Thursday, February 13, 2014
60% giấy phép
khai khoáng bị
bán cho TQ là...khiêm tốn!
Hiếu Lam.
TS Nguyễn Thành Sơn |
Hậu quả đương nhiên là tài nguyên khoáng sản bị bán rẻ, bị khai thác một
cách tàn bạo và môi trường bị xâm hại ..." - TS Nguyễn Thành Sơn, Giám
đốc BQL các dự án Than ĐBSH-Vinacomin cho biết.
PV: - Mới đây, báo chí đưa tin, Cục địa chất khoáng sản
(Bộ TNMT) cho biết, năm 2010 cả nước có 5000 giấy phép khai khoáng được
cấp cho 2.000 doanh nghiệp nhưng nhiều giấy phép khai khoáng đã được
bán cho doanh nghiệp Trung Quốc, ông có bất ngờ trước thông tin này
không, thưa ông?
TS Nguyễn Thành Sơn:-
Tôi không biết cụ thể những giấy phép nào
đã được bán. Nhưng, việc nhiều giấy phép khai khoáng đã được bán cho
doanh nghiệp Trung Quốc, như anh Nguyễn Văn Thuấn- Cục trưởng Cục Địa
chất Khoáng sản nói, chắc chắn là có thật. Riêng các giấy phép cấp cho
TKV, hay cho các doanh nghiệp nhà nước khác thì không thể nào bị bán cả.
TS Nguyễn Thành Sơn: -Tất nhiên, việc đứng tên xin cấp giấy phép
hoạt động khoáng sản rồi bán giấy phép theo kiểu “lúa non” là vi phạm
Luật Khoáng sản. Việc chuyển nhượng giấy phép hoạt động khoáng sản đã
được qui định trong các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản.
Chẳng có luật nào, kể cả Luật doanh nghiệp cho phép hoạt động theo kiểu
“ma” như vậy. Tuy nhiên, những qui định về chuyển nhượng giấy phép hoạt
động khoáng sản còn nhiều sơ hở và bất cập, dễ bị lợi dụng.
Rất tiếc, những người dự thảo nghị định không am hiểu thực tế, nhưng đã
không tham khảo ý kiến của các chuyên gia, chỉ biết đưa ra các qui định
chung chung để khẳng định cái “quyền” từ phía quản lý, nhưng lại không
có cơ chế giám sát thực hiện. Đặc biệt là hai vấn đề “cấp phép” và “ đấu
giá”. Còn nhiều vấn đề cần phải bàn lại về những nghị định hướng dẫn
thi hành Luật Khoáng sản.
PV: - Một tờ báo lớn dẫn lời lãnh đạo Cục địa chất khoáng sản (Bộ TNMT) cho
biết, có đến 60% doanh nghiệp Việt bán giấy phép cho doanh nghiệp nước
ngoài mà các cơ quan chức năng không biết, tại sao lại có chuyện như
vậy, thưa ông?
TS Nguyễn Thành Sơn: - Cơ quan “chức năng” ở đây trước hết là Bộ
TNMT và các sở TNMT. Việc có đến 60% doanh nghiệp bán giấy phép mà các
cơ quan “chức năng” không biết thực ra thì cũng dễ hiểu. Trước hết là do
buông lỏng quản lý từ khâu “cấp” đến khâu giám sát thực hiện. Những
giấy phép được “cấp” một cách minh bạch (tất nhiên là rất khó khăn và
kéo dài với đầy đủ mọi “xem xét”, “giải trình”) như những giấy phép cấp
cho TKV thì chẳng cần các “cơ quan chức năng” giám sát cũng sẽ được thực
hiện nghiêm chỉnh và chắc chắn không có cái nào bị bán cả.
