Thursday, July 31, 2014

Việt Cộng Pháo Kích Trường Tiểu Học Cai Lậy Ngày 9 Tháng 3 Năm 1974

ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG LÀM - DO NOT LISTEN TO WHAT VIETCONG SAY, BUT WATCH CLOSELY AT WHAT THEY'VE DONE






Qua những cố gắng không ngừng truy tìm các tài liệu, hình ảnh tội ác của Việt cộng, mãi cho đến đêm khuya ngày 23/2/2013, VietNamSaiGon  đã may mắn tìm ra được một số hình ảnh liên quan đến vụ Việt cộng thảm sát học sinh Cai Lậy 1974. Và phục hồi lại các hình ảnh này vào trưa chủ nhật ngày 24/2/2013.
Vụ thảm sát các em học sinh Trường Tiểu học Cai Lậy này  đã làm bàng hoàng chấn động, gây ấn tượng mạnh trong dân chúng lúc bấy giờ, nhưng không được thế giới và nhiều người biết đến nhiều, cũng như không được báo chí nhắc đến. Ngay cả nhiều hình ảnh thảm sát này bị giới truyền thông quốc tế ém nhẹm không đưa lên báo chí, và không có trong các kho tài liệu hình ảnh lưu trữ phổ biến công cộng.
 Với những hình ảnh, chứng tích này hy vọng giúp các bạn trẻ và những ai chưa biết về (Thảm sát Cai Lậy), có thể dễ dàng hình dung lại một thời điểm lịch sử đau thương, kinh hoàng của đồng bào miền Nam gây nên bởi bọn Việt cộng tàn ác đang cai trị hiện nay.
Tất cả những hình ảnh thảm sát này chúng ta nhìn thấy được trong bài này ngày hôm nay, có phải chăng nhờ oan hồn các em đã hướng dẫn, run rủi để vietnamsaigon tìm thấy!??







Việt cộng pháo kích đạn cối 82mm vào trường tiểu học Cai Lậy, tỉnh Định Tường, Tiến Giang. Lúc 2:55 trưa, ngày 9 tháng 3 năm 1974. Đúng ngay lúc các em đang trong giờ ra chơi. Giết chết 32 em học sinh và 55 học sinh khác bị thương. Trước đó vào năm 1972, Việt cộng khủng bố cũng đã pháo kích vào Trường Tiểu Học Cộng Đồng Song Phú quận Bình Minh tỉnh Vĩnh Long (gần Chi Khu Biệt Lập Ba Càng) giết chết nhiều em học sinh thơ dại.
Trong sân Trường Tiểu học Cai Lậy có tấm bia đá kể tội ác Việt cộng đã sát hại những em học sinh vô tội. Sau ngày 30/4/1975, VC đã đập phá, thủ tiêu chứng tích tấm bia lịch sử này. Hiện nay được biết còn 3 người là nhân chứng đã tận mắt chứng kiến cuộc pháo kích thảm sát của VC sáng ngày 9/3/1974 tại Trường Tiểu Học Cộng Đồng Cai Lậy.Chính ba người này đã đích thân bồng các em bị thương đầy máu me lên xe cứu thương chở về Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa tỉnh Định Tường cấp cứu. Cả ba người này, 2 người hiện đang sống ở Westminster, California, Hoa Kỳ; 1 người hiện sống tại Jacksonville, Florida, Hoa Kỳ.                                                             




Tưởng nhớ các em học sinh trường tiểu học thị trấn Cai Lậy, tỉnh 
Định Tường, ngày 9 tháng 3 năm 1974.


Hỡi bé thơ ơi, sao vội lìa đời, khi tuổi còn tươi, khi tuổi còn xanh
Tiếng hát ngây thơ bên trường ngày nào,
bây giờ còn đâu khi đạn thù rơi
Thầy còn giảng bài tình thương trong lớp
Bạn bè còn ngồi chăm chỉ lắng nghe
Sao em nỡ bỏ mái trường ngày xưa
Lưu luyến vĩnh viễn ra đi
Hỡi bé thơ ơi, sao vội bỏ thầy, bỏ mẹ, bỏ cha, bỏ bạn, bỏ em
Hỡi bé thơ ơi, em tội tình gì, sao vội bỏ đi, em lại bỏ đi
Thầy còn giảng bài tình thương trong lớp
Bạn bè còn ngồi chăm chỉ lắng nghe
Sao em nỡ bỏ mái trường ngày xưa
Lưu luyến vĩnh viễn ra đi.

Sáng tác : Nhạc sĩ Anh Bằng







Bài thơ "Sân Trường Cai Lậy" của thi sĩ Ngô Văn Thọ là một trong những bản cáo trạng Việt cộng khủng bố tàn sát trẻ em miền Nam tự do trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. 

Tôi vẫn nhớ buổi kinh hoàng Cai Lậy
Giặc pháo vào trường học lúc giờ chơi

Tuổi thơ ngây đang đùa giỡn vui cười
Nằm phơi xác miệng còn trơ viên kẹo
Tôi thấy những người mẹ đi lẽo đẽo
Quanh ngôi trường tìm nhặt mớ thịt xương
Gỡ tóc tai, lẫn máu dính trên tường
Của hai mươi chín thiên thần bé bỏng
Tôi đã thấy hai hàng lệ nóng 
Chảy không ngừng trên gương mặt xanh xao
Của người mẹ buồn héo hắt khổ đau
Nhận xác con nhờ áo lem mực tím...”.

"Sân Trường Cai Lậy" của thi sĩ Ngô Văn Thọ 































"It is horrible, really so horrible that words cannot describe the hell," said wounded school teacher, Miss Nguyen Thi Le who burst into tears. "The school boys were downed in bunches...."





Đạn cối 82 ly Trung cộng (Hình minh họa) 
Chinese 82mm mortar shell







video





((((Người bắn vô trường ở gần tôi.ông ta không hối hận việc làm của mình .ông ta rất hãnh diện về điều đó.tôi từng phỏng vấn ông ta
Ông ta trước kia là du kích địa phương từng đánh trận ấp bắc .barai và vô số trận giết rất nhiều lính VNCH.)))








Còn 1 nhân chứng sống tôi biết, lúc đó anh là Trung úy Thiết giáp đang đóng quân ở Cai Lậy, sau này anh là một tù nhân chính trị, anh kể cho tôi nghe về vụ pháo kích này.

https://www.facebook.com/bactruyen.nguyen?fref=ts



https://www.facebook.com/nguyenThuyvan.nguyenlarvik









Cai Lay Tragedy Degenerates Into Polemics

Published in American Report, April 15, 1974

By John Spragens, Jr.

SAIGON — Nowhere in the world, except perhaps the Middle East, are the real agonies of people turned into the stuff of propaganda more rapidly than in Viet Nam. A moment of terror has only that moment’s life, followed instantly by the tedium of charge and counter-charge, the placing of blame on “the other side.”

Saigon propaganda poster about Cai Lay
Saigon propaganda poster denounces “communist slaughter” of school children

Nothing in recent Vietnamese life illustrates the point more painfully than last month’s shelling of a school in Cai Lay, a village in the province of My Tho. A mortar shell hit the building at 2:55 in the afternoon, on March 9, killing 32 of the children, wounding 50 others and a teacher.

