Ngày Quốc Hận 30 tháng Tư: Những hình ảnh đã đi vào lịch sử!
by Hàn Giang Trần Lệ Tuyền - Quốc Hận lần thứ 38 (30/4/2013)
Thursday, February 13, 2014
Những hình ấy, có lẽ, một số người đã không hề thấy, không hề biết; nhưng riêng người viết, thì đã chứng kiến tận mắt, vào những năm đầu của thập niên 1960. Đặc biệt, là sau ngày 01/11/1963, khi Ấp Chiến Lược đã bị phá bỏ, không còn gì để gây trở ngại nữa, nên Cộng quân đã tiến chiếm những vùng thôn quê một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Ngày ấy, vào năm 1964, sau khi bọn du kích Việt cộng đã bắn chết Cha ruột của tôi, và bắt trói Bác của tôi, rồi đưa di biệt tích, thì cả gia đình tôi đều bị du kích bắt đem vào rừng, giam dưới hầm đất. Vì thế, gia đình tôi không được chôn cất Cha tôi, mà việc mai táng Cha tôi đã do anh Huỳnh Xanh và em ruột là anh Huỳnh Huy, là người thân của gia đình, đã cùng quận Tiên Phước lo việc chôn cất. Sau đó, lại cũng chính anh Huỳnh Xanh và quận Tiên Phước đã mở một cuộc hành quân để giải cứu gia đình tôi ra khỏi vùng chiếm đóng của Việt cộng, Và, mới đây, tôi được Thiếu tá Nguyễn Văn Độ, lúc ấy, là Quận trưởng quận Tiên Phước đã viết cho tôi được rõ qua một email như sau:
“Không ngăn được nước mắt… Đọc bản văn Lệ Tuyền gởi phúc đáp cho Anh Bs Phùng văn Hạnh, Anh đọc hết một lần qua và đọc lại đến phần đầu LT ghi phớt lại...Anh Huỳnh Xanh hành quân vào vùng địch dể giải cứu gia đình Em, Anh không quan tâm vụ nầy cuộc HQ đó có Anh và toán cố vấn, cuộc HQ cấp Quận. Nhưng lưu tâm và ghi nhớ trong đầu Anh là lúc đến thị sát tội ác của bọn du kích cs, anh lệnh cho Anh Xanh diều động Quân Dân Xã Phước Thạnh tu sửa lại hư hại của dân và lo an táng Anh Trần Tăng chu đáo, Quận trợ giúp phương tiện và tôi sẽ đến...Từ an táng đến HQ giải cứu gia đình Em lực chính và trực tiếp do Anh Xanh trách nhiệm...Mọi việc đã qua với thời gian...Nhưng nay đọc thư, Em nhắc lại sự vụ và nhất là các địa danh Tiên Phước gợi lại cho Anh thấy sự vụ như mới hôm qua...vì thế Anh không ngăn được nước mắt...vì cảm xúc hay lúc này mình già rồi NGỚ NGẨN chăng ? Tôi quay lại...
Có hay đọc bài của LT và mới nhất là bài nói về Huỳnh ngọc Chênh...mọi chuyện đều là thế sự, nhưng bài Em phúc đáp Anh Phùng Hạnh làm cho Anh cảm xúc. Anh Chị Hạnh năm kia qua Úc ra mắt Hồi ký Anh có tiếp xúc và mời đến nhà Anh thăm chơi tâm tình những ngày sống ở Đà Nẵng. Em Anh Hạnh là Phùng Hoàng Tuyết Th/Tá Dù, Anh thường gặp trong các lần sinh hoạt CD & CQN. Biết Anh Xanh ở HK anh có gởi thư 1 lần mà không thấy tin. Tháng 8/2012 Anh chị có đi HK dự Họp mặt sau 50 mản khóa 12 SQTB/TĐ . " ĐIỂM DANH LẦN CUỐI " chỉ còn lại 1/3. Nhưng sự vui mừng thắm thiết nó nguôi bớt sự NẰM XUỐNG của các Bạn đồng khóa. Anh và gia dình Cầu chúc Tuyền VÔ LƯỢNG AN KHANG . SỞ CẦU NHƯ NGUYỆN. Thân ái . Nguyễn văn Độ U.C”
Đọc những dòng của Thiếu tá Nguyễn Văn Độ, Quận trưởng quận Tiên Phước, người viết cũng giống như ông, không cầm được nước mắt. Tôi khóc cho Bác ruột của mình, đã chết trong nhà tù “cải tạo” Đá Trắng, là tiền thân của trại “cải tạo” Tiên Lãnh. Và khóc cho Cha ruột của mình, khi nhắm mắt lìa đời, mà không được nhìn thấy mặt vợ con, vì vợ con đang ở trong rừng, trong tay của bọn du kích Việt cộng!