Phần lớn các giấy phép do các địa phương cấp. Vì vậy, con số “60%” giấy
phép bị bán là rất khiêm tốn. Con số này chỉ có thể giải thích là các
giấy phép được “cấp” theo kiểu không minh bạch cho các đối tượng không
có năng lực về kinh tế cũng như chuyên môn, hay cấp theo các đề án được
“vẽ” ra cho “phù hợp” với những tiêu chí, tiêu chuẩn của “cơ quan chức
năng”. Sau khi nhận được giấy phép một cách không minh bạch, đương nhiên
chủ giấy phép sẽ phải nhanh chóng triển khai và “hoàn vốn” bằng cách dễ
nhất là bán cho người ngoài. Các doanh nghiệp (chủ giấy phép) sẽ thu
được mức chênh lệch khá lớn (có thể lên tới hàng triệu đô la một giấy
phép).
PV: -Theo ông, mục đích của các doanh nghiệp Trung Quốc khi mua lại giấy phép này là gì và họ sẽ được lợi gì, thưa ông?
TS Nguyễn Thành Sơn: - Các doanh
nghiệp, doanh nhân Trung Quốc luôn sẵn sàng mua theo kiểu “chui” (thỏa
thuận ngầm) và triển khai giấy phép bằng cách núp danh người bán để qua
mặt các “cơ quan chức năng”, vừa trốn được thuế, vừa lách được mọi qui
định.Trong khi đó, việc kiểm tra giám sát sau cấp phép thì lại bị coi
nhẹ và quá chủ quan giống như “đười ươi giữ ống”.
PV: - Nếu vậy thì Việt Nam có bị thiệt hại gì, thưa ông?
TS Nguyễn Thành Sơn:- Hậu quả đương nhiên là tài nguyên khoáng
sản bị bán rẻ, bị khai thác một cách vơ vét tàn bạo, và môi trường bị
xâm hại (không có ai chịu trách nhiệm).
PV: - Trên thực tế, vấn nạn xuất khẩu lậu khoáng sản đã được
"vạch mặt chỉ tên". Tuy nhiên, sau nhiều năm, tình trạng đó vẫn tiếp
diễn. Vậy phải giải thích điều này thế nào, thưa ông?
TS Nguyễn Thành Sơn: - Tình trạng đó vẫn cứ tiếp diễn vì 3 lý do
cơ bản. Trước hết, là do những bất cập ở tầm quản lỹ vĩ mô về tài nguyên
khoáng sản. Tư duy dựa vào xuất khẩu TNKS để tăng GDP là sai và là con
dao hai lưỡi. VN rất nghèo về TNKS, có nhiều chủng loại TNKS, nhưng rất
manh mún, khó khai thác, không có công nghệ chế biến hiệu quả (kể cả
than và bauxite), và phần lớn TNKS không có nhu cầu sử dụng trong nước
(ngoài than, dầu, khí, nước ngọt, cát, đá, sỏi).
Trong khi đó, một số người vẫn đưa ra các thông tin sai lệch (“bốc thơm”) về TNKS ở VN làm cho các nhà quản lý “tưởng bở”.
Thứ hai, về định hướng trong qui hoạch phát triển: đối với TNKS phải
trọng “cầu” hơn trọng “cung”, “cầu” phải là cơ sở để qui hoạch phát
triển “cung”. Các qui hoạch phát triển về TNKS của VN đều theo hướng
“nhiệm kỳ”, có gì thì cứ tranh thủ “bới” lên để “ăn liền” (xuất khẩu).
Thứ ba, tình trạng này còn thể hiện sự bất lực trong quản lý vi mô (liên
quan đến các cấp quản lý hành chính). Các “con voi” khoáng sản cứ liên
tục “chui lọt” qua rất nhiều “lỗ kim” như: thuế, hải quan, biên phòng,
cảng vụ, cảnh sát biển, cảnh sát kinh tế, cảnh sát môi trường v.v.
PV:- Vậy có mối liên quan gì giữa hai thực trạng xuất lậu
khoáng sản (chủ yếu sang Trung Quốc) và việc doanh nghiệp Trung Quốc
đứng đằng sau việc khai thác khoáng sản không? Có ý kiến cho rằng, mục
đích đằng sau những thương vụ này là nhằm thao túng, kiểm soát ngành
khai thác khoáng sản của Việt Nam, quan điểm của ông như thế nào?