Though it was a moment for tears, ink flowed more freely. Two weeks later the battle of the rhetoricians still continued. The dead bodies of the children might well have been forgotten, except that Saigon was still distributing photos.

Saigon had advantages over the Provisional Revolutionary Government in exploiting the incident. Cai Lay itself is under Republic of Viet Nam (RVN) control, so that an RVN attack seemed pointless. Apart from that logic, there was tactical control. The PRG turned that into an occasion for skepticism, however, asserting that RVN police, troops and militia immediately cut off access to the school, “preventing parents of the students and neighbors from bringing help to the wounded, keeping journalists from entering the grounds.”

That last point has at least some confirmation. One paper, Dai Dan Toc, told of a photographer who was riding a bus near the school when the explosion was heard. He scrambled from the bus and headed for the area but was blocked and threatened with arrest before he could take a single photo. Foreign journalists find the story credible.

The RVN forces also took the wounded to a military instead of a civilian hospital, the PRG charged, and kept them in isolation. Each side accuses the other of maneuvering to prevent immediate inquiry by the full International Commission of Control and Supervision (ICCS).

According to Saigon’s own account, its protest was filed with the ICCS team in neighboring Dinh Tuong on the day of the shelling — and two full days before notification was sent to the PRG.

The following day a six-man ICCS team — three Iranians and three Indonesians — arrived at the school. The Poles and Hungarians refused to join the investigation, adhering — as they have in the past — to a requirement of the Paris Agreement that the ICCS can act only at the invitation of both the RVN and the PRG.

The absence of the communist delegations, plus the 15-to-20-hour interval between the explosion and the arrival of the investigators, takes some of the proof power from the prize exhibit allegedly discovered by the ICCS team at the site: the tail fins of a Chinese-made mortar shell of a calibre (82 mm) used only by PRG forces.

At a special dress briefing by Saigon officials, photographs were distributed showing the ICCS members “discovering” the tail fin from a mortar round resting in a small depression in the ground. This, supposedly, was the hole caused by the mortar blast — and reporters were asked to tell the world that the discovery photo proved that the students were killed by the mortar once attached to that fin.

The investigation by now has become an exercise in forensics — it’s hard to imagine how a team could find evidence to prove anything this late in the game. Both sides, however, continue to demand investigations, each on its own terms.

Saigon wants the inquiry limited to the school grounds, whereas the PRG wants it to include the surrounding area. The PRG hopes for evidence to show that ARVN forces were engaged in shelling the area. (Some Cai Lay residents have said — without offering concrete evidence — that they believe it was a short round from ARVN artillery that hit the school.) The RVN believe the real PRG aim in pushing a wide-area inquiry has to do with its recent territorial advances in the area — they would like an ICCS witness to their gains.

The death of the children, the waste of war — these are irrelevant.

Copyright John Spragens, Jr.


Cai Lay Tragedy Degenerates Into Polemics

http://www.enigmaterial.com/dateline/vn_1974/AR19740415.html

























Trung Học Bán Công VĨNH KIM. 
Việt cộng khủng bố đốt cháy 2 lần và chính phủ miền Nam vẫn tiếp tục xây dựng lại sau những lần bị chúng đốt phá, phá hoại.



( Việt cộng KHỦNG BỐ - Việt cộng PHÁO KÍCH )
Từ ngữ này đã có từ sau 1954. Nhất là khi Việt cộng đã bị thất bại nặng nề trong cuộc "tổng tấn công Tết Mậu Thân" do âm mưu của tội đồ dân tộc hồ chí minh chủ xướng. Sau thất bại này đám tàn quân bộ đội miền Bắc và mặt trận giải phóng miền nam đã ngày,đêm thường xuyên khủng bố, pháo kích bừa bãi các phi đạn, hoả tiễn (122 ly ) "DKB" hoặc "DKZB" , cối 82 ly, vào nhiều khu vực cư dân trong nội và ngoại thành phố để khủng bố, giết hại đồng bào miền Nam tự do.

Những đoạn phim tài liệu trên là những sử liệu tố cáo tội ác của hồ chí minh và lũ giặc Việt cộng .Bài hát Chuyện Một Đêm là những xúc động bi thương của nhạc sỹ Anh Bằng đã sáng tác và đi vào trang lịch sử đau thương của dân tộc.


Chuyện một đêm khuya nghe tiếng nổ nổ vang trời
Chuyện một đêm khuya ôi máu đổ đổ lệ rơi
Chuyện một đêm khuya nghe tiếng than trong xóm nghèo
Mái tranh lửa cháy bốc lên ngun ngút trời cao
Bà mẹ đau thương như muối đổ đổ trong lòng
Chạy giặc ôm con qua những cảnh cảnh lầm than
Và người con yêu đã chết trên tay lúc nào
Xót xa vạt áo trắng hôm nay hoen máu đào
Ai, ai giết con tôi
Ai cướp con tôi giữa cơn mộng đêm thái bình
Ôi thương lời nói tội tình, hàm bao đớn đau
Giờ mẹ con đành cách nhau
Bà đặt con lên đám cỏ phủ sương mờ
Tội gì con ơi khi lứa tuổi tuổi còn thơ
Bà nhẹ đưa môi hôn trán con yêu giá lạnh
Vuốt ve lần cuối trước khi xa con suốt đời 












"Tội ác Mỹ Ngụy "
A PICTURE SAYS A THOUSAND WORDS
http://vietnamsaigon75.blogspot.com/2013/05/the-war-remnants-museum-bao-tang-chung.html 

 


 

Chuyến Xe Buýt và Khúc Hát Người Lính Mù

 



Chuyến Xe Buýt và Khúc Hát Người Lính Mù



Quân Lực VNCH

Hình ảnh cũ chiến trường xưa
Người lính VNCH

Sài Gòn, năm 1980. Lúc đó, cuộc "cách" cái "mạng" ngày 30 tháng Tư đã năm năm. Nhưng xem ra không khí chiến tranh vẫn còn bao phủ. Đời sống càng ngày càng đi vào bế tắt. Hè đường đầy những người đi kinh tế mới trở về hoặc vượt biên mất nhà sinh sống. Họ trở thành những người không nhà không “hộ khẩu” sống lây lất trong một thành phố đầy đe dọa. Những trại giam đầy áp người tù, tù chính trị và tù hình sự. Đêm đêm là thời gian của kiểm tra hộ khẩu, của bắt người, của đe dọa chập chờn ngoài cánh cửa. Với người dân thường còn như vậy; huống chi những người tù bị gọi là “cải tạo” trở về. Đời sống lại càng bị đe dọa hơn biết bao nhiều. Tôi cũng bị ảnh hưởng trong thời thế ấy. Sống bất hợp pháp trong nhà của mình và trong đầu óc lúc nào cũng chờ đợi một chuyến vượt biển ra đi. Cột đèn mà cũng muốn xuất ngoại, huống chi…

NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE * THANH LAN
http://youtu.be/yslGHeXL_y4
Lúc ấy, phương tiện giao thông đi lại hầu như chỉ có xe buýt ở trong thành phố và xe đò đi xa ngoài thành phố. Ở bến xe, sinh hoạt thật nhộn nhịp. Như ở Xa Cảng Miền Tây lúc nào cũng đầy người mà số đông là những người chờ đợi một chuyến xe. Có người phải ngủ đêm chầu chực nhiều ngày. Nhưng nếu có tiền mua vé chợ đen, thì được đi ngay. Bao nhiêu con buôn đi hàng ngày mà còn chở theo hàng hóa cồng kềnh mà đâu có chờ đợi gì đâu. Còn xe buýt, thì là chỗ hỗn tạp. Đi xe luôn phải coi chừng, ăn cắp móc túi như ranh. Chỉ một loáng thôi, dù đã giữ gìn nhưng bị mất mát ngay một cách nhãn tiền. Thời mạt pháp, ai có thân thì giữ...

