng chia nhau lên thay thế gọi là "quản lý nhà nước " ," giáo dục nhân dân " những tên cán bộ qủan lý nhà nước mù chữ ,những tên giáo dục nhân dân chưa học hết lớp ba trường làng ,biết bao nhiêu là chuyện cười ra nước mắt về cái ngu cái dốt nhưng vẫn cải chầy cãi cối "nhất trí " với nhau là đúng trong thời gian này .Lúc chúng " tiếp quản" Miền Nam năm 1975 một lần nữa bọn đá cá lăn dưa từ trong rừng chui ra tiếp quản các cơ quan hành chánh của Miền Nam Việt Nam ,những tên bí thư tỉnh ,huyện không biết chữ cầm tờ giấy ngược đầu ,không biết ký tên phải tự mình lăn tay là chuyện thông thường ,những mẫu giấy tờ của các cơ quan hành chính Miền Nam như mẫu giấy khai sinh ,hôn thú ,giấy xin di chuyển đi và đến ,xin bản sao giấy khai sinh ,bản sao giấy hôn thú ,xin chứng nhận hộ tịch ....chúng lấy dùng lại và dùng loạn cả lên cái nọ lẫn cái kia ,người dân hỏi lại thì bị nạt nộ "không lấy thì thôi " . Những tên cán bộ này sau này trở thành lãnh đạo cao cấp ,thành giáo sư chỉ huy dậy lại cho các thế hệ kế tiếp ,cái dốt cái ngu cứ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cho đến bây giờ ,vì thế 38 năm không còn chiến tranh ,nhận biết bao nhiêu là viện trợ ,giáo dục từ Thế Giới mà VN vẫn còn là một trong những nước chậm tiến ,dù dân số 90 triệu người ,dù khoe khoang có tới 130.000 chất xám (xịt) ,mỗi năm đào tạo 10.000 tiên sĩ ( giấy ).Nên tờ hôn thú ở trên chỉ là điển hình của một xã hội .một quốc gia do bọn vô học vô văn hóa lãnh đạo mà một người dân trong nước muốn diễn tả trong hòan cảnh dầy đặc công an ,chó săn và nhà tù .
     Một cựu chiến sĩ VNCH được trao Huân Chương Úc
      
    (VienDongDaily.Com - 28/01/2014)



    Ông Nguyễn Văn Tây. (News Limited)

    ADELAIDE, miền nam nước Úc – Ông Nguyễn Văn Tây, một cựu chiến binh từ cuộc chiến Việt Nam vẫn xem mình là một chiến sĩ tranh đấu cho tự do mặc dù cuộc chiến đã kết thúc trong gần bốn chục năm

    Năm nay 63 tuổi, cư ngụ tại Burton, vũ khí của ông Tây là truyền thông và ngoại giao, chứ không phải là súng máy và lựu đạn.

    Ông Tây sinh ra tại Sài Gòn, và đến năm 18 tuổi thì phục vụ trong binh chủng Hải Quân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cùng với quân đội Mỹ trên đồng bằng sông Cửu Long, trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
    Đó là nơi xảy ra một số trong các trận đánh ác liệt nhất giữa quân du kích Việt Cộng và các tàu chiến cùng những chiếc tàu đệm khí của Hải Quân Mỹ, trong cuộc chiến tranh kéo dài 18 năm.

    Nói với nhật báo Herald Sun, ông Tây nhớ lại, “Thật là khó mà chiến đấu đánh Việt Cộng vì họ không mặc quân phục, khó phân biệt du kích cộng sản với thường dân Việt Nam. Dọc miền đồng bằng sông Cửu Long, tôi đã bắn rất nhiều viên đạn từ súng máy trên tàu thuyền.

    “Tôi cảm thấy như thể khi nào tôi cũng để bàn tay của mình lên cò súng.”

    Ông di cư sang Úc trong thập niên 1980, định cư tại Burton vào năm 1986.

    Từ đó đến nay, ông đã làm việc không mệt mỏi để thiết lập những hệ thống hỗ trợ cho cộng đồng người Việt ở miền bắc Adelaide, và giúp đỡ các cựu chiến binh Úc từng tham chiến ở Việt Nam.

    Là cựu chủ tịch của Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam của Nam Úc (VVASA), ông làm việc ba năm để dựng lên được một đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam tại Torrens Parade Ground trong năm 2006.

    Ông nói, “Chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ, gây quỹ và cố gắng để có được sự hỗ trợ. Thật là bõ công để làm chuyện này, bởi vì các thế hệ tương lai cần phải nhớ những gì đã xảy ra và nỗi đau khổ đã phải chịu.”

    Ông đã được trao Huân Chương Úc (Order of Australia) vào ngày lễ Australia Day hôm Chủ Nhật 26 tháng Giêng, 2014, vì những công việc tốt đẹp mà ông đã làm.

    Ông Tây nói, “Tôi rất ngạc nhiên và hân hạnh nhận được vinh dự này.”

    “Gia đình tôi rất vui mừng, nhưng chính công việc tôi làm, chứ không phải là giải thưởng, giúp đem lại cho tôi sự bình an. Khi đến Úc với vợ và các con của tôi, tôi thấy cô đơn đến nỗi tôi đã kết thân bạn bè để tham gia với cộng đồng. Tôi đã có rất nhiều sự hỗ trợ từ cộng đồng. Tôi sẽ không quên điều đó.”

    Ông sẽ khó quên những biến cố khốc liệt trong thời chiến, thế nhưng ông muốn ghi nhớ những đồng đội đã hy sinh hơn là cay đắng về kết cục thảm thương.

    Mỗi tối ông vẫn khấn nguyện trước di ảnh của sáu vị tướng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa được treo trong phòng nghỉ. Những vị tướng này đã tử trận khi Sài Gòn bị thất thủ vào năm 1975.

    Họ đã chết cho tự do của chúng ta và tôi sẽ không bao giờ quên điều đó,” ông nói.

    (http://viendongdaily.com/mot-cuu-chi...-obIvDvMu.html)
    Những sự thật không thể chối bỏ (phần 7)

    - Trí thức cũng chẳng khá hơn




    Nói về Cải cách ruộng đất thì đó là một cuộc thảm sát với phú nông, địa chủ… trong đó có phần lớn là oan sai. Nhưng nhắc đến Nhân văn Giai phẩm lại là câu chuyện khác. Lần này đến trí thức cũng bị tiêu diệt. Lý do rất đơn giản cho sự tiêu diệt đó là họ dám viết, dám nghĩ đúng với những gì họ nhận thấy được từ xã hội thối nát của cộng sản. Họ cần nghệ thuật gắn liền với tư tưởng tự do, dân chủ nhưng… đó là cái gai trong mắt cộng sản.

