Saturday, June 28, 2014

Lịch Sử Chiến Tranh Lạnh

Lịnh Sử Chiến Tranh Lạnh







Chiến tranh lạnh đến Việt Nam # 11

Quotation Marks

 

Quotation Marks






Quotation Marks (" " ' ')


Direct Quotations

Quotation marks are used primarily in direct quotations. Put quotation marks around the exact words of the speaker.

Example:
1. Jimmy called, "Anyone for tennis?"
2. "I would rather play golf." replied Lee.


Note the punctuation for these direct quotations:
  • Use a comma before the direct quotation.

  • Use quotation marks around the speaker's exact words.

  • Use a capital letter for the first word of the direct quotation.

  • Use a period and a question mark inside the quotation marks.

3. "But, Linda," he said, "you and Cheryl have never ridden on the colosus"
4. "You go ahead and ride on it," she answered. "We'll stay here and watch you."


Note the punctuation for these split quotations:
  • In 3, the word you begins with a small letter because the words on either side of he said are he two parts of a single sentence.

  • In 4, there are two sentences. The first one begins with you and ends with she answered. Therefore, the W of We'll is capitalized as the first word of the second sentence.




 

000000000000000000000000000

 

Mercedes-Benz S 500 INTELLIGENT DRIVE Mercedes-Benz S 500 INTELLIGENT DRIVEMercedes-Benz S 500 INTELLIGENT DRIVE Mercedes-Benz S 500 INTELLIGENT DRIVE Mercedes-Benz S 500 INTELLIGENT DRIVE Mercedes-Benz S 500 INTELLIGENT DRIVE Mercedes-Benz S 500 INTELLIGENT DRIVE Mercedes-Benz S 500 INTELLIGENT DRIVE Mercedes-Benz S 500 INTELLIGENT DRIVE Mercedes-Benz S 500 INTELLIGENT DRIVE

 

Friday, June 27, 2014

KẾ HOẠCH ĐÁNH CHÌM 43 TÀU CHIẾN CỦA BỌN TÀU

KẾ HOẠCH ĐÁNH CHÌM 43 TÀU CHIẾN CỦA BỌN TÀU


Theo lệnh của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, các phi công lái máy bay chiến đấu F5 của các phi đoàn 520,536,538, 544,549 đều đã chuẩn bị sẳn sàng chết cho Hoàng sa trong ngày 19.1.1974. Năm phi đoàn F5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 được điều động ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa.

Sĩ quan cấp tá chỉ huy các phi đoàn 520 – Nguyễn Văn Dũng, 536 – Đàm Thượng Vũ, 540 – Nguyễn Văn Thanh, 544 – Đặng Văn Quang, 538 – Nguyễn Văn Giàu đều đã lên kế hoạch tác chiến kỹ lưỡng. Bốn phi đoàn tấn công và oanh tạc các chiến hạm của Tàu cộng, một phi đội thì bảo vệ; mổi phi đoàn có 24 chiến F.5 được trang bị thêm 3 bình xăng phụ.

150 phi công thuộc năm phi đoàn F5 của không lực Việt Nam Cộng hoà khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện “Xin được chết vì Hoàng Sa”.

                                                                   



Ngày 18.1.1974, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Hoàng Sa, phía Việt Nam Cộng hoà khi đó có một đại đội địa phương quân chốt trên đảo Phú Lâm. Hai bên đánh nhau, cùng có thương vong về con người nhưng quân số Trung Quốc đông quá, 51 lính địa phương quân của VNCH bị bắt đưa về Trung Cộng. Việt Nam Cộng hoà lên tiếng phản đối việc Trung Cộng dùng sức mạnh quân sự để chiếm đảo của Việt Nam một cách phi pháp. Đây là sự kiện lớn, dư luận thế giới cũng phản đối việc đó.

Hàng ngày, máy bay thám thính RF5 của không lực VNCH có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các toạ độ từ nhỏ nhất ở Hoàng Sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung Quốc di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng thủ thế nào… đưa về chiếu ra cho tất cả phi công theo dõi. Các bức không ảnh cho thấy đã đếm từng tàu một, thậm chí đếm được cả số ghi trên tàu, chia bản đồ ra làm bốn, mỗi góc tư giao cho một phi đoàn, phi đoàn thứ năm bay bảo vệ trên không.