Trên Bốn Vùng Chiến Thuật
http://youtu.be/cx9CCHorxYA
Trên một chuyến xe, có hai người lính cũ, một mù một què, dắt díu nhau đi hát để kiếm miếng ăn độ nhật. Người què thì dẫn đường cho người mù không có mắt để đi lần theo từng hàng ghế. Họ mặc bộ quần áo trận đã rách te tua bạc phếch nhưng vẫn còn phảng phất đâu đó hình ảnh của người lính thời xưa. Trên tay người lính mù là chiếc đàn mandoline cũ kỹ và anh hát những bản nhạc lính của cuộc chiến ngày cũ đã tàn nhưng còn nhiều hậu quả nhức nhối. Những bản nhạc đã vinh danh những anh hùng như “Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc” hoặc “Người Ở Lại Charlie”. Khi hát tôi thấy dường như trong đôi mắt đen đục của người lính mù có chút nước mắt. Đi lần qua những hàng ghế, cũng có những người cho tiền, mặc dù họ không phải là những người khá giả trong xã hội này. Và nếu có một vài chú bộ đội phê bình nào là nhạc phản động, nào là nhạc vàng bị cấm thì họ lại bào chữa bảo vệ “Người ta tàn tật đi kiếm ăn mà còn làm khó!”...

Anh Không Chết Đâu Anh
http://youtu.be/TTtIdDFOl6g
Trong không khí đe dọa, họ vẫn cất tiếng hát. Hình như, họ đang chiến đấu với tiếng hát của mình: "Cờ bay, cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu…". Hay: "Anh không chết đâu anh người anh hùng mũ đỏ tên Đương…". Hay: "Anh Quốc ơi, từ nay trong gió ra khơi, từ nay trên cánh mây trôi có hồn anh trong cõi lòng tôi.". Ơi... những tiếng hát nhắc lại một thời binh lửa mà những người bây giờ đang hát đã hiến dâng cho đất nước những phần thân thể của mình. Tự nhiên, tôi cảm thấy mình xúc động quá. Những người lính thời trước chịu bao nhiêu điều thua thiệt mà bây giờ vẫn còn cất tiếng hát bất chấp đe dọa, bất chấp công an để vẳng lên tâm sự của mình. Và qua từng chuyến xe này qua chuyến xe khác, họ vẫn hát dù có khi bị "bò vàng" bắt hoặc đánh chửi. Những lời hát vẫn cất lên, mặc kệ bạo lực mặc kệ ngục tù.

Có một bài thơ, đã được viết từ cảm xúc đó. Bài thơ

Chuyến Xe buýt và Khúc Hát Người Lính Mù

      Ngăn kéo đời vùi kín mộ phần riêng,
      Và lãnh đạm chẳng còn người nhắc đến.
      Người trở về từ cuộc chiến lãng quên,
      Đôi mắt đục nhìn mỏi mòn kiếp khác,
      Đắt dìu nhau khập khiễng chuyến xe đời.
      Người thua trận phần thịt xương bỏ lại,
      Trên ruộng đồng sầu quê mẹ rã rời,
      Chuyến xe vang lời ca nào năm cũ...
      Nhắc chặng đường binh lửa lúc xa xưa,
      Khói mịt mù đường chiến tranh bụi phủ,
      Nghe bàng hoàng giọt nắng hắt giữa trưa,
      Tiếng thê thiết gọi địa danh quen thuộc,
      Thuở dọc ngang mê mải ngọn cờ bay.
      Cuộc thánh chiến gió muộn phiền thổi ngược,
      Dấu giầy buồn còn vết giữa sình lầy,
      Ôi! Tiếng hát nhớ những người gục ngã,
      Ngồi chuyến xe sao vang vọng nỗi niềm,
      Âm thanh cao xoáy tròn tim gỗ đá,
      Thúc hồn người theo nhịp thở chưa quên.
      Ôi! Tiếng hát vinh danh đời lính chiến,
      Cho máu xương không uổng phí ngày mai,
      Có sương khói trong mắt đời cầu nguyện,
      Để lỡ làng không chĩu nặng bờ vai.
      Người thản nhiên những tia nhìn cú vọ,
      Đây tàn hơi còn sót lại một đời,
      Đây ngôn ngữ của Việt Nam đổ vỡ,
      Vẳng không gian chợt héo một nụ cười.
      Ta nghe rực cuối hồn trăm bó đuốc,
      Một đời hoài tìm kiếm ánh đèn soi...

Bài thơ đó tôi viết ở Sài Gòn năm 1980. Bây giờ năm 2010, như vậy đã ba chục năm. Tôi đã rời thành phố thân yêu và cũng đã định cư ở Hoa Kỳ 30 năm. Hôm nay ngồi đọc tin về Đại Nhạc Hội tổ chức ở ngoài trời “Cám Ơn Anh” để gây quỹ cứu giúp thương phế binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa còn kẹt lại ở quê nhà bỗng dưng sinh ra nhiều hồi tưởng. Bài thơ dắt tôi trở về những ngày tháng năm năm 1975, khi Cộng sản đã chiếm được đất nước đã thẳng tay dã man đuổi tất cả thương bệnh binh trong quân y viện ra ngoài bất kể tình trạng nguy hiểm hay không. Nạn nhân nặng nề nhất ngay lập tức chịu ảnh hưởng thua trận chính là những người thương binh. Biết bao nhiêu là thảm cảnh xảy ra. Không hiểu họ đã xoay sở thế nào để sống còn trong hoàn cảnh cực kỳ bi đát ấy.

Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV
Chính Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV, trước khi quyết định tự sát đã đến thăm thương binh ở quân y viện Cần Thơ lần cuối vì ông biết số phận đáng thương của những người lính này. Trước khi tử tiết, ông đã đến từng giường bệnh để an ủi những người lính đang điều trị tại đây. Ông đã não lòng khi trả lời một câu nói của người lính đang nằm viện:

- Thiếu Tướng đừng bỏ chúng em!

- Không, Thiếu Tướng không bỏ đâu.

Phải, mặc dù đã đến lúc cờ tàn, ông không còn giúp đỡ gì được những anh hùng nhưng là nạn nhân của cuộc chiến, nhưng tấm lòng nhân hậu của ông đã là gương sáng cho đời sau.

Gần đây, tôi có đọc một lá thư của một người lính bị tàn phế gửi cho một người bạn từ Việt Nam. Bức thư có nhiều đoạn làm tôi suy nghĩ:
"…Các anh ạ! Bây giờ thì buồn quá! Các anh - những sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, những người anh của chúng tôi, những Đại Bàng, những Bắc Đẩu, Hắc Báo của ngày nào một thời tung hoành ngang dọc khắp các chiến trường... các anh đã có một thời quang vinh và một thời nhục nhã, giờ đây sau 30 năm vẫn lặng lẽ, các anh cũng nhòa đi hình ảnh của ngày xưa?

Các anh đã quên rồi sao? Quên rồi những chiến sĩ thuộc quyền của các anh đã nằm xuống vĩnh viễn trên đất mẹ thiêng liêng, quên những đồng đội còn sống sót trong một tấm thân tật nguyền đau khổ, sống lây lất ở đầu đường xó chợ. Xin cảm ơn các anh về những đồng đô la mà các anh gửi về cho chúng tôi trong chương trình giúp đỡ thương phế binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những đồng tiền đó dù có giúp cho chúng tôi trong một thời gian ngắn, dù có an ủi cho những đớn đau vật chất được đôi phần nhưng cũng không làm sao giúp chúng tôi quên nỗi nhục nhã mất nước! Chúng tôi cần ở các anh những chuyện khác, các anh có thấu hiểu cho chúng tôi hay không? Tôi đã hiểu vì sao thằng khuân vác ở xóm trên, thằng vá xe đạp ở đầu đường, thằng chống nạng đi bán vé số ở cạnh nhà lại ghét cay ghét đắng đám Việt kiều. Họ là những người lính năm xưa, họ đã từng tuân lệnh những Đại Bàng, Thần Hổ xông pha nơi trận mạc. Họ đã từng chắt chiu từng đồng bạc nghĩa tình chung thủy gửi vào tận chốn tù đày thăm các anh. Họ đã từng uống với các anh chung rượu ân tình ngày đưa các anh lên phi cơ về vùng đất mới. Họ từng nuôi nấng một hoài vọng, một kỳ vọng ngày về vinh quang của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Nhưng chính các anh đã làm họ oán ghét đến độ khinh bỉ khi các anh áo gấm về làng, chễnh chệ ngồi giữa nhà hàng khách sạn năm sao tung tiền ra để tỏ rõ một “Việt Kiều yêu nước”. Các anh có biết không? Từ trong sâu thẳm của cuộc đời, những người lính Việt Nam Cộng Hòa đang lê lết ở ngoài cửa nhà hàng mà các anh đang ăn uống vui chơi, đang nhìn các anh với ánh mắt hận thù. Hận thù lớn nhất của người lính là sự bội bạc, là sự phản bội! Không biết khi tôi kết tội các anh là phản bội có quá đáng hay không, nhưng các anh hãy tự suy nghĩ một chút sẽ thấy rõ hơn chúng tôi. Tôi không tin là tất cả các anh đã biến thái thành những tên Việt gian nhưng sự trở về như các anh trong hiện tại là đồng nghĩa với sự phản bội. Các Anh đã phản bội lại Tổ Quốc và rõ ràng nhất các anh đã phản bội lại chúng tôi…”

Đọc lá thư ấy, lòng tôi như chùng xuống. Mỗi một người đếu có hoàn cảnh cũng như cách chọn lựa riêng nhưng tôi không ngờ rằng trong sâu thẳm của những người lính cũ còn có những nỗi niềm như thế. Sự phân cách quá sâu đậm, những con sông chia cách vẫn chưa thể lấp bằng được. Ngẫm suy lại, từ một khía cạnh nhìn ngắm khác nhau, đã có những khác biệt cho từng hành động…

Người lính VNCH

 photo liacutenhb1EA3ov1EC7.jpg

Vì dân chiến đấu - bảo quốc an dân



Trên Đầu Súng
http://youtu.be/Fgcko7vUWUE
Tới bây giờ, với những người ở hải ngoại đã không quên các anh, những thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Dù có một số ít vô ý thức trở về nước vui chơi trên nỗi nhọc nhằn của dân tộc nhưng phần đông đều hiểu và tri ân những người lính đã mang xương máu và thân thể hiến dâng cho đất nước. Ở đại nhạc hội “Cám Ơn Anh”, hàng chục ngàn khán giả đi xem không phải chỉ là đơn thuần mua vui mà là biểu lộ tinh thần biết ơn đối với người lính Việt Nam Cộng Hòa.


    Đại nhạc hội “Cám Ơn Anh”, hàng chục ngàn khán giả đi xem không phải chỉ là đơn thuần mua vui mà là biểu lộ tinh thần biết ơn đối với người lính Việt Nam Cộng Hòa.
    Đại Nhạc Hội Tri Ân thương binh VNCH


Dù số tiền thu được lên tới cả triệu đô-la nhưng cũng không đủ cho nhu cầu của hàng chục ngàn người lính tàn phế cần giúp đỡ. Nhưng của ít tình nhiều, điều đó mới là đáng quý. Cũng như, với sự tham dự của cả hơn một trăm ca nhạc nghệ sĩ, cùng với cả trăm người thiện nguyện bỏ công sức và cả tiền của cá nhân, thì đó phải hiểu là một thành quả to lớn ở hải ngoại của những người dân luôn luôn tương trợ giúp đỡ nhau.

Cám ơn anh! Những thương phế binh đã hiến dâng đời mình cho đất nước…

Nguyễn Mạnh Trinh

http://batkhuat.net/bl-khuchat-nguoilinhmu.htm


 

Dương Nguyệt Ánh và Bom Áp-Nhiệt (Thermobaric)

Dương Nguyệt Ánh và Bom Áp-Nhiệt (thermobaric)

 

 

 

2007 National Security Medal Recipient



Chuyên Gia Chất Nổ Dương Nguyệt Ánh

Chuyên gia về chất nổ Dương Nguyệt Ánh chỉ huy một nhóm khoa học gia, chỉ trong 67 ngày đã chế tạo ra trái bom áp-nhiệt (thermobaric)* đầu tiên của Hoa Kỳ, loại bom mà khi nổ sẽ tạo ra một vầng mây hóa chất và một làn sóng chấn động có khả năng hủy diệt tất cả những gì ở trong tầm sát hại của nó. Được gọi là “bom diệt hầm ngầm”, đây là loại vũ khí dùng để hủy diệt các hang động, địa đạo được dùng làm căn cứ chỉ huy của đối phương trong cuộc chiến A Phú Hãn (Afkanistan) sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9. Hiện nay là một khoa học gia cố vấn cho Ngũ Giác Đài, bà Dương Nguyệt Ánh đang đảm nhiệm về việc phát minh ra các phương tiện kỹ thuật dùng vào cuộc chiến chống khủng bố.

 title= Dương Nguyệt Ánh

Bà Dương Nguyệt Ánh đã chạy thoát khỏi Việt Nam năm 1975 cùng với gia đình hồi 15 tuổi hiện là một người khá bận rộn. Bà là nhân vật được đề cao trong cuốn sách vừa mới xuất bản, “Thay Đổi Thế Giới Chúng Ta: Những Chuyện Thật Về Những Người Nữ Kỹ Sư” (American Society of Civil Engineers, 2006), cũng như trong cuốn phim đoạt giải thưởng phim ảnh năm 2005, “Tại Sao Chúng Ta Chiến Đấu”, nói về chính sách ngoại giao và quân sự Hoa Kỳ, trong đó bà đã thảo luận về việc chế tạo bom cũng như những viễn tượng của bà về chiến tranh. Và lúc 10 giờ tối thứ Tư mới đây trong loạt phim tài liệu “Những Vũ Khí Tương Lai”, chương trình truyền hình của đài Discovery đã bật mí về cái thế giới bí mật của những vũ khí kỹ thuật cao và những người sáng tạo ra chúng, trong đó có bà Dương Nguyệt Ánh.

Động cơ nào đã thúc đẩy bà bước vào ngành kỹ sư hóa học và chế tạo vũ khí?

 title= Dương Nguyệt Ánh

Lúc mới đến Mỹ, Anh văn của tôi rất tệ, thế nên tôi nghĩ rằng mình có thể học hành tốt hơn nếu chuyên tâm vào các ngành toán học, vật lý, hay hóa học. Còn tại sao lại đi vào ngành chế tạo vũ khí? Bởi vì tôi muốn phục vụ cho nền an ninh quốc phòng Hoa Kỳ. Là một người tị nạn chiến tranh, tôi không bao giờ quên được những người chiến sĩ Hoa Kỳ và VNCH đã từng bảo vệ cho tôi có một cuộc sống an toàn.

Gia đình của bà đã đào thoát khỏi Việt Nam, xô đẩy chen lấn nhau từ trực thăng nhảy xuống tàu rồi chiến hạm - chắc là phải kinh hoàng lắm?

Bạn không có thì giờ để suy nghĩ gì hết; viên phi công cứ luôn mồm thúc hối: “Di chuyển, di chuyển!” Bạn phải chờ đúng ngay thời điểm để nhảy từ tàu qua chiến hạm hoặc là không bao giờ còn có cơ hội nữa. Người anh em bà con của tôi lúc đó đang hoảng kinh lên… và khi mở mắt ra tôi thấy - anh ta đang bị treo lơ lửng bên sườn chiến hạm, đôi chân gần như dập nát ra.

Nhưng rồi đến lượt bà cũng phải nhảy thôi?

Tôi tê cứng cả người. Nhớ lại lúc đó tôi đã âm thầm tính toán khoảng cách và thời điểm chính xác để nhảy… Bên kia mọi người chạy đến sẵn sàng chụp bắt tôi. Đến lúc trông thấy gia đình biết là mình sống sót, tôi toát mồ hôi và sợ đến điếng người. Nếu chuyện này xảy ra khi tôi đang nhảy thì chắc là tôi đã tiêu rồi.

Bà theo học ngành kỹ sư hóa học tại Đại học Maryland và sau đó tốt nghiệp cao học về ngành Quản Trị Công Quyền tại American University. Làm thế nào mà bà lại trở thành một chuyên gia về vũ khí?


    "…đối với tôi, việc trước tiên là phải nghĩ đến những phương cách để bảo vệ binh sĩ của chúng ta…”

    Dương Nguyệt Ánh


Khi mới tốt nghiệp, năm 1983, công việc đầu tiên của tôi là chuyên viên bào chế công thức về thuốc đẩy cho Trung Tâm Vũ Khí Điện Địa của Hải Quân Hoa Kỳ tại Indian Head. Tôi đã bào chế loại thuốc đẩy dùng để phóng hỏa tiễn từ nòng súng đi đến mục tiêu. Đây không phải là loại súng cầm tay đâu nhé, mà là những đại bác trên chiến hạm. Năm 1986 tôi trở thành nhà bào chế công thức tạo ra chất liệu cho việc phóng hỏa tiễn từ những dàn phóng trên các chiến hạm và phi cơ – tức là các loại hỏa tiễn không đối không và địa đối không. Chồng tôi đã trêu chọc rằng - tôi đúng là một nhà hỏa tiễn.

Vào năm 1991 thì tôi trở thành một chuyên gia về phát triển chất nổ và hai năm sau đó, tôi điều hành toàn bộ chương trình chất nổ của Hải Quân.

Bà là người đã điều khiển dự án “bom áp nhiệt diệt hầm ngầm”. Đó là công việc gì vậy?

Tháng 8 năm 2001 khi đang làm việc cho Cơ Quan Giảm Trừ Đe Dọa của Bộ Quốc Phòng nghiên cứu về một loại vũ khí có khả năng diệt trừ các hang động thì vụ 9/11 xảy ra, tôi được khuyến khích bảo là nên “thử thời vận” trong việc nghiên cứu về kỹ thuật chất nổ áp nhiệt (thermobaric) và biến nó thành vũ khí ngay lập tức để hỗ trợ cho chiến dịch Operation Enduring Freedom. Nhóm chuyên gia của tôi - gồm khoảng 100 khoa học gia, kỹ sư, và cán sự - chỉ trong vòng 67 ngày đã đi từ ý niệm sơ khởi đến việc chế tạo ra 11 trái bom áp nhiệt (thermobaric) đầu tiên.

Bằng cách nào mà bà đã thúc đẩy nhóm chuyên gia của mình đạt đến thời hạn kỷ lục như thế?

Đâu có đông cơ nào thúc đẩy bạn hơn là vụ 9/11, những hình ảnh của Ngũ Giác Đài, tòa Tháp Đôi và những người vô tội bị giết?

Đây hẳn là một công việc đầy rủi ro nguy hiểm?

Nếu bạn phạm một lỗi lầm khiếm khuyết nào đó, nhiều người sẽ phải mất mạng. Mọi người đều phải được huấn luyện chu đáo và luôn luôn làm việc từng đội. Bào chế chất nổ cũng giống như là bạn làm bánh: Trước hết bạn phải đổ các thành phần chất lỏng pha chế vào một cái bình trộn lớn, rồi thêm vào đó những đặc chất khác… ba cái thanh trộn to tướng không ngừng quay trong khi bạn tiếp tục cho vào các hợp chất pha chế. Pha trộn là một khâu vô cùng nguy hiểm, bạn phải dùng đến hệ thống viễn khiển ở một phòng khác. Rồi thì cái cục nhão này được đổ vào đầu đạn, giữ chặt trong một cái lò hấp khổng lồ để nung lên.

Là một nhà bào chế, công việc thực sự của bà là gì?


"…Về loại bom áp nhiệt (thermobaric) BLU-118/B mà nhóm chuyên gia của chúng tôi đã phát minh để xuyên phá các hang động tại A Phú Hãn.…”

Dương Nguyệt Ánh

Trước tiên là tôi phải nghĩ ra một cái công thức. Sau đó bạn phải ở ngay tại chỗ khi thử nghiệm cái công thức này (bắt đầu bằng một số lượng nhỏ) để đánh giá độ nhạy của chất liệu xem cứ như là nó sẽ nổ tung ra trước mặt bạn. Rồi thì các kỹ sư sẽ thực hiện tiếp tiến trình tinh luyện. Đôi khi nếu chúng tôi sử dụng đến hàng trăm hay hàng ngàn pound (lbs) chất liệu, công thức sẽ phải được thay đổi.

Hiện người ta đang nói về việc trang bị những bom diệt hầm ngầm bằng vũ khí nguyên tử. Bà nghĩ như thế nào về chiến lược này?

Tôi xin được miễn bình luận về chuyện này.

Hiện nay bà đang làm công tác gì?

Từ năm 2006 tôi là một nhà cố vấn khoa học, hiện đang làm nhiệm vụ tham mưu về các vấn đề khoa học kỹ thuật cho Tư Lệnh Phó Hải Quân (đặc trách kế hoạch và chiến lược) đồng thời công tác cho Cơ Quan Điều Tra Tội Phạm (của) Hải Quân, điều tra các tội ác xảy ra trên căn cứ hay trên chiến hạm kể cả công tác phản gián… tức là bắt gián điệp. Chương trình truyền hình “NCIS” đã dựa vào đây để thực hiện chương trình của họ.

Mức độ xác thực của chương trình truyền hình này ra sao?

Với bốn con nhỏ, giữa việc bếp núc và giúp chúng làm bài tập ở nhà, thú thật tôi không có thì giờ rảnh rỗi để xem chương trình này.

Bà phản ứng như thế nào trước những lời chỉ trích?

Người ta sẽ đặt vấn đề là tại sao tôi lại dùng trí thông minh và vốn liếng đào tạo của mình để chế tạo bom… (không dùng vào việc gì khác hơn ngoài tàn phá, hủy diệt), tuy nhiên đối với tôi việc trước tiên là phải nghĩ đến những phương cách để bảo vệ binh sĩ của chúng ta.

Bà đã trình bày những gì qua loạt phim “Vũ Khí Tương Lai” trong chương trình đài truyền hình Discovery?

Về loại bom áp nhiệt (thermobaric) BLU-118/B mà nhóm chuyên gia của chúng tôi đã phát minh để xuyên phá các hang động tại A Phú Hãn. Nhóm truyền hình đã làm việc suốt ngày để thu hình công việc của tôi làm trong phòng thí nghiệm và tại cơ xưởng sản xuất nơi chúng tôi chế tạo loại chất nổ này.

CHÚ THÍCH:

Baric: Chất Barium, ký hiệu hóa học là Ba.

Muốn biết đặc tính của hóa chất này có thể xem: http://en.wikipedia.org/wiki/Barium


 

Tuesday, July 29, 2014

Trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn - Ban Khoa Học

 
Trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn - Ban Khoa học
 
Lời người viết: Ngay sau khi chiếm đóng miền Nam ngày 30/4/1975, cộng sản Bắc Việt thực thi ngay tức khắc chính sách quân quản và tiếp theo đó, dần dần cho cán bộ dân sự từ miền Bắc vào để điều hành các cơ sở đã chiếm được. Phạm vi bài viết sau nầy trình bày hai giai đoạn trên trong trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn. Phần sự kiện do người viết đã sống trorg giai đoạn đó và ghi lại qua trí nhớ. Do đó, có thể có sai sót; mong các bạn đồng nghiệp giúp điều chỉnh cho. Một điều chắc chắn là người viết hoàn toàn ghi lại và không thêm bớt một hình ảnh hay giai thoại nào, đúng với lương tâm là nói lên Sự Thật, dù có phũ phàng.

Những ngày đầu tiên
Ngay từ ngày đầu tiên ngày 1/5/75, Bắc Việt đã thiết lập một hệ thống kiểm soát mới tại trường bằng cách tạm thời thu dụng một số nhân viên, giáo sư của trường vì không đủ nhân sự. Tuy không cần kể tên ra đây, nhưng chúng ta cũng nhận diện rõ được là bên Ban Khoa học do TS Lý Công Cẩn, Phó Khoa trưởng đảm nhiệm, gồm Ban Toán, Lý, Hóa và Vạn Vật đều có “đại diện” tham gia vào “đạo quân 30/4”. Hầu hết đạo quân nầy thuộc thành phần giảng huấn nằm trong ngạch Giảng nghiệm viên. Tuy nhiên có hai Giảng nghiệm trưởng, một ở ban Lý và một ban Hóa, và hai Giảng sư ban Hóa và Toán là thành phần nồng cốt bên Ban Khoa học. Hai Giảng sư nầy được nâng lên làm Tổ trưởng học tập trong những ngày sau đó.

Còn Ban Văn Chương do Tiến Sĩ Lê Văn phụ trách, cũng có một số Giảng nghiệm viên và hai Giảng sư tham gia vào “cách mạng”, trong đó có một Giảng sư nổi tiếng sau nầy, được cân nhắc làm Bí thư riêng cho Thủ tướng cs Phạm Văn Đồng, rồi Đại sứ tại Liên hiệp quôc, rồi Dân biểu quốc hội, và nhiều chức vụ khác. Để rồi, ngày hôm nay (9/2011)…trở về nhiệm vụ “phó thường dân” giống như hầu hết những người kháng chiến cũ gặm nhấm “một mối căm hờn trong cũi sắt”… vì bị vắt chanh bỏ vỏ! Còn một Giảng sư thứ hai, cố gắng đặt một bản nhạc… mừng “giải phóng” và “bắt” hầu hết các “học tập viên” của trường phải tập hát để mừng “phỏng gi...” giống như bài hát suy tôn Ngô tổng thống mà ông ta đã “lập sớ dâng công” năm 1953 khi còn giảng dạy ở Đại Học Huế.

Còn một số nòng cốt “hạng hai” được giao phó làm Tổ Phó, có nhiệm vụ canh chừng và theo dõi các tổ viên, từng là dồng nghiệp hoặc “xếp” của mình chỉ một ngày trước đó.

Về phía sinh viên của trường, chỉ nói riêng bên ban Khoa học gồm một Trưởng lớp LH2, một Trưởng ban sinh viên Khoa học cũng đã tích cực tham gia vào đội quân “cai trị” thành phần giáo chức, nhân viên, và sinh viên cũ của trường. Cho đến hôm nay, một Trưởng ban trên được giữ chức vụ Chánh sở Giáo dục tại một miền duyên hải cạnh Sài Gòn, và một, vượt biên cùng thời với người viết đầu năm 1983 tại Sungai Busi (Mã Lai). Anh nầy đến gặp người viết, lúc đó làm Trưởng trại nơi đây, và xin được “bỏ qua” nhưng hành động cũ vì sợ người viết tố cáo lên Cao ủy LHQ. Trò có thể hại Thầy, Chứ Thầy làm sao nhẫn tâm hại Trò được! Anh nầy hiện đang định cư ở Canada.

Về thành phần sinh viên của trường đã “chạy vào bưng” một vài năm trước đó…vì học kém, hay vì theo tiếng gọi của “ma vương”(?) đã trở lại trường ngày 1/5. Cần phải kể đến Mai Hồng Thu và Ngô Phàn ban Lý Hóa, là hai thành viên “sắt máu” nhứt trong việc kiểm soát sinh viên và ban giảng huấn bên ban Khoa học và toàn trường. Chính Ngô Phàn đã chạm mặt với người viết trước của văn phòng Phó Khoa trưởng và hỏi một cách hách dịch rằng:“ Anh có biết ông Cẩn ở đâu không?” sau khi phám phá một khẩu súng lục nhỏ trong ngăn kéo của ông.(Xin gửi lời cám ơn một đồng nghiệp đã đính chánh dùm cho tác giả vì đã nhớ và viết lầm tên Mai Hồng Thu trong bài viết Bài học đầu tiên trước đó).

Cũng cần nói thêm một trường hợp đặc biệt nữa là “sinh viên” Phạm Trúc Lang, học lớp Lý Hóa 1 Ban Đệ nhứt cấp (hai năm). Anh sinh viên nầy đích thực là Thiếu tá cảnh sát đặc biệt và học lớp nầy suốt ba năm liền cho đến khi bịBắc Việt chiếm đóng. Chính “anh sinh viên đặc biệt” nầy đòi bắt anh Trưởng lớp LH2 trong đêm Tất niên của trường đầu năm 1975 sau bản đồng ca “Dậy mà đi” do lớp nầy trình bày. Và thêm một lần nữa, người viết đã can thiệp và bảo lãnh cho sinh viên trên; vì vậy mà anh ta khỏi bị bắt. Anh “sinh viên” nầy đã biến mất ngay sau đó.

Về thành phần “cách mạng”, hoàn toàn không thấy bóng dáng một bộ đội hay một cán bộ dân sự nào từ miền Bắc vào, ngoài vài ba chị nhà quê như chị Năm, chị Bảy vắt khăn rằn trên cổ…đi tới đi lui chỉ chỏ, ra lệnh. Tuy chỉ có thế mà đội quân 30/4 của trường răm rắp tuân theo tuyệt đối. Thật là một phỉ nhổ cho thành phần giảng huấn của Trường lúc bấy giờ.

Viết đến đây, bạn đọc sẽ thắc mắc là thành phần nầy hiện giờ ở đâu? Được đãi ngộ như thế nào? Và đang làm gì?

Xin thưa rằng:
l Một tổ trưởng ban Hóa, sau một thời gian phấn đấu, vỡ mộng và xin qua Pháp vì có quốc tịch Pháp. Hiện Bà ta đang dạy tiếng Việt ở Rennes (Pháp).

l Một tổ trưởng ban Toán, hiện đang làm Giám đốc Ban Ngoại ngữ của trường và đã về hưu(?).

l Một tổ phó ban Hóa, mặc dù chỉ có Cử nhân mà sau đó vẫn được cân nhắc làm Trưởng ban Hóa, “quản lý” trên 30 “cán bộ giảng dạy” của trường.

l Phần còn lại của đội quân 30/4 hiện tại đang sống lây lất ở Pháp, Canada, Úc, và Hoa kỳ…
Thời kỳ quân quản

Chỉ một thời gian ngắn độ một tuần lễ sau đó, hình ảnh các “anh” bộ đội” với quân phục và quân hàm cùng với cái túi vải đeo trên lưng hiện diện cùng khắp và chiếm cứ tất cả văn phòng của trường. Thêm vào đó, độ 10 cán bộ “giảng dạy” xuất phát từ Đại học Sư phạm Vinh vào và bắt đầu chính sách quân quản và quản lý trường ốc. Dẫn đầu là “đồng chí” Trần Thanh Đạm, một “cháu ngoan Bác Hồ”, mà sau nầy được cân nhắc lên làm Hiệu trưởng Trường Sư Phạm trong suốt 20 năm sau đó.(sẽ có một bài viết riêng về nhân vật nầy trong thời gian tới). Còn các cán bộ giảng dạy và nhân viên các phòng ốc lần lượt được điền khuyết và bổ túc như chị Yến, chị Hội của ban Hóa, là những Phó tiến sĩ từ Liên Sô (nhưng trình độ chuyên môn cần phải xét lại sau hơn một năm “trao đổi” trong thời gian người viết đang “còn bị treo giò” ở Sư Phạm.

Giai đoạn quân quản kéo dài khoảng nửa năm sau đó, cho đến khi thành phần các bộ giảng dạy và nhân viên từ Bắc vào đông đủ, cũng như sự phân công, chia chác quyền hành trong các ban bệ chấm dứt. Trong giai đoạn nầy, quân đội và công an chỉ tập trung vào việc kiểm kê, phân loại thành phần, truy tìm phản động, và các thành phần có thể tạo ra nguy hiễm cho chế độ.

Thời kỳ quản lý ban đầu

Đa số cán bộ giảng dạy chuyển về trường Sư phạm từ Đại học Sư phạm Vinh, do đó, thành phần người Thanh Nghệ Tỉnh chiếm đa số. Tuy nhiên, cũng có vài cán bộ gốc miền Nam đi tập kết về. Cũng cần phải nói cho rạch ròi là, các cán bộ miền Nam tập kết không được nắm giữ một vai trò chính yếu nào trong các ban học tập, nếu có chỉ là… Phó ban mà thôi, mặc dù điều kiện bằng cấp đôi khi cao hơn vị Trưởng ban. Điều nầy cũng đã soi rọi rõ ràng là người miền Nam khó có thể chen chân vào “hệ thống” cs Bắc Việt.

Ban lãnh đạo của trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn (xin lỗi tôi không thể nào viết được chữ HCM ở đây được) bây giờ là: Hiệu trưởng Trần Thanh Đạm, Hai Hiệu phó là Nguyễn Văn Châu và Cao MInh Thì, Tổ chức cán bộ, Nguyễn Được(bên công an, tên Được có thể tôi nhớ sai, xin các bạn chỉ giáo). Tiếp theo đó là hệ thống quản lý nhân viên hành chánh và nặng nề nhứt là Ban phân phối nhu yếu phẩm…
Sau khi nắm vững lý lịch các giáo sư của “chế độ cũ” do tự khai báo hay do “điềm chỉ viên” của đội quân 30/4, Ban Giám Hiệu bắt đầu cho niêm yết danh sách cán bộ giảng dạy “lưu dung” (xin thưa đây là “lưu dung” chứ không phải “lưu dụng”, nghĩa là Đảng và Nhà nước “dung thứ” cho giảng dạy lại chứ không phải được giảng dạy lại vì chuyên môn hay đã là giao chức cũ!
Đó là vào giữa năm 1976.

Trong danh sách niêm yết, hầu hết nhân sự cũ đều được lưu (dung lại… có lẽ vì Ban Gíam hiệu mới không đủ nhân sự chuyên môn cũng như chưa nắm rõ lề lối giảng dạy trong Nam. Giáo sư Trần Văn Tấn, Quyền Viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn, Khoa trưởng Sư Phạm Sài Gòn và GS Nguyễn Văn Trường, chấp chánh hai lần Bộ trưởng Giáo dục của VNCH(nếu kể luôn chánh phủ cuối cùng, ông đã đảm nhiệm chức vụ nầy lần thứ ba)vẫn được giữ lại và dạy cho ban Toán. GS Lý Công Cẩn, một hung thần đối với các sinh viên thân Cộng cũng được phân công phụ trách phòng thí nghiệm Vật lý.

Riêng người viết bài nầy, chỉ giữ chức vụ Trưởng ban Hóa chưa đầy hai năm của trường, không có tên được “lưu dung” trong danh sách. Và lý do đã được chính Trần Thanh Đạm giải thích như sau:”Vì lý do cách mạng, chúng tôi tạm ngưng công tác giảng dạy của anh trong thời gian quá độ nầy”. Điều nầy sau đó, qua sự “rò rỉ” của đám 30/4, được biết lý do rõ ràng là tôi đã nhiều lần hướng dẫn sinh viên tham dự thể thao cấp toàn quốc dành cho sinh viên, hội họp sinh viên Đại học tư lập ờ An Giang, Hòa Hảo, sinh hoạt phối hợp sinh viên Sư phạm và Cao Đài, cùng ủy lạo học sinh bị Việt Cộng pháo kích ở Cao Lậy và Tân Phú. Tại trường, văn phòng tôi luôn rộng mở và tiếp sinh viên bất cứ giờ phút nào. Vì vậy, theo báo cáo ngầm…là tôi có tính “quần chúng”. Và tính quần chúng chỉ dành độc quyền của Đảng cs mà thôi. Do đó, tôi cần phải bị triệt hạ. Ngày hôm nay, còn sống để viết lên những điều nầy, quả thật là một may mắn lớn, vì chuyên chính vô sản không thể từ chối một hành động sắt máu nào để tẩy trừ tôi trong trường hợp tranh tối tranh sáng của giai đoạn “tiền thời kỳ quá độ” nầy.

Thời kỳ điều hành ban đầu có thể được tạm ngưng cho đến ngày chuẩn bị thi tuyển (chế độ gọi là tuyển sinh) vào trường. Đó là gần cuối năm 1976. Sẽ tiếp theo về vấn đề “tuyển sinh” nầy trong bài viết sau.

Thay lời kết
Qua các sự kiện và phân tích vừa nêu trên và nếu đem so sánh với hiện tình Đất và Nước ngày hôm nay, quả thật chúng ta có thể kết luận ngắn gọn rằng chính sách cai trị và quản lý cùa cs Bắc Việt có tính xuyên suốt từ ngày đầu tiên 1/5/1975 cho đến ngày 2/9/2011 nầy. "Tính xuyên suốt" đó gồm tính “chuyên chính vô sản” và “ba dòng thác cách mạng”. Và trong suốt 36 năm qua, chính sách và thành quả của việc xây dựng xã hội chủ nghĩa vẫn là “Vũ Nhu Cẩn”. (*)
giống như vừa xảy ra trong năm 1975, 1976…

Ngày hôm nay, sau hơn một năm “học tập tại chỗ” áp dụng cho giáo chức đại học ngay từ đầu, cá nhân tôi, khi viết những dòng chữ nầy cũng vẫn không chiêm nghiệm được… giai đoạn “quá độ” tiến lên chủ nghĩa xã hội hiện nay đang ở giai đoạn nào của ba dòng thác cách mạng? Mà nếu có cắc cớ hỏi 14 ủy viên Bộ chính trị của Đảng cộng sản, tôi tin chắc và khẳng quyết rằng chẳng có Ông(?) nào có khả năng giải thích được “khâu” nầy.

Tuy nhiên, về chuyên chính vô sản, chắc chắn tôi đã thuôc lòng và hiểu được là chính sách nầy đã, đang, và sẽ được Đảng cộng sản Bắc Việt áp dụng triệt cho đến ngày cáo chung của Đảng mà thôi!

Đó là: Giết! Giết! Giết!

Đó là: Thà Giết Lầm Hơn Tha Lầm!    

Ngay ngày đầu tiên khi tiếp thu Hà Nội, trước quảng trường Ba Đình ngày 3/9/1945, Hồ Chí MInh đã công bố: ”Từ giờ phút nầy, các em đón nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, một nền giáo dục của một nước độc lập.” Thế mà, 66 năm qua, trên con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa, giáo dục hiện tại mang lại cho Việt Nam một xã hội hoàn toàn bị băng hoại, trong đó, Thầy hiếp trò, Cô ngủ với nam sinh…qua những cuộc buôn bán bằng điểm thi, bằng bằng cấp…Học sinh lớp 10 vẫn có đủ khả năng và điềm tĩnh để…giết người, hãm hiếp hay cướp của!

Trẻ em lớp một, trước khi vào trường phải qua một màn thi tuyển và quà cáp hối lộ!

Hàng năm, học sinh từ mẫu giáo, tiểu học, trung học và đại học phải đóng biết bao nhiêu lệ phí hàng tháng…

Những điều trên, lại “hoàn toàn” đi ngược với những Điều lệ ghi trong Hiến pháp Việt Nam là giáo dục cưỡng bách và hoàn toàn miễn phí!

Mùa nầy là mùa nhập học. Kể từ năm 2000, hàng năm dân số Việt Nam tăng từ 1 triệu đến 1,4 triệu. Theo thống kê Liên hiệp quốc, dân số Việt Nam năm 2000 là 77,6 triệu, và thống kê ngày 11/7/2011 là 87 triệu.

Mà từ năm 2000 trở đi, sĩ số học sinh, sinh viên vẫn giữ con số trên dưới 22 triệu (Phó thủ tướng cs Nguyễn Thiện Nhân vừa công bố nhân ngày nhập học niên khóa 2011-2012 là dưới 22 triệu). Những con số trên là một kết quả hùng hồn để chứng minh sự phá sản của hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa.

Một công thần của chế độ trong giai đoạn quân quản, tướng Việt cộng Trần Văn Trà, sau khi bị “vắt chanh bỏ vỏ” đã viết một cuốn sách tựa đề “Kết thúc cuộc chiến 30 năm” chê Trung ương “thiếu hiểu biết thực tế sau khi chiếm miền Nam”. Cuốn sách đã bị cấm xuất bản. Sau đó, năm 1982, Ông và Nguyễn Hộ cùng đứng ra thành lập Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ…Nhưng Câu lạc bộ nầy đã bị giải tán năm 1989. Tuy nhiên, Câu lạc bộ vẫn còn hoạt động bí mật và “nghe đâu” trụ sở đã di chuyển về Long Xuyên, quy tụ thêm nhiều “cựu” kháng chiến cũ khác nữa cùng nhiều thành phần trẻ, trong sạch và còn ưu tư với vận mệnh của đất nước.

Hy vọng những đóm lửa… tàn hơi trên có thể khơi động được làn gió cách mạng Tunisia, Egypt, Libya… và thổi về những cánh sen Đồng Tháp Mười, rải rác trên 700 ngàn mẫu đất, sớt chia sáu tỉnh miền Nam, trung tâm của công cuộc kháng chiến vào những năm 1945.

Mong lắm thay!

Mai Thanh Truyết

Viết trong niềm HY VỌNG                                           
9/2011


 (*) nói lái của chữ "vẫn như cũ"
 


**************************