    Bài viết này chỉ nhắc lại cho chúng ta những gì thuộc về sự thật, những sự thật đau đớn của một chế độ muốn ngu dân để cai trị. Một chế độ phi nhân tính với những sự thật đáng hổ thẹn cho muôn đời.

    Sơ lược về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm

    Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm là phong trào được cho là có xu hướng chính trị, đòi tự do dân chủ của một số văn nghệ sĩ và trí thức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức dập tắt vào tháng 6 năm 1958.


    Phong trào này có một tờ báo cho mình với tên gọi Nhân Văn, đây là một tờ báo chuyên về văn hóa, xã hội, có trụ sở tại 27 Hàng Khay, Hà Nội. Đứng đầu tờ báo là ông Phan Khôi làm chủ nhiệm và ông Trần Duy làm thư kí tòa soạn. Ngoài ra nó còn cùng với tạp chí Giai Phẩm, hình thành nên nhóm Nhân Văn–Giai Phẩm (NVGP).

    Mục tiêu hoạt động của nhóm NVGP là giúp cho sự tự do suy nghĩ, tự do trong sáng tác của các văn nghệ sĩ. Họ muốn hướng tới một quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật thực sư. Nghệ thuật theo tiêu chí của nhóm này phải tách khỏi chủ trương tô hồng cách mạng giả dối của văn nô cộng sản. Xin nêu ra đây một số ví dụ nhỏ để thấy chủ trương hết sức hợp lý của nhóm NVGP trong vấn đề trung thực, dân chủ trong xã hội VNDCCH lúc đó.

    Trong tạp chí Giai phẩm Mùa xuân được ấn hành tháng giêng năm 1956, do nhà thơ Hoàng Cầm và Lê Đạt chủ trương, về sau bị tịch thu, có bài “Nhất định thắng” của nhà thơ Trần Dần, miêu tả hoàn cảnh đời sống miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong những ngày đầu đất nước chia cắt, tác giả bài thơ bị qui kết chống phá, "bôi đen" chế độ, với những câu thơ nổi tiếng:

    Tôi bước đi
    không thấy phố
    không thấy nhà
    Chỉ thấy mưa sa
    trên màu cờ đỏ

    Nhân văn số 3 ra ngày 15 tháng 10 đăng bài của ông Trần Đức Thảo về mở rộng dân chủ, phát triển phê bình trong nhân dân. Trần Duy cũng góp tiếng nói đấu tranh cho tự do dân chủ trong Nhân văn số 4 ra ngày 5 tháng 11 năm 1956. Trong số cuối cùng, số 5 báo Nhân văn, ông Nguyễn Hữu Đang nhận xét về những điều bảo đảm tự do dân chủ trong Hiến pháp Việt Nam 1946 và so sánh với tình hình thực tế lúc bấy giờ.


    Ngày 15 tháng 12 năm 1956, Ủy ban hành chính Hà Nội ra thông báo đóng cửa báo Nhân Văn. Số 6 không được in và phát hành. Tổng cộng Nhân Văn ra được 5 số báo và Giai Phẩm ra được 4 số báo (Tháng Ba, Tháng Tư, Tháng Mười và Tháng Chạp 1956) trước khi phải ngừng xuất bản.

    Sau đó, hầu hết các văn nghệ sĩ tham gia phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm bị đưa đi học tập cải tạo về tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Một số bị treo bút một thời gian dài: Lê Đạt, Trần Dần, số khác không tiếp tục con đường sự nghiệp văn chương, thậm chí có người bị giam giữ trong một thời gian dài và tiếp tục bị giám sát trong nhiều năm sau khi mãn tù như trường hợp ông Nguyễn Hữu Đang. Dư luận chung thường gọi đây là "Vụ án Nhân Văn–Giai Phẩm".

    Trong số này đa phần là những nghệ sĩ nổi tiếng, là tinh túy của nền văn học nghệ thuật nước nhà. Họ thực sự là những tri thức đáng kính với những tư tưởng tự do, dân chủ nhưng đã bị đảng cộng sản kìm kẹp và bức bách cả về tư tưởng lẫn thân thể. Ắt hẳn chúng ta không thể nào quên một Hữu Loan đằm thắm nhưng cương trực với “Màu tím hoa sim” bất hủ. Ấy vậy mà ông cũng như hàng chục văn nghệ sĩ ấy đã bị đảng cộng sản vu khống, chụp mũ cho tư tưởng chống đảng, phản động. Nhưng có thực sự họ có tội hay không? Tôi xin trình bày ở phần sau đây.

    Họ không phải là phản động

    Nói là phản động thì đảng cộng sản là bậc thầy về chụp mũ và quy kết. Phải hiểu đúng từ phản động thế nào. Thực tế một xã hội muốn phát triển và tiến bộ thì phải không ngừng vận động. Phản động ở đây có nghĩa là đứng yên, không vận động, là chống lại sự tiến bộ đó. Phản động là một từ có nghĩa đen, không có nghĩa bóng, phản động mang một ý nghĩa tiêu cực. Tuy nhiên bản thân các văn nghệ sĩ ở đây hoàn toàn hoạt động nghệ thuật theo tư tưởng ôn hòa, dân chủ, tự do. Đó không thể coi là phản động được. Bản thân sự phản ánh trung thực của họ là một sự có lợi cho tiến bộ xã hội. Nhưng đảng cộng sản đã đánh đồng khái niệm chống lại ách độc tài của họ với việc chống lại sự phát triển của xã hội. Đó là một sự vu khống vô cùng bẩn thỉu của đảng cộng sản Việt Nam.

    1. Họ đã nói gì?

    Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm quy tụ những người trí thức can đảm nhất ở miền Bắc Việt Nam trong thời đại của họ. Sau bài thuyết trình của Nguyễn Mạnh Tường, trong hai số báo Nhân Văn vào tháng 11 năm 1956, Nguyễn Hữu Đang đã hai lần nêu cao chủ trương phải thiết lập một chế độ pháp trị. Ông nêu ra những điều trong hiến pháp năm 1946 bảo đảm các công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do hội họp, tự do cư trú, tự do đi lại, vân vân. Điều 11 nói: “Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ giam cầm người công dân Việt Nam” nhưng ngay trong thời đó các nhà trí thức như Phan Khôi, Nguyễn Mạnh Tường, Đặng Đình Hưng cũng bị đi “cải tạo” không thời hạn; các văn nghệ sĩ như Trần Dần, Tử Phác vô cớ bị bắt giam.

