Thursday, February 13, 2014

 

Bắc Kinh Càng Khiêu Khích, Tokyo Càng Lên Tinh Thần Võ Sĩ Đạo

Tú Anh

Hàng trăm vụ báo động phòng không trong năm 2013. Hàng không mẫu hạm ngụy trang thành tàu khu trục được hạ thủy. Một Thủ tướng với diễn văn mang dấu ấn tinh thần bảo quốc an dân. Hơn nửa thế kỷ sau thảm bại quân sự trong thế chiến thứ hai và bị trói buộc trong bản hiến pháp chủ hòa, tinh thần Samourai của quân đội Nhật đang hồi sinh vì thái độ đáng ngờ của láng giềng Trung Quốc.

Đơn vị phòng thủ trang bị hỏa tiễn Patriot (PAC-3) trước Bộ Quốc Phòng tại Tokyo - REUTERS /Toru Hanai/Files

Đầu tuần này, chính phủ của Thủ Tướng Shinzo Abe thông báo kế hoạch quốc phòng cho năm năm tới lên gần 240 tỷ đô la, tăng 5% so với chi phí quân sự 2012, đã được tăng 2% sau 11 năm không thay đổi. Chuyện gì đã làm cho một quân đội chỉ có 250.000 quân, từ 60 năm nay bị trói buộc vào bản Hiến Pháp Hòa Bình phải biểu dương lực lượng, phô trương bắp thịt?

"Nước Nhật trỗi dậy". Tạp chí Time của Mỹ đã nhận định một cách báo động không phải là không có lý do. Trong vòng ba tháng từ tháng Tư cho đến tháng Sáu năm 2013, không quân Nhật đã 69 lần báo động cho máy bay chiến đấu cất cánh khẩn cấp để xua đuổi máy bay Trung Quốc xâm nhập quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư.

Tháng Chín, lần đầu tiên Trung Quốc cho một oanh tạc cơ và một máy bay trinh sát không người lái (drone) tiến thật gần không phận Nhật Bản. Loại "drone" này từng được một viên chức Trung Quốc khoe khoang hiệu năng phóng rocket sát hại một trùm ma túy Miến Điện ở khu Tam Giác Vàng sau khi một tàu tuần tra biên giới của Trung Quốc trên sông Mekong bị tấn công hồi năm ngoái.

Theo giới quan sát, hơn bao giờ hết, phi công Nhật Bản phải trực diện với những hiểm nguy càng lúc càng cao. Ngoài đe dọa của Trung Quốc, cũng trong giai đoạn từ tháng Tư đến tháng Sáu năm nay, không quân Nhật còn phải đối phó với máy bay Nga (31 lần) và Bắc Hàn (9 lần). Trả lời phỏng vấn của tạp chí Time, một phi công F-15 Nhật Bản tuyên bố: "Mỗi lần cất cánh là mỗi lần có cảm tưởng góp phần bảo vệ đất nước".

Tình trạng phải thường xuyên đối phó với các hành động khiêu khích của Trung Quốc trên biển và trên không, đặc biệt là từ khi tàu chiến Trung Quốc chĩa ra-đa tác xạ hỏa tiễn vào một trực thăng và một tàu tuần dương Nhật Bản trong hải phận quốc tế và gần đây nhất là "vùng phòng không" trên biển Hoa Đông, Tokyo đã ưu tiên gia tăng chi tiêu quân sự mặc dù ngân sách eo hẹp.

Theo nhận định của chuyên gia Pháp Edouard Pflimfin của Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế IRIS: thủ tướng Nhật có quyết tâm tăng cường sức mạnh quân đội". Từ một năm nay, Nhật Bản liên tục trang bị thêm vũ khí chiến lược: hàng không mẫu hạm trực thăng, khu trục hạm chống hỏa tiễn và phòng không Aegis, hạ thủy chiếc khu trục hạm khổng lồ Izumo có đường băng tiếp nhận máy bay như một hàng không mẫu hạm.

Viện nghiên cứu chiến lược IISS đánh giá: "Đội quân Tự Vệ của Nhật, là quân lực tân tiến nhất tại Á châu", cho dù chỉ có 250.000 quân.

Sự kiện Trung Quốc, qua tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Cảnh Yến Sinh lên án Nhật Bản "viện cớ bị Trung Quốc đe dọa" để tăng cường vũ trang, cho thấy Bắc Kinh đang lo ngại. Đài truyền hình Phượng Hoàng ở Hồng Kông có lập trường thân Bắc Kinh phải nhận định: nếu có chiến tranh, Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh và các hạm đội Trung Quốc sẽ không đủ sức đối đầu với khả năng tác chiến của hải quân Nhật.

Theo chuyên gia Edouard Pflimfin, với sức mạnh vượt trội này, Tokyo không sợ bị bao vây nhưng cảm thấy bị đe dọa. Quyển sách trắng quốc phòng năm 2010 đã đề nghị "tái phối trí chiến lược" và đã được chính phủ Shinzo Abe chấp thuận tiến hành: đem lực lượng trấn đóng ở phía bắc (đối phó với Nga) tập trung về phía nam (đề phòng Trung Quốc).

Tháng Hai năm nay, Thủ Tướng Shinzo Abe khẳng định: "Nhật Bản đã trở lại" khi nói về các vấn đề kinh tế thế giới và an ninh quốc tế. Ông cũng cam kết sẽ "bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải và dân Nhật bằng mọi giá".

Quân đội Nhật Bản trên đường hồi phục sức mạnh cho đến nay không làm cho các nước trong khu vực lo sợ. Philippines tuy là nạn nhân của Quân Đội Thiên Hoàng trong thời Đệ Nhị Thế Chiến đã công khai ủng hộ Nhật Bản tăng cường vũ trang để đối đầu với Trung Quốc.

Trở ngại duy nhất cho Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe là bản Hiến Pháp Chủ Hòa mà ông tìm cách tu chính và tâm lý chống chiến tranh của dân Nhật. Tuy nhiên, để khắc phục hai cản lực này, thủ tướng Nhật có một đồng minh "khách quan": Mối tham vọng biển đảo của Trung Quốc.

rfi - Thứ bảy, ngày 21 Tháng Mười Hai, năm 2013
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131221-bac-kinh-cang-khieu-khich-tokyo-cang-len-tinh-than-vo-si-d

 
 

Bắc Kinh Lên Án Tokyo Tăng Cường Vũ Trang

Tú Anh

Hệ thống phòng thủ với đơn vị hỏa tiễn Patriot PAC-3 tại Akita, miền bắc Nhật Bản - Reuters
Chính quyền Bắc Kinh cho rằng Nhật Bản lấy cớ bị Trung Quốc lấn át để tăng cường quân lực đe dọa nền hòa bình khu vực. Lời công kích của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc được đưa ra hai ngày sau khi Tokyo thông báo gia tăng thêm 5% ngân sách quốc phòng cho năm năm tới.

Trong một bản tuyên bố phổ biến vào hôm qua 20/12/2013, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Trung Quốc Cảnh Yến Sinh cho biết "Trung Quốc cực lực phản đối" chương trình binh bị của Nhật Bản.

Theo luận điểm của Bắc Kinh thì Tokyo sử dụng chiêu bài "bị Trung Quốc đe dọa quân sự" để gia tăng sức mạnh quân sự. Theo phát ngôn viên Trung Quốc thì hành động này "phải làm cho các nước trong vùng và cộng đồng quốc tế lo ngại".

Hai ngày trước đó, chính phủ Nhật Bản chấp thuận kế hoạch năm năm từ 2014 đến 2019 tăng ngân sách quốc phòng thêm 5% tương đương với 240 tỷ đôla Mỹ.

Ngân sách quốc phòng Nhật trong năm 2012 không quá 60 tỷ đô la trong khi Trung Quốc chi phí trên 166 tỷ đô la theo một kết quả nghiên cứu của Tổ Chức Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế của Thụy Điển.

Tình hình căng thẳng tại Biển Hoa Đông mỗi ngày mỗi nghiêm trọng đến mức độ thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từ khi lên nắm quyền vào cuối năm ngoái đến nay không hề đi thăm Trung Quốc.

Sự kiện Bắc Kinh lập vùng phòng không bao trùm quần đảo Senkaku (Điếu Ngư), trực thuộc quần đảo Okinawa làm cho Nhật Bản thêm quyết tâm tăng cường sức mạnh quân sự.

Theo kế hoạch quốc phòng mới, Nhật Bản trang bị thêm khu trục hạm, tầu ngầm chiến đấu cơ thế hệ mới, máy bay trinh sát không người lái và thành lập các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến và xe tăng lội nước.


rfi - Thứ bảy 21 Tháng Mười Hai 2013

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131221-bac-kinh-len-an-tokyo-tang-cuong-vu-trang

 
 
 
Hình thành các liên minh quân sự Châu Á chuẩn bị với Trung Quốc

NATO đã xây dựng quan hệ đồng minh với tám quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương


Trung Quốc lo lắng trước cú bắt tay xuyên đại dương Nhật Bản – NATO
Nếu như Mỹ bị bắc Hàn tấn công, NATO sẽ coi đó là hành động chống lại khối đồng minh của mình và lập tức sử dụng quyền tự vệ tập thể”, tổng thư ký NATO Rasmussen cho biết trong lúc trả lời phỏng vấn của Kyodo News.

(21/04/2013 22:28:35) - Tối 15/04 vừa qua, tại dinh thự riêng của mình, Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tiếp kiến Tổng Thư Ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen, trong thời điểm Nhật và NATO công bố “Tuyên ngôn chính trị chung”.

Theo tờ Sankei Shimbun, đây là lần đầu tiên Nhật Bản và NATO ra “Tuyên ngôn chính trị chung”. Tuyên ngôn chỉ rõ, Nhật Bản và các quốc gia thành viên của NATO xây dựng các nguyên tắc hợp tác dựa trên một số giá trị chung như: “Tự do, dân chủ, nhân quyền và pháp trị…”, thúc đẩy hợp tác đối phó chung về vấn đề an ninh hải dương và tấn công trên không gian mạng.

Sankei Shimbun bình luận, mục đích của Nhật Bản khi xây dựng mối quan hệ khăng khít với NATO không ngoài mục đích kiềm chế Trung Quốc, trong khi đó rất nhiều phương tiện truyền thông chỉ liên hệ chuyến thăm Nhật Bản lần này của ông Rasmussen với tình hình đang ngày càng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Còn hãng thông tấn Jiji Press cho biết chi tiết nội dung “Tuyên ngôn chính trị chung” giữa Nhật Bản và NATO: Nhật Bản và NATO sẽ chung tay bảo vệ các giá trị căn bản của “Tự do, dân chủ, nhân quyền và pháp trị”.

Tuy môi trường an ninh ở khu vực Đại Tây Dương của NATO không giống như khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Nhật Bản, khoảng cách địa lý giữa hai bên cũng tương đối xa nhưng nhật Bản và NATO vẫn có thể vượt qua các rào cản an ninh, chính trị xuyên quốc gia,hai bên cần chung tay mở ra một chương mới trong hợp tác bảo đảm an ninh.

NATO cũng ngỏ lời cảm ơn Nhật Bản đã đóng góp tài chính quan trọng của Nhật Bản hỗ trợ cho NATO trong chiến dịch quân sự ở Afghanistan, hai bên cam kết sẽ tiếp tục triển khai các cuộc đối thoại định kỳ cấp cao về các vấn đề an ninh mà hai bên cùng quan tâm, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực an ninh mạng, chống khủng bố, ngăn chặn phổ biến vũ khí sát thương hàng loạt…

Theo bài báo, “Tuyên ngôn chính trị chung” còn đề cập đến những vấn đề nhạy cảm như: sự gia tăng các hoạt động trên biển Hoa Đông và những động thái của Trung Quốc ngày càng trắng trợn hơn trên biển Đông, chú trọng hợp tác bảo đảm an ninh khu vực Đông Á đang ngày càng phát sinh nhiều biến động phức tạp.

“Nếu như Mỹ bị bắc Hàn tấn công, NATO sẽ coi đó là hành động chống lại khối đồng minh của mình và lập tức sử dụng quyền tự vệ tập thể”, Tổng Thư Ký NATO Rasmussen cho biết trong lúc trả lời phỏng vấn của Kyodo News. Tuy vậy, ông Rasmussen không tiết lộ chi tiết phương án thực hiên nằm trong “quyền tự vệ tập thể”.


Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nổi tiếng là người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc

Trả lời phỏng vấn của “Thời Báo Hoàn Cầu”, ông Cao Hoa - chuyên viên cao cấp về các vấn đề NATO thuộc phòng nghiên cứu kinh tế, chính trị thế giới thuộc Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc cho biết, việc NATO cam kết đưa ra các bảo đảm an ninh cho nam Hàn và Nhật Bản, trên thực tế là một nỗ lực mới của khối này đang khai triển trên phạm vi toàn cầu, là một hình thái tương tác mới của NATO với các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, rất dễ để người ta hình dung ra một tổ chức mới kiểu như “NATO của châu Á” mà người Mỹ đã bắt đầu khởi xướng từ vài năm trước đây.

Việc NATO xúc tiến thành lập các trung tâm an ninh có tính toàn cầu và việc chuyển dịch các trọng tâm an ninh sau thời kỳ chiến tranh lạnh và chiến lược quay lại châu Á của Mỹ có mối quan hệ biện chứng với nhau. Họ đã lôi kéo không ít "kẻ địch" và ngay cả bạn bè của Trung Quốc vào mối quan hệ “rõ ràng là có ý đồ không tốt với Trung Quốc này”.

Sau thời kỳ chiến tranh lạnh, NATO đã không ngừng bành trướng thế lực về phía đông, cho đến nay họ đã xây dựng quan hệ đồng minh với tám quốc gia châu Á - Thái Bình Dương là: nam Hàn, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Iraq, Pakistan, Afghanistan và Mông Cổ; hiện nay NATO vẫn không ngừng vươn cái “Vòi bạch tuộc” sang một số quốc gia khác.




http://www.baomoi.com/Trung-Quoc-lo-lang-truoc-cu-bat-tay-xuyen-dai-duong-Nhat-Ban--NATO/119/10856808.epi

 

No comments:

Post a Comment