Hôm nay, nhân ngày Quốc Hận: 30/4/2013. Người viết bài này, xin thành kính tri ân Thiếu tá Nguyễn Văn Độ, Quận trưởng quận Tiên Phước - Ông Phan Văn Diễn, Phó Quận trưởng Hành chánh Quận Tiên Phước - Anh Huỳnh Xanh, là cháu nội của Cụ Huỳnh Thúc Kháng, Xã trưởng xã Phước Thạnh, (làng Thạnh Bình cũ) quận Tiên Phước và bào đệ, là anh chị Huỳnh Huy, đã hết lòng lo lắng cho gia đình tôi, từ việc an táng cho Cha tôi, khi gia đình tôi đang bị du kích bắt vào rừng, đến việc đã mở một cuộc hành quân cấp Quận, để giải cứu cả gia đình tôi.
Xin các vị hãy nhận nơi đây lòng tri ân thành kính nhất của gia đình tôi. Những nghĩa cử cao quý, mà suốt đời gia đình tôi, xin khắc cốt, ghi tâm!
Và, khi ngược thời gian, trở về với những năm tháng xa xưa ấy, vì vẫn không bao giờ quên được, những ngày cuối cùng của thành phố Đà Nẵng, nên người viết đã tường thuật lại qua bài: 30-4-1975: Máu và Nước Mắt!. Còn hôm nay, nhan ngày Quốc Hận lầ thứ 38, người viết xin trích lại một đoạn trong bài viết: “Giờ phút cuối cùng của thành phố Đà Nẵng” trong cuốn “Kỷ Yếu 2012, Cựu tù nhân Chính Trị Quảng Nam - Đà Nẵng, nơi trang số 318, của Thiếu tá Phạm Ngọc Nhiễm, Phó Ủy viên Chính phủ, Tòa án Quân sự Mặt Trận Quân Khu I, như sau:
“… Lúc này, thầy Thích Trí Quang “chuyên viên Tôn giáo vận” của Cộng sản Việt Nam từ năm 1946, là nhân vật quyền hành lớn lao, người dân miền Nam đa số đều biết vì ông lãnh đạo “Thành phần thứ ba”, ngoài hai lực lượng khác cao hơn: Cộng sản Bắc Việt và “Mặt trận Giải phóng miền Nam”, đứng đầu là “Chủ tịch” Nguyễn Hữu Thọ, rồi đến Huỳnh Tấn Phát; nhưng thực ra, tất cả đều đặt dưới sự lãnh đạo của “Ban cháp hành Bộ chính trị Trung ương Cộng sản Hà Nội.
Nhân vật Thích Trí Quang kêu gọi:
“Bộ đội cụ Hồ” đang giải phóng… heo
“Đôi dép râu, nón tai bèo đang tìm cách để “giải phóng...”
“… Quân nhân của miền Nam hãy đem súng, đạn đến nạp tại sân chùa trong thành phố, thị trấn, và ra trình diện Ủy ban Quân quản khi có lệnh…. Bà con nói: Sân chùa Tỉnh hội Đà Nẵng ở đường Ông Ích Khiêm, là một cái núi, chất đầy súng đạn, nhiều nhất là súng M-16….”
Trên đây, là những dòng của Thiếu tá Phạm Ngọc Nhiễm, mà người viết xin trích lại, để cho mọi người biết thêm về những sự kiện đã xảy ra vào thời điểm giao thời trước khi thành phố Đà Nẵng phải bị rơi vào tay của Cộng sản Bắc Việt, để những người đã và đang dấn thân vào con đường tranh đấu cho một nước Việt Nam dân chủ, tự do, cùng nhau ôn cố, để tri tân.