    NVGP là một đợt bột phát trào lưu tư tưởng dân chủ ở miền Bắc Việt Nam có tiền đề ngay từ khi hình thành nhà nước VNDCCH lưỡng sinh giữa DCTS và toàn trị cộng sản tiến dần đến mô hình kiểu chủ nghĩa Mao, phát sinh trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội nhưng mạnh mẽ nhất là lĩnh vực ngôn luận mà lực lượng hăng hái nhất là trí thức khoa học xã hội và văn nghệ sỹ, tập trung xung quanh hai ấn phẩm là báo Nhân Văn và tập san Giai Phẩm.

    Có lẽ cần phải cho mọi người nghe ý kiến của ông Nguyễn Hữu Đang trả lời Thụy Khuê ngày tháng 9- 1995 khi bà hỏi thực chất của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm là gì: "Thực chất phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, nếu đứng về mặt chính trị, thì đó là một cuộc đấu tranh của một số người trí thức, văn nghệ sĩ và một số đảng viên về chính trị nữa, là chống, không phải chống đảng cộng sản đâu, mà là chống cái chủ nghĩa Staline và chống chủ nghĩa Mao Trạch Đông. Sự thâm nhập của chủ nghĩa Staline và chủ nghĩa Mao trạch Đông đưa đến nhiều hiện tượng- nói là chuyên chính thì chưa đủ- phải nói là cực quyền toàn trị, nó gay gắt ghê lắm… Nó gay gắt ghê lắm!"

    Trên báo Giai Phẩm Mùa Thu, Nguyễn Hữu Đang đã mở cuộc phỏng vấn để các nhà trí thức khác có dịp lên tiếng: Trần Đức Thảo đòi phải có tự do ngôn luận, tự do nghiên cứu, tự do phê bình. Ông Đặng Văn Ngữ viết: “Dưới một chế độ độc tài không ai dám chỉ trích chính phủ thì còn đâu mà thấy khuyết điểm về tự do dân chủ?”. Đào Duy Anh kêu gọi giới trí thức phải “đấu tranh” cho tự do, quyết chống lại bệnh giáo điều và sùng bái cá nhân; Phan Khôi viết “bàn về lãnh đạo văn nghệ” để phê bình toàn thể việc lãnh đạo xã hội. Ông Phan Khôi dám phơi bày sự thật đó là một chế độ cộng sản độc tài như thể một biến thể của chế độ phong kiến kiểu mới. Ông nêu ví dụ đám cầm đầu văn nghệ lúc đó đả kích thơ Trần Dần viết hoa chữ “Người” là phạm tội, vì chữ “Người” viết hoa chỉ được dùng để nói đến Hồ Chí Minh thôi. Việc này không khác gì việc Phạm húy trong tư tưởng phong kiến.

    Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm chứng tỏ giới trí thức Việt Nam không bao giờ lãng quên trách nhiệm với lịch sử. Ngay từ đầu thời Pháp thuộc các Nho sĩ như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Đình Phùng, Nguyễn Cao đã bảo vệ tiết tháo sáng ngời. Họ muốn dùng ngòi bút của mình để nhắc nhở cho nhân dân ta những yếu tố lịch sử trung thực của dân tộc. Họ xứng đáng tiếp nối truyền thống hào hùng của biết bao đời anh linh dân tộc.

    Nhóm NVGP cũng cho thấy một điều những người trí thức Việt Nam không bao giờ quên nhiệm vụ của mình là tranh đấu cho tự do và cho sự thật. Trong báo Nhân Văn, Trần Đức Thảo viết “Người trí thức hoạt động văn hóa cần tự do như khí trời để thở.” Người trí thức phải đỏi hỏi các quyền tự do được phát triển vì đó là “nhiệm vụ số một của mình cũng như của toàn dân”. Ông Trần Dần đã viết: “Biểu hiệu cao nhất của trách nhiệm người viết là thái độ tôn trọng, trung thành với sự thực… Tôn trọng, trung thành với sự thực vừa là trách nhiệm, vừa là lập trường, vừa là phương pháp làm việc của người viết… Nếu như sự thực ngược lại chính sách, chỉ thị, thì phải viết sự thực chứ không phải là bóp gò sự thật vào (cho đúng) chính sách!”. Trần Dần đã viết những hàng trên trong bản dự thảo để trình bày trước một hội nghị giới văn nghệ trong quân đội năm 1955. Tất nhiên bản dự thảo đó không bao giờ được công bố, nhưng nó cho thấy Trần Dần đúng là một chiến sĩ. Lê Đạt đã dùng những câu thơ để lên án chế độ độc tài chuyên chế: “Đem bục công an máy móc đặt giữa tim người – Bắt tình cảm ngược xuôi theo đúng luật đi đường nhà nước!”.

    Còn tiếp... Kết Luận 1: Qua phần kết luận đầu tiên ta có thể thấy xuyên suốt nhưng tác phẩm và tuyên bố của mình. Nhóm các tác giả trí thức trong NVGP đã cho thấy họ là nhưng người trung thực, can đảm và có tư tưởng dân chủ, tự do dựa trên lòng yêu nước nồng nàn, có trách nhiệm với dân tộc. Vậy họ không thể là những người phản động như các đảng cộng sản chụp mũ.

    2. Những bằng chứng khách quan:

    Để nhìn nhận các tác phẩm của các bên về sự thật nhóm NVGP có tội hay không chúng ta cần phải nhìn thẳng vào các bài báo, cuốn sách nói về NVGP một cách trung thực nhất từ nhiều phía.

    Trước tiên là cuốn sách "Cent fleurs écloses dans la nuit du Vietnam" (Trăm hoa đua nở trong đêm Việt Nam) của Georges Boudarel. Georges Boudarel, nay đã qua đời, là nhà giáo, đảng viên cộng sản Pháp, 1947 sang Việt Nam với mục đích tranh đấu chống chính quyền thuộc địa. Sau hai năm dạy học tại Sài Gòn, Boudarel theo Việt Minh, đặc trách nhiệm vụ "cải tạo" tù nhân Pháp ở trại 113. Năm 1966, vì không còn đồng ý với chính quyền Hà Nội, ông trở về Pháp. Trong thời gian ở Việt Nam, ông đã gặp gỡ nhiều nhà văn nhà thơ, trong đó có những thành viên NVGP và Boudarel đã mang được về Pháp những tờ Nhân Văn, Giai Phẩm, và một số báo xuất bản ở Hà Nội trong thời kỳ này.

    Cuối 1987 đầu 1988, trong bối cảnh "cởi trói văn nghệ" của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Georges Boudarel đã viết loạt bài tựa đề Dissidences intellectuelles au Viêt-Nam L'affaire Nhan Van-Giai Pham (Trí thức phản kháng tại Việt Nam, vụ Nhân Văn Giai Phẩm), in trên hai tập san Sudestasie (số 50 tháng 1/1988) và Politique Aujourd'hui en Europe (phụ bản tháng giêng năm 1989), sau tập hợp và đào sâu thành cuốn "Cent fleurs écloses dans la nuit du Vietnam" (Trăm hoa đua nở trong đêm Việt Nam) do Jacques Bertoin in năm 1991 tại Paris.

    Trong cuốn "Cent fleurs écloses dans la nuit du Vietnam" có đoạn tác giả đã viết về những người bị chính quyền cộng sản Việt Nam gán ghép cho tội danh chống đảng phản bội như sau: "Sự thật họ không phải là những kẻ hèn nhát. Họ đã dám nói thật những gì họ thấy và họ nghĩ. Họ xứng đáng là những trí thức can đảm". Đây là sự khẳng định cho sự trung thực và hết sức thẳng thắn của tác giả Pháp (đã từng theo cộng sản này) đối với sự thật về các nhân vật trong vụ án NVGP.

    Để nói về sự tự do trong tư tưởng của nhóm này. Tác phẩm cũng có đoạn: "Họ là những nhà dân chủ về tư tưởng. Những ý thức đó dường như là quá xa xỉ với một chế độ độc đảng ở Việt Nam.". Điều này khẳng định nhóm NVGP không thể là phản động. Họ đơn thuần muốn có một sự tự do, dân chủ trong sáng tác nghệ thuật không theo khuôn mẫu của đảng cộng sản áp đặt.


    Tiếp đến là cuốn sách của tác giả Hoàng Văn Chí, tức Mạc Định, soạn giả “Trăm hoa đua nở trên đất Bắc” (THĐNTĐB), do Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa xuất bản tại Sài Gòn, 1959. Trong tác phẩm của mình ông Hoàng Văn Chí cũng đã đánh giá về những trí thức từng là chỗ quen biết của mình hết sức sâu sắc. Ông khẳng đinh trong cuốn sách của mình về những trí thức như sau "Thật là bất công khi định tội họ phản bội tổ quốc, họ chỉ phản đối đảng mà thôi!"

    Tác phẩm của Hoàng Văn Chí, cho đến nay vẫn là tác phẩm hoàn chỉnh nhất về phong trào NVGP. Phần lớn những thành viên khác đều có mặt trong cuốn sách này, với một tiểu sử khá đầy đủ, với những chi tiết đáng quý và những bài viết tiêu biểu của họ trong thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm, đặc biệt tiểu sử Phan Khôi và Văn Cao, với những chi tiết mà hiện nay không tìm thấy ở đâu. Một phần vì Hoàng Văn Chí có liên hệ gia đình với Phan Khôi, nên một số dữ kiện chỉ ông biết, mà không tìm thấy ở những tư liệu khác.

    Ngay khi tôi đang hoàn thiện bổ sung cho bài viết này thì ngày 28/06/2012 có một cuộc hội thảo về nhà thơ Phùng Cung do Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu tuyển tập thơ Xem đêm của ông. Cuộc tọa đàm này có sự có mặt của Nhà nghiên cứu Phạm Toàn, Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Nhà văn Thái Kế Toại, Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha. Các bạn có thể tham khảo tại links sauhttp://bookaholicclub.com/?p=17034). Trong đoạn có đánh giá của Hoàng Cầm về những tác phẩm của Phùng Cung: "Nhìn chung ở tập Xem đêm, mối quan hệ giữa những người miền quê nghèo được Phùng Cung diễn tả chân thực đến mức không thể bỏ hoặc thay một từ nào.". Điều này càng thêm minh chứng cho bản chất của các tác phẩm trong NVGP chỉ đem lại sự thật chứ không hề có ý chống đối lại dân tộc. Đó là điều đảng cộng sản không mong muốn.

    Bản thân cuốn sách "Điều đọng lại" in năm 1992 tại nhà xuất bản Văn Hóa của đảng cộng sản Việt Nam cũng đã khẳng định việc kìm kẹp và kết tội vô lý với những cá nhân trong NVGP là một sai lầm. Cuốn sách này có lưu trữ tại thư viên quốc gia Việt Nam có đoạn ở trang 173 "Sai lầm ở việc nóng vội kết tội NVGP là phản động dẫn đến những động thái xấu cho nền văn học cận đại ở Việt Nam. Họ không phải là những người chống lại dân tộc. Nhận định sai lầm về họ cũng là điều đáng suy ngẫm." Cũng cuốn này còn trích dẫn lời của ông Nguyễn Văn Linh - cựu tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam trong việc đánh giá về sai lầm trong NVGP và cởi trói trong tư tưởng của nghệ sĩ trang 265 có viết “Hãy cởi trói cho văn nghệ sĩ để tránh những sự cố đáng tiếc lặp lại của Nhân văn giai phẩm”.


    Kết luận 2
    : Qua các tác phẩm của các tác giả trung lập, lề dân hay lề đảng đều đánh giá sự thẳng ngay, trung thực của các tác giả, tác phẩm trong NVGP. Họ không có tội phản động như những gì đảng cộng sản đã ghép cho họ trong quá khứ.

    Nhận xét: Từ kết luận một và hai có thể thấy từ tư tưởng, lời nói cho đến tác phẩm của các tác giả, tác phẩm trong NVGP là thực sự tiến bộ và can đảm. Họ đã được các tác phẩm nhiều phía đánh giá đúng về sự thật: NVGP Không phải phản động, không chống đảng. Họ chỉ nói lên sự thật của xã hội miền Bắc dưới ách độc tài của đảng cộng sản thông qua nghệ thuật chân chính, không chấp nhận làm văn nô.

    Tội ác!


    Tập tài liệu tựa đề “Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước tòa án dư luận” do Nxb Sự Thật (nay là Nxb Chính Trị Quốc Gia), in tháng 6, năm 1959, tại Hà Nội, là tài liệu đầu tiên, tập hợp những trích dẫn bài viết hoặc diễn văn tố cáo, lên án, buộc tội NVGP của đảng cộng sản Việt Nam. Trong phần cuối cuốn sách, có một chương nhỏ, trích "những lời thú tội" của các thành viên NVGP, còn hầu như toàn thể dành cho phía công tố "phát hiện tội", với những lời lẽ vô cùng khiếm nhã ngay từ miệng, hoặc từ ngòi bút của giới được gọi là "trí thức văn nghệ sĩ" đối với các đồng nghiệp và bạn hữu của mình đã tham gia NVGP.

    Tập tư liệu dày 370 trang này - chứng tích một thời mà chữ nghĩa đã đạt tới đỉnh cao của sự bồi bút - còn hữu ích về mặt lịch sử và văn học sử, nó mở ra nhiều khía cạnh của vấn đề NVGP: về tầm vóc của phong trào, về không khí đàn áp thời đó, về mức độ khốc liệt của cuộc đấu tố. Đồng thời nó cũng gián tiếp trả lời những lập luận gần đây, cố tình hạ thấp hoặc thu gọn tầm vóc của phong trào NVGP thành một cuộc "đánh đấm nội bộ", tranh giành thế lực cá nhân, không liên hệ gì đến vấn đề tự do tư tưởng.

    Trong cuốn sách đó có viết: "Nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm" phản đối văn nghệ phục vụ chính trị, thực tế là phản đối văn nghệ phục vụ đường lối chính trị cách mạng của giai cấp công nhân. Chúng đòi "tự do, độc lập" của văn nghệ, rêu rao "sứ mạng chống đối" của văn nghệ, thực ra chúng muốn lái văn nghệ sang đường lối chính trị phản động.

    Nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm" phản đối văn nghệ phục vụ công nông binh, nêu lên "con người" trừu tượng, thực ra chúng đòi văn nghệ trở về chủ nghĩa cá nhân tư sản đồi trụy.

    Nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm" hằn học đả kích nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa, nhất là văn nghệ Liên Xô, đả kích nền văn nghệ kháng chiến của ta. Thực ra, chúng phản đối chế độ xã hội chủ nghĩa, chúng đòi đi theo chế độ tư bản chủ nghĩa.

    Nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm" phản đối sự lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ, chúng đòi "trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ", thực ra chúng đòi đưa quyền lãnh đạo văn nghệ vào tay bọn phản cách mạng.”

    Điều này cho thấy sự quy chụp táo tợn và trơ trẻn của đảng cộng sản với những văn nghệ sĩ thực thụ muốn dùng ngòi bút nghệ thuật vào đóng góp cho dân chủ. Hành động đánh phá và quy chụp này cho thấy đảng cộng sản độc tài chính là kẻ thù không đội trời chung của tự do, dân chủ.

    Tố Hữu, khi ấy là Ủy viên Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam, phụ trách về công tác văn hóa văn nghệ, tuyên truyền được coi là người dập tắt phong trào Nhân Văn–Giai Phẩm. Trong cuốn “Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại "Nhân Văn - Giai Phẩm" trên mặt trận văn nghệ, nhà xuất bản Văn Hóa, 1958, mà ông là tác giả, Tố Hữu đã nhận định về phong trào này và những người bị coi là dính líu như sau: "Lật bộ áo "Nhân Văn - Giai Phẩm" thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm;" (trg 9. Sđd).

    Hay có đoạn: "Trong cái công ty phản động "Nhân Văn - Giai Phẩm" ấy thật sự đủ mặt các loại "biệt tính": từ bọn Phan Khôi, Trần Duy mật thám cũ của thực dân Pháp đến bọn gián điệp Thụy An, từ bọn trốt-kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo đến bọn phản Đảng Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt. Một đặc điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động, và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của mình, cố tình chống lại cách mạng và chế độ;". (trg 17. Sđd).

    Báo cáo tổng kết vụ "Nhân Văn - Giai Phẩm" cũng do Tố Hữu viết có kết luận về tư tưởng chính trị và quan điểm văn nghệ của phong trào Nhân Văn–Giai Phẩm như sau:

    “Những tư tưởng chính trị thù địch Kích thích chủ nghĩa cá nhân tư sản, bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản. Xuyên tạc mâu thuẫn xã hội, khiêu khích nhân dân chống lại chế độ và Đảng lãnh đạo. Chống lại chuyên chính dân chủ nhân dân, chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa. Gieo rắc chủ nghĩa dân tộc tư sản, gãi vào đầu óc sô-vanh chống lại chủ nghĩa quốc tế vô sản.”

    Đến đây ta có thể thấy đội ngũ văn nô của đảng cộng sản đã cố tình nhào nặn lên một hình tượng ngược lại hoàn toàn với những gì được coi là sự thật về NVGP. Đảng cộng sản đã cố tình quy chụp một cách vô lý những trí thức dám nói thẳng thật về những nghịch lý trong xã hội độc tài cộng sản.

    Đối với văn nghệ do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Trường Chinh là người đã đưa các quan điểm văn nghệ của Mao Trạch Đông vào hoạt động Văn hóa Cứu quốc từ năm 1943, kiên trì bảo vệ nó cho tới khi đổi mới, đã tạo ra rất nhiều vụ án văn nghệ khác nữa, là nhân tố chính làm cho nền văn nghệ Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền nhưng tụt hậu so với sự phát triển chung của văn nghệ nhân loại. Trường Chinh thì xuyên suốt các văn kiện từ khởi thủy cho đến sau này đều dựa trên các nguyên lý văn nghệ của Mao Trạch Đông: "bắt văn nghệ phục vụ chính trị, lấy mục tiêu sáng tạo văn nghệ là phục vụ công nông binh, phục vụ tuyên truyền như là một mệnh lệnh tuyệt đối cho văn nghệ sĩ". Chưa bao giờ thấy ông đưa ra các yếu tố tự do tư tưởng, tự do sáng tác, tự do ngôn luận làm điều kiện cho sự thành công của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Ấy là chưa nói đến phương pháp lập luận của Trường Chinh đầy chất ngụy biện, giả dối, phản khoa học, thực dụng về chính trị. Rất nhiều mệnh đề của ông khi đưa vào vận hành quản lý văn nghệ đều đi ngược lại với tinh thần của nó. Và chính bản thân ông trong một số trường hợp cụ thể đối với một số tác phẩm đã thể hiện thái độ hẹp hòi, thiển cận, quy chụp, trù dập văn nghệ sĩ.

    Ngược lại Nguyễn Hữu Đang và Nguyễn Đình Thi quan niệm: "…để thực hiện nền văn hóa mới, trước hết chúng ta phải củng cố nền độc lập hoàn toàn và làm thực hiện chính thể dân chủ cộng hòa triệt để... Ban bố triệt để quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận, chính là cởi mở cho văn hóa trở nên sầm uất, và đem một luồng sinh khí mạnh mẽ thổi vào cái văn hóa bao lâu phải sống trong những phòng ngục chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu hơi nóng của mặt trời. Sách vở và báo chí được xuất bản tự do, nền văn nghệ của ta mới có thể dồi dào phong phú”.

    Chính vì có sự khác biệt quá lớn về tư tưởng và những yếu tố chính trị trong việc tồn vong của đảng cộng sản trước những bài viết phơi bày sự thật, đảng cộng sản đã trả thù hèn hạ với những người thuộc nhóm NVGP.

    Còn tiếp... Ngày 10- 12- 1959 Tòa án nhân dân Hà Nội khai mạc phiên tòa xử Vụ án gián điệp hoạt động phá hoại hiện hành. Nội dung bản án kết tội như sau: "Chúng là những tên gián điệp phản cách mạng, phá hoại hiện hành, hoạt động có tổ chức, thực hiện âm mưu của địch, tiến hành những hoạt động chiến tranh tâm lý đê hèn nhất, những hoạt động phá hoại thâm độc nhất, để cuối cùng lật đổ chế độ chúng ta ở miền Bắc."

    Kết quả tuyên án như sau:

    Nguyễn Hữu Đang 15 năm tù giam, 5 năm quản chế sau khi ra tù.
    Lưu Thị Yến tức Thụy An 15 năm tù giam, 5 năm quản chế sau khi ra tù,
    Trần Thiếu Bảo tức Minh Đức 10 năm tù giam, 5 năm quản chế sau khi ra tù.
    Phan Tại 6 năm tù giam, 3 năm quản chế.
    Lê Nguyên Chí 5 năm tù giam, 3 năm quản chế......

    Ngoài ra sau đó còn tiếp tục có những hoạt động là dư âm hậu quả của NVGP về sau này:

    Năm 1960: Phùng Cung bị bắt. Lý do: Tiếp tục sáng tác các truyện ngắn có nội dung bất mãn, chống đối, phản động.

    Năm 1968: Vụ án xét lại chống Đảng. Bắt giam Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh, Đặng Kim Giang, Trần Minh Việt, Trần Thư, Vũ Thư Hiên, Lê Trọng Nghĩa, Huy Vân… Nhiều văn nghệ sĩ nhất là những người đi học ở Liên Xô về hoặc có quan hệ với Liên Xô bị đưa vào diện phân biệt đối xử.

    Năm 1982: Hoàng Cầm bị bắt cùng Hoàng Hưng vì việc định đưa tập thơ Về Kinh Bắc ra nước ngoài. Hoàng Cầm bị giam 18 tháng, Hoàng Hưng bị giam 39 tháng.

    Về sau này, các nhà trí thức trong NVGP khi viết hồi ký hoặc phát biểu về quãng đời trong tăm tối của mình trong lao tù cũng như trong cuộc sống thường nhật đã miêu tả rất rõ về những cái ác mà đảng cộng sản gây ra cho họ.

    Luật sư Nguyễn Mạnh Tường qua bài phát biểu rất quan trọng trước Mặt trận Tổ quốc Hà Nội ngày 30-10-1956 đã phân tích những sai lầm của chính quyền đi từ sai lầm CCRĐ ở nông thôn sang sai lầm trong chế độ mậu dịch ở thị thành, tất cả nằm trong bản chất thiếu dân chủ. Ông chỉ ra nguồn gốc các sai lầm đó và trình bày những nguyên tắc để sửa sang lại bộ máy pháp luật, chính trị của đất nước. Ông phê phán khẩu hiệu: "Thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch không những quá tả một cách vô lý mà còn phản lại cách mạng". Năm 1992 tại Paris nhà xuất bản Quê mẹ của Võ Văn Ái in cuốn hồi ký bằng tiếng Pháp của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường Un Excommunie (Kẻ bị khai trừ) với tiểu tựa Hanoi 1954- 1991: Proces d ún intellectuel (Hà Nội 1954- 1991: Kết án một nhà trí thức). Cuốn sách nêu lên những sự thật khi bị o ép, theo dõi của đảng cộng sản với ông trong cuộc sống đói khổ, thiếu thốn.


    Những sự việc bỉ ổi của đảng cộng sản còn thể hiện qua việc đối xử bất công với nhà thơ ưu tú Hữu Loan. Hay như một người nữ nghệ sỹ Thụy An đã phải chịu cảnh mù lòa, tàn tạ trong nhà tù cộng sản được miêu tả qua cuốn sách “Thép đen” của Đặng Chí Bình.

    Ngoài ra Năm 2001 Nhà xuất bản Văn Nghệ California Hoa Kỳ xuất bản cuốn nhật ký của Trần Dần tên là “Trần Dần” ghi trích những ghi chép của Trần Dần trong hai thời kỳ CCRĐ và NVGP 1954- 1960. Đặc biệt đây là một cuốn sách thật nhất về NVGP, về cuộc sống thời kỳ này của dân tộc mà người ta không thể tìm thấy các hình ảnh rớm máu ấy trong các tác phẩm tuyên truyền công khai ở miền Bắc. Cùng với đó còn có một số cuốn khác đề cập đến NVGP như: “Hồi ký Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên do NXB Văn nghệ ở Hoa Kỳ….

    Nhận xét: Với các nhà trí thức yêu nước hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thì việc quy chụp họ phản động đã là một tội ác. Vì vũ khí chiến đấu cho công bằng dân chủ xã hội của họ chính là ngòi bút và tác phẩm. Kết luận vu khống của đảng cộng sản giành cho họ là một tội ác. Nhưng chưa dừng lại ở đó. Đảng cộng sản còn bắt họ vào tù, đày ải và hành hạ họ trong cuộc sống. Đó là một tội ác không thể chấp nhận được đối với trí thức.


    Những kẻ chủ mưu:

    Như đã nói ở trên, Trường Chinh và đảng cộng sản của ông ta chính là kẻ thù trực tiếp trong vụ án NVGP. Trường Chinh chủ trương áp đặt tu tưởng của đảng và của Mao cho các văn nghệ sĩ trí thức lúc đó. Đi cùng với Trường Chinh là đội ngũ văn nô như Tố Hữu, Đặng Thai Mai ra sức tuyên truyền và bôi nhọ nhóm NVGP như một "lũ phản động". Họ dùng đến cả tòa án của độc đảng để đẩy những con người vô tội vào tù.

    Nhưng trên thực tế có một kẻ thủ ác giấu mặt hết sức nhan hiểm đó là ông Hồ Chí Minh. Như chúng ta đã biết tôi từng chứng minh về hệ thống chính trị trong đảng cộng sản Việt Nam trong các phần trước. Ông Hồ Chí Minh thực sự là kẻ chỉ đạo và viết ra chủ trương của các hành động của đảng cộng sản.

    Trên thực tế, Hồ Chí Minh kiêm nhiệm hai chức Chủ Tịch Đảng và Tổng bí Thư từ (9/1956 đến 9/1960). Như vậy NVGP rõ ràng xảy ra trong thời kỳ ông Hồ phải là người có quyền lực chính trị cao nhất, lúc này Lê Duẩn cũng chưa có vai trò rõ rệt (Như đã chứng minh ở phần 2).Vậy ông Hồ không thể vô can trong sự việc này.

    Trong hội nghị lần thứ 10 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (họp từ ngày 25/8/56 đến 24/9/56), Trường Chinh bị "nghiêm khắc kiểm điểm sai lầm" trong công tác cải cách ruộng đất, phải tự kiểm thảo và xin từ chức. Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương, bị loại ra khỏi Bộ Chính trị, Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban Chấp Hành Trung ương Đảng. Hồ Chí Minh kiêm nhiệm hai chức Chủ Tịch Đảng và Tổng bí Thư từ (9/1956 đến 9/1960). Sau đó là thời kỳ Lê Duẩn làm Tổng Bí Thư (9/1960 đến 7/1986), xảy ra vụ Xét Lại Chống Đảng.

    Vụ NVGP xảy ra dưới thời Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng kiêm Tổng bí thư

    Tháng Giêng năm 1956, Giai Phẩm Mùa Xuân vừa ló dạng thể hiện tự do sáng tác, đã bị dập tắt ngay. Vậy có thể hiểu là Trường Chinh đã giao cho Tố Hữu, người có tư thù với Hoàng Cầm, Trần Dần và Lê Đạt trong việc phê bình tập thơ Việt Bắc, xử lý vụ Giai phẩm mùa xuân theo chỉ thị của Hồ Chí Minh.

    Ngày 9/12/1956 Hồ Chí Minh ký sắc lệnh báo chí. Đóng cửa Nhân Văn. Phong trào NVGP bị dập tắt lần thứ nhì, tháng12/56. Tháng 2/57 trong Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai, họp từ 20 đến 28/2 tại Hà Nội, Trường Chinh kêu gọi đấu tranh "đập nát âm mưu phản động" của nhóm NVGP.

    Như vậy ta có thể thấy Trong tháng 8 và 9 năm 1956, có hai sự kiện trùng hợp đáng kể:

    Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư. Phong trào NVGP phát triển trở lại. Quyết định cho phép Hội văn nghệ tổ chức lớp học tập dân chủ 18 ngày, theo đường lối Liên Xô, trong tháng 8/1956, rõ ràng không thể là của một Trường Chinh đã mất chức quyết định được. Người quyết định về việc này chỉ có thể là Hồ Chí Minh đứng đầu đảng và nhà nước chứ không thể là ai.

    Cuối năm 57: Mao Trạch Đông hạ lệnh đánh phái hữu. Huy Cận và Hà Xuân Trường được cử đi học tập chính sách của Trung Quốc. Khi họ trở về, tháng 2/58 việc thanh trừng NVGP được tổ chức quy mô và toàn diện trong hai lớp đấu tranh Thái Hà.

    Lần này nữa, trách nhiệm hẳn cũng đến từ từng cao nhất của cấp lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh vì tôi đã từng chứng minh ở các phần trước, ông Hồ luôn coi tư tưởng của Mao là kim chỉ nam cho hành động “Tư tưởng của Mao không thể sai.”

    Trả lời câu hỏi chủ tịch Hồ Chí Minh có trách nhiệm như thế nào về vụ NVGP, Nguyễn Hữu Đang tuyên bố: "Cái việc mà người ta cứ nói là việc nọ việc kia là người dưới làm chứ cụ Hồ không biết, cụ Hồ không thực tiễn làm, đó là một cách nói không đúng sự thật. Người ta thấy việc gì mà có dư luận kêu ca, thắc mắc thì không muốn để cái kêu ca thắc mắc đó hướng vào vị lãnh tụ mà người ta suy tôn tuyệt đối. Có thể nói là người ta thần thánh hóa cụ Hồ. Vì cái lý do nó là như thế. Thực chất thì cụ Hồ không phải là người bị vô hiệu hóa trong bộ máy lãnh đạo của đảng và của dân tộc. Cụ Hồ lúc nào cũng là người có đầy đủ quyền hành, lúc nào cụ cũng sáng suốt, linh lợi, lúc nào cụ cũng có uy tín với dân và cũng có quyền đối với các đồng chí trong đảng, đối với những người lãnh đạo."

    Ngoài ra ông Hồ Chí Minh còn là người viết cuốn: “truyện về chiến sĩ thi đua” nhằm đưa ra tư tưởng. Cuốn sách này đã tiến hành định hướng cho nền văn học nước nhà phải theo sự chỉ đạo của đảng, của ông Hồ trong viết thế nào và viết cái gì. Vậy ông ta chính là kẻ chủ trương cho trào lưu chống lại NVGP.

    Trong cuốn “Điều đọng lại” in năm 1992 tại nhà xuất bản Văn Hóa của đảng cộng sản Việt Nam cũng có đoạn trang 121: “Bác Hồ đã chỉ đạo việc cách mạng trong các loại hình nghệ thuật. Không thể để cho việc ca tụng thói hư tật xấu của chủ nghĩa tồn tại trong xã hội chúng ta. Những kẻ chống đối lại đường lối của đảng cần phải nghiêm khắc xem xét lại”. Việc này cho thấy ông Hồ hoàn toàn ủng hộ và còn chỉ đạo cấp dưới về chủ trương xét lại với những nhóm có tư tưởng dân chủ như NVGP là một ví dụ.

    Kết Luận: Ông Hồ Chí Minh đã dùng ảnh hưởng của mình để tiến hành viết sách định hướng cho nền nghệ thuật nước nhà, ông ta có một vai trò quyết định trong vấn đề chính sách và chủ trương trong hệ thống chính trị. Ông ta cũng phải chịu trách nhiệm lớn lao trong vụ việc NVGP. Đó là sự thực không thể chối bỏ.

    Kết luận chung:

    Trong khuôn khổ bài này tôi đã chứng minh việc kết tội NVGP phản động là một tội ác chính trị mà đảng cộng sản gây ra cho giới trí thức. Sau cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu thì hành động bức bách bỏ tù những nhà trí thức cũng là một hành động cho thấy chủ trương độc tài ngay từ trong tư tưởng của chế độ cộng sản tại Việt Nam.

    Ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam hoàn toàn không thể vô can đổ lỗi cho sai lầm trong NVGP. Họ đã cố tình chụp mũ để đẩy những con người can đảm nhưng trung thực này vào vòng lao lý do họ đặt ra. Ông Hồ là kẻ thủ tiêu tư tưởng dân chủ tự do dân tộc. Và đây là một tội ác của ông Hồ!. Có thể thấy: Trí thức cũng chẳng khá hơn đại bộ phận nhân dân dưới chế độ độc tài đảng trị của ông Hồ và đảng cộng sản Việt Nam!


    Đặng Chí Hùng
    danlambaovn.blogspot.com
    Bài Viết
    KBC Hải Ngoại, Tờ Báo Của Những Người Lính Cũ..
    Bởi KBC Hải Ngoại

    KBC Hải Ngoại, tờ báo của người lính cũ qua những “đoạn đường chiến binh”
    Monday, November 17, 2008

     

     

     

     

     

     

    Trên kệ báo Việt ngữ tại hải ngoại, người ta để ý đến một tờ tạp chí khổ lớn, mang cái tên có dính líu đến cuộc đời quân ngũ của người lính VNCH trước tháng 5-1975, đó là tờ KBC Hải Ngoại. KBC viết tắt từ mấy chữ Khu Bưu Chính là những hộp thư của các đơn vị cũ của Quân Lực VNCH, như APO của Lục Quân Hoa Kỳ. Mỗi quân nhân sau số quân của mình, như một loại số An Ninh Xã Hội của mọi người dân trên đất Mỹ, người lính cần phải nhớ tới con số KBC của mình cho việc trao đổi liên lạc bằng thư tín. Ngay bây giờ ra hải ngoại, qua một thời gian dài, nhiều người có thể quên số quân của mình vì dài 8 số những không ai quên được KBC của mình vì nó chỉ có 4 số. Vậy KBC Hải Ngoại, chính là đơn vị tại hải ngoại của những người lính không còn quân đội.

    Sau tháng 4-1975, tại hải ngoại, một số anh em chiến hữu vì nhu cầu tinh thần gắn bó với nhau, đã xuất bản tờ báo “Lính”, rồi sau đó là tờ “KBC”. Trong giai đoạn đầu tiên định cư trên đất khách, mặc dầu cuộc sống còn khó khăn, vất vả, nhưng tờ báo cũng là nơi anh em tìm đến nhau, chia xẻ vui buồn, nhớ lại bao nhiêu kỷ niệm của những ngày chiến đấu gian khổ nhưng hào hùng bên nhau. Tuy vậy tờ báo không nuôi sống được những người chủ trương tờ báo, nên tờ “KBC” dù đã sống qua một thời gian dài cũng đã phải đình bản.

    Năm 1991, sau khi có chương trình cựu tù nhân chính trị được định cư tại Hoa Kỳ, chúng ta có nhu cầu tập hợp với nhau để có một tờ báo lính, nói rõ là một tờ báo cho những người cựu chiến binh VNCH tại hải ngoại. Do đó, một số các ký giả cựu quân nhân như các anh Nguyên Huy, Du Tử Lê, Vương Hồng Anh, Ðặng Trần Hoa, Anh Thành, Lê Xuân Mai tức Lê Tường Vũ, sau có thêm Vương Trùng Dương... đã góp công sức cho ra đời tờ báo mang tên “KBC Hải Ngoại” và được sự giúp vốn vô điều kiện của chủ nhân nhà hàng Nguyễn Huệ tại Quận Cam là ông Nguyễn Văn Cảnh, đôi khi cũng được sự tiếp trợ của nhật báo Người Việt với các cựu quân nhân Ðỗ Việt Anh và Nguyễn Phước Quan.

    Năm 1994, KBC Hải Ngoại được giao về cho Tập Thể Cựu Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại đảm trách và do ông Võ Long Triều làm chủ nhiệm, nhưng lại phải gặp những khó khăn về biên tập và phát hành nên phải ngưng xuất bản. Sau một thời gian, tờ KBC Hải Ngoại trở thành KBC Hải Ngoại bộ mới và do bộ biên tập gồm có chủ nhiệm: Bồ Ðại Kỳ, chủ bút: Nguyên Huy, tổng thư ký tòa soạn: Lê Tường Vũ, phụ tá TTK là Ðặng Phúc và một hội đồng quản trị 7 người góp lại vốn mà chủ tịch là Tô Phạm Thái. Tất cả đều là những cựu quân nhân QLVNCH. Từ đây KBC Hải Ngoại đã bước sang một giai đoạn mới với tiêu đề: “Trước hiện tại ngẫm về quá khứ, nhìn vào tương lai”. Tờ KBC Hải Ngoại hiện nay ấn hành khổ lớn, phát hành mỗi tháng một lần, trình bày với nhiều hình ảnh mỹ thuật và bài vở rất phong phú, mỗi tháng mang mỗi chủ đề.

    Hiện nay tờ KBC Hải Ngoại yểm trợ cho mọi hoạt động của các hội đoàn cựu quân nhân VNCH tại hải ngoại trong công cuộc chống Cộng và tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ và tự do cho Việt Nam, nhưng là một tờ báo độc lập, không trực thuộc hoặc chịu sự điều khiển của bất cứ đoàn thể hay đảng phái chính trị nào.

    KBC Hải Ngoại mong được sự tiếp tay của quý chiến hữu để tạp chí được sống còn, là nơi để các chiến hữu có thể trao đổi với nhau những kỷ niệm của thời quân ngũ, liên lạc, yểm trợ cùng nhau trong cuộc đấu tranh chung.

    Các chiến hữu gởi bài vở, yểm trợ hoặc mua báo dài hạn gởi đến địa chỉ nhà, xin liên lạc: Tòa Soạn và Trị Sự: 11901 Westminster Ave. # C, Garden Grove, CA 92843- Ðiện thoại: (714) 554-1974- & (714) 412-0913

    E mail: kbchaingoai@yahoo.com

    Một buổi văn nghệ và dạ tiệc gây quỹ cho KBC Hải Ngoại sẽ được tổ chức tại nhà hàng Paracel Seafood, 15583 Brookhurt St., Westminster vào lúc 17:00 đến 23:00 PM ngày Chủ Nhật 23 tháng 11-2008. Mong đồng hương và quý chiến hữu đến hỗ trợ cho tờ báo của những người, “tuy không còn quân đội, nhưng quân đội luôn luôn ở trong lòng” của những người lính năm xưa.

    No comments:

    Post a Comment