Bọn xâm lược Tàu cộng lúc đó có 43 tàu chiến lớn nhỏ đũ loại tất cả và quyết tâm của các phi công là đánh chìm tất cả 43 tàu đó trong vài giờ tham chiến.

Về không quân, vào thời điểm đó chiến đấu cơ F5 có nhiều lợi thế hơn Trung Cộng. Bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa bằng khoảng cách từ đảo Hải Nam ra. Ưu thế của phi đoàn tham dự là máy bay bay ra, đánh nửa tiếng vẫn thừa dầu bay về còn Trung Cộng chỉ có Mig 21, bay ra đến Hoàng Sa thì không đủ dầu bay về.

Có những ưu thế nên các phi công F5 lúc đó hừng hựctinh thần chiến đấu rất cao, mấy anh chỉ huy trưởng từ đại tá trở xuống đòi đi đánh trước. Tất cả háo hức chờ đến giờ G là xuất kích.

Nhưng giờ G ấy đã không đến.

Hạm đội 7 của Mỹ trên biển không cứu các hạm đội của đồng minh Việt Nam Cộng hoà bị bắn chìm và bị thương trên đảo. Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia đồng minh khác.

Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ lấy. Cuối cùng vì lệnh tác chiến không được ban ra, mặc dù mọi người háo hức sẵn sàng tất cả nhưng cuối cùng không được chết cho Hoàng Sa.

Việc đình chỉ lệnh hành quân của các phi đoàn F5 trong việc oanh tạc các tàu chiến của Trung cộng trong ngày 19.1.1974 là do áp lực của Mỹ với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, vì Mỹ không muốn để VNCH chọi lớn với Tàu cộng trong thời điểm này, ảnh hưởng đến việc rút quân của Mỹ tại miền nam VN. 


                                                 







THÁI ĐỘ "IM LẶNG" CỦA MỸ



Liên tiếp các ngày 20, 21, 22/01/1974, Bộ Ngoại giao, Tổng thống VNCH đã liến tục thông báo tình hình quần đảo Hoàng Sa cho Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon về biến cố Hoàng Sa. Nhưng câu trả lời là sự im lặng của phía Hoa Kỳ. Sự "im lặng" của Mỹ là nguyên nhân trực tiếp khiến Trung Quốc tiếp tục xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.

Không những vậy, Hoa Kỳ còn ra lệnh cho hạm đội ở Thái Bình Dương tránh xa quần đảo Hoàng Sa, để Trung Quốc rảnh tay. Thực tế này cho thấy, thời điểm sau đó Mỹ cũng đã bỏ rơi VNCH vì lợi ích của mình không gì khác là cần phải lôi kéo Trung Quốc để chống lại Liên Xô khi đó. Sự im lặng của Mỹ chính là sự đánh đổi lợi ích của nước Mỹ. Cuộc chiến đã đi vào kết thúc bằng việc Mỹ thông đồng với Tàu cộng gián tiếp bật đèn xanh cho Bắc Việt tiến chiếm miền nam VN.

Đã 39 năm qua, Quần đảo Hoàng Sa thân yêu của chúng ta nằm trong tay Trung Quốc. Từ đó đến nay, “nỗi nhớ” Hoàng Sa vẫn rực cháy trong tim mỗi người VN.

Tóm lại muốn chiến thắng kẻ thù , thì người lảnh đạo trong mọi hoàn cảnh đều phải biết tự đứng trên đôi bàn chân của mình để giải quyết mọi vấn đề của đất nước. Sự phản bội người đồng minh VNCH đã lộ rõ từ trận hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974, người bạn gọi là đồng minh nầy đã khoanh tay đứng nhìn các thủy thù VNCH bị thương, trôi lênh đênh trên biển cả mà không ra tay cứu thương hay tiếp cưú di tản ra khỏi vùng tác chiến, mặc dù hạm đội 7 của Hoa Kỳ vẩn còn hoạt động trên biển Nam Hải. Đó cũng là bài học khó quên nhất của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà hiện nay đang còn dấn thân trên con đường quang phục đất nước.

Người viết ghi lại những tài liệu thuộc quân sử VNCH để con cháu hậu duệ VNCH biết, tránh được vết xe đổ trong quá khứ và càng thận trọng hơn trong mối quan hệ song phương với các đối tác gọi là đồng minh trong tương lai và các chính sách ngoại giao cứng rắn cho quyền lợi Tổ quốc và dân tộc, tránh bị đặt để, rơi vào tình trạng khó khăn như VNCH trước năm 1975.

Một nén hương lòng dâng lên các chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa đồng thời vinh danh cố Thiếu Tá hạm trưởng HQ.10, Nguỵ Văn Thà của Hải Quân VNCH.

BÀI ĐỌC THÊM:

1.Hoàng Sa nỗi buồn lịch sử của tác giả Long Ly
http://www.nguyenthaihocfoundation.org/lichsuVN/hs-noibuonlichsu.htm

2.CÁC ĐẢO THUỘC QUẦN-ĐẢO TRƯỜNG SA.
http://anhduong.net/biendong/BienDong14.htm

3. HQ/VNCH mở cuộc hành quân THĐ 48 chiếm cứ 5 đảo ở Trường Sa vào tháng 2-1974

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=126228387527299&set=a.126227274194077.27565.100004204144219&type=3&theater

Trịnh Khánh Tuấn, 29.12.2013


Thursday, June 26, 2014

Giọt Lệ Trong Hồn

Giọt Lệ Trong Hồn




Ngày Việt Cộng Pháo Kích Trường Tiểu Học Cai Lậy

Ngày Việt Cộng Pháo Kích Trường Tiểu Học Cai Lậy VIDEO & PICS - Tưởng Niệm Ngày Việt Cộng Pháo Kích Trường Tiểu Học Cai Lậy 09/03/1974

  VC - Thảm Sát tại Cai Lậy 


Qua những cố gắng không ngừng truy tìm các tài liệu, hình ảnh tội ác của Việt cộng, mãi cho đến đêm khuya ngày 23/2/2013, VietNamSaiGon  đã may mắn tìm ra được một số hình ảnh liên quan đến vụ Việt cộng thảm sát học sinh Cai Lậy 1974. Và phục hồi lại các hình ảnh này vào trưa chủ nhật ngày 24/2/2013.

Vụ thảm sát các em học sinh Trường Tiểu học Cai Lậy này  đã làm bàng hoàng chấn động, gây ấn tượng mạnh trong dân chúng lúc bấy giờ, nhưng không được thế giới và nhiều người biết đến nhiều, cũng như không được báo chí nhắc đến. Ngay cả nhiều hình ảnh thảm sát này bị giới truyền thông quốc tế ém nhẹm không đưa lên báo chí, và không có trong các kho tài liệu hình ảnh lưu trữ phổ biến công cộng.

 Với những hình ảnh, chứng tích này hy vọng giúp các bạn trẻ và những ai chưa biết về (Thảm sát Cai Lậy), có thể dễ dàng hình dung lại một thời điểm lịch sử đau thương, kinh hoàng của đồng bào miền Nam gây nên bởi bọn Việt cộng tàn ác đang cai trị hiện nay.

Tất cả những hình ảnh thảm sát này chúng ta nhìn được trong bài này ngày hôm nay, có phải chăng nhờ oan hồn các em đã hướng dẫn, run rủi để vietnamsaigon tìm thấy!??


Việt cộng pháo kích đạn cối 82mm vào trường tiểu học Cai Lậy, tỉnh Định Tường, Tiến Giang. Lúc 2:55 trưa, ngày 9 tháng 3 năm 1974.
 
Đúng ngay vào lúc các em đang trong giờ ra chơi .Giết chết 32 em học sinh và 55 học sinh khác bị thương


Trong sân Trường Tiểu học Cai Lậy có tấm bia đá kể tội ác VC sát hại học sinh vô tội. Sau ngày 30/4/1975, VC đã đập phá tấm bia lịch sử này.


Hiện còn 3 người tận mắt chứng kiến cuộc pháo kích của VC sáng ngày 9/3/1974 vào Trường Tiểu Học Cộng Đồng Cai Lậy thuộc tỉnh Định Tường làm chết tại chỗ 29 em học sinh. Chính ba người này đã đích thân bồng các em bị thương đầy máu me lên xe cứu thương chở về Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa tỉnh Định Tường cấp cứu. Ba người này, 2 người hiện đang sống ở Westminster, California, Hoa Kỳ; 1 người hiện sống tại Jacksonville, Florida, Hoa Kỳ.




Ps: Năm 1972 ,Việt cộng cũng đã pháo kích vào Trường Tiểu Học Cộng Đồng Song Phú quận Bình Minh tỉnh Vĩnh Long (gần Chi Khu Biệt Lập Ba Càng) giết chết nhiều em học sinh thơ dại.

