Friday, March 14, 2014

HŨ MẮM THỐI TRONG NGÀNH QUÂN Y:

QUÂN Y SĨ CŨNG THI ĐUA ĂN BẨN: BÁN CHỨNG CHỈ GIẢI NGŨ, CHỨNG CHỈ MIỄN DỊCH VÌ LÝ DO SỨC KHOẺ, CHIA CHÁC VỚI SĨ QUAN QUẢN LÝ, VÀ NHÀ THẦU CUNG CẤP THỰC PHẨM, CAN DỰ TRONG CÁC VỤ ĂN CHẬN KHẨU PHẦN GẠO CỦA THƯƠNG BỆNH BINH...

  • DƯỚI THỜI TT THIỆU CẦM QUYỀN, TỆ NẠN THAM NHŨNG, THỐI NÁT TRONG QUÂN ĐỘI ĐÃ LAN TRÀN CẢ VÀO GIỚI QUÂN Y.

  • NGƯỜI CHIẾN SĨ BỊ THƯƠNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG, VỚI TẤM HÌNH HÀI TÀN PHẾ VẪN KHÔNG THOÁT KHỎI BÀN TAY DƠ BẨN CỦA GIỚI QUÂN Y TRONG CÁC QUÂN Y VIỆN.

  • THẾ LỰC CỦA PHU NHÂN ĐẠI TƯỚNG CAO VĂN VIÊN TRONG NGÀNH QUÂN Y LỚN LAO ĐẾN CỠ NÀO?

ĐẶNG VĂN NHÂM

 

NGÔN NGỮ TIÊU BIỂU CỦA MỘT QUÂN Y SĨ Ở HẢI NGOẠI.

Tuy đã từng trải nhiều, và ít ra cũng đã chứng kiến hai vụ nổi loạn, tố giác công khai tệ trạng tham nhũng thối nát trong ngành quân y của hai vị sĩ quan quân y trong sạch là BS Hà Thúc Nhơn (đã bị bọn tham nhũng bắn chết) và BS Lương (đã công khai tố giác trước tiền đình quốc hội), nhưng cho đến ngày miền Nam bị mất vào tay quân CSBV, tôi vẫn còn tin tưởng dù sao ngành quân y của quân đội VNCH vẫn không đến nỗi dơ bẩn, thối nát lắm.

Lý do khiến tôi đã bị mù quáng như thế là vì tôi thầm nghĩ: Dù sao người quân y sĩ cũng là những kẻ trí thức, tối thiểu phải biết trọng danh dự của mình, và nhất là phải ý thức được nghĩa vụ cao cả của nghề nghiệp mình, để sống cho xứng đáng với lòng kính trọng của các giới quần chúng, nhất là lòng tin tưởng của các anh em chiến sĩ cầm súng nơi tiền tuyến.

Nhưng sau khi đã được nghe một người em kết nghĩa vốn là quân y sĩ (hiện đang ở Mỹ) kể hết đầu đuôi với những bằng chứng cụ thể, đành rành về các hành vi tham nhũng đã diễn ra trong các quân y viện của quân đội VNCH, tôi không khỏi ngao ngán, và thất vọng chán chường. Nhưng cuối cùng tôi vẫn chỉ kết luận xuông: “Với tệ trạng tham nhũng thối nát trầm trọng trong quân đội và ngành quân y như thế, thì việc mất miền Nam hiển nhiên là điều tất yếu!”.

Sau này, sống lưu vong, tôi lại được biết thêm những “Scandale”lớn lao khủng khiếp, gây chấn động dư luận các giới đồng bào tị nạn khắp nơi hải ngoại, liên quan đến vụ các giới y sĩ và dược sĩ VN ở Mỹ đã gian lận tiền khám bệnh và thuốc men cho bịnh nhân... tôi càng ngao ngán thêm. Niềm tin nơi giới trí thức VN trong tôi cũng như trong đại đa số đồng bào tị nạn đã bị sứt mẻ rất nhiều.

Thời gian trôi đi, những vụ án gian lận y-dược chấn động dư luận Mỹ và Việt ấy cũng theo năm tháng mà chìm vào dĩ vãng. Nhưng chẳng phải vì thế mà vụ án dơ bẩn ấy không còn tồn tại. Thực ra nó chỉ chìm xuống  như chất bùn đen lắng đọng dưới mặt nước ao tù, đợi đến khi nào có bàn tay ai quậy lên thì nó lại sủi bọt và bốc mùi thối khắm lan tràn.

Nhưng gần đây, đọc báo, bất ngờ tôi lại đọc phải một bài ”phê bình” (!) sách kiểu thù tạc, ve vãn, tán tụng  rất ấu trĩ  của một vị cựu quân y sĩ  ở vùng 2 ngày xưa ở VN, với những lời chửi bới cạnh khoé, xỏ xiên, vu vơ, nguyên văn như sau:

...những tên bồi bút văn nô hạng bét trước đây ở miền Nam và ngay cả bây giờ, khi dược phè phỡn ở hải ngoại trà trộn trong cộng đồng VN tị nạn CS là những đưá từng trốn quân dịch, sống trên xương máu dân lành [đã trốn quân dịch thì sợ lính bỏ mẹ còn làm gì có quyền hành nào để sống trên xương máu dân lành!?], từng được quân đội VNCH che chở để sống yên lành nơi đô thị đã viết những loại bài nhảm nhí ba xu rẻ tiền đả kích và thoá mạ hạ cấp quân đội VNCH mà trong đó phần đông là cha, ông,anh em, bạn bè chúng nó nữa. Chúng nó là những tên “ăn cơm cờ hoa thờ ma VC” nhắc đến chỉ thêm bẩn ngòi bút mà thôi...”

Thực tôi không ngờ, một  quân y sĩ, dù đã được đào tạo trong thời tướng Thiệu cầm quyền, lại có thể viết lách đến cỡ đó.. Gạt ra ngoài vấn đề chuyên môn, những câu văn này đã bộc lộ cả một trình độ hiểu biết rất thiển cận, một tư tưởng bịnh hoạn, một lối nói hàm hồ thất phu, giống hệt như ngôn ngữ và hành động của cựu trung tá T.H. Hội trong một tiệc cưới ở Maryland!

Hành động và loại ngôn ngữ kể trên của ông BS quân y này đã vô tình tăng cường thêm giá trị những lời tố giác của trung uý quân y Phan Ngọc Quang về những tội tham nhũng thối nát trong giới quân y ở vùng 2 CT . Vì thế, bất đắc dĩ  tôi quyết định cho đăng tải bài tường thuật sau đây, để độc giả thưởng lãm:

 

CHUYỆN THAM NHŨNG TRONG QYV PLEIKU.

Tại miền Nam, dưới hệ thống tiếp vận của bộ TTM/QLVNCH có Cục Quân Y( viết tắt:CQY), gồm các Tổng Y Viện (viết tắt: TYV) Duy Tân (Đà Nẵng) và Tổng Y Viện Cộng Hòa (Gò Vấp, Sài Gòn), và 40 đơn vị nhà thương quân đội, hay còn gọi là QYV. Như thế, trên chóp bu của hệ thống là trung tướng Đồng Văn Khuyên, tổng cục trưởng Tổng Cục Tiếp Vận, rồi tới y sĩ thiếu tướng Vũ Ngọc Hoàn, cục trưởng CQY.

Bây giờ tôi trở lại chuyện QYV Pleiku, có tính cách điển hình cho hành động tham nhũng trong ngành quân y của quân lực VNCH. Về địa thế, QYV Pleiku giáp với bộ tư lệnh QĐ 2 và phi trường Cù Hanh, thuộc sư đoàn 6 Không Quân, cách thị xã Pleiku khoảng 6 cây số, gần vùng Tam Biên [Việt-Miên-Lào], trong thung lũng Boloven. QYV Pleiku chẳng khác nào bệnh viện Nguyễn Huệ [Nha Trang] và QYV Qui Nhơn, thuộc cấp số 600 giường, lớn hơn bệnh viện tiểu khu 400 giường.

Lúc bấy giờ vào khoảng thời gian trước và sau mùa hè đỏ lửa, 1972, QYV Pleiku đang được chỉ huy bởi các vị sĩ quan sau đây:

  • Y sĩ trung tá Trần Quí Trung, chỉ huy trưởng QYV Pleiku (hiện đang làm BS dân sự ở San Diego/ Cali.)

  • Y sĩ thiếu tá Phan Huy Quế [em ruột của BS Phan Quang Đán], chỉ huy phó QYV( Nghe đâu hiện đang ở Pháp hay một nước Âu Châu nào đó).

  • Đại úy quân y Võ Văn Kỳ, quản lý QYV( hiện nay nghe đâu đang ở Texas).

  • Trung úy trưởng phòng Thực Vụ Võ Văn Tư (hiện còn ở Sài Gòn).

  • Trung úy  y sĩ Bùi Thế Khải, trưởng trại ngoại thương .

  • Đại úy nha sĩ Nguyễn Tấn Sĩ, trưởng phòng Nha Khoa( hiện đang hành nghề tại Santa Ana, Cali.).

  • Trung úy Y Sĩ Phan Ngọc Quang, trưởng phòng nhận bệnh (hiện đang ở El Monte, Cali.).

  • Trung úy Đỗ Đức Lợi, trưởng phòng tiếp liệu.

  • Thiếu úy Phan Huy Hoành (hiện đang ở Cali.).

  • Thượng sĩ Bùi Văn Trường (hạ sĩ quan, đặc trách an ninh QYV).

Nên biết, mỗi TBB ngay từ giây phút đầu tiên mới nhập viện đã bị tham nhũng “ăn trên đầu trên cổ” rồi! Mỗi TBB bất kể bịnh tình nặng nhẹ hay đã bị trọng thương mê man bất tỉnh, khi được chở vào QYV đều lập tức được ghi vào sổ nhập viện, và phòng Thực Vụ QYV ghi luôn  phần ăn 700 Gram gạo mỗi ngày. Nhiều TBB không ăn được vì vết thương nơi chiến trường hay bị bịnh sốt rét... vẫn được ghi 700 Gram gạo.Căn cứ vào đó quản lý và phòng Thực Vụ tự động trừ đi mỗi người 700 Gram gạo. Đó là một cách “ăn cắp” ngang nhiên tài nguyên của quân đội. Chuyện này đã diễn ra cách quá thông thường hằng bao nhiêu năm qua,trong tất cả các QYV thuộc quân lực VNCH, không thấy một ai nghiên cứu hay điều tra để bít cái lỗ hổng phi lý đó. Hay là đã có sự biểu đồng tình, ngấm ngầm ăn chia số thực phẩm thặng dư ấy của TBB do các nhân vật tai to mặt lớn trong ngành quân y chủ trương?

Tại QYV Pleiku cũng như các nơi khác, vì các cấp chỉ huy tranh nhau ăn bẩn, nên còn nảy sinh thêm tệ nạn bè phái, và phe đảng. Phe chỉ huy trưởng, y sĩ trung tá Trần Quý Trung và phe chỉ huy phó y sĩ thiếu tá Phan Huy Quế, nhìn bề ngoài tưởng như là đồng nghiệp, đồng đội thân thương, làm việc gắn bó.Nhưng kỳ thực, bên trong, hai ông đang tranh nhau ăn món “giải ngũ TBB”, nên  mỗi bên đều thủ sẵn những lưỡi dao mổ cực sắc bén để hạ nhau bằng những đòn ngầm chí tử. Do đó mà chuyện tham nhũng  mới lần hồi bị lòi ra ánh sáng, khiến  một số người biết được.

Một hôm chiến tranh ngầm giữa hai phe chỉ huy phó và phe chỉ huy trưởng bỗng nhiên bùng nổ  bằng một cú mở màn khá ngoạn mục sau đây:

Như thường lệ hằng bao nhiêu năm qua, mỗi ngày nhà thầu Nguyễn Tất Hoanh đều chở thực vật: rau, cải, thịt, cá... vào QYV, cung cấp cho hỏa đầu vụ, không có chuyện gì xảy ra. Bỗng nhiên, hôm nay, khi xe nhà thầu vừa ra đến đồn canh QYV liền bị an ninh chận lại, lục soát và bắt được quả tang trên xe nhà thầu một bao gạo của phòng Thực Vụ. Hỏi ra đó là bao gạo mà trung sĩ nhất Trần Xứng, thuộc phòng Thực Vụ nhờ chở ra giùm. (họ Trần hay họ Hồ, tôi nhớ không rõ!).  Nội vụ bị lập biên bản... Nếu bình thường thì vụ một bao gạo lẻ tẻ này sẽ được xử êm ngay. Nhưng vì y sĩ thiếu tá Phan Huy Quế mới lên nhậm chức, muốn gài người hạ sĩ quan y tá của ông vào Thực Vụ nên phải xé chuyện bé ra to, đồng thời còn muốn nhân dịp dằn mặt  viên y sĩ trung tá chỉ huy trưởng một cú chơi.

Tưởng cũng nên biết, trong các QYV của quân lực VNCH trên toàn quốc có rất nhiều món ăn béo bở khác nhau.Các sĩ quan y sĩ có món ăn riêng. Các sĩ quan hành chánh, tài chánh, làm quản lý hay trưởng phòng Thực Vụ có món ăn riêng. Những sĩ quan, hay hạ sĩ quan nào được bổ nhiệm làm quản lý hay thực vụ chỉ chừng nửa năm sau đều trở nên “mát mặt” và sung túc hơn so với các sĩ quan và hạ sĩ quan thuộc các ban khác.

Xuyên qua vụ một bao gạo vừa kể trên, người ta khám phá ra trung sĩ Trần Xứng đã bắt tay với nhà thầu Nguyễn Tất Hoanh, nổi tiếng rất giàu có trong tỉnh, chuyên cung cấp thực phẩm cho QYV. Từ bao nhiêu năm qua năm nào nhà thầu NT Hoanh cũng đều trúng thầu. Người ta còn được biết thêm, nhà thầu NT Hoanh đã mua đứt đại úy Võ Văn Kỳ quản lý QYV Pleiku từ khi ông Kỳ còn là trung úy. Vậy đây là một vụ tham nhũng có ăn chia giữa nhiều thành phần chỉ huy trong QYV. Nhưng trong bất kỳ một cuộc tham nhũng có tổ chức nào ở miền Nam VN, chẳng cứ gì trong các QYV,- như QYV Pleiku này là điển hình -, khi bị đổ bể chỉ kẻ nào thuộc đẳng cấp thấp nhất mới bị hy sinh mà thôi.

Thế là trung sĩ  nhất Trần Xứng bị thuyên chuyển lên Pleiku. Còn trung úy trưởng phòng Thực vụ Võ Văn Tư bị lãnh 30 ngày trọng cấm và đổi sang phòng, ban khác.

Vụ này còn đang tùm lum thì tới chu kỳ thanh tra QY thường lệ hằng năm. Người ta vội vàng cử ngay trung úy y sĩ Phan Ngọc Quang, trưởng phòng Nhận Bệnh, kiêm nhiệm luôn chức trưởng phòng Thực Vụ. Có lẽ bởi PN Quang vốn nổi tiếng là một sĩ quan quân y trẻ thanh liêm và cương trực chẳng khác nào Hà Thúc Nhơn. Vả lại, người ta còn  biết gia đình PN Quang vốn quen lớn khá nhiều với một số nhân vật chóp bu của ngành quân y VNCH. 

Việc cử PN Quang vào chức vụ trưởng phòng Thực Vụ dĩ nhiên có cái lợi tạm thời là ”bịt mắt” được phái đoàn thanh tra, và giả thiết nếu có xảy ra điều gì bất trắc cũng dễ dàng dùng PN Quang như một cây cầu nối liền “thông cảm” với cục QY. Hiển nhiên, cấp chỉ huy QYV Pleiku đã thành công trong mục tiêu trước mắt. Cuộc thanh tra đã diễn ra êm xuôi, tốt đẹp.Nhưng xét ra, về lâu về dài, nếu để PN Quang ở chức vụ trưởng phòng Thực Vụ thực là vô cùng bất lợi. Trong tương lai không xa thế nào cũng sẽ xảy ra những vụ đụng chạm nảy lửa giữa phe tham nhũng với người sĩ quan quân y trẻ tuổi này. Bởi ngay từ giây phút đầu tiên mới bàn giao chức vụ trưởng phòng Thực Vụ, trung úy y sĩ PN Quang đã khám phá ra ngay những trò mánh mung, tiểu xảo để ăn cắp, bòn rút của công trong QYV. Căn cứ trên các con số của biên bản thì mọi thứ thực phẩm đều đủ cả. Nhưng khi đích thân kiểm soát cân lường từng thùng, từng loại, thì PNQ mới bật ngửa. Dưới đáy các thùng gạo, đường, sữa ... đều bị độn giấy báo cả đống cho nặng, để cân đủ ký. Như thế cả gạo, lẫn, đường, sữa v.v... đều bị thiếu hụt rất nhiều. Trung úy PNQ  định làm tờ trình riêng. Nhưng trung tá chỉ huy trưởng vội gạt đi liền, khuyên không nên bới rỡ ra làm gì, vì đó chỉ là chuyện nhỏ!

Quả nhiên, chẳng bao lâu sau khi giữ chức trưởng phòng Thực Vụ, TU Quang đã gây trở ngại, khó khăn cho hệ thống tham nhũng trong QYV. Một hôm, ông khám phá ra nhà thầu đem giao 60 kí lô  thịt heo, chỉ có vài kí trên mặt, để làm màu, là thịt nạc, còn lại trên 50 kí lô đều là mỡ heo. TU Quang coi phiếu giao hàng thấy có đủ chữ ký nhận hàng hợp lệ của 1 bác sĩ, 1 dược sĩ, 1 trung úy, 1 hạ sĩ quan và 1 đại diện TBB. Nhưng chiếu điều kiện sách ký kết giữa QYV với nhà thầu, ông vẫn được quyền bác bỏ như thường.

Khi hàng bị bác bỏ theo điều kiện sách thì phòng tài Chính phải xuất tiền mặt cho nhà bếp đi chợ mua  thịt khác thay thế. Đến lúc đó bè phái tham nhũng mới ló cựa ra đá lại TU Quang, để dằn mặt. TU Quang chạy đi tìm đại úy quản lý Võ Văn Kỳ xin chữ ký để xuất tiền đi chợ, thì được biết ĐU Kỳ không có mặt trong văn phòng. Nghe nói ông ta vừa ra phố!

Lúc đó đã là 9 giờ sáng rồi, nếu để chậm trễ hơn làm sao ra chợ mua thịt cho kịp. TU Quang trở lại phòng Tài Chính làm dữ mới lấy được tiền. Khi có tiền, TU Quang chạy xuống phòng Tiếp Liệu, tìm gặp TU Đỗ Đức Lợi để lấy quân xa đi chợ, thì lúc ấy TU Lợi vừa lái xe ra khỏi cổng. Hỏi đến xăng cũng không có luôn.

Khi TU Quang đã nắm trong tay đủ sự vụ lệnh, tiền mặt và xe để đi chợ thì đồng hồ đã điểm 10 giờ 30 phút.TU Quang chỉ còn vỏn vẹn một tiếng đồng hồ nữa là tới giờ cơm trưa của TBB. Thường lệ vào 11 giờ 30!

Làm sao cho kịp? Tuy nhiên đã đâm lao thì phải theo lao. TU Quang muốn làm việc phải tất phải chịu nhọc nhằn. Ông không quản ngại lái xe tức tốc chạy xuống chợ Pleiku mua đủ thịt cá ngon, đem về nấu nướng xong cho TBB ăn thì đồng hồ đã chỉ 1 giờ 30.

Trong khi đó, về phía TBB, họ đâu có biết nội tình, thấy trễ giờ mà chưa có thức ăn, họ kéo nhau vào nhà ăn xô đẩy cửa và gõ muỗng, gõ mâm, gào mên rùm trời. Đợi cho đến lúc này, viên chỉ huy trưởng mới kêu TU Quang lên văn phòng xài xể!

Chuyện nhà thầu chẳng phải như thế đã hết. Ngoài chuyện thực phẩm còn chuyện củi. Theo điều kiện sách, nhà thầu phải cung cấp củi khô cho Hỏa Đầu Vụ, nhưng nhà thầu đã hối lộ cho nhân viên để ký nhận cả củi ướt, củi non v.v...khi đút vào lò đã không bắt lửa lại bốc khói mù mịt như có hỏa hoạn. Tuy biết vậy, nhưng TU Quang vẫn  không thể làm gì được. Vì khi TU Quang trình vấn đề này cho chỉ huy trưởng để làm giấy phạt nhà thầu, thì chỉ huy trưởng và quản lý QYV đều cản trở., nêu lý do: Nếu làm như vậy thì nhà thầu bỏ ngang hợp đồng. Vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm cung cấp củi cho nhà bếp? Nếu mua củi ngoài chợ thì ai sẽ lo việc đi khiêng, vác củi và xe cộ đâu để chở củi vào QYV, giữa lúc săng, dầu đang bị hạn chế gắt gao? Cả ngàn nỗi khó khăn nan giải hiện ra.Thế là TU Quang đành chịu bó tay đối với vấn đề nhà thầu!

Nhưng TU Quang vẫn còn thừa khả năng và thiện chí để làm những công việc ích lợi khác cho QYV. Như trên đã nói, các QYV trên toàn quốc lúc bấy giờ đã được phép làm “kinh tế tự túc” bằng cách nuôi heo và nuôi cá Phi, để bán lấy lời mua văn phòng phẩm. Trong chương trình nuôi heo, TU Quang không cho bất kỳ ai được phép gửi heo riêng, nuôi nhờ trong chuồng của QYV. TU Quang trao việc nuôi heo cho một người lính Thượng, vốn xuất thân chốn thôn rẫy, thạo nghề chăn nuôi. Anh lính Thượng này lại tận tụy trong công tác đặc biệt của mình. Anh ta làm ngay một cái chái, lợp tôn, sát bên cạnh chuồng heo, để có thể ngày đêm sống gần gũi bên những con heo của QYV.Anh săn sóc heo rất chu đáo. Vì thế bầy heo của QYV rất mau lớn và béo tốt.

Để thưởng công và khích lệ anh lính Thượng tận tụy với nhiệm vụ của mình, TU Quang đã đặc cách cho anh ta được phép nuôi thêm 2 con trong bầy 20 con của QYV. Ngoài ra TU Quang còn cho phép anh lính Thượng được rẫy đất, làm cỏ một khoảng vườn rộng kề bên chuồng heo để trồng thêm bắp và khoai lang. Chẳng bao lâu sau, nhờ công lao tận tụy vun xới và sửa sang chuồng heo của anh lính Thượng chuồng heo của QYV Pleiku cùng với vườn bắp và khoai lang xanh tươi mơn mởn, quả trái xum xuê đã trở thành như một trang trại trông rất đẹp mắt. Sau đó QYV cũng đã bán được vài lứa heo, đem lại một khoản tiền khá lớn dùng để mua sắm dụng cụ văn phòng và trang trải tiền in các ấn phẩm cần thiết.

Chỉ trong một thời gian ngắn đảm nhiệm chức vụ trưởng phòng Thực Vụ, TU Quang nhận thấy các TBB được ăn uống ngon lành và đầy đủ hơn, nhưng ông lại khám phá ra một sự thật khác là: Gạo trong QYV từ xưa đến nay chỉ vừa đủ dùng. Con số cung cấp và con số sử dụng luôn luôn cân bằng sít sao, không dư lấy một hột gạo nào, nay lại bỗng nhiên ông thấy số lượng gạo trở nên dư thừa. Mới 3 tháng làm trưởng phòng Thực Vụ, TU Quang kiểm điểm số lượng gạo tích lũy trong kho đã dư được trên 2.000 kí lô!

Như vậy rõ ràng từ bao nhiêu năm qua phòng Thực Vụ và nhà bếp của QYV đã ăn chận thêm một lần nữa khẩu phần gạo của TBB. Số lượng gạo dư như thế đã chui vào ngõ nào?[ Khám phá này tức là câu trả lời cho vấn đề một bao gạo của phòng Thực Vụ, do trung sĩ Trần Xứng đã gửi trên xe nhà thầu chở ra ngoài và bị bắt ở đoạn trên].

Với dụng ý tố cáo hành động ăn cắp gạo trong QYV của các cấp chỉ huy trách nhiệm liên hệ, TU Quang đã  lập ra một hội đồng giám định, gồm: 1 y sĩ, 1 dược sĩ, 1 hạ sĩ quan, và 1 đại diện TBB, chứng minh số lượng gạo thặng dư trong 3 tháng, rồi lập biên bản với đầy đủ chữ ký của các thành viên trong hội đồng. Biên bản lập thành nhiều bản phụ, 1 bản lưu tại phòng Thực Vụ, 1 bản gửi cho phòng Tài Chính của QYV, 1 bản gửi lưu trữ trong phòng chỉ huy trưởng.

Trước thành quả tốt đẹp đó băng đảng tham nhũng đã bắt đầu rục rịch tìm cách “chơi” TU Quang. Riêng đại úy quản lý Võ Văn Kỳ, trong lòng cay cú lắm, song ngoài mặt vẫn vồn vã, tươi cười, tỏ vẻ thân thiện, chờ hễ có cơ hội là tìm mọi cách để phá TU Quang cho bõ ghét. Thường lệ hàng năm, mỗi quân nhân đều được hưởng 7 ngày nghỉ phép để về Sài Gòn thăm thân quyến. Đến dịp này, cũng như mọi quân nhân, TU Quang làm đơn xin nghỉ phép về Sài Gòn thăm song thân. Đại úy Kỳ tự biết không thể nào bác đơn của TU Quang được, nhưng đã tìm cách ngâm tôm, lần lữa mãi cho đến khi mùa mưa đến. Mỗi năm, ở Pleiku, khi mùa mưa đến thì Cộng Quân cũng bắt đầu mở các trận tấn công, đánh các đồn biên giới xa xa, như Tân Cảnh, Chu Bao...hay gây áp lực với Kontum. Dĩ nhiên đến lúc đó, năm nào cũng vậy, bộ tư lệnh QĐII  ra lệnh báo động đỏ, cấm phép, và cấm trại 100%. Thế là TU Quang khỏi được đi nghỉ phép luôn. Và TU Quang đã bị băng đảng tham nhũng trong QYV chơi như vậy liên tiếp luôn trong 4 năm ròng rã.

Tuy nhiên, TU Quang vẫn phải kiên nhẫn chờ đợi như vậy, cho đến khi ông đủ thời hạn luật định của quân đội VNCH, mới làm đơn xin thuyên chuyển về Sài Gòn. Tới lúc đó chỉ huy trưởng và sĩ quan quản lý vẫn tiếp tục đánh đòn thù độc địa bằng cách ghi một câu vào đơn của TU Quang: “Kính chuyển. Đương sự rất cần cho QYV. Xin người khác thay thế.” Với lời phê như vậy của viên chỉ huy trưởng, tất nhiên khi đơn chuyển về Cục Quân Y bị dẹp qua một bên liền.Vì Cục QY đào đâu ra người thay thế?

Nhưng cuối cùng, một dịp may cho TU Quang được thoát vòng kiềm tỏa của bàn tay tham nhũng trong QYV Pleiku: Mỹ bắt đầu thực hiện chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh”, nên bộ TTM / QLVNCH cần rất nhiều sĩ quan tham mưu trung cấp, thuộc đủ mọi ngành nghề  trong tất cả các binh chủng, với ngân khoản trợ cấp của chánh phủ HK. Riêng ngành quân y, các đơn xin đi học được gửi lên chỉ huy trưởng đơn vị, để chuyển về cho CQY lựa chọn.

Dĩ nhiên QYV PLeiku, như tất cả mọi nơi khác, đã nhận được công điện thông báo về khóa học tham mưu trung cấp, để thông báo rộng rãi cho sĩ quan trực thuộc. Nhưng bộ chỉ huy QYV Pleiku chỉ thông báo riêng cho các sĩ quan thuộc phe đảng tham nhũng. Họ cố tình bưng bít không cho TU Quang biết. Nhưng băng đảng tham nhũng trong QYV Pleiku đã không ngờ chính vị chỉ huy phó CQY lại là người thân của gia đình TU Quang ở SaØi Gòn. Vì thế sắp đến ngày khóa học khai giảng, không thấy tên của TU Quang trong danh sách học viên, thân nhân của TU Quang mới cấp tốc báo động cho biết.

Ở Pleiku, TU Quang nghe tin không khỏi giựt mình chưng hửng, chạy hỏi phòng nhân viên của QYV, thì được trả lời tỉnh bơ là họ không biết, mặc dù chính họ đã chuyển đơn cùng với danh sách của 12 học viên về CQY. Tuy chỉ còn 4 ngày nữa khóa học khai giảng, nhưng TU Quang vẫn thành công tốt đẹp trong việc ghi danh nhập học. Ngược lại danh sách 12 sĩ quan, kể cả quản lý và tiếp liệu đều bị loại.

Trong thời gian 4 tháng học khóa tham mưu trung cấp tại trường Quân Y ở Sài Gòn, TU Quang được thực tập tại các QYV Trần Ngọc Minh, và Tổng Y Viện Cộng Hòa( viết tắt:TYVCH).Đây là một TYV thuộc hàng lớn nhất của quân đội VNCH với cấp số 6.000 giường, nghĩa là lớn gấp 10 lần QYV Pleiku. Nhưng TU Quang giật mình kinh hãi khi thấy trong sổ sách và hồ sơ của TYVCH cũng không có dư một hột gạo nào. Ông nghĩ: Trong thời gian làm trưởng phòng Thực Vụ ở QYV Pleiku, cứ mỗi 3 tháng kiểm kê  ông thấy có dư được trên 2.000 kí lô gạo. Nay tại sao TYVCH lớn gấp 10 lần QYV Pleiku mà từ bao nhiêu năm ròng rã không bao giờ dư được một hột gạo là nghĩa lý làm sao?

Khi TU Quang được chuyển qua thực tập trong Cục Quân Y, ông  tò mò  đến phòng lưu trữ công văn và công điện trao đổi giữa CQY với các cơ sở QY trực thuộc trên toàn quốc, ông không tìm thấy một dấu vết nào về những biên bản và báo cáo dư gạo của QYV Pleiku do chính ông lập nên. Như vậy có nghĩa là bộ chỉ huy QYV PLeiku đã không gửi những hồ sơ báo cáo số gạo dư  ấy đi. Đến lúc bấy giờ TU Quang mới có dịp nhận thấy cả một hệ thống ăn chận rất nhịp nhàng, rất ăn khớp, khẩu phần gạo của TBB, và ăn cắp gạo trong tất cả các cơ sở quân y, từ bệnh viện tiểu khu, quân y viện, bệnh viện dã chiến, tổng y viện...trên toàn lãnh thổ miền Nam.

 

THẾ LỰC CỦA BÀ VIÊN TRONG NGÀNH QUÂN Y.

Theo tôi nhận xét, kể từ thời quốc trưởng Bảo Đại, rồi tới thời TT Ngô Đình Diệm cho đến khi tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống, nền cai trị của đất nước VN, bên ngoài thì bị lệ thuộc hết Tây đến Mỹ, còn bên trong thì bị đàn bà chi phối.

Đối với Bảo Đại, một ông vua Play boy lừng danh quốc tế, đàn bà nhiều quá không kể hết. Đến thời đệ nhất CH, nổi danh độc nhất có một mình bà Ngô Đình Nhu.Có lẽ một tay bà đã từng chống đỡ chế độ trong cơn nguy biến [ năm 1961]. Rồi cuối cùng [ năm 1963] cũng chính bàn tay ấy của bà đã góp phần làm sụp đổ nhanh chóng chế độ do gia đình anh em nhà chồng đã tạo dựng nên. Nhưng kể từ năm 1964, khi các tướng lãnh  lên cầm quyền lãnh đạo chính trị đất nước, trong bóng tối hậu trường chính trị miền Nam chẳng phải chỉ có một bà Nhu mà lại có đến cả chục bà Nhu.

Bà Thiệu làm bà Nhu đã đành, bà Khiêm làm bà Nhu còn hiểu được, bà Cao Văn Viên cũng làm bà Nhu luôn.Thậm chí vợ các tướng lãnh èng èng cũng đua đòi làm bà Nhu, và xía cả vào chuyện quân cơ, binh bị, rồi lại còn  đua chen nhau trong việc mua quan bán chức, ăn hối lộ...như các bà:Tuyết Vân [vợ tướng Nguyễn Khắc Bình], Lâm Đệ Đệ [vợ của tướng Phú], cô Dung [nữ trợ tá xã hội, vợ ba của tướng Trần Thanh Phong TGĐ / CSQG], vợ của tướng Nguyễn Văn Mạnh [ tư lệnh QĐ IV, quân khu IV], nữ ca sĩ Minh Hiếu [vợ nhỏ của tướng Vĩnh Lộc], vợ của tướng TV Nhựt, vợ của tướng Phạm Quốc Thuần, vợ của tướng Trần Văn Trung, vợ nhỏ của tướng Phạm Văn Đỗng [TT Bộ Cựu Chiến Binh]...Ôi nhiều lắm, kể ra không hết.Càng kể càng đau lòng lòng thêm.Vì nó còn nhắc tôi nhớ đến cả các bà tá tỉnh trưởng, quận trưởng nữa...Giấy mực nào mà ghi cho xuể!

Đặc biệt nhất là các bà tướng tá đều cùng chung một mẫu số, bà nào cũng hoang dâm, tham lam tiền bạc cách bẩn thỉu, và vận dụng quyền lực của chồng quái đản hơn bà Nhu gấp ngàn lần!

Ở trên và xuyên qua 2 quyển BMHTCT I & II, bạn đọc đã biết về thành tích tham lam biển lận của bà Thiệu, bà Khiêm [liên hệ với Trần Đình Trường], bây giờ nơi đây, tôi xin kể sơ qua những điều thấy biết với  cả nhân chứng sống đàng hoàng về những ảnh hưởng thế lực và tình cảm của bà đại tướng Cao Văn Viên trong ngành Quân Y  của QLVNCH.

Để cho có đầu có đuôi, tôi mạn phép kể từ đời chồng trước của bà Viên là ông Giang Văn Trọng. Hồi còn làm báo ở quê nhà, khoảng năm 1957-58  tôi đã có dịp quen biết sơ qua ông Trọng.Lúc đó ông còn mang cấp bực đại úy, thuộc Cục Quân Y. Hồi trước năm 1969, thiếu tá Trọng giữ chức vụ trưởng phòng nhân viên CQY.Tư gia của ông ở trong cư xá Lữ Gia, Phú Thọ.  Khổ người TT Trọng cao lớn, có dáng vẻ bảnh trai. Nếu tôi không lầm, dường như  bà Viên đã có hai người con với ông Trọng trước khi bà sang ngang với ông Cao Văn Viên. Một người con trai lớn tên gì tôi không nhớ rõ, khi đến tuổi đi quân dịch đã nhập ngũ trong đơn vị nhảy dù và đã được đại tướng Viên tận tình nâng đỡ. Nhưng chàng lính cậu này vốn tánh thích đàn đúm bạn bè, ăn nhậu, bê tha, thường say sưa quá chén, khiến quân cảnh của bộ TTM phải dùng xe díp chở về nhà luôn.

Đúng sáng ngày 30.4.75, khi Cộng Quân vừa tràn vào Sài Gòn, cậu con trai lớn của bà Viên đang đứng trên ban công nhà, trong cư xá sĩ quan Phú Thọ, bất thần bị một viên đạn lạc trúng ngay đầu, ngã lăn ra chết tốt.

Còn người con gái kế, tên Giang Kiều Miên, vì giống cha nên rất đẹp. Một vẻ đẹp mặn mà cưcï kỳ quyến rũ. Khi quân CSBV đã chiếm được miền Nam, bọn công an khu vực nghe nói Giang Kiều Miên có ông cha ghẻ làm tới chức đại tướng tổng tư lệnh quân đội VNCH, nên chúng  ra tay hành hạ cô gái vô tội để cho cô phải chịu nhiều điều tủi nhục ê chề. Chúng bắt cô đi quét đường và rửa cầu tiêu công cộng. Cô cảm thấy uất quá và nhục quá, chịu không nổi, nên một hôm đã uống một lúc cả chục viên ký ninh để tự tử. Giang Kiều Miên đã chết  tức tưởi giữa tuổi thanh xuân tràn trề nhựa sống và đầy rẫy ước mơ sáng lạng. Đau đớn nhất là cô gái trẻ trung vô tội ấy đã chết cô đơn, thân thể trần trụi, không có manh chiếu mà chôn!

Kể từ cuối năm 1965, khi tướng Khánh đã bị cưỡng bách rời khỏi VN, đi làm đại sứ lưu động, tức là đi lêu bêu luôn, thì cuộc đời của ông bà Cao Văn Viên cũng bắt đầu trở nên sáng sủa hơn nhiều. Cho đến khi ông Viên được ông Thiệu cất nhắc lên  chức đại tướng tổng tham mưu trưởng quân đội VNCH thì cuộc đời của bà Viên cũng bước vào chu kỳ cực thịnh.

Tục ngữ ta có câu: “Vợ chồng cũ không rủ cũng tới!” Mặc dù lúc đó thiếu tá Giang Văn Trọng đã có vợ khác, nhưng dù sao giữa bà Viên và thiếu tá Trọng vẫn còn mối dây tình cảm gắn bó qua sự hiện diện của hai người con, nên thỉnh thoảng bà Viên vẫn tìm gặp lại người chồng cũ, và đã dùng thế lực của chồng mới để giúp chồng cũ kiếm được cuộc sống dễ thở hơn. Bà đã cất nhắc ông chồng cũ ra khỏi cục QY, nơi đó kiếm ăn cũng khấm khá, nhưng không thể làm giàu mau chóng bằng chức chánh sở ”Miễn Dịch”. Với chức vụ đó TT Trọng một mình một cõi giang sơn tha hồ tung hoành” dọc ngang nào biết trên đầu có ai”. Hơn thế nữa, lúc bấy giờ mỗi tờ chứng chỉ miễn dịch của cơ quan “Miễn Dịch”, chỉ to bằng bàn tay, mang chữ ký của TT Giang Văn Trọng trị giá đến nửa triệu bạc. Giấy này bán rất chạy, vì mấy chú Ba “Thoòng nhần” trong Chợ Lớn thích lắm. Giá nào, mấy chú cũng cố nài nỉ mua cho bằng được, để khỏi phải nhập ngũ, trở ngại cho công việc làm ăn buôn bán hằng ngày. Nhờ vậy, chẳng bao lâu sau, những người quen biết lâu đời, thấy nhà cửa của TT Trọng trở nên giàu sang hơn xưa, khách khứa tới lui thăm viếng nườm nượp. Quan sát số khách  ấy, người ta thấy toàn là những bộ mặt béo tốt, ăn mặc sang trọng, đẹp đẽ, lộng lẫy. Nhưng đông nhất vẫn là người Tàu. Người nào đến nhà TT Trọngcũng khệ nệ bưng theo lễ vật lỉnh kỉnh. Ngày xưa, khi còn làm trưởng phòng nhân viên CQY, nhà TT Trọng còn phải nuôi chim cút ở sân sau, để bán  kiếm lời. Nhưng kể từ khi TT Trọng được về làm chánh sở “Miễn Dịch” thì bà kế thất của ông Trọng không còn phải nuôi chim cút nữa mà tối ngày chỉ lo săn sóc, vuốt ve mấy con chó giống quí, nuôi để làm kiểng, rất đắt giá chẳng hạn như loại “Békinois”, mắt lồi, mõm tẹt, lông vàng ươm và dài chấm đất trông giống như mấy con kỳ lân bằng sành trong Tử Cấm Thành ở Bắc kinh, thủ đô Trung Quốc!

Tôi còn nhớ dưới thời các tướng lãnh cầm quyền, ngành quân y đã xì ra hai vụ ”scandale” về tham nhũng rất quan trọng. Vụ thứ nhất do  Hà Thúc Nhơn, thuộc QYV Nguyễn Huệ ở Nha Trang làm loạn. Vụ thứ nhì, không bạo động và không đổ máu, nhưng lại gây nên một luồng chấn động dư luận rất mạnh. Vì Bác Sĩ Lương (rất tiếc tôi không nhớ họ), vẫn thuộc QYV Nguyễn Huệ, đã đến trước tiền đình quốc hội, tố cáo tham nhũng trực tiếp với các dân biểu và đại diện báo chí.

Vì vụ tố cáo tham nhũng đó của BS Lương mà thiếu tướng y sĩ cục trưởng CQY Vũ Ngọc Hoàn [có vợ đầm] từ lâu đã mang tiếng lem nhem, bị mất chức. Khi dư luận về vụ tướng Hoàn bị mất chức cục trưởng CQY loan ra trong quần chúng, thì trong nội bộ giới quân y, người ta đã kháo nhau rằng Đại tá Hoàng Cơ Lan, lúc đó đang giữ chức chỉ huy trưởng trường QY sẽ được bổ nhiệm thay thế tướng Hoàn. Nhưng xui xẻocho ĐT Hoàng Cơ Lan là lúc bấy giờ bà đại tướng Cao Văn Viên lại đang là người tình yêu dấu của đại tá Phạm Hà Thanh, chỉ huy trưởng TYV Cộng Hòa. Người ta được biết ĐT Phạm Hà Thanh vốn có  một căn nhà riêng ở ngay trong khuôn viên TYV Cộng Hòa, nơi dành riêng cho các sĩ quan cao cấp. Trong thời gian này người ta thường thấy bà Viên năng nhân danh “Hội Phụ Nữ” chi chi đó, do mấy bà vợ của các ông tướng lập ra, để vào TYV/ CH thăm nom và ủy lạo các TBB.

Mỗi lần đi thăm viếng và ủy lạo TBB, nhiều người bị thương nặng đến ngất ngư gần chết, đa số bị sứt càng, gẫy gọng, cụt chân, mất tay, có người bị mù lòa khổ sở, thế mà các bà mệnh phụ phu nhân lại chưng diện lộng lẫy, láng cóng,  tô son điểm phấn be bét, lòe loẹt, đầu tóc giả bới kiểu cọ cao nghệu như cái mão Tề Lư của Võ Tắc Thiên hoàng đế, các ngón tay trắng nuột, bụ bẫm đeo đầy cà rá kim cương óng ánh, cổ đeo dây chuyền vàng sáng chói, và mùi dầu thơm Estimate nồng nực đến nhức đầu, chóng mặt...Có lẽ các bà mệnh phụ phu nhân ấy đã không biết rằng làm như thế chẳng khác nào cầm kim nhọn chọc vào con mắt của TBB và chửi rủa lên những vết thương tàn tật của họ. Riêng đối với bà Viên mỗi lần viếng thăm TYV / CH để ủy lạo TBB còn là một cơ hội quí báu để có dịp gần gũi, thỏa mãn nhục dục với người tình trong khu cư xá sĩ quan cao cấp của TYV/ CH.

Bây giờ gặp dịp may, giữa lúc CQY đang có chuyện lôi thôi trong cấp lãnh đạo, bà Viên liền dùng thế lực của chồng để nâng đỡ người yêu lên làm cục trưởng CQY, thay thế tướng Vũ Ngọc Hoàn. Như vậy chẳng những công-tư vẹn cả đôi bề, lại thêm tiện lợi mọi việc ái ân khác nữa.

Chuyện tư tình lén lút giữa bà Viên với Phạm Hà Thanh có lẽ đại tướng Cao Văn Viên đã biết từ lâu, nhưng ông không tìm cách cản trở, vì lúc bấy giờ ông cũng đã có một cô vợ lẽ người Tàu lai, còn trẻ tuổi. Chuyện “ông ăn chả, bà ăn nem” trong giới tướng tá của quân đội VNCH, kể từ khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ đã trở thành thông lệ. Xưa kia, thời ông Diệm còn cầm quyền, các tướng tá ấy đâu dám lộng hành đến thế!

Nhưng dường như càng ngày bà Viên càng trở nên quá sỗ sàng, lộ liễu trong cuộc tình vụng trộm, khiến cho ông Viên không khỏi bị thương tổn tự ái, và lòng ghen tương bùng nổ.