TS Nguyễn Thành Sơn: Tôi không nghĩ, đằng sau những thương vụ này
là nhằm thao túng hay kiểm soát ngành khai khoáng của VN, chưa đến mức
độ như vậy. Nhưng “lợi ích nhóm” và “tư duy nhiệm kỳ” là rõ. Hai thực
trạng bán giấy phép và xuất khẩu lậu khoáng sản về bản chất chỉ là một,
đều có mẫu số chung giống nhau là do chúng ta hành xử với TNKS theo kiểu
“chộp giật”, rất thiếu trách nhiệm với tương lai, rất không bền vững
đối với hiện tại.
Còn trả lời cho câu hỏi “chúng ta phải làm gì?” thì rất dễ, ai cũng có
thể nói được, nên tôi cũng chẳng cần phải nói. Câu hỏi quan trọng hơn là
“chúng ta phải làm như thế nào?”. Lẽ ra, để trả lời cho câu hỏi này thì
phải nghiên cứu, phải học, phải tìm hiểu cụ thể, nhưng tôi xin phép trả
lời ngắn ngọn dễ hiểu là phải minh bạch về TNKS.
Xin cảm ơn ông!
Tài Nguyên Của VN Nhưng TQ Khai Thác
Trung Quốc gần như 'nắm' toàn bộ mỏ khoáng sản Việt Nam
Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản của Bộ Tài nguyên – Môi trường, tại cuộc gặp đại diện những doanh nghiệp đang khai thác khoáng sản ở miền Nam.
Ông Thuấn khẳng định, nhiều giấy phép khai khoáng đã được bán cho doanh nghiệp Trung Quốc và thừa nhận, trước đây, việc khai thác khoáng sản “nở rộ như hoa”. Theo một thống kê vào năm 2010, nhà cầm quyền các cấp đã cấp khoảng 5,000 giấy phép khai khoáng cho hơn 2,000 doanh nghiệp và “rất nhiều doanh nghiệp đã bán lại giấy phép”
Viên Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản nói rằng, tiếp tục đào bới như thế sẽ là thảm họa cho quốc gia. Nhà cầm quyền sẽ xiết chặt việc khai thác khoáng sản.
Trong thập niên vừa qua, hoạt động buôn lậu giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân Trung Quốc đã chuyển sang lĩnh vực khoáng sản. Đó cũng là lý do khiến thăm dò, khai thác, buôn lậu khoáng sản tại Việt Nam càng ngày càng trầm trọng và đã được xác định là có sự thao túng của các thế lực ngầm.
Hồi tháng 8 năm ngoái, lần đầu tiên, Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường của Việt Nam chính thức thừa nhận, hơn 50% giấy phép đã được cấp để thăm dò, khai thác khoảng sản, vi phạm những qui định hiện hành.
Lúc đó, trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường CSVN cho biết, sau khi kiểm tra việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trên phạm vi toàn quốc, bộ này phát giác, 57 trong số 63 nhà cầm quyền tỉnh, thành phố đã cấp 957 giấy phép liên quan tới khoáng sản. Bao gồm 275 giấy phép thăm dò khoáng sản và 682 giấy phép khai thác khoáng sản.
Hơn 50% số giấy phép này vi phạm hàng loạt qui định hiện hành: Cấp giấy phép sai thẩm quyền, cấp giấy phép khi chưa có quy hoạch khoáng sản, cấp giấy phép khi chưa có quyết định phê duyệt trữ lượng khoảng sản, cấp giấy phép khi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc có cam kết bảo vệ môi trường, cấp giấy phép khi ngành nghề trong hồ sơ kinh doanh không phù hợp, cấp giấy phép cấp khi hồ sơ không có giấy chứng nhận đầu tư, cấp giấy phép khi hồ sơ không có quyết định phê duyệt dự án đầu tư khai thác khoáng sản, cấp giấy phép thăm dò ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản...
Cũng theo viên Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường của Việt Nam, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng hơn 50% số giấy phép đã cấp vi phạm hàng loạt qui định hiện hành là vì “những người trong cuộc” tìm đủ mọi lý do để lách luật!