Tưởng nhớ các em học sinh trường tiểu học thị trấn Cai Lậy, tỉnh 
Định Tường, ngày 9 tháng 3 năm 1974.


Hỡi bé thơ ơi, sao vội lìa đời, khi tuổi còn tươi, khi tuổi còn xanh
Tiếng hát ngây thơ bên trường ngày nào,
bây giờ còn đâu khi đạn thù rơi
Thầy còn giảng bài tình thương trong lớp
Bạn bè còn ngồi chăm chỉ lắng nghe
Sao em nỡ bỏ mái trường ngày xưa
Lưu luyến vĩnh viễn ra đi
Hỡi bé thơ ơi, sao vội bỏ thầy, bỏ mẹ, bỏ cha, bỏ bạn, bỏ em
Hỡi bé thơ ơi, em tội tình gì, sao vội bỏ đi, em lại bỏ đi
Thầy còn giảng bài tình thương trong lớp
Bạn bè còn ngồi chăm chỉ lắng nghe
Sao em nỡ bỏ mái trường ngày xưa
Lưu luyến vĩnh viễn ra đi.

Sáng tác : Nhạc sĩ Anh Bằng


Tôi vẫn nhớ buổi kinh hoàng Cai Lậy
Giặc pháo vào trường học lúc giờ chơi
...
Tuổi thơ ngây đang đùa giỡn vui cười
Nằm phơi xác miệng còn trơ viên kẹo
Tôi thấy những người mẹ đi lẽo đẽo
Quanh ngôi trường tìm nhặt mớ thịt xương
Gỡ tóc tai, lẫn máu dính trên tường
Của hai mươi chín thiên thần bé bỏng
Tôi đã thấy hai hàng lệ nóng 
Chảy không ngừng trên gương mặt xanh xao
Của người mẹ buồn héo hắt khổ đau
Nhận xác con nhờ áo lem mực tím...”.

"Sân Trường Cai Lậy" của thi sĩ Ngô Văn Thọ 






"It is horrible, really so horrible that words cannot describe the hell," said wounded school teacher, Miss Nguyen Thi Le who burst into tears. "The school boys were downed in bunches...."
Đạn cối 82 ly Trung cộng (Hình minh họa) 
Chinese 82mm mortar shell



Trung Học Bán Công VĨNH KIM. 
Việt cộng khủng bố đốt cháy 2 lần và chính phủ miền Nam vẫn tiếp tục xây dựng lại sau những lần bị chúng đốt phá, phá hoại.


( Việt cộng KHỦNG BỐ - Việt cộng PHÁO KÍCH )
Từ ngữ này đã có từ sau 1954. Nhất là khi Việt cộng đã bị thất bại nặng nề trong cuộc "tổng tấn công Tết Mậu Thân" do âm mưu của tội đồ dân tộc hồ chí minh chủ xướng. Sau thất bại này đám tàn quân bộ đội miền Bắc và mặt trận giải phóng miền nam đã ngày,đêm thường xuyên khủng bố, pháo kích bừa bãi các phi đạn, hoả tiễn (122 ly ) "DKB" hoặc "DKZB" , cối 82 ly, vào nhiều khu vực cư dân trong nội và ngoại thành phố để khủng bố, giết hại đồng bào miền Nam tự do.

Những đoạn phim tài liệu trên là những sử liệu tố cáo tội ác của hồ chí minh và lũ giặc Việt cộng .Bài hát Chuyện Một Đêm là những xúc động bi thương của nhạc sỹ Anh Bằng đã sáng tác và đi vào trang lịch sử đau thương của dân tộc.


Chuyện một đêm khuya nghe tiếng nổ nổ vang trời
Chuyện một đêm khuya ôi máu đổ đổ lệ rơi
Chuyện một đêm khuya nghe tiếng than trong xóm nghèo
Mái tranh lửa cháy bốc lên ngun ngút trời cao
Bà mẹ đau thương như muối đổ đổ trong lòng
Chạy giặc ôm con qua những cảnh cảnh lầm than
Và người con yêu đã chết trên tay lúc nào
Xót xa vạt áo trắng hôm nay hoen máu đào
Ai, ai giết con tôi
Ai cướp con tôi giữa cơn mộng đêm thái bình
Ôi thương lời nói tội tình, hàm bao đớn đau
Giờ mẹ con đành cách nhau
Bà đặt con lên đám cỏ phủ sương mờ
Tội gì con ơi khi lứa tuổi tuổi còn thơ
Bà nhẹ đưa môi hôn trán con yêu giá lạnh
Vuốt ve lần cuối trước khi xa con suốt đời 












"Tội ác Mỹ Ngụy "
A PICTURE SAYS A THOUSAND WORDS
http://vietnamsaigon75.blogspot.com/2013/05/the-war-remnants-museum-bao-tang-chung.html 

Em bé gái trên Đại Lộ Kinh Hoàng của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

Em bé gái trên Đại Lộ Kinh Hoàng của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Em bé gái trên Đại Lộ Kinh Hoàng của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

Người tài xế tên Tài trả lời: “Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”
Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.(Hình: Em bé nay là Trung Tá Kimberly M. Mitchell)
  Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.
 
Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận. Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán, Chính khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.
 
Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Cộng Sản Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt. Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn:
“Cây cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”
Ông cố nài nỉ:
“Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”
Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa:
“Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội?”
 
Người ôm vòng chiếc nón lá nói với Thiếu úy Trần Khắc Báo:
“Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách gì giúp em bé này.”
 
Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho Thiếu úy Báo.
Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi:
“Mình là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng tinh thần ‘Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm’ nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ: ‘Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.’”
 
Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số. Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát mà ông thì còn là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao? Người tài xế tên Tài trả lời:
“Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”
Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC. Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói:
“Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”
Ông này nhìn ông Báo cười và nói:
“Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum!”
Ông Báo thanh minh:
“Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.” Thiếu tá Nhiều bảo:
“Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.” Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói với ông:
“Thiếu úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở ngoài mặt trận thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để sau này nó biết cội nguồn của nó mà tìm.”
 
Lúc đó, ông còn độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.
Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị Việt cộng bắt làm tù binh. Mãi đến năm 1981 ông được chúng thả về gia đình và bị quản chế. Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico…
 
Em bé Mồ Côi Gặp May Mắn
Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc. Số hồ sơ của em là 899.
 
Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi. Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình này từ đó đến nay.
Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng.
 
Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi bò và làm phó mát. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?
 
Khi đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết mình là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể trả lời cho cô.
 
Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố:
“Con muốn biết con người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”
 
Bố nuôi James giải thích cho cô:
“Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”
Ngay từ khi Kimberly còn học lớp ba, bố nuôi em đã muốn sau này cho Kimberly gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân. Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đình. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học. Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.
 
Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương trong vai một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân. Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:
“Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”
Kimberly không biết gì hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của mình.
 
Gặp Lại Cố Nhân
Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số hình ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói:
“Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín. Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên cho cô.”
 
Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc tìm kiếm Mitchell. Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.
 
Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy sang bắt quàng làm họ” như ông cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.
 
Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8. 2012. Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào thị Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.
trankhacbao
 
Giây phút đầy xúc động
Gia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt. Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell:
“Cô đến đây tìm ai?”
Cô trả lời:
“Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.”
Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu:
“Đây là ông Trần Khắc Báo.”
Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.
Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo:
“Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”
Ông Trần Khắc Báo nói :
“Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.”
Và ông mãn nguyện ngay, khi Kimberly Mitchell gọi “Tía”. Ông nói với chúng tôi:
 
“Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện.”
Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi. Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô là Trần Thị Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc người thân của mình. Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.
 
Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết, cô có hai cái may. Cái may thứ nhất là cô được tìm thấy và mang tới trại mồ côi . Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.”
Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới.
Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH , luôn đặt Tổ Quốc – Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết. 
 
Thanh Phong
- See more at: http://thoibao.com/2014/02/18/em-be-gai-tren-dai-lo-kinh-hoang-cua-mua-he-do-lua-1972/#sthash.c0lEeFz6.dpuf
_____________________
my, story, starts, as, an, orphaned, baby, left, to, die, on, the, side, of, the, road, in, war-torn, vietnam,  
My Story Starts As An Orphaned Baby Left to Die On the Side Of the Road in War-Torn Vietnam 
 
I am almost 42 years old, but until one year ago, I barely knew anything about my background.

 
My adoptive father, Tsgt James Mitchell, U.S. Air Force, was stationed in DaNang, South Vietnam at the U.S. Air Base from 1971 to 1972. Assigned to the chapel as a chaplain’s assistant, he would frequently visit the orphanage to bring supplies, gifts, and clothes to the nuns.

 
As the nuns told him stories about the crying infants before him, one stood out. That was me. 

 
 

He was told that I had been abandoned on the streets of DaNang, found in a gutter, and that a random person brought me to the orphanage where the nuns gave me the name of Tran Thi Ngoc Bich.
 
To my dad, it was love at first sight. 
In September of 1972, I became one of the lucky orphans to adopted and brought to the U.S. to meet my new mother, Lucy Mitchell. My name was legally changed to Kimberly Mitchell. Because my father was still serving on active duty in the Air Force, for the next few years, we were stationed at Cannon Air Force Base in Clovis, New Mexico and at Lackland Air Force Base in San Antonio, Texas. I was naturalized as a U.S. citizen in 1976, and in 1979, our family moved to Solon Springs, Wisconsin, where my father retired from the U.S. Air Force after 23 years of service. 
I grew up as a small town, all-American girl, in my mother’s hometown right across the street from my grandparents. My grade school class boasted all of 22 students.

 
Unlike many of my school friends, I started to seriously think about a college education during my sophomore year. My father naturally thought the U.S. Air Force Academy in Colorado Springs would be an excellent choice for his only daughter. Dad’s goal was derailed when I was selected to attend the Hugh O’Brien Youth Leadership (HOBY) Seminar during my sophomore year. At the conference, I met a retired Navy admiral, who talked to me about my interest in attending a service academy, and specifically the Air Force Academy. Aghast that the Naval Academy was not on my radar screen, he mailed me package of pamphlets, brochures, and an academic catalog with a description of all the various majors offered.  

 
This girl from a land-locked small town immediately fell in love with the sea. 

 
After a year of college-level academics, I graduated from the prep school in May 1991 and was given a month off before I was scheduled to report to the Naval Academy in late June. 
On June 13, 1991, while I was home in Solon Springs, my father, while working on our farm, was struck by lightning and killed instantly. It was a shock for our entire family. I had less than two weeks before I was due to report to the Naval Academy.  
I did report, though, and weathered a great first two months, but realized that my mother and brother needed help at home. The Naval Academy leadership couldn’t have been more supportive during this time and agreed to allow me to resign my commission to return home. My advisors helped ensure a quick transition and in September 1991 I found myself back in Solon Spring.
One year later, I returned to the Naval Academy with the class of 1996. My four years there were filled with academics, sports and courses and demonstrations on how to be a leader.  In May 1996, I graduated with a degree in ocean engineering, and I was officially commissioned an Ensign in the U.S. Navy.

 
I chose the Surface Warfare Community to begin a career being an officer onboard Naval ships following graduation, and following basic Surface Warfare Officer training in Newport, RI, began various sea duty assignments in Norfolk, VA. The Navy issued me order to Washington, D.C., as part of the Washington Staff Navy Intern Program in August 2000. As part of this program, I received my Master's in organizational management from George Washington University, and I was assigned three different internships with three different staff in the Washington, D.C. area. 
Everyone remembers what they were doing when our country was attacked on September 11, 2001. I’m no different. I was in my second internship at the U.S. Department of State as the Iraq Sanctions Officer. I had friends at the Pentagon who died that day, and for me, that day reminded me of why I chose to serve, to help do my part in protecting our homeland, the land that I loved so much.   

 
Following graduation from GWU, I completed my department head tours in Pearl Harbor, HI and in Bahrain. In 2006, I returned to the U.S. and was assigned to the Navy International Program Office to conduct foreign military sales on behalf of the U.S. Navy. I’d now travelled around the world, starting in Vietnam as a child and returning to Asia as an adult with the U.S. Navy.

 
For the last two years of my 17-year Naval career I was privileged to be assigned to the Office of the Chairman of the Joint Chiefs of Staff, as the Deputy Director of the Office of Warrior and Family Support. The mission of our office was to align the myriad support that existed within communities and to help them focus on the specific needs necessary for successful transition and reintegration for our service members, veterans, military families and families of the fallen. 
In August 2012, I made one of the biggest decisions of my life.
I loved working with the communities and helping veterans reintegrate back into society. My boss, Col. David Sutherland, was resigning to found the Dixon Center for Military and Veterans Community Services, and he asked me to be his co-founder. This would be an entrepreneurial organization and an opportunity to make a difference in peoples' lives, building from the ground up. I chose to resign my commission from the U.S. Navy and strike out with Dave. 

 
It’s been just over one year and I don’t regret my decision at all. Together with our partner, Easter Seals, Dixon Center has continued the mission we started at the Joint Chiefs Office to get communities to work together, consolidate their resources to make a bigger, more collective impact and provide effective resources focused on long-term, sustained, successful transition and re-integration for our veterans and military families.

 
And that would normally be how I’d end my story.  
But my story, like many of yours, took an unexpected twist.   
In October 2012, I received an email about a man living in Albuquerque, New Mexico who claimed to be the person who brought me as a crying infant to the Sacred Heart Orphanage in Vietnam. A few months prior, I had been featured in a magazine written in Vietnamese and distributed throughout the U.S. Vietnamese community. This man claimed to have read my story and recognized my name. I didn’t believe a word. It had to be a scam.

 
But many phone calls and correspondence later, my attitude changed. I came to believe him and decided to travel to Albuquerque to meet Bao Tran and his family. He told me that a Vietnamese evacuee found me alongside a road leading out of Quang Tri clinging to the body of my dead mother. This man came across Bao Tran’s South Vietnamese Marine Company and gave him to Bao Tran. For reasons he has never explained — but for which I am so thankful — he took it upon himself to take this child and see her to safety at the Sacred Hearts Orphanage in DaNang.  
On March 29, which also happened to be Good Friday of Easter Weekend, I met the man who played a huge but unknowing role in where I am today. I went into the meeting thinking that it would be neat to meet this kindly stranger.

 
But when I met him, it turned into so much more. This man, this stranger, had taken time to save the life of a child he didn’t know. Because of his one act of kindness, I have been able to live successfully here in the U.S., serve my country, and now give back.
I later learned that March 29 happens to be Vietnam's Veterans Day — the anniversary of the end of the Vietnam War. Was it fate that decided we would meet on this day? I like to think so. 

 
We all have our own unique stories. This is mine. I hope it inspires you to follow your dreams by working hard and setting goals.  And don’t be afraid to look back and celebrate where you came from. 
My past, as it turns out, is now a huge part of my present.


__________________

Kimberly M. Mitchell | Women for Wounded Warriors

Kimberly M. Mitchell

Mitchell

Lieutenant Commander Kimberly M. Mitchell, US Navy
LCDR Mitchell was born in 1971 in DaNang, South Vietnam. She was adopted and brought to the United States in September 1972. Raised in Solon Springs, Wisconsin, she was active in sports, church, 4-H and other community activities.

 
Upon graduation from high school, LCDR Mitchell was accepted into the United States Naval Academy and graduated in 1996 with a Bachelor of Science degree in Ocean Engineering. Selecting the Surface Warfare Community, she was assigned to USS STUMP (DD 978) as the Damage Control Assistant. Following that tour, she was assigned to Assault Craft Unit 4 as a Detachment Officer-In-Charge (OIC) for a detachment of Landing Craft Air Cushion (LCAC). Her first shore duty brought her to Washington DC as part of the Washington Navy Intern Program where she completed her Masters of Arts degree in Organizational Management from The George Washington University as well as completing three internships in the office of the Chief of Naval Operations, the State Department and on the Joint Staff. 

 
Following shore duty, LCDR Mitchell reported to USS CROMMELIN (FFG 37) as the Operations Officer and then reported to Commander Destroyer Squadron 50 home ported in the Kingdom of Bahrain as the Future Operations Officer and Maritime Security Operations Officer. 

 
LCDR Mitchell’s second shore duty again brought her to Washington DC as a Country Program Director assigned to the Navy International Programs Office (NIPO) doing Foreign Military Sales. Following her tour at NIPO, she was selected to be the Military Assistant in the Office of Wounded Warrior Care and Transition Policy in the Office of the Secretary of Defense. Following a year in that job, she transferred to the Office of the Chairman of the Joint Chiefs of Staff where she is currently the Deputy Director for the Office of Warrior and Family Support.
LCDR Mitchell’s personal awards include Joint Commendation Medal, Navy Commendation Medal, Joint Service Achievement Medal, Navy Achievement Medal, as well as other unit awards. She has also received recognition from the Assistant Secretary of State for her work in Humanitarian and Peacekeeping Operations as well as the Director of the Defense Security Cooperation Agency for her work in Foreign Military Sales.