Một buổi sáng, khoảng vài tuần lễ trước ngày 30.4.75, ông Viên đã bất ngờ nổi ghen, rút khẩu ”rouleau” P.38, 5 viên, nòng ngắn, hiệu Smith & Wesson bắn  vào đùi vợ một phát. Phát súng này có lẽ ông Viên chỉ cốt ý bắn dọa để cảnh cáo, chứ không muốn giết chết vợ, sợ gây tai tiếng lùm sùm, nên viên đạn đã không cắm sâu vào đùi của bà Viên. Tuy vết thương không nặng, nhưng dù sao ngay lúc bấy giờ bà Viên cũng đã được tức tốc chở thẳng vào phòng Cấp Cứu  của TYV Cộng Hòa. Lúc bấy giờ bệnh viện CH đã tràn ngập TBB từ các mặt trận quanh thủ đô chở về điều trị.Nhưng các sĩ quan quân y trực phòng Cấp Cứu cũng đã phải dành ưu tiên tối thượng để đón nhận và săn sóc ”vết thương xác thịt” của một đấng mệnh phụ phu nhân. Hôm đó quang cảnh phòng nhận bệnh TYV / CH đã bị đặt trong tình trạng cự kỳ khẩn trương. Cả tiểu đội Quân Cảnh thuộc Bộ TTM đã được lịnh trải ra bố trí khắp nơi chung quanh khu nhận bệnh của TYV/ CH,  cấm không cho bất kỳ một ai được phép ra vào khu này nếu không có phận sự!

Vì thế ta không lấy gì làm lạ khi thấy trước ngày 30.4.75, tướng Cao Văn Viên, một vị đại nguyên soái của một đạo hùng binh đông đến 1 triệu 300 ngàn quân dưới trướng, đã đơn thương độc mã, mặc áo thun ”polo” kiểu thể thao, quần bò Jeans, chuồn qua Thái Lan theo một chuyến bay của quân đội Mỹ!

Nếu tôi không lầm, ông bà Cao Văn Viên cũng có mấy người con chung cả trai lẫn gái. Hai người con trai tên Cao Anh Dũng và Cao Anh Tuấn, thuở nhỏ học ở Taberd, [năm nay vào lứa tuổi 45-47]. Khi thân mẫu của quí vị ấy qua đời, các vị cũng chẳng mấy bận tâm hơn việc lo múa may, nhảy nhót với bạn bè!

ĐẶNG VĂN NHÂM Ký niệm đau buồn của Khóa 18 QYHD

BanBeYK.1971-1
Từ trái qua phải: Nguyễn Tiến Cảnh, Thuần "mập" còn gọi là "A Xùn" , Lê Mạnh Hùng, Trần Mạnh Phan "mờ" hoặc "còm."

Trần Mạnh Phan tử trận tháng 3/1975 tại Phước Long.

Thuần "mập" vượt biên bị bắt ở Rạch Giá và tự tử chết bằng hai vỉ Optalidon.

Cùng khóa 18 có Phan "Ị" tức Trần Duy Phan cũng đã đền nợ nước, Trần Như Cương qua đời tại Nam Cali, Trần Quang Côn (Côn lòi) bị đụng xe chết trên đường Biên Hòa-Long Thành năm 1973. Vương Gia Nhơn bị hải tặc giết cùng với cả tàu (trừ một vị linh mục sống sót). Phạm Văn Vận "già" (P7 TTM) cũng chết trên đường vượt biên.
CUỘC VƯỢT NGỤC ĐẪM MÁU TẠI TRẠI TÙ GIA TRUNG / Nguyễn Hoàng Sơn
 Một câu chuyện có thật rất xúc động và rất anh hùng.
Thành kính dâng lên nén hương lòng tưởng niệm và tri ân những anh hùng Quân Lực VNCH vượt ngục Cộng Sản.
  CHÚNG TÔI  VÔ CÙNG CẢM PHỤC  NHỮNG QUÂN DÂN CÁN  CHÍNH VNCH  VỊ QUỐC VONG THÂN.
  NGUYÊN ĐÌNH HOÀI VIỆT
( Một cựu tù vượt ngục tại nhà tù CS Miền Bác VN ) 
Nguyễn Hoàng Sơn.
Bạn thân..
Mấy ngày nay tôi đã đọc quyễn sách” Không Quân hằn nổi nhớ” của bạn gửi tặng. Trong quyển sách có 1 số bài viết về tù cải tạo của anh em KQ nói riêng và QLVNCH nói chung làm tôi liên tưởng đến cái chết của Nguyễn Hưng Quốc khoá 72G và không cầm đươc nước mắt khi nhớ đến Quốc. Chuyện đau lòng nầy, tôi đã giử kín suốt hơn 30 năm, chỉ kể cho vài người bạn thân… Ngày đại hội Liên Khóa 72,73 tại Cali năm 2003, tôi có đưa danh sách anh em đã chết cho MNT cất giử để làm tài liệu khi cần thiết.
Thật là đau lòng cũng như hoài niệm về Dỉ Vãng đã qua 30 năm mà Tôi cứ tưởng mới xảy ra hôm qua. Hôm nay Tôi gửi mail này đến với anh em để được làm Nhân Chứng sống trong câu chuyện những Anh Hùng thật Gan Dạ, thật Dũng Cãm, bất khuất trước mũi súng Cộng sản Dã Man Vô Lương tâm không có tình người, giết đồng loại như giết thú vật không hơn không kém ..

Ngày 19 tháng 1 năm 1979, sau 3 ngày 2 đêm từ thành Ông Năm trại Công Binh Hốc Môn. Một đoàn xe tải ( loại xe hàng chở rau cải hoặc chở heo ) chở 426 tù Cãi Tạo đến Trại Gia Trung vào lúc 5 giờ chiều. Với khí hậu lành lạnh của miền Cao Nguyên cũng làm cho mọi người hoang man lo sợ, từ trong xe anh em nhìn qua khe hở của tấm bạt phủ kín thấy toàn là những công an áo vàng trang bị súng AK ,B40.. đứng đầy đặc dưới sân dàn hàng ngang để chuẩn bị lùa đám cải tạo vào trại. Ngoài trời tuy lạnh nhiệt độ khoãng chừng 18 độ C mà người nào cũng cảm thấy mồ hôi ra ướt cả áo… Không biết chuyện gì sẽ xảy đến đây? Chúng nó để anh em ngồỉ trong xe trên 3 giờ đồng hồ, mọi người trên xe quá mệt mỏi, có người bắt đầu muốn xĩu vì quá lo sợ. Với không gian im lặng chưa từng thấy, bốn bề chỉ thấy rừng và rừng mà thôi. Mổi người theo đuổi 1 suy nghĩ riêng về số phận sắp xảy đến cho mình. Viễn ảnh người thân gia đình,cha mẹ, vợ con có lẽ từ giờ phút nầy sẽ vĩnh viển không bao giờ gặp lại nữa. Có những câu kinh Phật,Thiên chúa bắt đầu phát lên nho nhỏ của ai đó….. Việc gì đến rồi cũng phải đến, bọn công an ra lệnh mở bung cửa sau xe cam nhong, bên ngòai tiếng đạn lên nòng răn rắc. Chúng nó lùa bọn tù cải tạo vào bên trong hàng rào kẻm gai đi vào từng dãy nhà đã xây sẵn từ bao giờ. Mỗi nhà khoảng 50 mét vuông chứa 70 tù cải tạo ( các bạn tưỡng tượng với 50 mét vuông ấy cho 70 người tù ấy sẽ nằm ngủ ra sao ???). Bên ngoài chúng khóa cửa lại thât chắc chắn bởi những tên Trật Tự (tù hình sự). Trứơc tương lai đen tối mù mịt của những người tù đã phát sinh trong đầu “ Vượt ngục” không thể sống như thế nầy nửa.
Công an thành lập nhiều đội… từ đội 1 đến 24. Tất cả Thiếu Úy của mọi quân binh chũng đều được tập trung vào ĐỘI 11 là đội được trại chú ý nhiều nhất, cũng là đội ba gai nhất, chống đối nhiều nhất.. Trong đó có những người sau đây đã đi vào huyền thoại câu chuyện “” GIẾT CÁN BỘ VƯỢT NGỤC”” :
1. Nguyễn Hưng Quốc KQ72G,
2. Nguyễn Hòang Sơn KQ72B,
3. Thái Sỉ quan Không Lưu Pleiku (mất tích)
4. Nguyễn Mạnh Hùng Hải Quân ( nghe nói định cư tại Canada )
5. Giám Hải Quân,
6.Tiền Quốc Quyền Biệt Kich 81,
7.Trần văn Hòa Biệt Kích 81,
8. Khánh Trinh sát SD5BB ( anh Giám và Khánh tôi không nhớ họ và chử lót).
Thưa các bạn bây giờ tôi xin đi thẳng vào câu chuyện vượt ngục theo trí nhớ của tôi..
Vào lúc 4 giờ chiều ngày 12 tháng 4 năm 1979, Đội 11 được phân công lao động trên sườn đồi cách trại khỏang gần 1 cây số. Trước 2 ngày cũng lao động tại chổ nầy anh Tiền Quốc Quyền (BK81) có hỏi tôi trong giờ giải lao :
Quyền:
-ê Sơn mầy nhắm từ đây tới chân núi trước mặt là bao xa?
Sơn:
-Tôi là Không Quân làm sao mà tính chính xác được, Nhưng tôi cũng nói đại khái là khỏang hơn 10 cây số, nếu đi cả ngày cũng không tới. Ủa mà mầy dân biệt kích mà sao hỏi tao? ( Chính sự đối đáp nầy lọt vào tai người nào đó mà tôi phải chịu mọi hậu quả sau khi tóan người nầy giết cán bộ vượt ngục).
Trong khi đội trưởng đội 11 Lý Lai Bữu ra lệnh cho anh em thu dọn đồ nghề gồm có cuốc, xẻng, rựa gom lại 1 chổ có tóan khác vác về.. mọi ngày cũng như mọi ngày, công việc cũng như vậy thôi..Vừa lúc ấy Nguyễn Hưng Quốc đi lại gần tôi nói nhỏ:
-Niên trưởng cho Quốc mượn cái rựa.
Tôi cũng vô tình đưa cho Quốc (vì hôm nay tôi xữ dụng để chặt cây rừng). Quốc cười cười thật tươi nói với tôi:
- Xin lổi niên trưởng nha !!
Tôi cũng hơi ngạc nhiên vì lệnh thu dọn mà sao Quốc lại mượn rựa để làm gì? Tôi đứng nhìn theo Quốc,thật không ngờ Quốc đã dùng cái rựa oan nghiệt ấy nhào người tới chém liên tục trên đầu tên cán bộ Quản giáo đến khi máu tuôn xối xả mà Quốc vẩn không ngừng tay, còn tên quản giáo vẫn ôm xiết cây AK47 đang dằng co với Quyền. Tất cả mọi người trong đội chứng kiến tại chổ mà không 1 ai dám lên tiếng vì sự việc xảy ra quá bất ngờ đối với anh em. Mọi người chưa kịp nghĩ phải ứng phó thế nào, thì nghe tiếng súng ở phía đội lò gạch đang làm việc dưới chân đồi bắn lên báo động. Trên trung tâm trại Gia Trung đang ở trên đồi phía trái cũng đồng loạt nổ súng về hướng đội 11 ( anh em cứ nghĩ ngày xưa ở quân trường mình đã từng bò hỏa lực như thế nào thì ở đây trong trường hợp nầy còn nguy hiểm gấp ngàn lần). Lúc nầy mọi người lo sợ cùng nằm rạp xuống và tìm nơi ẩn nấp tại chổ, khi tôi nhìn lại hướng của Quốc và Quyền thì thấy quản giáo nằm bất động, còn Quốc và Quyền đã biến mất……!!!!!!!!!…….??????
Nếu tôi không đưa rựa thì Quốc có hành động hay không??? Tôi đã ân hận về chuyện nầy suốt 30 năm.
Chừng 10 phút sau tôi nghe tiếng hò hét của CACS đang tấn công lên đồi. Họ vừa tiến lên , vừa bắn xối xả trên đầu anh em trong đội 11. Khi họ tiến được lên đội 11, họ đạp bừa bải lên anh em tù đang nằm tại chổ và dí súng vào đầu những ai muốn đứng dậy. Một tóan CACS tiếp tục truy đuổi những người vượt ngục nổ súng liên tục về hướng Quốc và Quyền, một tóan khác thì dìu tên quản giáo đi cứu cấp ( tên nầy may mắn chỉ bị thương, chưa phải đi thăm già hồ). Tất cả mọi người vẫn nằm yên tại chổ đến khi trời sắp tối thì bọn CACS mới kêu mọi người đứng dậy tập họp điểm danh. Tôi nghiệp anh đội trưởng Ly Lại Bửu già ( khỏang 40 tuổi người Hoa run lập cập điểm danh anh em, nói không ra lời và thiếu tất cả 7 người… Quốc, Quyền, Hùng, Giám, Hòa, Khánh và Thái.
Sau khi về trại chúng lùa anh em vào nhà giam, không cho ăn uống gì hết… Khỏang hơn 2 giờ sau, ngoài trời tối như mù, ai cũng lo sợ cho số phận của 7 anh em mình, thì bên ngòai có tiếng mở khóa phòng bởi trật tự viên và 1 công an tên Phòng kêu anh Ly Lai Bửu đi nhận diện xác người. Đi với anh Bửu còn có khỏang 6 người tù hình sự mang theo cuốc xẻng để đào mồ chôn anh em nào đó đã chết. Khỏang gần nửa đêm anh Bửu trở về trong tâm trạng thất thần, mặt anh Bửu xanh xám thảm hại chưa từng thấy trên gương mặt già khắc khổ của anh, không ai ngủ được, có người quá bi quan sợ ngày mai chúng đem ra bắn bỏ hết. Anh Bửu kể lại việc chôn anh Quốc và Quyền không có hòm, không có gì để quấn xác hai anh. Quyền bị bắn ngay trên trán và trên ngực chết tại chổ cách nơi giựt súng không bao xa.. Riêng Quốc cũng bị bắn nát ngực nhưng không bị trúng trên đầu nên không chết liền, chắc anh đã oằn oại đau đớn dử lắm cho nên trên mặt đầy đất, cát và miệng thì ngậm đầy đất. Năm người còn lại thì đã chạy biến vào trong rừng sâu. Anh Bửu nghe cán bộ nói chuyện với nhau là: Quyền và Quốc đã can đảm đúng lại dùng súng bắn cản đường công an để cho đồng đội chạy thóat cho nên mới chết gần nơi lao động cách đó không xa, nhưng rất tiếc vì công an trang bị đạn trong súng chỉ có 2 viên để dành bắn báo động khi có người vượt trại .
Sau một tuần không ra khỏi trại đi lao động, mọi người trong đội 11 đều phải làm tờ tường trình sự việc và phải tố giác những ai có liên quan đến tóan người vượt ngục. Hơn một tuần lể hơn 40 người sống trong lo sợ, đầu óc căng thẳng. không ai nói chuyện với ai, ngày nào cũng ngồi viết từng trang giấy nầy sang trang giấy khác dù nội dụng mọi người có khác nhau, nhưng cũng giống như những gì đã khai viết ngày hôm qua (biết viết gì đây?). Đây là sự hành hạ của cán bộ công an CS đang giết chết từng người qua từng bản kiểm thảo. Họ khủng bố tinh thần những con người còn lại một cách tàn nhẫn, nhìn lại những khuôn mặt anh em hiện diện không còn hình thù của con người nửa mà giống như những xác chết biết cử động mà thôi…
Ngày 21 tháng 4 năm 1979, buổi sáng lần đầu tiên tù nhân được kêu ra ngoài tập họp để đi lao động. Sau khi tòan trại viên hơn 700 người từ tù cãi tạo và tù hình sự đang ngồi ngòai sân chờ cán bộ trực trại đọc tên từng đội đi ra ngoài trại, nhưng buổi sáng hôm nay ngồi gần tiếng đồng hồ thì ban chỉ huy trại xuống với hơn mười tên cán bộ chỉ huy và một số vệ binh cầm súng AK47 bao quanh tòan trại. Trại trưởng là trung tá TUNG đứng trước mặt tù cải tạo cầm danh sách đọc tên những người tình nghi có liên quan đến tóan 7 người vượt ngục :
1. Nguyễn Hòang sơn,
2. Trần văn Hòa,
3. Nguyễn văn Quốc.
Tất cả 3 người nầy cùng đội 11 có liên quan mật thiết đến tóan 7 người “ Giết cán bộ vượt ngục”, tất cả được lệnh tống vào phòng biệt giam cách ly. Một tuần sau khi bị đánh đập tàn nhẩn, bị cùm 1 chân không cho ăn uống, bắt phải nhận tội là mình có tham gia vào chuyện vượt ngục, có lẻ cũng không khai thác được gì ở hai anh Hòa và Quốc… Hay vì lý do nào đó họ lại thả 2 anh Hòa và Quốc trở về trại. Còn tôi tiếp tục bị tra tấn dã man, mỗi ngày bị 2 trận đòn thù ( vì có người khai là tôi hướng dẩn cho Quyền đi tới chân núi).
Ngày 15 tháng 5 năm 1979, buổi tối khỏang 7 giờ, tôi nghe tiếng la hét ,tiếng cửa xích sắt mở ngòai phòng giam. Một tên cán bộ đút đầu vô cửa nói:
-Sơn ! bạn mầy đã về tới rồi, coi mầy còn chối cãi nửa không .
Thât sự lúc ấy tôi thật hoang mang, không biết ai bị bắt lại và bắt lại mấy người ? Vì trời tối như mực, nhìn ra thì không thấy rõ người nào…chỉ thấy rất nhiều công an đã nhào vô đánh tới tấp ai đó liên tục. Tôi chỉ nghe tiếng rên la cũa người bị đánh và tiếng cười nói thõa mãn của bọn công an đánh người bị nạn. Mãi đến 2 ngày sau, tôi mới biết được đó là Nguyễn Mạnh Hùng và Khánh. Khánh bị đạn bắn xuyên thẳng từ bụng ra sau lưng không được băng bó vết thương. Trong thời gian nầy có BS Hòang Huy Cơ (là em của BS Hòang cơ Bình ứng cử viên phó Tổng Thống thời Ông Ngô Đình Diệm???) thay băng tạm thời vì đã có giòi và mủ ra thật nhiều.. không 1 mũi kim tiêm thuốc, không 1 viên thuốc nào hết, nhưng tinh thần của Khánh rất là vững tâm và lạc quan, xem như không có chuyện gì.
Phòng biệt giam của tôi ở sát bên Khánh cho nên anh em đã tâm sự thật nhiều mỗi khi trời tối và nhờ vậy tôi biết và xin kể tiếp hành trình cũa 5 người sau khi chạy thóat ra bìa rừng…
Khánh kể lại: Trong kế họach Quốc và Quyền sẻ hành động ngày 12 tháng 4 nhưng ngày đó chỉ có 1 cán bộ quản giáo mà không có vệ binh đi theo ( thường thì có 2 vệ binh và 1 quản giáo đi theo đội lao động) không hiểu sao ngày nầy chỉ có 1 tên quản giáo? Nhiệm vụ của Quyền là cướp súng AK vì Quốc không biết xử dụng, phần Quốc là hạ gục tên quản giáo vì Quốc có Karate, còn tất cả anh em còn lại phải rút chạy về hướng núi trước mặt và hẹn gặp nhau ở ngã ba tam biên. Xin lưu ý các bạn điểm nầy, anh Thái KQ kiểm Báo ở Pleiku không có nằm trong tóan nầy như đã bàn bạc trước. Theo tôi và Khánh nghĩ là anh Thái tự động bỏ chạy khi thấy có biến động, cho nên trong tóan nầy không có mặt anh và cho đến nay Thái đã mất tích hòan tòan, không thấy bị bắt về và cho đến ngày hôm nay gần 30 năm không có ai biết được Thái còn sống hay đã chết trong rừng…..
Trở lại câu chuyện trên, sau khi Quốc và Quyền ở lại bắn yểm trợ cho anh em chạy vào rừng gồm có Khánh, Hòa, Giám, Hùng. Họ đã đi liên tục không có ngày và cũng không có ban đêm, chỉ biết nhắm về hướng Tây mà thôi. Cuối cùng họ cũng đã đến ngã ba biên giới. Vì lầm tưởng đã ra khỏi biên giới VN, họ tính chuyện nằm nghỉ xã hơi sau những ngày chạy liên tục, nhưng vì đói quá nên lẻn vào nhà dân trộm khoai mì đã bị du kích phát hiện, Giám và Hòa 1 lần nửa giựt súng du kích và bị bắn chết tại chổ, còn Khánh bỏ chạy nên bị bắn theo 1 loạt AK , may mắn chỉ có 1 viên trúng vào lưng bị bắt về với Hùng.
Trong thời gian biệt giam, 3 người Sơn, Khánh, Hùng vẩn tiếp tục bị đánh đập và bỏ đói, nhịn khát . Tôi bị biêt giam và cùm chân cho đến ngày thứ 53 thì được khiêng ra cho về trại với hình thù như 1 con quái vật ( nhà bếp đem cân tôi chỉ còn 29kg) và trong 53 ngày có 19 ngày ói ra máu tươi, có lẽ vì vậy họ thả tôi ra khỏi biệt giam?? Hai ngày sau Khánh đã chết không đươc nhắm mắt trong khi chân vẫn còn bị cùm khi phát hiện. Còn Hùng thì được trả về 1 tháng sau trong hòan cảnh thân xác không khác gì tôi.
Thưa các bạn, đã 30 năm qua rồi, tôi rất sợ khi nói chuyện nầy vì đau lòng cho những anh em đã nằm xuống mà tôi không giúp gì được cho họ. Cuối năm 1981 tôi được thả về, thì gia đình Tiền Quốc Quyền (người Hoa) có đến gặp tôi và cho biết đã bốc mộ của Quyền đem về chùa tại quận 10 Sàigòn , ngoài ra còn những anh em khác tôi không liên lạc được. Hôm nay không hiểu sao tôi lại nói lên tất cả những bí ẩn về cái chết của anh em trại tù Gia Trung, mà chỉ có tôi và Nguyễn Mạnh Hùng là nhân chứng sống. Nếu Nguyễn Mạnh Hùng ở đâu đó tình cờ đọc chuyện nầy, xin anh hãy giúp bổ túc những gì còn thiếu sót.
Hôm nay tôi viết bài nầy để thay thế nén hương lòng thấp lên cho những Anh Hùng tuổi trẻ của QLVNCH sống Hào Hùng , chết Vẽ Vang cho Tổ Quốc VN dù trong trại ngục tù cộng sản hay ngòai chiến trường..
Nguyễn Hoàng Sơn
72B KQVN, PD231, tù cải tạo K1, trại Gia trung 1975-1981
                                                    

SỐNG ANH DŨNG, CHẾT HIÊN NGANG

Có trung hiếu nên đứng trong trời đất
Không công danh thà nát với cỏ cây.

Xin mượn hai câu này của cụ Nguyễn Công Trứ để tặng hương hồn em tôi và các bạn đã bỏ mình trong cuộc vượt thoát đầy cam go và máu, tuy không thành công, nhưng tất cả đã viết lên một trang sử bi hùng cho những cuộc vượt thoát của tù cải tạo.


Cũng có kẻ tính đường kiêu hãnh,
Chí những lăm cướp gánh non sông,
Nói chi những buổi tranh hùng
Tưởng khi thế khuất vận cùng mà đau.
(NGUYỄN DU)

Các bạn đã hơn hai tuần băng rừng vượt suối, vượt qua đỉnh Hàm Rồng (theo anh Vũ Mạnh Hùng) và để rồi gục ngã tại làng Bò của người dân tộc, cách trại tù gần 200 cây số, các bạn đã bị bắt, bị đánh đập, và rồi bị bắn chết, xác bị vùi trong đất nông làm phân bón cỏ cây.

Cũng có kẻ mắc oan tù rạc
Gửi mình vào chiếu rách một manh.
Nắm xương chôn rấp góc thành,
Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi   
(NGUYỄN DU)



Và đây là lời kể của những người đi tìm di cốt sau 32 năm…

…..Hồi đó phát hiện 4 người họ nghĩ là Phun Rô nên rượt đuổi bắn chết 1 người, 3 người còn lại bị bắt , nhốt trong những cái chòi làm bằng lá và đất.(ngưng trích)…….

Ba người này là Hùng, Hòa và Khánh (theo Vũ Mạnh Hùng )

……Sau đó anh tôi (Hòa) lại thoát chạy ,bị rượt đuổi và bị băn chết bởi toán du kích cùng công an xã hồi đó .Thương cho anh tôi nằm xuống ở tuổi 25, tuổi xuân phơi phới tràn đầy sức sống! (ngưng trích)

Lúc này Khánh đã bị thương, Hùng đang bị thẩm vấn, Hòa bị phát hiện ngay khi tháo chạy với hai tay còn bị trói nên gây tiếng động (theo Vũ Mạnh Hùng)

……Không tìm được đúng hướng đã chạy tới ngay sau trụ sở ủy ban xã,cạnh đó lại là nhà của đồn trưởng công an biên giới, (ngưng trích)

…….Lời của một già làng đã nói: Tại nó sợ quá nên mới chạy chứ không chạy bọn tao đâu có bắn. (ngưng trích)

CUỘC TÌM KIẾM TƯỞNG CHỪNG VÔ VỌNG

Cuộc tìm kiếm em tôi nung nấu trong tôi ba mươi mấy năm qua, từ ngày gặp anh Cương trên đường phố Sàigòn đổi tên, khi cả tôi và anh ấy đang là phu xích lô, tim tôi quặn thắt mà nước mắt không dám trào ra, tôi nhận lời thông báo từ anh ấy, không kịp nói lời cám ơn, vội vàng từ giã, và rồi mất luôn liên lạc vì sau đó tôi lại vào tù lần thứ hai.

Ra tù, tôi lấy đại ngày tử là ngày rầm tháng bảy để xin má tôi thờ vọng Hòa, chờ ngày tôi tìm được ngày đích xác, ngày ấy đã có rồi nhưng má tôi cũng đã ra người thiên cổ, có ai nghĩ ra rằng cuộc tìm kiếm phải đợi 32 năm mới hoàn tất ???

Trại Gia Trung

Tôi tìm em trong vô vọng, tôi không hề nghĩ đến trại Gia Trung, vì là Hòa là một Ch/uý mới ra trường, chưa nặng ký lắm, tôi chỉ hỏi thăm những bạn tù Xuyên Mộc, Suối Máu, Phước Long vv... câu trả lời là không, tôi gần như tuyệt vọng cho đến một ngày, 11 tháng Bảy năm 2010, bạn tôi, Thịnh Rôbô, hối hả tìm tôi, báo tin về bài viết của anh Nguyễn Hoàng Sơn trên website Hội Quán Phi Dũng, được đăng lại trên trang web Bất Khuất.
(Xin có lời cám ơn rất chân thành đến Thịnh Rôbô, dù là bạn thân, nhưng hãy nhận lời cám ơn này của gia đình tôi), tôi đọc bài viết, đúng là câu chuyện về Hòa, để biết rõ hơn, tôi nhắn tin tìm anh Sơn trên website Cánh Thép

Tìm tác giả của bài viết 'Cuộc vượt ngục đẫm máu trại tù Gia Trung"
Thưa quí Niên trưởng Không Quân
Tôi tên là Thuận, anh ruột của Hòa 81 được nêu lên trong bài viết.
Thưa các anh, qua hơn 30 năm tôi cố gắng đi tìm những người bạn của Hòa, những ai biết được câu chuyện vượt ngục này để cố gắng xác định nơi Hòa nằm xuống và ngày tháng hầu gia đình lo cúng giỗ để anh linh Hòa siêu thoát, mọi sự tưởng như vô vọng, thật là may mắn tôi được đọc bài viết của anh Sơn, tôi cố gắng truy cập để tìm số điện thoại nhưng không có nên đành phải viết dài dòng như thế này, mục đích là muốn liên lạc trực tiếp người viết để hỏi thêm vài chi tiết, mong rằng có ai đó trong các anh quan tâm giúp đỡ và thông báo lời nhắn này, tôi rất cám ơn và mong muốn được hàn huyên cùng các anh.
Xin cám ơn
Thuận .
Lúc này không biết anh Sơn đang làm gì mà không chịu lên website Cánh Thép, theo tôi, đây là một trong những trang web thông minh với nhiều thông tin bổ ích, xin cám ơn các anh đã chuyển dùm tôi lời nhắn này.

Chờ hoài không được, lòng tôi nôn nóng, lời hứa tự trong tim làm tôi đau nhói, tôi quyết tâm tìm, và tôi gởi email cho người điều hành website Bất Khuất,

Các bạn thân mến
Tôi là Thuận, khóa 9B72, tình cờ đọc bài viết của anh Nguyễn Hoàng Sơn về chuyến vượt ngục đẫm máu ở trại tù Gia Trung, trong đó có em tôi là Hòa, Nguyễn văn Hòa, không phải  Trần văn Hòa, bao năm qua tôi cố tìm nơi nó nằm xuống nhưng chưa có cơ hội, nhân đọc bài viết này, tôi nghĩ rằng mình đang gặp may, mong anh Sơn khi đọc được thư này làm ơn gọi cho tôi ở số 510-663-9948 ngày hay đêm, tôi tìm xác em tôi, xin anh giúp tôi tìm xác đồng đội của mình.
Nhờ các bạn trong Diễn Đàn Bất Khuất thông báo cho anh Sơn dùm, cám ơn các bạn

Lần này thì tôi thành công, bạn batkhuat872 đã trả lời (xin chân thành cám ơn bạn batkhuat872) và giới thiệu qua anh Hùng, tự Hùng Nhô (372) tận bên Úc. Lời nhắn trở lại của anh Hùng trên website Cánh Thép đã có hiệu quả, hoan hô anh Hùng, anh Hiếu nhập cuộc và rồi anh Sơn đã lên tiếng, THAY MẶT GIA ĐÌNH XIN CÁM ƠN TẤT CẢ CÁC BẠN.

CUỘC TÌM KIẾM BẮT ĐẦU

Tuy thế, thời gian quá lâu, vật đổi sao dời, tôi phải tìm tới tâm linh, tôi điện thoại về VN tìm nhà ngoại cảm, bằng cách nhờ người quen, bằng điện thoại, nhưng sau khi kiểm chứng, tất cả đều không thể tin được, cuối cùng, tình cờ trên website PhiDũng, và kế đến là website RFA đăng tin về vụ hai nhà ngoại cảm Đà Nẵng tìm ra (???) hài cốt của Phi Đoàn Tinh Long 07, tôi như người sắp chìm vớ được phao, tôi email cho anh Trương nguyên Thuận, và qua anh, tôi làm quen với các nhà ngoại cảm, xin có lời cám ơn anh Trương nguyên Thuận.

Qua tìm hiểu, trại giam Gia Trung có 6 trại, nhưng nằm đâu thì không ai xác định được, những người bạn tù của tôi không ở trong cuộc cũng chỉ biết lờ mờ về tọa độ, anh Sơn cho hay là trại K1, nhưng K1 nằm đâu???

Câu hỏi thật khó trả lời cho tôi và các chị em tôi, những người tôi giao nhiệm vụ đi tìm, họ là những người dân bình thường, là nhà giáo, là nhà khoa học đã tốt nghiệp Đại Học, chưa hề đi lên cao nguyên huống chi là nói tới biên giới.

Thôi đành ra đi bằng niềm tin tuyệt đối vào tâm linh, cầu mong sự phò hộ của tổ tiên ông bà, cầu mong Hòa sống khôn thác thiêng đưa đường dẫn lối, cầu khấn và cầu khấn, lòng  tôi như lửa đốt trong những ngày hai gia đình chị em tôi và hai đứa cháu trên đường đi lên Mường Dan, Gia Lai , VN là ngày, Mỹ là đêm, bao nhiêu ngày đi tìm bên đó là bao nhiêu đêm tôi thức trắng, tôi hối hận, tôi ân hận, tôi tự dày vò tại sao tôi không tự mình đi mà lại đẩy chị em tôi vào vùng nguy hiểm, rủi có mệnh hệ gì thì tôi ăn nói làm sao đây. Nhất là hôm bị gài độ giữ lại bên ngoài trại Gia Trung, cứ nửa tiếng là tôi gọi về một lần, cho đến khi cả nhà lên xe đi thì CaLi trời vừa sáng, mệt mỏi thể xác nhưng lòng nhẹ nhàng, thân nhân mình đã ra khỏi vùng hiểm nguy, tôi có một ngày làm việc phấn chấn, lạy trời, tôi không bị ngủ gục khi lái xe.
Trước khi hai gia đình lên đường, tôi làm bài văn tế cho em và yêu cầu đọc trước di ảnh của Hòa, trước bàn thờ ông bà cha mẹ, lòng thầm mong Hòa linh thiêng mà nghe lời khấn nguyện của tôi.

Hòa, chú Hòa, em tôi

Chú, thân chiến sĩ vùi thây nơi gió cát,
Tôi, chí ươn hèn gởi xác, phận lưu vong,
Lời dặn dò của chú ngày xưa, tôi đã làm xong.
Nhưng còn chú, và tôi, mình chưa trọn nghĩa

Ôi nghĩa anh em, ôi tình đồng đội.
Viên đạn thù nào khiến chú nỡ xa tôi
Ai có ngờ đâu ngày ấy chia phôi
Và đó, lần cuối cùng tôi cầm tay chú

Cục đường chia đôi, tay mình nắm vội
Hạt muối se lòng nghe mặn chát đầu môi
Và chú đi, trong vận nước nổi trôi
Tận miền miên viễn.

Bây giờ, anh chị em trên đường tìm kiếm
Bằng lòng tin và chỉ có lòng tin
Nếu linh thiêng chú đừng phụ lòng tin
Tôi chờ, mấy mươi năm, tôi vẫn tin có chú.

Ôi đau đớn cho tim tôi
Tôi mong ngày được khóc,
Đưa chú về với cát bụi thời gian
Để lòng tôi thanh thản trong nỗi đau trần thế

Lời hứa với lòng có thể gần trọn vẹn
Chú nằm đâu ???
Bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông
Hồn vật vờ trên cành cây ngọn cỏ

Gió núi mây ngàn mãi đến hôm nay
Nợ núi sông không còn chi để trả
Thôi về đi, đồng đội chú đang chờ
Về đi, em ơi, mẹ cha cũng đang chờ

NHẬT KÝ HÀNH TRÌNH CỦA NGƯỜI THAM GIA TÌM KIẾM

... Mặc dù không tin lắm vào các nhà ngoại cảm nhưng nghe lời anh Thuận ngày 5/8/2010 chúng tôi vào Đà Nẵng  gặp các nhà “ngoại cảm”. (ngưng trích)

…Sau khi cúng tổ tiên, chúng tôi lên đường từ Huế với nhiều lo âu, cầu khẩn Trời, Phật gia hộ, không một ai trong đoàn nói ra nhưng đều thể hiện niềm tin mãnh liệt chuyến này chắc sẽ có nhiều may mắn thành công.
… Đến Đà nẵng cùng tháp tùng những người tự xưng là “nhà ngoại cảm” tiếp tục hành trình đến Măng Yang ( Tỉnh Gia Lai). Đoàn đã đến Măng Yang vào 12 g đêm hôm đó.

10/8/2010

Từ nhà trọ tồi tàn dơ bẩn của huyện, 5g sáng chúng tôi đến trại Gia Trung, họ hẹn 7giờ 30  sáng quay lại.

        (Vào văn phòng trại có ba người, hai người bốc mộ và em tôi, nhưng trại chỉ cho một mình em tôi vào phòng lưu trữ vì là thân nhân ruột thịt). (theo lời kể của em tôi)

Xin làm việc với trại Gia Trung, từ những tư liệu lưu trữ cẩn thận, các ông quản giáo ở đó đã cấp cho chúng tôi những thông tin: “ Về trường hợp của anh tôi, vượt trại  ngày 12 tháng4/1979, bị bắn chết đâu đó ở vùng Biên giới VN-Campuchia ngày 2 tháng 5/1979, hiện không chôn cất tại khu chôn cất của trại. Chúng tôi hoàn toàn tin vào nguồn thông tin này vì nó được ghi trên loại giấy vàng khè chỉ dùng trong thời bao cấp đó. Họ còn nói họ ủng hộ việc làm của chúng tôi ,nhưng họ không tin chúng tôi có thể tìm ra nơi chôn cất, vì cách trại Gia Trung trên 100km. Họ khuyên chúng tôi nên trở về và lấy ngày đó mà làm đám giỗ cho anh. Lúc đó, thú thật trong lòng tôi cảm thấy vô vọng và buồn vô cùng. (ngưng trích)

Cũng có kẻ mắc vào khóa lính,
Bỏ cửa nhà đi gánh việc quan,
Nước khe cơm vắt gian nan,
Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời.
Buổi chiến trận mạng người như rác,
Phận đã đành đạn lạc tên rơi.
Lập lòe ngọn lửa ma trơi,
Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương.
(NGUYỄN DU)

(Dưới đây là cuộc đối thoại giữa em tôi với những công an của phòng lưu trữ hồ sơ tại trại Gia Trung):

-CA: Chị tìm đến đây có việc gì không?
-T:   Tôi có người anh ruột sau 1975  đi tập trung cải tạo ở trại Hóc môn sau đó được chuyển về đây, năm 1979 vượt ngục bị bắn chết, tôi muốn trại cho tôi biết những thông tin về anh tôi mà trại đang lưu giữ.
-CA:  Từ đâu chị có nhưng thông tin này
-T: Tình cờ anh tôi nói chuyện với bạn bè, nghe được chuyện anh Hòa tôi nên dò hỏi
-CA: Những người hồi đó cải tạo ở đây, đến hạn được thả về sau này đi Mỹ cả rồi
-T: Tôi mong các anh tìm lại hồ sơ năm 1979 giúp tôi
-CA: Chị từ đâu đến?
-T: Tôi đến từ Huế và mong các anh hiểu cho nguyện vọng của gia đinh chúng tôi  là tìm được và mang hài cốt anh tôi về mà thôi
-CA: Anh của chị tên gì?
-T: Anh tôi tên Nguyễn văn Hòa, sinh năm 1954

Họ lôi ra xấp hồ sơ giấy vàng khè và cho biết:

-CA: Anh chị trốn trại ngày 12 tháng 4/1979, ngày 2 tháng 5/1979 bị bắn chết ở vùng biên giới VN-Cam puchia
-T: Các anh có biết đích xác nơi chôn anh tôi không?
-CA: Thường những người chết trong trại đều chôn ở đây, và chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho thân nhân di dời, trường hợp anh của chị chắc chôn trong rừng thì chúng tôi không biết.

Thấy tôi có vẻ buồn họ nói:
-CA: Chúng tôi khuyên gia đình nên trở về và lấy ngày 2 tháng 5/79 làm ngày giỗ cho anh ấy chứ chắc chắn không tìm được hài cốt đâu vì biên giới cách đây hơn 100km, mà đã sau 32 năm rồi!
-T: Có thể có ai đó trong các anh biết điều gì không?
-CA: Chúng tôi là lớp trẻ sau này nghe kể lại thôi!

Chợt nhớ ra điều gì, một công an nhấc máy điên thoại và gọi cho ai đó.
-CA: Tôi vừa gọi cho ông cán bộ hồi đó bị nhóm người này búa cho 6 búa nhưng không chết hiện vẫn còn đang công tác tại đây nhưng đang trong thời gian nghĩ phép, (may là ổng nghỉ phép chứ nếu không thì tôi là người nghe ổng chửi và có thể công viêc tìm kiếm chấm dứt ngang đây!), ổng nói hồi đó vết thương nặng, phải điều trị lâu nên ổng không biết.

Tôi không nói gì thêm.

-CA: Chị và gia đình nên về Huế và mỗi năm tới ngày kỵ giỗ cho anh ấy thôi, không nên tìm làm gì, sau mấy chục năm không còn chi để mà hận thù, nhưng chúng tôi không biết nên không thể giúp cho chị được.  (ngưng trích)

NHẬT KÝ HÀNH TRÌNH (TIẾP THEO)

... Khi chúng tôi vào một quán ăn nghèo nàn  trước mặt trại Gia Trung để ăn lót dạ và cúng cho anh tôi 1  bữa ăn sáng thì ông già chủ quán hỏi thăm, chúng tôi kể sơ cho ông nghe sự việc, ông ấy bảo hồi đó ông cùng vài người bạn đi khai thác gỗ  trong vùng đó, có nghe nói 1 toán 7 người vượt trại Gia Trung nhưng có 2 người bị bắn chết tai chỗ, những người còn lại chạy lên vùng thuộc đồn biên phòng 725 hiện giờ, sau đó bị du kich phát hiện bắn chết 2 người, còn mấy anh còn lại bị giải về trại Gia Trung. Lúc này thì tôi tin anh Hòa đang theo chúng tôi từng bước. Chúng tôi đã mời ông già này cùng lên xe đi chỉ đường cho chúng tôi và hứa sẽ hậu tạ nhưng không biết vì lý do gì ông ấy từ chối. Chính ông ấy cũng không tin chúng tôi tìm ra mộ vì đã hơn 30 năm giữa rừng núi, nếu họ đem xác về trại chôn thì trong hồ sơ trại đã có ghi. Thấy tội nghiệp cho chúng tôi ông đã chỉ đường cho chúng tôi lên biên giới. Lúc này chúng tôi quyết định dù thế nào cũng phải lên biên giới cho thỏa lòng, vậy là chúng tôi lên xe tiếp tục cuộc hành trình.

Đi dọc theo quốc lộ 19, đến đoạn rẽ vào đồn biên phòng chúng tôi bắt đầu gặp rắc rối vì khi chúng tôi hỏi đường dân đia phương, người thì nói không biết, người thì chỉ đường sai nên chúng tôi đã phải quay xe lui tới 7,8 lần trên đường rừng đất đỏ Ba zan. Nhìn rừng núi trùng trùng điệp điệp chúng tôi đã nản lòng vì giữa bạt ngàn rừng núi biết tìm anh tôi ở đâu??? (ngưng trích)

... Chúng tôi chỉ biết cầu nguyện anh Hòa nếu linh thiêng hãy phù hộ cho chị em chúng tôi tìm được anh ấy, cuối cùng, chúng tôi dừng lại hỏi một cậu thanh niên, may mắn thay, cậu ta nói đang trên đường đến đồn Biên phòng 725 và tình nguyện làm người dẫn đường. Lời cầu nguyện của chung tôi đã được đáp ứng!

Đi khoảng hơn 5km cậu ta dừng lại nói đã đến nơi cậu ta muốn đến và chỉ cho chúng tôi tiền trạm của đồn biên phòng cách đó không xa, lúc đó là 12g trưa ngày 10 tháng 8. Thường thì ít khi có mặt đồn trưởng ở đó, nhưng may mắn cho chúng tôi là sáng nay đồn có việc họp và họ mới ăn cơm xong, họ tiếp đãi chúng tôi tốt và hỏi chúng tôi có việc gì mà đến tận đây, sau khi nghe tôi nói rõ sự tình, ông đồn trưởng đã gọi điện cho ông cựu đồn trưởng hỏi xem có nghe hoặc biết về trường hợp của anh Hòa không? Ông ấy nói có biết và nói rõ là bị bắn tại đây (hồi đó đây gọi là làng Bò vì người dân tộc nuôi rất nhiều bò) còn nói gia đình nên dừng lại tìm kiếm ở đây không nên lên tận đồn biên phòng trên biên giới. Ông còn cho biết tên của những du kích và công an xã hồi đó trực tiếp tham gia vụ việc này. Giờ thì chúng tôi có quyền hy vọng sẽ tìm được anh tôi!

Ông đồn trưởng mời chúng tôi nghỉ ngơi ,biết chúng tôi đường xa tới và đây là vùng giáp biên giới, không ai lui tới làm gì nên không  có quán ăn dọc đường, ông đã lệnh cho những người dưới quyền nấu cơm cho chúng tôi ăn. V́ lúc này là giữa trưa nên ổng hẹn sẽ dẫn chúng tôi đi gặp những người có liên quan vào lúc gần 2g chiều. Đây là địa phận thuộc huyện Đức Cơ, xã Ia Pnôn.

Khi chúng tôi ăn cơm xong (khoảng gần 2g ) ông nói vì đường khó đi  mà ổng lại đi xe máy nên chỉ chở được 1 người đi gặp các người đó, chúng tôi hội ý nhanh và quyết định sẽ để chồng tôi đi cùng, chị em tôi lại một lần nữa khấn nguyện với anh Hòa. Chúng tôi ngồi chờ mà lòng hồi hộp,  bồn chồn không thể tả, thương cho anh tôi hơn 20 ngày đêm băng rừng vượt suối khổ sở biết nhường nào để rồi kết cục là phơi xác giữa rừng cách quê hương gần ngàn cây số! (ngưng trích)

...Chúng tôi lên xe đến gặp những người đó, đối mặt với những người từng truy sát anh tôi ... (ngưng trích)

(Trên đường đi của gia đình lên Gia Lai, anh Sơn gọi phone nhắc tôi về anh Giám, nếu tìm ra Hòa thì bốc luôn anh Giám về, tôi nghĩ tại sao không???, cũng là anh em cả, tôi vội điện cho em tôi nói rõ ý tôi về Giám, và dứt khoát phải đem Giám về, hoặc cả hai, hoặc không có ai) .

.... Bọn họ kể, anh Giám ( họ không biết tên), bị bắn chết chôn trong rẫy cao su, còn anh Hòa (họ nói cao hơn anh Giám) chôn ở gần đây.Và họ dẫn chúng tôi đến nơi chôn anh ấy, đó là khu nhà mồ của dân tộc thiểu số Gia rây và Ê đê (gọi là nhà mồ nhưng chỉ là những căn nhà nhỏ tồi tàn trong đó có quan tài để nổi lên trên hoặc chỉ là những cái chum) anh tôi nằm trong lùm cây um tùm, thấy mà xót xa quá!!! Chúng tôi thắp hương nơi anh tôi nằm xuống rồi về lại tiền trạm của đồn biên phòng 725.

Từ lúc này trở về sau chúng tôi đã gặp không  biết bao nhiêu cản trở. Đồn biên phòng nói họ rất muốn giúp đỡ chúng tôi nhưng đây thuộc đia phận của xã quản lý, chúng tôi phải xin phép xã mới được bốc mộ, chúng tôi lại cử chồng tôi vào ủy ban xã xin giấy phép, ban đầu họ đồng ý cho chúng tôi bốc mộ, với điều kiện, phải có từ 3 đến 4 người làm chứng đây đúng  là nơi chôn anh ,chúng tôi đã mời đủ 3 người, thế nhưng sau khi nghe ý kiến của trưởng công an xã thì ủy ban xã  lại đổi ý, lý luận rằng: chúng tôi tới đây mà không vào ngay ủy ban, số là khi chúng tôi đang ở trong tiền trạm đồn 725 thì ông ta đang ăn nhậu ở nhà bên cạnh, ông ta vu khống đồn biên phong đào được vàng mà giữ lại ăn môt mình, còn tay bí thư đảng thì nói thẳng “thằng này dân ác ôn không cho dời”, rồi áp lực lên một dân bản làm ông này từ chối không làm chứng nữa vì sợ, dù trước đó bác này rất nhiệt tình. Chúng tôi lo và buồn, nghĩ không lẽ đã đến đây mà lại về tay không? Khi chúng tôi khẩn khoản xin thì ủy ban hẹn mai sáng trở lên đây họ sẽ giải quyết kèm theo điều kiện phải có những người làm chứng, chứng minh đó là mộ của anh tôi.

Tôi nói cứng với họ: Nếu ngày mai chúng tôi quay trở lại mà các anh không giải quyết thì chúng tôi đành gởi anh tôi lại, chỉ xin một nắm đất về thờ thôi vì dù sao chúng tôi cũng đã mang linh hồn của anh tôi về với tổ tiên rồi!. Nói thì nói thế nhưng ruột gan chúng tôi như lửa đốt, lại cầu nguyện anh Hòa giúp cho mọi chuyện thuận buồm xuôi gió.

Những chức sắc ở đây ai cũng nói nơi anh tôi nằm là  khu nhà mồ nên rất khó cho việc bốc mộ, nếu trong khi bốc mà đụng phải xương cốt của người làng thì phải nộp phạt trâu trắng trâu đen gì đó cho làng, ủy ban lại nói lỡ sau này trong thôn bản có người đau ốm họ cũng sẽ bị làng phạt vạ y như thế. Chúng tôi chưa bao giờ gặp những luật lệ như thế này nên ai cũng rất lo lắng, trời đã về chiều, đồn biên phòng khuyên chúng tôi nên trở về huyện Đức Cơ tìm nơi trọ, sáng mai lên đây tính sau, họ còn nói nếu dân làng không cho phép họ sẽ giúp chung tôi bốc vào ban đêm (dân làng ở đây chiều lại tu tập nhau uống rượu cần, tối 9g là không ai ra đường nữa). (ngưng trích)

(Khi nghe về chuyện bốc lén vào ban đêm, tôi đã gọi về cản ngăn, vì tôi nghĩ rằng đã hiên ngang thì mãi mãi hiên ngang, tại sao lại làm lén, không cho bốc thì về, cát bụi rồi cũng về với cát bụi, và tôi gởi email tâm sự cùng các anh Hùng, Hiếu và Sơn, lúc này bạn đồng hành của tôi là các anh, lại nữa, đêm hôm tăm tối, ai biết chuyện gì sẽ xảy ra).

...Trở về huyện Đức Cơ với tâm trang rối bời, chúng tôi không ai ngủ được, nhưng ai cũng nghĩ phải cố đem hai anh về ( lúc đi anh Thuận có dặn cố gắng đem anh Giám về vì anh ấy không có người thân). Mọi người cố tìm cho được phương án tối ưu, phân tích nguyên nhân tại sao không được dời mộ? Có thể có những luật bất thành văn chăng? Chắc chắn không phải do không được phép vì những đối xử đúng mực của trại Gia Trung và đồn Biên Phòng đã chứng minh điều đó. Điều cũng rất may là chiều tối đó chúng tôi đã tìm được sự cam đoan và lời hứa của các già làng và một số niên lão: xác định và làm chứng cho sự việc anh tôi bị bắn và địa điểm chôn anh tôi. Đây là tia sáng giúp chúng tôi có hy vọng.

11/8/2010

Sau một đêm không ngủ, lại cùng nhau lên xã Iapnôn. Do đáp ứng đủ yêu cầu của xã về nhân chứng và do những người dân tộc có chôn người thân trong khu vực đó đến xác nhận nơi anh tôi nằm không dính dáng gì đến xương cốt người thân của họ (có một bà già ra chỉ nơi chôn chồng bà nằm cách anh tôi chừng 1,5 m). Nên xã đã đồng ý bằng miệng cho chúng tôi đi xác định nơi chôn anh tôi thông qua du kích xã, (toàn là người dân tộc), đến phát dọn cây rừng cho chúng tôi dưới sự chứng giám của các già làng và niên lão với điều kiên phải trả thù lao cho họ. Còn chuyện bốc mộ phải thỏa mãn một số điều kiện khác.

Xã Ia Pnôn

Khi vùng anh tôi nằm đã dọn sạch cây cỏ, đoàn chúng tôi bắt đầu tham gia xác định phạm vi khuôn đất có hài cốt anh tôi để chuẩn bị cho việc tìm kiếm tiếp theo. Nhờ sự chỉ dẫn chính xác của các già làng và dân quân thời đó mà việc xác định mộ của chúng tôi tiến triển thuận lợi chỉ gói gọn trong một diện tích rất nhỏ khoảng 2m2. Đây là tiền đề vô cùng quan trọng và dễ dàng cho chúng tôi tìm thấy xác anh tôi sau này.

Lúc này xuất hiện một rào cản khác, già làng đưa ra điều kiện để hốt xác anh tôi về là 10.000.000 đồng / mộ và phải đi vòng đường núi không được qua làng (chi tiết này chúng tôi có ghi âm lại, đó là trao đổi của các nhà “ngoại cảm”  và các già làng). Chúng tôi phải chấp nhận, dù chúng tôi phải cần kiệm từng đồng trong sinh hoạt và thể lực kiệt quệ. Lúc này chúng tôi mới thấy rõ dân ở đây không đơn giản như chúng tôi đã nghĩ, họ bắt đầu lộ rõ bản chất! Nhưng chính vì họ gây khó khăn cho chúng tôi như thế nên chúng tôi quyết tâm bằng mọi giá phải đưa các anh về, không thể để các anh sống nơi chốn hoang sơ thêm một ngày nào nữa. Việc bốc mộ bây giờ không chỉ phụ thuộc vào chính quyền mà còn bị ràng buộc bởi hủ tục của người dân tộc.

Xong việc xác định mộ anh Hòa, chúng tôi lên xe đi tìm nơi anh Giám nằm, con đường chung tôi sắp đi là đường rừng mà dân bản men theo đó để đi làm nương làm rẫy, rất hẹp! Nhìn con đường trước mặt, chúng tôi ai cũng lo lắng ra mặt, may mắn chiếc xe chúng tôi thuê thuộc dạng xe leo địa hình và cháu Lộc tài xế lại thuộc hàng cao thủ. Xe nhích lên từng bước vì đường lầy lội sau cơn mưa, thêm vào đó lại gập ghềnh, cây cối hai bên lại vươn ra vì thế hai cháu Bo và Lộc phải thay phiên nhau xuống chặt bớt nhánh cây để xe có thể trườn vào, đi khoản nữa giờ thì đến rẫy cao su mà các già làng nói là nơi chôn anh Giám, muốn lên rẫy phải chui qua bụi rậm leo qua con hào nhỏ rồi vào rẫy, đây là rẫy cao su của một người dân tộc tên là Gian, anh ta người bản khác tới đây bị bắt rể (cưới vợ), ở đây vẫn còn theo chế độ mẫu hệ nên anh ta phải ở nhà vợ, cha vợ anh ta lúc con sống đã chứng kiến việc chôn anh Giám. Đến nơi các già làng chỉ chúng tôi thấy toàn là cao su trồng mỗi cây cách nhau 2m, anh Giám được chôn dưới 1 gốc cây cao su, người dân ở đây nói không hy vọng tìm thấy xác anh vì mỗi năm mỗi cày xới, tội cho anh quá! Chúng tôi thắp cho anh nén nhang sau 32 năm nằm yên nơi rừng thiêng nước độc. Dù thế nào chúng tôi cũng  vô cùng biết ơn các già làng, nhờ họ mà việc xác định vị trí anh Giám nằm không khó lắm. Lúc đó đã hơn 12g trưa chúng tôi cùng nhau trở về huyện Đức cơ và hẹn 2g chiều sẽ lên lại bàn với xã những việc cụ thể để mai sáng lên bốc mộ.

Chiều 11/8/2010

Trên đường về Đức Cơ, chúng tôi suy tính thiệt hơn, làm thế nào để có thể bốc được mộ của cả 2 anh được trọn vẹn, giảm chi phí và phiền hà. Thực tế lúc này những thành viên gia đình muốn có tiền để đáp ứng tất cả đòi hỏi nhưng lực bất tòng tâm.

Chiều đó những người bốc mộ đề xuất bốc mộ anh Giám trước, vì anh ở xa các cơ quan chính quyền và dân cư. Họ nói sẽ bốc mộ anh Giám cho vào ba lô mang về, ngày mai chỉ bốc mộ anh Hòa rồi về luôn. Không hiểu sao lúc này tôi thấy không an tâm về việc làm của họ, nhưng tôi không ngăn cản vì anh tôi ở xa gọi về nói hãy làm theo lời họ sẽ có kết quả. 

 Khoảng 5 giờ chiều chúng tôi thực hiện phương án này, chồng tôi cùng cháu Bo và cháu Lộc thay phiên nhau đào, người anh đầu đàn của chúng tôi bị sốt ngã nước không thể đi nên phải nằm lại nhà trọ.

Sự việc đến đây xảy ra nhiều rắc rối với dân bản và kế hoạch bốc mộ chút nữa đổ vỡ hoàn toàn.

Lúc chúng tôi đào đất trên mộ anh Giám là lúc những người dân tộc trên đường từ nương rẫy về sau một ngày làm việc, thấy lạ ai cũng đúng lại nhìn, không may cho chúng tôi là Gian chủ rẫy cũng là một người trong số đó, hắn hỏi chúng tôi làm gì, sau khi biết chúng tôi muốn đào đât lên tìm hài cốt hắn cố tình cản trở, sau một hồi điều đình, hắn ngã giá và để được tiếp tục công việc chúng tôi phải đền cho hắn 1triệu đồng/cây, may mà trên mộ anh Giám chỉ có một cây cao su!! Tưởng là không còn gì phải lo chúng tôi tiếp tục công việc dỡ dang, bây giờ là 6g chiều, trời bắt đầu tối dần, các nhà “ngoại cảm” vẫn chưa thấy được hài cốt của anh Giám. Chúng tôi ai cũng nôn nóng vì trời tối phải dùng đèn pin soi mà vẫn chỉ thấy mọi vật mờ mờ. Đang tiếp tuc công việc thì bất ngờ một đoàn già làng kéo đến với những bộ dạng hung hãn, thì ra tên Gian sau khi lấy tiền đền bù đã chạy về làng khoe và sự việc tới tai các già làng, họ sợ nếu bốc được mộ anh Giám rồi chúng tôi sẽ không chung cho họ đủ số tiền như đã hứa nên buộc chúng tôi ngay bây giờ phải ứng trước cho họ 50% số tiền đó, đồng thời họ bắt buộc chúng tôi phải dừng ngay lại. Quả thật chúng tôi rất sợ ! Họ trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ riêng của bộ tộc họ nên chúng tôi hoàn toàn không hiểu gì, bóng tối thì gần như bao phủ cả khu rừng. Buộc lòng chúng tôi phải đưa tiền cho họ và thất thểu ra về, (có môt tên trong số đó kéo tay tôi vòi tiền riêng nhưng tôi không cho, chúng tôi đã ghi hình khuôn mặt hắn nhưng rất tiếc máy ảnh đã bị  trấn lột).(ngưng trích)

Bây giờ chúng tôi thực sự khủng hoảng, không biết ngày mai có bốc được mộ các anh không? Bọn họ sẽ còn bày ra những trò gì nữa để moi tiền của chúng tôi, tiền chúng tôi mang đi đã gần cạn ,vợ chồng tôi đã gọi điện cho người quen để vay mượn thêm. (ngưng trích)

Về tới nhà trọ cũng gần 12g đêm. Không ai trong số anh chị em chúng tôi ngủ được, càng bàn bạc chúng tôi càng bế tắc, họ ở trong bóng tối còn chúng tôi ở ngoài ánh sáng, họ có thể hại chúng tôi bất cứ lúc nào nếu họ muốn. Càng nghĩ chúng tôi càng thương cho các anh tôi, thương anh tôi quá! Tôi không dám nghĩ tiếp nữa. Ngày mai sẽ ra sao đây? Chỉ biết cầu nguyện và cầu nguyện: Anh Hòa linh thiêng chứng giám, nếu anh muốn về bên ba mẹ tổ tiên hãy giúp cho chị em thoát khỏi vòng vây này. Ba mạ ơi, phù hộ cho chúng con, đây có lẽ là cơ hội cuối cùng anh chị em chúng con có thể đoàn tụ bên nhau dù kẻ âm người dương. Khó khăn và gian khổ, chúng con phải làm sao đây????

12/8/2010

            Một đêm ngủ dật dờ đầy ác mộng, đến 4giờ kém 15, chúng tôi sửa soạn cho chuyến cuối cùng tới bản làng Ia Pnôn, (hy vọng sẽ là chuyến cuối cùng!!!). Nào rựa, nào cuốc, nào xẻng......, chúng tôi còn cho vào ba lô cả mùng và chăn mỏng đề phòng khi phải ở lại rừng ban đêm, có cả dụng cụ y tế dùng để cứu thương tại chổ, chúng tôi bàn bạc kỹ để có thể ứng phó bất cứ khó khăn nào. Khi đã sẵn sàng mọi thứ chúng tôi lên đường, đến Iapnôn chỉ mới 5g30, đợi tới 6g cũng chẳng thấy bóng dáng ai, (trong khi họ hẹn sáng 6g lên đây sẽ có tất cả các bên chứng kiến để chúng tôi bốc mộ). Anh D ở đồn biên phòng phải chạy xe máy đến nhà các già làng kêu họ đến, lần lượt bên ủy ban xã, công an xã cũng có mặt đông đủ. Đến 6g30 chúng tôi tiến hành bốc mộ anh Hòa. Chúng tôi lòng hồi hộp và khấn nguyện Trời Phật, cầu mong anh Hòa chỉ đường cho chị em tôi. Đây là vùng đất đồi dốc thoai thoải, qua bao nhiêu năm mưa gió xói mòn, biết là tập quán ở đây chôn người rất cạn nên chúng tôi rất cẩn thận khi đào bới đất, khi đào xuống độ sâu khoảng 20cm thì dùng bay cào nhẹ và trời ơi! Chúng tôi thấy anh nằm đó với thân hình co quắp, không thể ngăn được nước mắt chị em tôi cứ thế tuôn trào, (bây giờ đây khi ngồi viết những dòng này tôi để cho nươc mắt tự do rơi).

Tại phần thân thể anh tôi đất đổi màu đen khác với chung quanh và trũng xuống thấp hơn mặt đất quanh đó, (tiếc là hình ảnh tư liệu quí giá đã không còn), do vậy hiện nguyên hình người nằm đó khố đau! Chị em tôi như bị ai đó xé nát tâm can, có ai hiểu cho chị em tôi khi đối mặt với thưc tế chua xót này! Trước đó người chứng kiến viêc chôn anh tôi nói có gói anh trong bọc ni lông, nhưng té ra chỉ là nói để lập công, mấy hôm nay chúng tôi hy vọng sẽ còn xương cốt của anh ấy dựa vào lời nói đó. Bây giờ khi sư thật đã rõ ràng, họ lại nói người dân tộc rất sợ mọi chuyện liên quan đến người chết nên họ không chôn, bộ đội biên phòng chôn nhưng lúc đó còn quá nghèo nàn lạc hậu không có cái ăn làm gì có bao ni lông mà chôn. Nhận định của tôi là lúc đó họ hất anh tôi vào chỗ trũng rồi lấp đất lên cho có vậy thôi.
          
Bây giờ là công việc của “các nhà ngoại cảm” (hay là các nhà bốc mộ???) chúng tôi đề nghị họ hốt tất cả đất thuộc phần thân thể anh tôi, tất cả đất đen, duy nhất ở vùng cổ còn lại một mảnh xương, âu đó cũng là di vật cuối cùng anh để lại cho gia đình và an ủi chúng tôi đã dấn mình vào chốn hiểm nguy mang anh về với tiên tổ và bây giờ tôi có quyền tin ba mạ tôi đang ngậm cười nơi chín suối.( ngưng trích)

Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người.
Hương khói đã không nơi nương tựa,
Hồn mồ côi lần lữa đêm đen,
Còn chi ai quí ai hèn,
Còn chi mà nói ai hiền ai ngu?
(NGUYỄN DU)
         
Bây giờ từng phần thân xác anh Hòa đã được chúng tôi bọc cẩn thận trong giấy điều, (môt loại giấy  màu đỏ chỉ dùng cho các nghi thức cúng kiến), bên ngoài chúng tôi bọc thêm một chiếc áo mưa mới, rồi cho vào ba lô.

Theo thỏa thuận của bản làng và gia đình thì khi bốc xong mộ muốn đi ra khỏi làng chúng tôi không được phép mang hài cốt đi qua cổng làng, mà phải men theo đường rừng khoảng 3km có dân bản dẫn đường. Cháu Bo được phân công cõng cậu ra đường cái. Để tránh tình huống xấu xảy ra, chúng tôi phải nhờ người quen là bộ đội biên phòng bảo vệ trên đường đi. Khi Bo khởi hành cũng là lúc nhóm người còn lại sẽ lên mộ anh Giám tiếp tục công việc đã bỏ dở hôm trước.
           
Lúc này chúng tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm, không giao ngay số tiền còn lại và tiền dẫn đường cho họ vì có người có thiện cảm với chúng tôi cho biết: “trên đường đi họ có thể xúi những làng xung quanh chận đường để làm tiền chúng tôi, hay đòi thêm tiền...”.
           
Ở mộ anh Giám công việc có phần nhẹ hơn, vì phần lớn lớp đất trên mặt đã được lấy hết từ chiều ngày 11/8. Chỉ cần tách thêm lớp rất mỏng là đã phát hiện được hình hài anh. Điều thương tâm đối với anh Giám là thân xác không còn nguyên vẹn như trường hợp anh Hòa. Chúng tôi cố gắng lấy tất cả gì phát hiện lúc đó. Lý do: vùng chôn anh là vùng đất canh tác, người ta đã đào xới để trồng cao su. Không như anh Hòa chỉ cần đào sâu 20cm, anh Giám thì chúng tôi phải đào đến độ sâu gần 70cm mới gặp được anh. Thế nằm của anh là nghiêng nghiêng không có gì bao bọc xung quanh, chúng tôi ai cũng chạnh lòng, số phận các anh thật khổ, anh chỉ còn là những nắm đất mà thôi!

Có lẽ tìm được các anh là một huyền thoại, không thể không có sự giúp đỡ, sự linh thiêng, che chở và phò trợ của các anh thì đố ai làm được?. Xin cầu nguyện chư thiên phò hộ độ trì các anh chóng siêu thoát, xin các anh tha tội cho chúng tôi những thiếu sót có thể có, vì chúng tôi đã làm hết khả năng của mình với lòng trân trọng nhất. Như lúc bốc mộ anh Giám, chúng tôi đã cầu nguyện được xin được phép xem anh như là anh em ruột thịt của chúng tôi vì anh là bạn đồng sinh đồng tử của anh tôi.

Cũng như anh Hòa tôi, thân xác anh Giám được chúng tôi tiến hành cẩn trọng từng bước như anh Hòa, tuy nhiên khối lượng bốc ít hơn vì lý do như đã nói ở trên. Anh Giám cũng được chuyển bằng đường rừng, theo một hướng khác, bằng cách như anh Hòa nhưng chỉ ra khỏi địa phận của làng thì người dẫn đường không chịu đi tiếp, lần này các anh biên phòng lại giúp chúng tôi làm người dẫn đường đưa hài cốt anh Giám đi tiếp ra đến nơi anh Hòa đang đợi!

Quan đã được chuẩn bị sẵn, chúng tôi đến một bãi đất trống để tẩm liệm cho hai anh, chúng tôi không cầm được nước mắt khi nhìn hình hài của hai anh bây giờ chỉ gói gọn trong hai quan tài nhỏ. Sau khi bày lễ vật cúng thổ thần để xin phép được đưa 2 anh về, gia đình chúng tôi gồm 5 người lên xe chở quan để khởi hành ra khỏi vùng đất hắc ám này nhanh nhất. (ngưng trích)

NGÔI NHÀ MỚI DÀNH CHO HAI NGƯỜI CON XỨ HUẾ



Nước mắt tôi chạy quanh, khi tôi viết bài này, tôi cũng không cầm được nước mắt, đời em tôi khi sống cũng khổ cực vì nhà nghèo, khi chết cũng đau đớn không kém, và tôi đã làm bài thơ này cho em tôi, trong nỗi đau cùng cực của tôi

Em tôi

Người chiến sĩ năm xưa,
Một người tù không tội
Ba mươi ba năm nằm lại
Làm phân bón cỏ cây

Co quắp, lạnh giá đêm cùng ngày
Một giấc ngủ, không an bình cùng giun dế
Trên thân thể em, phủ cây và rễ
Làm thế nào ủ ấm suốt mùa đông

Trên thân thể em, ba tấc đất lạnh lùng
Làm sao em chịu được với mùa hè oi bức
Thân chiến sĩ nào xá gì cùng cực
Chí anh hùng đâu nệ cảnh gian nguy

Sống hiên ngang, chọn chết hiên ngang
Và em chọn hy sinh, chọn đường vượt thoát
Và em chọn, giấc ngủ dài không bóng mát
Không ấm mình trong tay ấp mẹ cha

Quân thù vùi xác em dưới gốc cây già
Bắt cỏ cây phải thành da ngựa
Giấc ngủ em không còn bình yên được nữa
Khi thanh bình em chưa thấy trên quê hương

Khi lòng thù không buông tha em
Đọa đày em trong ngục tù giun dế
Em nằm, trong hằn học của người trần thế
Không lòng nhân, dù miếng vải quanh thân

Bây giờ, em ngủ, trong tiǹh thân
Tình đồng đội, nghĩa anh em đằm thắm
Hãy mỉm cười đi em
Mỉm cười đi, vì bạn bè trông vọng

Lúc này gia đình chúng tôi không còn bị làm khó bởi địa phương nữa, mà lại bị làm khó bởi những người tự xưng là đại diện cho thế giới bên kia, nhưng dù sao tôi cũng cám ơn họ, vì dựa vào họ mà tôi tự xây dựng niềm tin, và tôi quyết liệt không cho ai xâm phạm niềm tin của tôi, đây cũng là một yếu tố để tạo nên thành công trong trường hợp này.

Tôi yêu cầu gia đình đặt hai vòng hoa thương tưởng đến hai chiến sĩ trong lòng chúng tôi, những đồng đội một thời kiêu hãnh, những đồng tù một thời gian khó, bây giờ kẻ còn người mất, nắm bụi trần đã yên nghỉ trên quê hương, nhưng lòng người viễn xứ vẫn mãi xót xa cho người phận bạc, thôi cũng một kiếp người, cầu mong bạn và em sớm siêu thoát, bạn bè xa gần hàng năm vẫn cúng giỗ đúng ngày, với niềm thương mến vô biên cho bạn và em, xin cám ơn những người bạn này với lòng kính trọng của tôi.

Gia đình tôi theo đạo Phật, chúng tôi làm lễ an táng theo nghi thức Phật Giáo, chúng tôi không biết tôn giáo của anh Giám, coi anh như là anh em trong nhà, lúc đầu không biết họ của Giám, gia đình định cho anh theo họ Nguyễn, may mà được xác nhận mới giữ họ Trần, mong chị Trần Ngọc Anh khi đọc những dòng chữ này thì liên lạc với tôi để biết hiện giờ anh ấy đang nằm đâu, chúng tôi đã làm bia mộ cho hai đồng đội, đẹp đẽ, khang trang.


Giữa gió núi mây ngàn bên bờ sông Hương núi Ngự, bên cạnh tiếng chuông chùa ngân nga, ngày đêm nghe câu kinh tiếng kệ mà vui với cảnh bồng lai, khi chết đã đau đớn tột cùng, 32 năm trả nợ núi sông, bây giờ an bình yên nghỉ,

Phật hữu tình từ bi phổ độ
Chớ ngại rằng có có không không.
Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng
Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài.
(NGUYỄN DU)

....Nhìn hai ngôi mộ song hành bên nhau trong khu mộ gia đình, lòng tôi đã hoàn toàn thanh thản, lần đầu tiên trong đời, tôi không còn gì để băn khoăn.

Người Việt Nam chúng ta mồ mả là điều vô cùng thiêng liêng, thể hiện sự kính trọng, tình thương, công ơn ... đối với người đã chết. Đây là tình cảm trước tiên của những người trong gia đình, bạn bè thân hữu đối với người ở bên kia thế giới. Đây cũng là điều tôi trăn trở, cố nén nỗi đau thương mất mát để quyết định  bằng mọi giá phải tìm cho ra đống tro tàn anh tôi, nằm yên dưới lòng đất sau hơn 30 năm. Cũng mong làm thỏa lòng phần nào tình thương, quan tâm của bạn bè anh tôi. (tâm sự của em tôi)



Tôi cho làm hai tấm bia thật đẹp cho hai đồng đội của mình với lòng trân kính và thương yêu, tôi tự hài lòng với chính tôi  và các bạn tôi, những ai cùng quan tâm tới hai bạn cũng đã hài lòng. Tất cả chúng ta đã làm tròn trách nhiệm với đồng đội, với những người anh em vắn số, hảy cùng tôi rót ly rượu mời dù muộn đến 32 năm


Câu chuyện chưa dừng ở đây, chúng tôi thật sự ‘sốc’ khi hay tin thi hài của Quốc vẫn còn nằm trong khu mộ tù Cải Tạo Gia Trung, việc bốc mộ Quốc rất dễ mà gia đình Quốc không làm, giấy báo tử đã về sau đó 4 năm (1983) tôi mạo muội bảo em tôi đưa di ảnh của Quốc vào chùa bên cạnh Hòa và Giám, lấy ngày Quốc chết làm ngày giỗ chung, vì tôi nghĩ rằng Quốc đã liều mình chết thay cho bạn, một hành động cao cả mà tôi phải biết ơn, chắc hương hồn Hòa và Giám cũng đồng ý như thế.



Thương thay

Khi sao đông đúc vui cười,
Mà khi nhắm mắt không người nhặt xương.
Đau đớn nhẽ không hương không khói,
Hồn ngẩn ngơ dòng suối rừng sim.
(NGUYỄN DU)

Và xót xa thay

Kẻ thân thích vắng sau vắng trước
Biết lấy ai bát nước nén nhang?
Cô hồn thất thểu dọc ngang,
Nặng oan khôn nhẽ tìm đường hóa sinh.
Khi thất thế tên rơi đạn lạc,
Bãi sa trường thịt nát máu rơi,
Mênh mông góc bể chân trời,
Nắm xương vô chủ biết rơi chốn nào?
(NGUYỄN DU)

Và khốn khổ thay

Trời thăm thẳm mưa gào gió thét,
Khí âm huyền mờ mịt trước sau,
Ngàn mây nội cỏ rầu rầu,
Nào đâu điếu tế, nào đâu chưng thường?
(NGUYỄN DU)

Bài viết này có thể làm buồn lòng, ân hận, đau đớn cho người đọc. Những tâm trạng này là ngoài ý muốn của tôi. Xin khép lại câu chuyện đau buồn này vào dĩ vãng, cầu mong người đi vào chốn bồng lai tiên cảnh, người còn bớt đi những nỗi đau trần thế.

Chào thân ái
Nguyễn Văn Thuận

No comments:

Post a Comment