Việt Nam hiện có hơn 5,000 mỏ đang khai thác khoảng 60 loại khoáng sản thuộc nhiều nhóm khác nhau: Nhóm khoáng sản nhiên liệu (dầu khí, than), nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt (sắt, chromite, titan, manganese), nhóm khoáng sản kim loại màu (bauxite, thiếc, đồng, chì-kẽm, antimony, molypden), nhóm khoáng sản quý (vàng, đá quý), nhóm khoáng sản hóa chất công nghiệp (apatite, cao lanh, cát thủy tinh), nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng (đá vôi xi măng, đá xây dựng, đá ốp lát).
Một nghiên cứu của Viện Khoa học Địa chất Khoáng sản cho biết, trong mười năm qua, tình trạng khai thác khoáng sản đã tăng cả về loại khoáng sản, lẫn quy mô, tính chất, mức độ vi phạm. Điểm đáng lưu ý là trong khi nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thiếu nguyên liệu để sản xuất nên chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí phải đóng cửa thì sau khi khai thác, khoáng sản thô lại ùn ùn chảy sang Trung Quốc.
Do nhiều cá nhân có quyền, nhiều nơi có trách nhiệm nên quặng lậu có nhiều “lỗ thủng” để chảy ra khỏi Việt Nam. Xuất cảng lậu khóang sản, kích thích thăm dò, khai thác khoáng sản hủy diệt môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên.
Vào tháng 5 năm 2013, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (viết tắt là PAN) công bố nghiên cứu về “Khoáng sản - phát triển - môi trường: Đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế”. Theo đó, vì giàu khoáng sản, Việt Nam xem công nghiệp khai thác khoáng sản (khai khoáng) là một trong những ngành mũi nhọn để tạo việc làm, tăng ngân sách cho địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên kết quả khảo sát của PAN cho thấy, công nghiệp khai khoáng hiện chỉ gây ra những tác động tiêu cực cho môi trường và sinh hoạt xã hội.
Tuy khoáng sản được xem như tài sản toàn dân song PAN cho rằng, trên thực tế, phần lớn lợi nhuận đang chảy vào túi các doanh nghiệp, để mặc cộng đồng dân chúng địa phương gánh chịu thiệt thòi. Cách quản lý, điều hành công việc khai khoáng chính là nguyên nhân khiến khai khoáng giống như hủy diệt. (G.Đ)
Theo Người Việt
Ảnh bên:Người Trung Quốc đang đứng phía sau, điều hành gần như
toàn bộ hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam. Riêng miền Bắc, ít
nhất cũng có 60% mỏ mang “dấu vết” của doanh nghiệp Trung Quốc
Khai thác vàng tại mỏ vàng Phước Sơn, Quảng Nam. Cuối năm ngoái, hàng chục người dân và các chủ nợ của công ty Phước Sơn vây cổng công ty để đòi số nợ dằng dai lên đến 220 tỉ đồng. (Hình: Tuổi Trẻ)
Khai thác vàng tại mỏ vàng Phước Sơn, Quảng Nam. Cuối năm ngoái, hàng chục người dân và các chủ nợ của công ty Phước Sơn vây cổng công ty để đòi số nợ dằng dai lên đến 220 tỉ đồng. (Hình: Tuổi Trẻ)
Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản của Bộ Tài nguyên – Môi trường, tại cuộc gặp đại diện những doanh nghiệp đang khai thác khoáng sản ở miền Nam.
Ông Thuấn khẳng định, nhiều giấy phép khai khoáng đã được bán cho doanh nghiệp Trung Quốc và thừa nhận, trước đây, việc khai thác khoáng sản “nở rộ như hoa”. Theo một thống kê vào năm 2010, nhà cầm quyền các cấp đã cấp khoảng 5,000 giấy phép khai khoáng cho hơn 2,000 doanh nghiệp và “rất nhiều doanh nghiệp đã bán lại giấy phép”
Viên Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản nói rằng, tiếp tục đào bới như thế sẽ là thảm họa cho quốc gia. Nhà cầm quyền sẽ xiết chặt việc khai thác khoáng sản.
Trong thập niên vừa qua, hoạt động buôn lậu giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân Trung Quốc đã chuyển sang lĩnh vực khoáng sản. Đó cũng là lý do khiến thăm dò, khai thác, buôn lậu khoáng sản tại Việt Nam càng ngày càng trầm trọng và đã được xác định là có sự thao túng của các thế lực ngầm.
Hồi tháng 8 năm ngoái, lần đầu tiên, Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường của Việt Nam chính thức thừa nhận, hơn 50% giấy phép đã được cấp để thăm dò, khai thác khoảng sản, vi phạm những qui định hiện hành.
Lúc đó, trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường CSVN cho biết, sau khi kiểm tra việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trên phạm vi toàn quốc, bộ này phát giác, 57 trong số 63 nhà cầm quyền tỉnh, thành phố đã cấp 957 giấy phép liên quan tới khoáng sản. Bao gồm 275 giấy phép thăm dò khoáng sản và 682 giấy phép khai thác khoáng sản.
Hơn 50% số giấy phép này vi phạm hàng loạt qui định hiện hành: Cấp giấy phép sai thẩm quyền, cấp giấy phép khi chưa có quy hoạch khoáng sản, cấp giấy phép khi chưa có quyết định phê duyệt trữ lượng khoảng sản, cấp giấy phép khi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc có cam kết bảo vệ môi trường, cấp giấy phép khi ngành nghề trong hồ sơ kinh doanh không phù hợp, cấp giấy phép cấp khi hồ sơ không có giấy chứng nhận đầu tư, cấp giấy phép khi hồ sơ không có quyết định phê duyệt dự án đầu tư khai thác khoáng sản, cấp giấy phép thăm dò ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản...
Cũng theo viên Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường của Việt Nam, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng hơn 50% số giấy phép đã cấp vi phạm hàng loạt qui định hiện hành là vì “những người trong cuộc” tìm đủ mọi lý do để lách luật!
Việt Nam hiện có hơn 5,000 mỏ đang khai thác khoảng 60 loại khoáng sản thuộc nhiều nhóm khác nhau: Nhóm khoáng sản nhiên liệu (dầu khí, than), nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt (sắt, chromite, titan, manganese), nhóm khoáng sản kim loại màu (bauxite, thiếc, đồng, chì-kẽm, antimony, molypden), nhóm khoáng sản quý (vàng, đá quý), nhóm khoáng sản hóa chất công nghiệp (apatite, cao lanh, cát thủy tinh), nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng (đá vôi xi măng, đá xây dựng, đá ốp lát).
Một nghiên cứu của Viện Khoa học Địa chất Khoáng sản cho biết, trong mười năm qua, tình trạng khai thác khoáng sản đã tăng cả về loại khoáng sản, lẫn quy mô, tính chất, mức độ vi phạm. Điểm đáng lưu ý là trong khi nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thiếu nguyên liệu để sản xuất nên chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí phải đóng cửa thì sau khi khai thác, khoáng sản thô lại ùn ùn chảy sang Trung Quốc.
Do nhiều cá nhân có quyền, nhiều nơi có trách nhiệm nên quặng lậu có nhiều “lỗ thủng” để chảy ra khỏi Việt Nam. Xuất cảng lậu khóang sản, kích thích thăm dò, khai thác khoáng sản hủy diệt môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên.
Vào tháng 5 năm 2013, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (viết tắt là PAN) công bố nghiên cứu về “Khoáng sản - phát triển - môi trường: Đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế”. Theo đó, vì giàu khoáng sản, Việt Nam xem công nghiệp khai thác khoáng sản (khai khoáng) là một trong những ngành mũi nhọn để tạo việc làm, tăng ngân sách cho địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên kết quả khảo sát của PAN cho thấy, công nghiệp khai khoáng hiện chỉ gây ra những tác động tiêu cực cho môi trường và sinh hoạt xã hội.
Tuy khoáng sản được xem như tài sản toàn dân song PAN cho rằng, trên thực tế, phần lớn lợi nhuận đang chảy vào túi các doanh nghiệp, để mặc cộng đồng dân chúng địa phương gánh chịu thiệt thòi. Cách quản lý, điều hành công việc khai khoáng chính là nguyên nhân khiến khai khoáng giống như hủy diệt. (G.Đ)
Theo Người Việt
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment