Thursday, March 13, 2014

Trường Quốc gia Hành chánh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm

Trường Quốc gia Hành chánh là một cơ sở giáo dục của Việt Nam Cộng hòa, tiền thân là Trường Quốc gia Hành chánhĐà Lạt thành lập từ năm 1952 thời Quốc gia Việt Nam đến năm 1955 thì chuyển về Sài Gòn dưới tên Học viện Quốc gia Hành chánh. Cơ sở này đặt trọng tâm vào việc đào tạo nhân viên hành chánh cao cấp cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Mặt tiền Học viện Quốc gia Hành chánh trên đường Alexandre de Rhodes, Sài Gòn

Trường Quốc gia Hành chánh được Quốc trưởng Bảo Đại ký sắc luật thành lập ngày 7 tháng 4 năm 1952.[1] Hạt nhân của Trường lúc đầu là Trường Đại học Luật khoa ở Hà Nội với một bộ phận dời lên Đà Lạt.[2] Trường lúc đó thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục với học trình hai năm nhưng sau giao cho Phủ Thủ tướng rồi Phủ Tổng thống. Năm 1955, sau khi thành lập nước Việt Nam Cộng hòa, Trường chuyển về Sài Gòn đặt ở đường Alexandre de Rhodes gần Dinh Độc lập rồi lại dời về số 10 đường Trần Quốc Toản, Quận 3, vào năm 1958.[3][4] Cơ sở vật chất gồm có giảng đường 500 chỗ, ký túc xá cho 114 sinh viên, thư viện với 100.000 văn bản, nhà sinh hoạt, sân quần vợt, sân bóng chuyền. Trụ sở mới còn có nguồn nước giếng riêng và máy phát điện. Việc tạo lập do Michigan State University (MSU) trợ giúp trong việc soạn giáo trình.[5] Kho sách của trường được coi là một trong những thư viện lớn nhất của Việt Nam Cộng hòa.[6]

Chương trình học chia thành ba ban: tham sự, đốc sự/giám sự, và cao học. Tham sự là chương trình một năm ngay tại Học Viện, Có tất cả 4 khóa Tham Sự (mỗi khóa 100 sinh viên)và một khóa Tham Sự Đặc Biệt dành cho các sắc tộc, đốc sự (hành chánh) hay giám sự (kinh tế), Nhưng kể từ năm 1963 (?) chỉ còn Ban Đốc Sự. Kể từ ngày thành lập Học Viện Quốc Gia Hành Chánh đến 1975, có tất cả 21 khóa Đốc Sự (mỗi khóa có 100 sinh viên được thi tuyển vào), học trình là ba năm sáu tháng, năm đầu tiên học lý thuyết tại Học Viện, năm thứ hai, được đi thực tập tại các địa phương (Tỉnh và Đô Thành, năm thứ ba về lại Học Viện học lý thuyết (hành chánh, tài chánh, xã hội, ngoại giao, toán, kinh tế. Sau năm thứ 3, sinh viên có 6 tháng đi thực tập tại các bộ tại Trung ương và chọn một đề tài luận văn tốt nghiệp. Sau kỳ thi ra trường, sinh viên trở thành công chức hạng A với ngạch trật phó đốc sự hạng 3 và được cử đi làm việc theo nhu cầu bao gồm Bộ Nội Vụ (cho các Tỉnh, Quận)tùy nhu cầu, sinh viên mới ra trường được đề cử làm Phó Quận Trưởng (tại các Quận) hay Trưởng Ty (tại Tỏa Hành Chánh Tỉnh) hay Phó Tỉnh Trưởng (Tòa Hành Chánh Tỉnh). Tại các Bộ chuyên môn ở Trung Ương (Như Chủ sự Các phòng, Chánh sự vụ các Nha, Giám Đốc các Sở). Các sinh viên cao học là hai năm dành cho sinh viên đã tốt nghiệp đốc sự hoặc có bằng cử nhân các ngành về khoa học xã hội. Có tất cả 8 khóa Cao Học (cả Ngoại giao).

Các môn học gồm những kiến thức như soạn thảo công văn, kế toán thương mại, định chế chính trị, luật hành chánh, Quốc tế Công Pháp, Luật Hiến Pháp, Xã Hội Học và cả huấn luyện quân sự tại các Trung tâm huấn luyện Đồng Đế Nha Trang, Quang Trung, Thủ Đức.

Lưu trữ theo thẻ: Trường Quốc Gia Hành Chánh

Trường Quốc Gia Hành Chánh – Học viện Hành chính

Trường Quốc Gia Hành Chánh được thành lập từ năm 1952 tại Đà Lạt và được đặt trực thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục do Nghị Định số 246-Cab/SG ngày 7-4-1952.
Năm 1954 Trường Quốc Gia Hành Chánh được cải tổ và đặt trực thuộc Phủ Thủ Tướng do Nghị Định số 560-PTT/TTK ngày 22-8-1954.
Năm 1955, Trường Quốc Gia Hành Chánh dời về Sài Gòn do Nghị Định số 483-TTP/TTK ngày 9-8-1955. Trường được đổi danh hiệu thành Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và đặt trực thuộc Phủ Thủ Tướng. Đến năm 1957, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh đặt trực thuộc Phủ Tổng Thống. Sau đó, từ năm 1966 Học Viện Quốc Gia Hành Chánh đặt trực thuộc Phủ Thủ Tướng cho đến ngày 23-6-1973 với Sắc lệnh số 583-TT/SL của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa cải danh Học Viện Quốc Gia Hành Chánh thành Trường Quốc Gia Hành Chánh và đặt trực thuộc Phủ Tổng Ủy Công Vụ.

Photobucket

Photobucket

Sau 1975:

Học viện Hành chính tiền thân là Trường Hành chính được thành lập ngày 29/5/1959. Lúc đó trường có nhiệm vụ huấn luyện cán bộ cấp huyện. Cơ sở ban đầu của trường đặt ở thôn Phù Lưu, Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Tô Quang Đẩu – Thứ trưởng Bộ Nội vụ – làm Hiệu trưởng.

Ngày 29-9 1961, theo nghị định số 130-CP của chính phủ, trường Hành chính được đổi tên thành trường Hành chính Trung ương.

Năm 1991, trường Hành chính Trung ương được đổi tên hành Trường Hành chính quốc gia.

Ngày 6/7/1992, trường mang tên mới là Học viện Hành chính quốc gia.

Năm 1996, Học viện bắt đầu tổ chức đào tạo hệ đại học.

Năm 2002, Học viện Hành chính quốc gia được chuyển vào Bộ Nội vụ (Việt Nam).Cùng năm, Học viện tổ chức đào tạo Hệ nghiên cứu sinh.

Ngày 7/5/2007, Bộ Chính trị đã ra quyết định hợp nhất Học viện Hành chính quốc gia và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thành Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Trường mang tên hiện nay là Học viện Hành chính.

Photobucket

Photobucket

Photobucket

1 comment:

  1. Hành chánh của VC chẳng đáng để nói, toàn là mấy thằng dốt, giáo điều CS dạy dổ theo lối cai trị độc tài kiểu CS có hay ho gì? cho nên phần sau 75 không cần nói chỉ vô bổ .

    ReplyDelete