Còn bây giờ, người viết, xin trở về với những ngày tháng bị du kích Việt cộng bắt đưa vào rừng: Ngày ấy, cứ mỗi lần được du kích VC cho theo Mẹ lên khỏi miệng hầm để nấu ăn, thì người viết đã thấy những “bộ đội chính quy” của Cộng sản Bắc Việt, nói giọng Bắc, chân đi đôi dép râu, vai mang cái ruột tượng may bằng vải thô giống như một đoạn ruột voi, để chứa gạo ăn, đầu đội chiếc nón cối. Nhưng trong thời gian này, những cái nón cối của “bộ đội” Bắc Việt có hai loại, mặc dù đều được gọi là “nón cối” Tuy nhiên, không phải chỉ có một loại nón cối thông thường, như mọi người đã thấy, vì vẫn có một loại “nón cối” khác. Loại này, được đan, bện bằng những chiếc nan tre và mây rừng, cũng tương tự như chiếc “nón cối”; rồi sau đó, được bọc lại bằng nylon, để khỏi bị nước mưa thấm vào đầu, lại còn cắm thêm những “cành lá ngụy trang”, từ nón cối, xuống cả trên lưng nữa. Vì thế, nên trông nó rất giống những con khỉ đang làm trò. Đã vậy, mà người dân còn truyền tai với nhau là “Việt cộng chúng có đuôi”. Chẳng biết, ai là người đầu tiên “phát minh” ra câu nói như vậy. Nhưng sau này, người viết mới nghĩ ra, có lẽ ông tổ của chủ nghĩa Cộng sản đã nói “con người do loài khỉ đẻ ra”, nên người ta mới nói “Việt cộng có đuôi”. Và vì cứ tin như thế, nên hễ thấy Việt cộng ở đâu, thì bọn trẻ con cứ lén nhìn ở chỗ … “cái đuôi”, thử “cái đuôi nó dài hay ngắn”.
Ngoài ra, người viết cũng chứng kiến mỗi lần đánh chiếm được một vùng quê nào đó, thì tất cả “bộ đội cụ Hồ”, nón cối, dép râu, đều “phấn khởi hồ hởi” reo mừng, xúm nhau xông vào những nhà của người dân của nước Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ chạy trốn được ra vùng Quốc Gia, để lục tìm những gì của họ đã bỏ lại, và cùng lúc là thi đua gánh gạo, hốt trứng gà, trứng vịt, bắt gà, khiêng heo… của người dân, rồi tập trung lại ở ngôi nhà trống nào đó, để làm thịt, lấy mắm, muối, gạo… của dân, nấu nướng, rồi xúm nhau ăn, ăn lấy, ăn để, ăn say sưa, vục mồm vào bát, nhai, húp, và phát ra những tiếng kêu chóp chép, xì xụp.. Nhớ lại những ngày ấy, khi nhìn những nón cối, dép râu ăn… ăn như thể ngàn năm mới có một lần, mà người viết, vì còn nhỏ tuổi, nên không hiểu được tại sao có kẻ lại ăn một cách “kinh hoàng” như thế, bởi chưa từng nhìn thấy. Còn bây giờ, thì biết hết rồi!
Song chưa hết, vì còn một điều khác nữa. Ấy là, bởi ngày xưa, người dân của nước Việt Nam Cộng Hòa, dù ở thôn quê, họ cũng đều có một cuộc sống tương đối đầy đủ, trong nhà họ nuôi nhiều bò, gà, vịt, heo… Vì thế, nên nón cối, dép râu, đã bắt những người dân đang bị bắt, bị kẹt lại ở vùng bị chiếm, phải làm “dân công” và phải đi theo phụ giúp bắt gà, khiêng heo nữa.
(Dép râu còng lưng, tay xách đầu “búp-bê biết nói” đang “khẩn trương” tiến nhanh tiến manh, tiến vững chắc... đem những thứ đã cướp đoạt được của người dân Việt Nam Cộng Hòa... tiến về đất Bắc).
Nhưng cho đến ngày 30/4/1975, là cái ngày mà đảng Cộng sản Hà Nội đã gọi là “ngày giải phóng miền Nam, nhưng những hành vi ăn cướp của người dân, đâu có dừng lại, mà mức độ ăn cướp còn gia tăng đến gấp triệu lần, qua những đợt đánh “tư sản, mại bản”, rồi đến cướp nhà cửa, tài sản của các vị cựu tù “cải tạo”, đuổi vợ con của họ phải ra khỏi nhà, phải đi “vùng kinh tế mới”… lừa bịp những người Việt gốc Hoa, để họ nộp vàng, để “ra đi bán chính thức”. Và, trong số ấy, đã có rất nhiều người Việt gốc Hoa đã phải chết tan xác, khi những con thuyền của họ mới vừa rời bến, bởi những chát nổ đã được gài sẵn…!
Hôm nay, cũng cùng một ngày 30/4. Tại quốc nội, trong khi đảng Cộng sản tổ chức những “Lễ mừng giải phóng miền Nam, lễ chiến thắng”, thì trên những con đường quê, nơi gầm cầu, xó chợ… vẫn có những cảnh đời lần than, đói rách, bệnh tật chờ chết. Còn trong các nhà tù vẫn có những tiếng khóc, những nỗi hờn đau như một gia đình của nông dân nạn nhân Đoàn Văn Vươn vậy!
Còn tại hải ngoại, ở đâu có người Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản, ở nơi ấy, có những cuộc biểu tình ngày Quốc Hận: 30/4. Những lá Cờ Vàng Chính Nghĩa vẫn phất phới lộng bay trong gió, mà không có một quốc gia dân chủ, tự do nào ngăn cấm cả. Điều đó, đã chứng tỏ cho mọi người thấy rằng, các quốc gia ấy, họ đều biết đảng Cộng sản Hà Nội đã vi phạm Hiệp định Paris, 1973 về Việt Nam. Nhưng rất tiếc, là có một số người, khi trong tay cầm lá Cờ Vàng ba sọc đỏ, hô những khẩu hiệu: đả đảo đảng Cộng sản Việt Nam buôn dân, bán nước, mà không nhận thức được, mình là con dân của nước Việt Nam Cộng Hòa, và cần phải làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng đối với Quốc Gia và Dân Tộc. Cùng lúc ấy, đâu đó, trên quê hương yêu dấu, hoặc nơi hải ngoại, trong những gia đình của các vị Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân, và các gia đình của những nạn nhân của đảng Cộng sản Hà Nội, đã chết trong các nhà tù “cải tạo”, chết trên những con đường chạy trốn Cộng sản, để tìm tự do: Đứng trước bàn thờ của những người đã bỏ mình trước và sau ngày Quốc Hận 30/4, để đốt lên những nén hương tưởng niệm. Họ, là những nạn nhân còn sống sót, với những dòng nước mắt đớn đau, những vết thương không bao giờ nguyên lành được!
Ôi! Còn nỗi xót đau nào, có thể sánh bằng, vì sau 38 năm, kể từ ngày nước mất, nhà tan, những người Việt đã và đang thực sự tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại, mỗi lần nhìn về quê hương, qua các hình ảnh, lại thấy bọn giặc Tầu đang có mặt ở khắp nơi, trên cả ba miền đất nước. Chính vì thế, nên trước và trên hết, là chúng ta cần phải đòi đảng Cộng sản Hà Nội phải thi hành Hiệp định Paris, 1973 về Việt Nam. Phải trả lại cả nước Việt Nam Cộng Hòa, đã bị đảng Cộng sản Hà Nội cưỡng đoạt, mà trong đó, có cả Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi vì chỉ có Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, mới đủ tư cách trước công pháp quốc tế, để giành lại cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đã và đang bị giặc Tầu, kẻ thù truyền kiếp của Dân Tộc ngang nhiên chiếm cứ, một cách phi pháp.
Cũng vì những lý lẽ ấy, nên tất cả những cuộc biểu tình tại quốc nội cũng như tại hải ngoại, với những câu khẩu hiệu: “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam”, thì cũng không làm cho lũ giặc Tầu phải sợ, phải chịu buông bỏ Hoàng Sa và Trường Sa.
Thanh niên VNCH bị "giải phóng" dắt vòng
vòng đấu tố vì tội "mê nhảy đầm"
Những điều này, dù không nói ra, nhưng chính đảng Cộng sản Hà Nội cũng đều biết: Hoàng Sa - Trường Sa là của nước Việt Nam Cộng Hòa. Một Quốc Gia đã từng được quốc tế công nhận. Có Tổng Thống, có Hiến Pháp hẳn hoi, có cả một hệ thống quân đội hùng oai hùng, anh dũng, kể từ ngày 20/7/1954 cho đến ngày Quốc Hận 30/4/1975.
Cái tội để tóc dài kiểu... VNCH, "giải phóng ...tóc"
(nhìn ánh mắt ngỡ ngàng và kinh dị của mấy em nhỏ ...
vì chưa từng gặp cảnh bị đối xử mọi rợ như vầy bao giờ!)
Con số 40, đã từng được ứng nghiệm trong quá khứ của lịch sử nhân loại.
Ngày Quốc Hận lần thứ 38 năm nay: 30/4/2013. Là cận kề với con số 40.
Và, biết đâu, bốn mươi năm. Bốn mươi năm. Toàn dân Việt Nam sẽ được đoàn viên, an hưởng thái bình, trên Quê Hương Việt Nam yêu dấu, không Cộng sản.
Những kẻ thủ ác, càng sống lâu, càng bị đày đọa trong những năm tháng cuối đời. Cũng vậy, những tập đoàn của những bạo chúa càng sống lâu, càng gieo rắc thêm những tội ác, thì bắt buộc phải trả giá do chính những hành vi tội ác của mình đã gây ra. Hoàng Thiên hữu mục. Đảng Cộng sản Hà Nội chắc chắn đã thừa biết những điều ấy!
Quốc Hận lần thứ 38 (30/4/2013)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment