Thursday, March 13, 2014

Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị

TONG CUC CHIEN TRANH CHINH TRI

Xem thêm chi tiết BTTM.

Tháng 11/1964, Bộ Quốc phòng VNCH thành lập Tổng Cục Chiến tranh Chính trị, bao gồm 5 Cục: Chính huấn, Tâm lý chiến, Xã hội, An ninh Quân đội và Quân tiếp vụ (sau thuộc Tổng Cục Tiếp vận).

Cục Chính huấn để tác động tinh thần và khơi dậy lòng yêu nước của binh sĩ. Cục có một trung tâm huấn luyện và nhiều toán Công tác Chính huấn giáo dục binh sĩ qua các chương trình sinh hoạt vừa học tập vừa văn nghệ gọn nhẹ.

Cục Tâm lý chiến đảm trách tuyên truyền hướng về địch và công tác dân vận. Ngoài ra, Cục Tâm lý chiến còn có những công tác báo chí, văn nghệ nhằm giải trí cho quân nhân. Cục cũng có một Biệt đoàn Văn nghệ Trung ương với hàng trăm nghệ sĩ động viên. Sau 1970, Hội Hướng đạo Quân đội, hậu thân của Liên đoàn Thiếu nhi Quân đội thuộc Cục Xã hội, được thành lập và đặc trách bởi Cục Tâm lý chiến.

Cục Xã hội trách nhiệm săn sóc gia đình binh sĩ về gia cư, trường học và y tế. Cục có một trường Nữ Trợ tá Xã hội đào tạo các nữ sĩ quan và hạ sĩ quan chăm lo đời sống gia đình binh sĩ tại các khu gia binh. Họ cũng thăm viếng ủy lạo thương bệnh binh tại các Quân y viện và chăm lo gia đình tử sĩ. Đồng thời Cục Xã hội xin Bộ Giáo dục và Thanh niên cho phép thành lập các trường trung tiểu học Văn hoá Quân đội theo quy chế công lập, để cho con em quân nhân theo học mà không phải thi tuyển cũng như phải đóng học phí như các trường tư thục. Ngoài ra, Cục Xã hội còn quản lý các Nha Tuyên úy Công giáo, Phật giáo và Tin lành.

Cục An ninh Quân đội lo phần phản gián và an ninh nội bộ các đơn vị. Dù trực thuộc Tổng Cục CTCT, Cục An ninh Quân đội hoạt động độc lập có nhiệm vụ ngăn ngừa sự xâm nhập của địch vào hàng ngũ mình.

Cục Quân tiếp vụ cung cấp cho quân nhân hàng hóa nhu yếu phẩm miễn thuế. Tùy theo gia cảnh, mỗi quân nhân hàng tháng mua số lượng thuốc lá, sữa, đường, vật dụng gia đình, v.v. với giá chỉ bằng 30% đến 60% giá thị trường.

Ðể huấn luyện và đào tạo cán bộ, Tổng Cục CTCT có một trường Ðại học Chiến tranh Chính trị. Trường được thành lập năm 1966 khi các cấp lãnh đạo nhận thức nhu cầu cấp bách phải đào tạo một lớp sĩ quan để đảm trách hữu hiệu các hoạt động CTCT tại các đơn vị. Trước đó đã có Trung tâm Huấn luyện Cán bộ CTCT để đào tạo cán bộ từ các quân nhân tại ngũ.
Trường Ðại Học CTCT tuyển thanh niên có bằng tú tài qua một kỳ thi tuyển. Những thanh niên này phải qua một chương trình huấn luyện 2 năm để trở thành thiếu úy hiện dịch trong quân lực. Chương trình học nhấn mạnh về khoa học xã hội và chính trị. Sinh viên theo học quân sự hàng năm tại trường Võ bị Quốc gia Ðà Lạt để có thể trở thành một trung đội trưởng bộ binh và ít nhiều về chiến thuật cấp đại đội. Họ nghiên cứu học thuyết Mác Xít, chủ nghĩa Cộng sản, lịch sử chiến tranh cận đại và các kỹ thuật CTCT. Sau khi tốt nghiệp, các tân sĩ quan được bổ nhiệm làm đại đội phó các đơn vị chiến đấu, hay trưởng ban CTCT tại các chi khu. Về mặt tổ chức thì mỗi quân khu có một tiểu đoàn CTCT, mỗi tiểu khu hay sư đoàn bộ binh có một đại đội CTCT. Khóa sĩ quan CTCT đầu tiên tốt nghiệp vào tháng 5/1969. Sau đó là 5 khóa nữa cho đến ngày 30 tháng 4/1975, mỗi khóa khoảng 200 sĩ quan.

Có nhiều thành tựu đáng kể từ khi thành lập Tổng Cục CTCT. Các đơn vị Địa phương quân và Nghĩa quân hoạt động hữu hiệu hơn trong các chiến dịch bình định nhằm quét sạch hạ tầng cơ sở của Cộng quân. Cũng nhờ có chương trình Chiêu hồi, QLVNCH đã học được thêm nhiều điều từ các hồi chánh viên nguyên là cán bộ tình báo hay chính trị cao cấp trong Quân đội CSBV. Nhờ công sức của các sĩ quan CTCT, các đơn vị bộ binh được rảnh tay trong công tác lãnh thổ để tham dự vào các chiến dịch hành quân lớn. Tuy vậy, thiếu thốn tài chánh khiến cho Tổng Cục CTCT đã không có đủ tài khoản để điều hành. Tổng Cục CTCT phải dùng tiền viện trợ dành cho Cục Tâm lý chiến để trang trải hoạt động cho toàn Tổng Cục. Ðiều này làm cho ngành Chiến tranh Chính trị QLVNCH trở nên yếu kém so với các ngành khác, và cản trở thực thi những dự án quan trọng.

● Chính sách Chiêu hồi là chương trình quốc sách đặt ra từ Đệ nhất Cộng hòa nhằm tạo cơ hội cho cán binh Cộng sản lầm đường lạc lối trở về với chính nghĩa quốc gia. Một thành quả nổi tiếng của chính sách Chiêu hồi là sự hồi chánh tập thể của Trung đoàn Cửu Long. Trong cuộc Tổng công kích Mậu Thân giai đoạn 2, Trung đoàn Cửu Long do Trung tá Phan Văn Xướng chỉ huy bị bao vây tại Đồng Ông Cộ, cách Tòa Hành chánh tỉnh Gia Định khoảng 3km. Mặc dù được lệnh tử thủ nhưng Trung tá Xướng cùng toàn bộ Trung đoàn Cửu Long quyết định hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ VNCH ra hồi chánh. Sau ngày 30 tháng 4/1975, Trung tá Xướng bị những người đồng chí cũ bắt biệt giam và mất tích từ đó.

Một số hồi chánh viên có chức vụ cao cấp trở về hợp tác với chính phủ VNCH như:
- Trung tá Huỳnh Cự hồi chánh tại Quảng Ngãi
- Trung tá Lê Xuân Chuyên thuộc Trung ương Cục miền Nam hồi chánh tại Bình Tuy năm 1967
- Thượng tá Tám Hà, Chính ủy Sư đoàn 5 CSBV hồi chánh tại Bình Dương năm 1970


http://www.mekongrepublic.com/vietnam/vn_infounit.asp?sParent=vn_infounit&sUnit=TCCTCT

TỔNG CỤC CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ

Tháng 11/1964, Bộ Quốc Phòng VNCH thành lập Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, bao gồm 5 Cục:

Chính Huấn
Tâm Lý Chiến
Xã Hội
An Ninh Quân Đội và
Quân Tiếp Vụ (sau thuộc Tổng Cục Tiếp Vận).

Cục Chính Huấn để tác động tinh thần và khơi dậy lòng yêu nước của binh sĩ. Cục có một trung tâm huấn luyện và nhiều toán Công Tác Chính Huấn giáo dục binh sĩ qua các chương trình sinh hoạt vừa học tập vừa văn nghệ gọn nhẹ.

Cục Tâm Lý Chiến đảm trách tuyên truyền hướng về địch và công tác dân vận. Ngoài ra, Cục Tâm Lý Chiến còn có những công tác báo chí, văn nghệ nhằm giải trí cho quân nhân. Cục cũng có một Biệt đoàn Văn Nghệ Trung Ương với hàng trăm nghệ sĩ động viên. Sau 1970, Hội Hướng Đạo Quân Đội, hậu thân của Liên Đoàn Thiếu Nhi Quân Đội thuộc Cục Xã Hội, được thành lập và đặc trách bởi Cục Tâm Llý Chiến.

Cục Xã Hội trách nhiệm săn sóc gia đình binh sĩ về gia cư, trường học và y tế. Cục có một trường Nữ Trợ Tá Xã Hội đào tạo các nữ sĩ quan và hạ sĩ quan chăm lo đời sống gia đình binh sĩ tại các khu gia binh. Họ cũng thăm viếng ủy lạo thương bệnh binh tại các Quân y viện và chăm lo gia đình tử sĩ. Đồng thời Cục Xã Hội xin Bộ Giáo Dục và Thanh Niên cho phép thành lập các trường trung tiểu học Văn Hóa Quân Đội theo quy chế công lập, để cho con em quân nhân theo học mà không phải thi tuyển cũng như phải đóng học phí như các trường tư thục. Ngoài ra, Cục Xã Hội còn quản lý các Nha Tuyên Úy Công Giáo, Phật Giáo và Tin Lành.

Cục An Ninh Quân Đội lo phần phản gián và an ninh nội bộ các đơn vị. Dù trực thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, Cục An Ninh Quân Đội hoạt động độc lập có nhiệm vụ ngăn ngừa sự xâm nhập của địch vào hàng ngũ mình.

Cục Quân Tiếp Vụ cung cấp cho quân nhân hàng hóa nhu yếu phẩm miễn thuế. Tùy theo gia cảnh, mỗi quân nhân hàng tháng mua số lượng thuốc lá, sữa, đường, vật dụng gia đình, v. v... với giá chỉ bằng 30% đến 60% giá thị trường.

Ðể huấn luyện và đào tạo cán bộ, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị có một trường Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị. Trường được thành lập năm 1966 khi các cấp lãnh đạo nhận thức nhu cầu cấp bách phải đào tạo một lớp sĩ quan để đảm trách hữu hiệu các hoạt động Chiến Tranh Chính Trị tại các đơn vị. Trước đó đã có Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Chiến Tranh Chính Trị để đào tạo cán bộ từ các quân nhân tại ngũ.

Trường Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị tuyển thanh niên có bằng tú tài qua một kỳ thi tuyển. Những thanh niên này phải qua một chương trình huấn luyện hai năm để trở thành thiếu úy hiện dịch trong quân lực.

Chương trình học nhấn mạnh về khoa học xã hội và chính trị. Sinh viên theo học quân sự hàng năm tại trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt để có thể trở thành một trung đội trưởng bộ binh và ít nhiều về chiến thuật cấp đại đội. Họ nghiên cứu học thuyết Mác Xít, Chủ Nghĩa Cộng Sản, lịch sử chiến tranh cận đại và các kỹ thuật Chiến Tranh Chính Trị.

Sau khi tốt nghiệp, các tân sĩ quan được bổ nhiệm làm đại đội phó các đơn vị chiến đấu, hay trưởng ban Chiến Tranh Chính Trị tại các chi khu. Về mặt tổ chức thì mỗi quân khu có một tiểu đoàn Chiến Tranh Chính Trị, mỗi tiểu khu hay sư đoàn bộ binh có một đại đội Chiến Tranh Chính Trị. Khóa sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị đầu tiên tốt nghiệp vào tháng 5/1969. Sau đó là 5 khóa nữa cho đến ngày 30 tháng 4/1975, mỗi khóa khoảng 200 sĩ quan.

Có nhiều thành tựu đáng kể từ khi thành lập Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị. Các đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân hoạt động hữu hiệu hơn trong các chiến dịch bình định nhằm quét sạch hạ tầng cơ sở của cộng quân. Cũng nhờ có chương trình Chiêu Hồi, QLVNCH đã học được thêm nhiều điều từ các hồi chánh viên nguyên là cán bộ tình báo hay chính trị cao cấp trong Quân Đội Cộng Sản bắc Việt. Nhờ công sức của các sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị, các đơn vị bộ binh được rảnh tay trong công tác lãnh thổ để tham dự vào các chiến dịch hành quân lớn. Tuy vậy, thiếu thốn tài chánh khiến cho Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị đã không có đủ tài khoản để điều hành. Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị phải dùng tiền viện trợ dành cho Cục Tâm Lý Chiến để trang trải hoạt động cho toàn Tổng Cục. Ðiều này làm cho ngành Chiến Tranh Chính Trị QLVNCH trở nên yếu kém so với các ngành khác, và cản trở thực thi những dự án quan trọng.

● Chính sách Chiêu hồi là chương trình quốc sách đặt ra từ Đệ Nhất Cộng Hòa nhằm tạo cơ hội cho cán binh cộng sản lầm đường lạc lối trở về với chính nghĩa quốc gia. Một thành quả nổi tiếng của chính sách Chiêu Hồi là sự hồi chánh tập thể của Trung Đoàn Cửu Long. Trong cuộc Tổng Công Kích Mậu Thân giai đoạn 2, Trung Đoàn Cửu Long do Trung Tá Phan Văn Xướng chỉ huy bị bao vây tại Đồng Ông Cộ, cách Tòa Hành Chánh tỉnh Gia Định khoảng 3km. Mặc dù được lệnh tử thủ nhưng Trung Tá Xướng cùng toàn bộ Trung Đoàn Cửu Long quyết định hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ VNCH ra hồi chánh. Sau ngày 30 tháng 4/1975, Trung Tá Xướng bị những người đồng chí cũ bắt biệt giam và mất tích từ đó.

Một số hồi chánh viên có chức vụ cao cấp trở về hợp tác với chính phủ VNCH như:
- Trung tá Huỳnh Cự
- Trung tá Lê Xuân Chuyên
- Thượng tá Tám Hà


Đường Vào Đại Học Thời VNCH




































ĐƯỜNG VÀO ĐẠI HỌC THỜI VNCH.
Faculte des Sciences
SAI GON

Dịp 30 tháng 4 nhận được bài viết Trở Lại Sai Gòn Tóc Bạc Phơ của thầy Nguyễn Đãm, một entry blog của thầy vào ngày 30-4-2012, lòng tôi bùi ngùi nhớ đến 1 mái trường xưa, Khoa Học Đại Học Đường SG(KHĐHĐ-SG) và nhớ đến một thời đã quá vãn. Thầy trò chúng tôi thuộc thế hệ học sinh sinh viên ở buổi bình minh và ở buổi đứng bóng của nền Đệ Nhất Cọng Hòa ở Miền Nam.
Đường vào đại học. Ngày 20-7-1954 hiệp định Geneve có hiệu lực, thế hệ học sinh trung học đầu tiên ở Phú Yên, thế hệ học sinh TH trường Lương Văn Chánh(LVC) kẻ thì tập kết để đi ra Bắc, kẻ ở lại. Thay thế vào là một trường trung học tạm thời được lập lên ở Phú Thứ xã Hòa Bình Tuy Hòa lấy tên là trường Nguyễn Huệ. Năm 1955 trường được dời về thị xã Tuy Hòa. Sự ra đời của trường trung học Nguyễn Huệ đồng thời với sự ra đời của nền Đệ Nhất Cọng Hòa Việt Nam(VNCH). Có 1 sự chuyển tiếp từ năm 1955  các ngành quân sự, hành chánh, giáo dục từ Quốc Gia Việt Nam trong liên hiệp Pháp sang VNCH. Tới khoảng năm 1960 thì hầu như các cơ cấu được hoàn chỉnh. Nền Đại Học của người Việt Nam(không còn lệ thuộc chương trình Pháp, người Pháp nữa) ở Miền Nam thành hình.
Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt thành lập năm 1950 đến năm 1959 thì thành trường Võ Bị Quốc Gia VN. Vào trường này phải có bằng Tú Tài II, tức trường này thuộc hệ đại học. Thời Pháp là trường võ bị Saint Cyr. Năm 1943 Hoàng Xuân Hãn lên Đà Lạt dạy toán cho sinh viên vào trường này. TrungTâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang thành lập năm 1952 đến năm 1955 thì chuyển giao cho VNCH. Niên khóa 1962-1963 tôi học lớp đệ nhất ở Nha Trang thì thấy thứ 7 chủ nhật sinh viên sĩ quan Hải Quân đồng phục trắng ở Cầu Đá ra dạo chơi thành phố Nha trang. Lúc đó trường này cũng thuộc hệ đại học(có tú tài II mới được vào). Trường Không Quân cũng ra đời tương tự ở Nha Trang. Trường Quốc Gia Hành Chánh Đà Lạt thành lập năm 1952, chuyển về Sg năm 1955 ở gần dinh độc lập, rồi về đường Trần quốc Toản năm 1958. Nguyễn Văn Bông làm viện trưởng khóa 1963-1971. Thời bình minh của VNCH chuyển sang trưa rồi đứng bóng. Tốt nghiệp tú tài II thì chúng tôi vào các trường đó hay theo hệ đại học chính qui là viện Đại Học Sài Gòn, viện Đại Học Huế. Sau này thì có viện Đại Học Đà Lạt hay viện Đại Học Cần Thơ và các đại học tư của các tổ chức tôn giáo. Các tổ chức của người VN trở nên hoàn bị và nền cọng hòa được trưởng thành. Thế rồi năm 1960 Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ra đời.
Trước đây phần lớn lớp “trên sàng” của thế hệ học sinh LVC ở Phú Yên tập kết ra Bắc. Ở Miền Nam một số rất ít đếm được trên đầu ngón tay tiếp tục lên bậc đại học như thầy Nguyễn Đãm. Niên khóa 1957-1958 thầy vào KHĐHĐ-SG(Faculte des Sciences). Năm 1963  thầy tốt nghiệp bằng cử nhân và trước đó, niên khóa 1961-1962 thầy đã về trường Nguyễn Huệ dạy chúng tôi rồi. Thầy thuộc thế hệ chuyển tiếp vào thời bình minh nói trên. Lớp đàn em chúng tôi thuộc thế hệ sinh viên chính qui của nền đại học sắp được trưởng thành. Trưởng thành chẳng bao lâu thì nền Đệ Nhất Cọng Hòa sụp đổ thay thế bằng nền đệ nhị cọng hòa đầy sóng gió ở Niềm Nam, đến lược nó cũng bị cáo chung vào 30-4-1975.
Như trên tôi đề cập nền giáo dục ở Miền Nam lần lần trưởng thành theo nền cọng hòa của nó. Chúng tôi ở vùng kháng chiến rất ngỡ ngàng khi tiếp xúc với chương trình học ở phía Quốc Gia. Rồi lần lần cũng theo kịp. Theo kịp chương trình của người Pháp như thầy Nguyễn Đãm là cả 1 sự cố gắng của học sinh vùng kháng chiến. Đến lượt thế hệ sinh viên chúng tôi thì dễ thở hơn.
Thoạt đầu tiên (mãi tới niên khóa 1959-1960) thì thi dít lôm(thời pháp bằng tiểu học gọi là Primaire, trung học đệ nhất cấp thì gọi là bằng diplome) mới mở ở Tuy Hòa. Đệ Nhất Cấp gồm 4 lớp Thất Lục Ngũ Tứ. Thời 9 năm kháng chiến cấp 2 của Việt Minh chỉ có 3 lớp: năm, sáu và 7. Học tới lớp 7 là oai lắm rồi, vào đời được rồi, lãnh đạo được rồi. Tiểu học thì rút còn có 4 lớp: 1,2,3,4 (ở phía Quốc gia thì vẫn giữ chế độ 5 lớp như thời Pháp Thuộc: lớp 5, 4, 3 nhì và lớp nhất). Niên khóa 1960-1961 ở Tuy Hòa mới mở cấp trung học Đệ Nhị Cấp(Tam, Nhị, Nhất). Thi lấy bằng tú tài I(Tú Tài bán) thì phải ra tận Qui Nhơn(1962) thi và bắt buộc có bằng này thì mới được vào học lớp đệ nhất và cũng phải vào tận Nha Trang mới có trường. Tôi đậu bằng tú tài II(Tú Tài Toàn) năm 1963 rồi vào đại học.
Tôi còn nhớ đời nó đưa đẩy chứ tôi chẳng hiểu đại học là gì cả, chẳng biết tổ chức các trường đại học ra sao, học thứ gì,  cứ leo đại lên xe đò theo bạn bè thế thôi. Khi đó đường xe lửa bị bế tắt. Đường xe hơi thì phải qua rừng Lá chẳng phải sói trơ sói tróc như ngày nay mà chằng chịt đại thụ cây cao bóng cả rậm rạp um tùm nên có nhiều bất trắc hiểm nguy vì có thể bị người của Mặt Trận Giải  Phóng chận bắt. Nhưng khách vẫn đến được Sai Gòn. Ngày xưa đường vào Gia Định đi qua mũi Kê Gà vào Mô Xoài rồi mới lên Biên Hòa.
Trên đường vào đại học cái hồ hởi phấn khởi từng chốc từng phút rộn rã nổi lên trong lòng tôi không phải vì rồi đây sẽ được học đại học. Đại học là cái chi chi rất là mơ hồ đối với tôi. Cái đập vào tâm khảm rất mạnh trong lòng tôi trên đường vào đại học là Đất Nước Phương Nam. Qua khỏi rặng Đại Lãnh, vào tới Nha Trang tôi đã thấy lòng dễ chịu rồi. Tôi từng nghĩ sao xứ này “văn minh” êm dịu khác với cái xứ eo nghèo cộc cằn bên kia cái đèo của tôi vậy? Ảnh hưởng của người Pháp còn vương vấn nơi đây từ các kiến trúc để lại(không bị tiêu thổ kháng chiến) lẫn đến các nếp sinh hoạt. Hình ảnh Phan Rang, Phan Thiết cũng hấp dẫn tôi kiểu như thế đó. Cuối cùng cái dãy Trường Sơn chạy sát biển làm xứ tôi eo nghèo từ từ cũng biến mất. Trước khi biến, nó hãy còn để lại một dãy đồi núi chấm phá đây đó như những điểm màu tim tím xa xa ở phía chân trời nhìn từ Phan Thiết. Đó là những cái đồi nhỏ nhoi chạy vắt vẻo từ Tây sang Đông, từ núi Ông sát chân dãy Trường Sơn tới núi Két(mũi Kê Gà) sát bờ biển. Dãy đồi núi này dùng làm ranh Bình Thuận-Long Khánh mà xa xưa hơn là biên giới Mô Xoài của chúa Nguyễn với phần còn lại của nước Chiêm Thành.
Vào tới rừng lá chúng tôi hầu như bị mất hút chẳng biết trời mây non nước gì cả. Lần lần cảnh vật trở nên quang đãng ra và chúng tôi có dịp phóng tầm con mắt mà nhìn, nhìn theo nhịp điệu lên giồng xuống dốc của chiếc ô tô. Có mấy lần ở trên điểm đỉnh cao tôi thấy trước mắt như 1 cái biển xanh trải rộng mênh mông không biết đâu là bến là bờ, không có núi non chi cả và nhấp nhô theo nhịp lên xuống đất giồng đất trũng. Dù giồng hay trũng đều lặt lìa 1 màu xanh cây cối, cỏ lúa tốt tươi. Rồi tôi bàng hoàng khi xe chạy băng băng qua cánh rừng cao su chạy ngút ngàn ở Long Khánh. Tiếng ve sầu kêu râm rang trong rừng rú u tịch ẩm ướt đất xốp và đỏ. Ẩn hiện đây đó là những khu nhà kiến trúc kiểu của người Tây và lai rai vài tốp người đi ủng xuyên qua rừng cao su đất đỏ dẻo nhẹo bê bết dính vào chân. Tất cả những thứ gì mà từ nhỏ tới giờ tôi chẳng thấy ở quê tôi. Kích thích này tới kích thích khác. Xe vượt cầu sông Đồng Nai rồi cầu sông Sài Gòn. Sông ở Miền Nam là loại sông già. Mặt nước mênh mông. Nước ở hạ lưu êm đềm chảy quanh co uốn khúc. Nước dâng lên rồi hạ xuống theo nhịp điệu con nước thủy triều. Nước cập sát vào bờ. Bờ gần như thẳng đứng. Chẳng nơi nào bờ sông lại bày ra bãi cát bao la để 1 dòng nước hẹp chảy ở giữa. Ghe thuyền khó cập vào bờ như sông nước ở Miền Trung. Vào tới Xa Lộ Biên Hòa thì tôi mới nhận ra Sài Gòn đúng là “hòn ngọc Viễn Đông” mà từ lâu tôi chỉ biết trên sách vở, chẳng hình dung được sông nước như thế này. Cứ thế một mạch xe chạy riết hết đường Phan Thanh Giảng thì vào bến xe Ngả Bảy. Hồi đó ở bên phải Ngả Bảy đất hãy còn là đất của ao hồ vũng nước đọng, chỉ có 1 lớp nhà sát bên đường thì ở trên cao thôi. Theo bạn hữu khăn gói theo “con hẻm” nhỏ băng qua dãy nhà mặt tiền để vào khu nhà trọ mà lớp sinh viên đàn anh đã lưu trú. Nói là hẻm nhưng thực là dãy cầu khỉ vắt vẻo dẫn vào khu nhà trọ là những nhà sàn cất trên vũng nước. Mới chập tối mà chúng tôi phải chui vô mùng để tránh đàn muổi vo ve như đang ở trong rừng U Minh vậy.  Sáng sớm khi mặt trời ló dạng dòm song, thì 1 cảm giác bàng hoàng bỡ ngỡ nhận ra mình mất phương hướng. Trên đường vào đại học tôi cứ ngỡ tôi đã đi từ Bắc vào Nam. Xa Lộ, đường Phan Thanh Giảng dẫn mình từ Bắc vô Nam. Bây giời mới hay mặt trời “mọc ngược ngạo!” Ở Miền Nam, cắc cớ mặt trời mọc ở Phương Bắc, ở phía Xa lộ! Bây giờ tôi rất khó chịu nói xa lộ ở phía Đông thay vì nói ở phía Bắc như mình cảm tưởng, nói trường Bách Khoa, trường Quốc Gia Hành Chánh ở phía Bắc thay vì nói ở phía Tây, và trường Đại Học Khoa Học và Sư Phạm lại nói ở phía Nam thay vì nói ở phía Đông. Thực tế nó ở phía Nam đấy! Thật ngược đời, ngược với ý thức phương hướng của tôi. Lật bản đồ ra xem thì thấy kể từ Phan thiết bờ biển VN chạy thay vì theo hướng Bắc Nam thì bây giờ lại theo hướng ĐôngBắc-TâyNam. Về SaiGon là “lần theo bóng trăng tà mà đi”, đi về phía Tây đấy!
Bọn sinh viên người Phú Yên cứ kẻ trước dẫn dắt người sau. Khu lưu trú thường ở khu chợ Vườn Chuối, Bàn Cờ đến Ngả Bảy và ở khu giáp ranh SaiGòn-Chợ Lớn phía Đông Nam trường Đại Học Khoa Học từ đường Nancy(Cọng Hòa, Nguyễn Văn Cừ) đến đường Trần Bình Trọng.
Đoạn đường mà “hôm nay em đi học” là từ Ngả Bảy đến trường ĐHKH-ĐHSP. Đoạn đường đầy ắp nhiều kỷ niệm trong tôi. Phía bên tay phải của nó hãy còn vẻ thâm u rừng rú của khu nhà công bỏ trống vắng vẻ(bên trái mới là khu dân cư). Tôi còn nhớ mãi hình ảnh bóng mát, lá vàng úa lúc nào cũng ẩm ướt vươn vãi trên vỉa hè rộng, hòa với tiếng ve kêu re re nghe quanh quất đâu đây và dài như bất tận suốt cả một mùa hè cọng với hình ảnh những đám mây báo hiệu cơn mưa giông sắp tới. Hình ảnh không thể nào nguôi trong tâm khảm như hình ảnh “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” thời thơ ấu xa xưa: “hôm nay tôi đi học”.
Khí hậu Sai Gòn rất ấn tượng đối với tôi. Trời đang quang, mây đang tạnh bỗng dưng mưa xối mưa xả rồi bừng sáng, đường sá khô queo, cây cỏ mơn mởn tốt tươi và ướt át, gió nhẹ hây hây mát mẻ. Không có cái mưa thối rễ úng cây gió rít, “chim thôi bay nhìn mưa gió hãi hùng” kiểu mưa mùa Đông ở Trung Kỳ. Mùa mưa ở đây lại rơi vào mùa Hè, mùa của nóng nực. Mưa nắng có 1 sự điều hòa. Tôi yêu khí hậu Miền Nam. Tôi nhớ lại và ghét cái khí hậu mùa Hè xứ Nam Ngãi Bình Phú thời trung học của tôi. Mùa hè là mùa Nam Nóng cát bụi bay mịt mù. Hình ảnh không phai trong tâm trí tôi khi ra Qui Nhơn dự các kỳ thi cử vào mùa Hè là cảnh các cô gái thẹn thùng kéo vạt áo dài trắng mong manh lên để che kín và để tránh cơn gió Nam phũ phàng làm tốc áo tung bay hay gió Nam thổi bó sát lớp vải áo quần mong manh vào người để lồ lộ những tòa thiên nhiên tội nghiệp. Gió Nam ở xứ tôi sau khi thổi qua Miên Lào và dãy Trường Sơn trở nên tàn bạo và thô kệch, chẳng ngượng, chẳng ngùng, chẳng phân biệt con trai con gái, chẳng tha đứa nào hết, thẳng cẳng lật áo lật quần con người ta ra! Cũng cái gió Tây Nam nhưng ở Nam Kỳ thì nó dịu dàng mát mẻ. Gió ở Nam Ngãi Bình Phú hành xử còn tệ hơn trong trường hợp người ta đang rủ rỉ bên nhau mà vô tình hất cả 1 “nắm” cát nóng buốt vào mặt hay hất cát vào ly nước mát mà người ta định bụng để tặng cho nhau. Người yêu chưa kịp để lên môi thưởng thức cái ngọt ngào mát lạnh cho nhau thì gió Nam phũ phàng chõ cái mỏ cát bụi nóng bức và dơ dáy liếm vào đó. Gió Nam đã từng gieo rắc tai họa cháy nhà cho xứ sở này. Giáo sĩ Borri khoảng năm 1621 nói người ta phải dỡ tốc mái nhà để trần trụi suốt mùa nắng gió trên tuyến đường dài mấy trăm mét xuyên qua nhà nguyện của ông để bảo đảm lửa khỏi cháy leo qua nhà nguyện vào mùa nắng gió. Còn thương nhân người Anh Chapman ghé cảng Thị Nại mô tả trận hỏa hoạn vào đêm họ dừng chân nghỉ ở ngoài thành Đồ Bàn để chờ ngày mai vào yết kiến vua Nguyễn Nhạc: Đêm này xảy ra 1 trận hỏa hoạn gần đó. Tiếng nứt vỡ của cột tre và tiếng hò la của dân chúng cố chữa cháy khiến giấc ngủ không được như ýNắng gió ở cái xứ Nước Mặn ngày xưa đã thật hãi hùng rồi. Ngày nay mùa mưa ở Sai Gòn không còn cái “phong thái” êm dịu đẹp đẽ tươi vui lịch sự của ngày xưa nữa. Nó lây cái mưa gió thô kệch phũ phàng ở xứ khác rồi. Mưa rả mưa rích, mưa suốt sáng suốt tối, mưa gió lê thê, trời đất xám xịt. Đêm đến cũng có mưa. Mưa ngập lút đường lút sá như cảnh mưa gió hãi hùng thường thấy ở Miền Trung.
Trường sở hồi đó. Tôi tin trường Đại Học Khoa Học-SG(Faculte des Sciences SG) và Đại Học Sư Phạm-SG nằm trong khuôn viên trường Petrus-Ký thời Pháp thuộc. Không ảnh trường Petrus-Ký thời Pháp thuộc cho thấy trường gồm có 7 tòa nhà(bâtiments) lớn, 4 ở phía trước, 3 ở phía sau nằm xen kẽ so le với nhau. Đàng trước có 3 cấu trúc vuông vức nhỏ và cũng có lầu. Ở góc Tây Nam của trường là 1 tháp nước. Các bâtiments giống dãy nhà ở phía Tây chợ Bến Thành. Đó là lối kiến trúc dãy nhà có 2 dãy lầu nhưng vách thì dày và kiên cố,  có sàn chắc chắn lát gạch bông, có cầu thang bài bản nhưng không có trụ beton cốt thép như kiến trúc phổ thông ngày nay. Bốn tòa nhà ở góc Đông Nam trường Petrus-Ký bây giờ cắt ra dùng làm trường Đại Học Khoa Học(ĐHKH-SG) và Đại Học Sư Phạm(ĐH-SP). Trường ĐHKH-SG được giới hạn giữa 2 bâtiments ở phía trước. Vào năm 1963 một kiến trúc nhỏ hình vuông ở phía trước trường Petrus-Ký cũ còn tồn tại ở chỗ phân chia địa phận trường ĐHKH-SG và trường Petrus-Ký mới. Kiến trúc đó dùng làm Nha Văn Hóa(nha chứ không phải nhà). Trong khuôn viên ĐHKH-SG, bâtiment bên Trái giành cho khoa Toán Lý. Bâtiment bên Phải lầu 1 dùng làm phòng Thực Vật, lầu 2 cho phòng Động Vật và tầng trệt làm giảng đường cho ĐH-SP. Văn phòng và phòng các khoa khác chỉ là những nhà cấp 4(tường gạch mái lợp fibrocement hay lợp ngói) nằm giữa 2 dãy lầu nói trên. Ở góc Đông Bắc giáp với trường Petrus-Ký là giảng đường 1. Giảng đường 2 thì to hơn gấp bội nằm ở đàng sau, trong khuôn viên ĐH-SP. Một góc nhỏ của giảng đường 2 dùng làm khoa Sinh Lý Động Vật-Thực Vật. Còn ĐH-SP thì giành bâtiment phía Bắc cho khoa Văn và bâtiment phía Nam cho Khoa Học(toán, lý, hóa và vạn vật, tức khoa học tự nhiên Sciences Naturelles bao gồm Động, Thực vật và Địa Chất).
Chương trình học. Ở Miền Nam hồi đó có 2 lần chọn lọc “nhân tài”, kiểu cá vượt Vũ Môn, kinh khủng. Thoạt tiên vòng loại ở chặng Tú Tài I/II. Ai có khả năng thì cứ đi thi Tú Tài Bán. Đậu Tú Tài Bán thì mới được học lớp Đệ Nhất, thi lấy Tú Tài II. Vì vậy lớp Đệ Nhất có sĩ số lưa thưa trong các trường trung học trong khi sĩ số lớp Đệ Nhị thì đông đảo vô cùng. Có Tú Tài Bán thì được vào trường Bộ Binh Thủ Đức. Vòng loại này cung ứng nhân lực cho trường Thủ Đức chăng? Có Tú Tài II mới được ghi danh vào Đại Học. Năm nào thi cũng đậu thì được hoãn dịch(hoãn nhập ngũ) vì lý do học vấn(vô hình trung Đại Học là chỗ trốn lính!) Vòng loại thứ 1 này rất lớn. Người ta thường nghe câu than thân sĩ tử thời đó là: “Rớt Tú Tài anh đi Trung Sĩ/Em nên trở về làm “đ” để nuôi con/ hay đi lấy Mỹ để nuôi con.” Câu tự thán nói lên nỗi chán chường “vượt Vũ Môn” ở vòng loại này. Tuy đã được sàn lọc ở tuyến thứ nhất, nhưng đến tuyến thứ 2 bọn sinh viên tụi tui vẫn còn  phải  phấn đấu  rất nhiều để khỏi bị loại khỏi “vòng chiến để được học hành” Cuộc chiến đấu cũng không kém kinh khủng. Hàng năm ở viện Đại Học Sài Gòn, chỗ công trường Chiến Sĩ(sau là hồ con Rùa) có hàng chục ngàn tân cựu sinh viên chen lấn toát mồ hôi để ghi danh vào Đại Học(ghi tự do chứ không thi tuyển gì hết). Nhưng hàng năm danh sách sinh viên đậu năm dự bị chỉ trên vài trang giấy A4 ở mỗi ngành mà thôi. Ở ĐHKH-SG thì có 7 chứng chỉ dự bị đại học: MG(Mathematic General). Năm 1963 thêm vật lý nên gọi là MGP(Toán Lý); Toán Lý Hóa(MPC); SPCN(Lý Hóa Nhiên, tức Sciences Naturelles, nghĩa là Vạn Vật); BPC(Lý Hóa Sinh, tức biologie và lý hóa, đào tạo cho sinh viên vào trường Y). Đến năm 1963 thì BPC đổi thành APM(Annee Propedeutique Medecine) cho sinh viên theo học ngành bác sĩ và APD (Annee Propedeutique Dentiste) cho sinh viên theo học nha sĩ. Năm đó Ngô Đình Lệ Thủy, con bà Ngô Đình Nhu, theo học lớp APM đầu tiên này. Nói chung các năm dự bị đều thoát thai từ chữ “propedeutique” mà nghĩa tiếng Anh là pre-university instruction or class mà ra. Khỏi ải dự bị vào chuyên khoa thì dễ chịu hơn. Tỉ lệ đỗ cũng khá cao hơn cấp dự bị. Lấy đủ 3 chứng chỉ chuyên khoa (khoảng 3 năm) như qui định thì được cấp Cử Nhân Giáo Khoa nếu tự do chọn chứng chỉ chuyên khoa thì được cấp Cử Nhân Tự Do kém giá trị hơn nhưng cả 2 vẫn được bổ vào ngạch Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp như tốt nghiệp ĐH-SP. Chương trình ĐH-SP dạy song song với trường ĐHKH và Đại Học Văn Khoa cho nên sinh viên có thể lấy 2 bằng Cử Nhân và ĐH-SP cùng 1 lúc được.
Không khí đại học khác ở trung học chỉ ở năm dự bị mà thôi. Qua cái ải dự bị vào chuyên khoa thì sinh hoạt y như ở thời trung học. Cũng thầy trò gần gụi biết tên biết mặt trong 4 bước tường của lớp học với vài chục sinh viên. Tốt nghiệp thì thầy viết tay vài “móng” lên trên 1 trang giấy nhỏ. Ở bậc dự bị tân sinh viên mới thấy mình là quan trọng, mình là sinh viên khác với học trò. Sinh Viên học ở trong cái giảng đường to tổ chảng. Giảng viên cứ cầm micro miệng nói tay viết lên bảng, chẳng biết đám sinh viên đông đảo bên dưới là ai. Sinh viên không dùng tập học sinh cổ lỗ sĩ như đứa học trò. Sinh viên ngồi chiễm chệ trong cái ghế giành riêng, sau 1 cái bàn con gắn liền với ghế, trịnh trọng rút từ từ tập giấy A4  từng tờ từng tờ ghi ghi, chép chép nghiêm trang như “người trí thức”, chăm chú lắng nghe tiếng giảng viên phát ra từ những cái loa trong khi dàn quạt trần phát ra âm thanh kêu ro ro đều đặn. Cả giảng đường im phăng phắc. Tiếng vo ve của một con muỗi bay lạc qua đây cũng nghe được mồn một. Tác phong sinh viên oai thật.
Cái oai của sinh viên thời đó không những thấy không khí sinh hoạt ở đại giảng đường mà còn thấy không khí ở trong thư viện, ở trong phòng thí nghiệm nữa. Một nét khác lạ khác không khí ở bậc trung học mà sinh viên tự hào là nghe giảng và làm bài bằng tiếng Pháp. Thoạt tiên tôi choáng váng khi thấy các thông cáo dán ở trước cổng trường đa số bằng tiếng Pháp. Tôi hoảng sợ nhưng rồi cũng quen kéo lếch theo. Năm đó(1963) chuyển ngử ở bậc dự bị chưa hoàn tất. Gần một nửa môn học hãy còn giảng bằng Pháp Văn. Công văn thông cáo ghi bằng tiếng Pháp mà tôi thấy là cái gì ghê gớm lắm. Một cái gì rất lạ đối với tôi. Ghi ghi, chép chép ở giảng đường bằng tiếng Tây chẳng qua chỉ để cho oai thôi chứ chẳng hiểu mô tê gì ráo. Nhờ trời có cua(cours) được in ra. Cứ “cày” cho thuộc thì cũng passable được(vượt qua, tạm được). Cours là bài tổng hợp ghi chép của 1 ban biên tập sinh viên. Sinh viên bận kiếm tiền(đi dạy thêm là chính) thì có thể đóng tiền lấy cours học vẫn được miến đi thực tập(Travaux Practiques gọi là TP) đầy đủ. Trình độ của họ vẫn y như sinh viên chính thống. Làm bài tỏ ra đủ trình độ thì được chấm đậu thôi. Chẳng ưu tiên cất nhắc hay móc ngoặc, hối lộ thầy cô chút nào. Bộ Danh Từ Khoa Học mà giáo sư Lê Văn Thới làm chủ tịch cho ra đời từ từ với công cuộc chuyển ngữ ở bậc Đại Học. Vài năm sau Miền Nam có được 1 nền Đại Học của người Việt Nam không phụ thuộc chương trình Pháp và người Pháp nữa.
Chuyện chính trị. Tới đây việc dựng nước của nền Đệ Nhất Cọng Hòa có được 1 thành tích nhưng về chính trị thì chưa có được thành tích khả quan, chưa thu phục được đại đa số đồng thuận để tạo nền móng vững bền lâu dài cho đất nước mới được thu hồi từ tay người Pháp cả 100 năm đô hộ: “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu/Một trăm năm đô hộ giặc Tây/Hai mươi năm nội chiến từng ngày/Gia tài của mẹ…” khánh Ly hát nhạc Trịnh. Nhiều biến động xảy ra. Phật giáo xuống đường rồi Thích Quảng Đức tự thiêu. Đảo chánh 1-11 “thành công”. Lực lượng phòng vệ phủ Tổng Thống ở thành Cọng Hòa đầu hàng lực lượng nổi dậy, một phen người ta hồ hởi phấn khởi. Thành  Cọng Hòa sau đó được dùng làm Đại học Văn Khoa, Đại Học Nông Lâm và Đại Học Dược Khoa. Những năm tháng tiếp theo đầy rẫy các biến động. Người Mỹ đưa quân vào trực tiếp tham chiến. Chiến tranh leo thang rồi nền Đệ Nhị Cọng Hòa ra đời cũng không làm sao hạ được cái sốt chinh chiến. Người ta chán ngán chiến tranh. Một nhạc sĩ và 1 ca sĩ thuộc thế hệ sinh viên của chúng tôi “ra đời” được nhiều người ưa thích. “Cặp bài trùng” Trịnh Công Sơn và Khánh Ly. Thế rồi 30-4-1975 chiến tranh đến hồi cũng kết thúc. Một thì hồ hởi phấn khởi ca hát “rừng núi giang tay…”. Một cất lên tiếng hát bi ai “sai gon ơi…”. Một thời tuổi trẻ của chúng tôi bị cuốn xoay trong vòng xoáy đó. Trong đó có nhiều người đồng sàng dị mộng. Sau 1975 mới “hay” ra thì sự đã rồi. Các mốc thời gian: Năm 1955 Nền Cộng Hòa ra đời, 1960 Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ra đời, 1962 không quân VNCH ném bom dinh Độc Lập, 1963 dinh Gia Long và thành Cọng Hòa thất thủ, 1965 Mỹ trực tiếp tham chiến, 1975 Nền Cọng Hòa ở Miền Nam cáo chung.
Vài hàng phát họa, mong hậu sinh biết 1 số ngôn từ và tổ chức nền giáo dục ở Miền Nam Việt Nam tránh hiểu lầm như hồi mới “giải phóng.” Có chuyện cải vả cười ra nước mắt và có thể làm điêu đứng đời 1 con người. Chuyện anh cán bộ giáo dục Miền Bắc nói anh giáo viên lưu dung Miền Nam “cái thứ Giáo Học Bổ Túc và ĐH-SP Ban Thường Xuyên là đồ bỏ đi!” Anh Miền Nam sửng cồ nuốt hận ừng ực cố giải thích nhưng 2 anh cãi với nhau như vịt nghe sấm, như anh Campuchia cãi với anh Việt Nam. Người ta cố tạo ra cách nói khác đi hay khác biệt do tự nhiên xa cách để mà 2 miền Nam-Bắc ruột thịt khác biệt nhau nhưng vẫn nói là nghĩa Đồng Bào. Bằng Giáo Học Bổ Túc và ĐH-SP Ban Thường Xuyên là hệ đào tạo chính qui đó, khác bổ túc và thường xuyên “dỏm” đó ông ạ. Khoảng năm 1960 hệ đào tạo ở Miền Nam khá hoàn chỉnh. Toàn Miền Nam chỉ có 3 trường đào tạo chính qui giáo viên tiểu học. Đó là trường Sư Phạm Vĩnh Long, Trường Sư Phạm Sài Gòn(bên cạnh ĐH-SP mở ra đường An Dương Vương) và trường Sư Phạm Qui Nhơn. ĐH-SP Ban Thương Xuyên học 4 năm(bắt đầu từ năm 1963) như bậc Cử Nhân(1 năm dự bị và 3 năm chuyên khoa) thay vì 3 năm như trước đó. Một trường họp của tôi cũng tương tự. Tôi suýt bị bà viện trưởng viên Pasteur Nha Trang đuổi việc vào năm 1980 vì biết tôi vừa đi dạy vừa thi lấy bằng Cử Nhân Giáo Khoa Vạn Vật. Bà ta chê bằng của tôi là thứ dỏm, thứ tại chức!
Mùa Hè 49 năm sau(1963-2012)
Huỳnh Bá Củng. Những Cánh Thép Ngày Trước... - Vũ Xuân Thông
Công ty tôi đang làm nằm trên con đường Mirama Road, sát nách một phi trường lớn của Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ, nên bắt buộc mỗi ngày tôi phải đi và về trên con đường này.

Như một lời tri ân chân thành đến tất cả các chiến sĩ Không Quân của KLVNCH đã ngày đêm tích cực yểm trợ Liên Đoàn 81 BCND chiến đấu để bảo vệ quê hương gấm vóc và hai chữ "Tự Do" ...

Cho tôi xin dù chỉ một lần
Mơ làm cánh én giữa trời Xuân
Tang bồng hồ thỉ mang chí lớn
Rạng giống Tiên Rồng lính Không Quân

Firebird24

Những Cánh Thép Ngày Trước...

Công ty tôi đang làm nằm trên con đường Mirama Road, sát nách một phi trường lớn của Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ, nên bắt buộc mỗi ngày tôi phải đi và về trên con đường này. Và ngày nào cũng vậy, lộ trình của tôi đều đi qua khu bảo tàng Không Quân chứa đầy các loại phi cơ, từ thời có lỗ sĩ, từ thời tôi chưa được sinh ra trên cõi đời, cho đến những chiếc phi cơ của thời Đệ Nhị Thế Chiến và thời chiến tranh Việt Nam.

Cái khu bảo tàng này lại nằm sát đường chỉ cách một cái hàng rào bằng lưới chống B-40 (chain link fence). Mỗi lần đi qua khu vực này, tôi đều lái xe chậm lại và không khỏi liếc nhìn vào đó dù tôi đã quá quen thuộc với những loại phi cơ đang nằm phơi trên bãi đậu.

Từ những chiếc Avia B 534, Bell P-39 Airacobra từ những năm 1934...đến những chiếc Gruman Hellcat hay Bearcat, những chiếc F-5, Skyraider cho đến những chiếc trực thăng trái chuối CH-46 đầu tiên, H-34 nặng nề, chiếc UH1, Cobra ...và cả chiếc L-19 Bird Dog mong manh rất quen thuộc với tôi. Ngoài ra mỗi ngày tôi còn phải nghe tiếng gầm rú của các loại phi cơ chiến đấu cất cánh và hạ cánh mỗi giờ, những ngày không khí ẩm thấp, tiếng cánh quạt của nhiều loại trực thăng nặng nề vang dội trên đầu đã thực sự gây cho tôi nhiều ấn tượng nhất.

Vì đó là những tiếng động đã quá quen thuộc với tôi hầu như đã tiềm ẩn trong trí nhớ tôi và không thể xóa nó đi được dù 37 năm đã trôi qua kể từ khi tôi giã từ cái nghiệp lính.

Năm nay tôi đã bước vào tuổi 75, vẫn phải đi làm, ngoài việc tiếp tục kiếm sống qua ngày trên mảnh đất tạm dung nầy, còn để ngăn ngừa sự thoái hóa của bộ óc càng ngày càng già nua ...để rồi hủy hoại hết những điều cần phải nhớ. Tuổi già thì thường hay nói nhiều, nhớ nhiều về dĩ vãng. Thật ra con cháu tôi, chúng cũng thông cảm vì giờ đây tương lai của tôi, chỉ là đang bước dần tôi trạm cuối cùng, là cái nghĩa trang lạnh lùng nào đó.

Tôi là một người lính sống sót sau 15 năm khói lửa, 13 năm tù đày trong các trại tù khổ sai của cộng sản việt nam từ Bắc chí Nam, từ trại kỷ luật đến xà lim Chí Hòa. Thử hỏi cuộc đời của tôi còn lại gì ?

Cái gia tài của người lính như tôi còn lại há không phải là quá khứ của 15 năm trong quân đội hay sao? 15 năm trong một đời người như chúng ta, những người lính đã sống qua cuộc chiến ác liệt, đầy máu và nước mắt, vinh có nhục có và đôi khi buồn nhiều hơn vui, dù muốn quên cũng khó quên.

Ngay từ những năm đầu ở Trung Học, tôi đã rất ngưỡng mộ Không Quân dù chỉ qua hình ảnh của các anh phi công Mỹ, Pháp và Anh trong thời kỳ Thế Chiến thứ hai và trong thời gian chiến tranh Việt Nam vào những năm 50. Sau này khi bước chân vào bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp tôi đã có ý định sau khi tốt nghiệp Trung Học tôi sẽ xin gia nhập vào Không Quân Việt Nam. Những mộng không thành vì khi khám sức khỏe ở Bệnh Viện Cộng Hòa tôi mới phát giác ra là thị lực của con mắt phải của tôi chỉ có 7/10. Thế là vỡ mộng, nhìn bạn bè rộn ràng lên đường gia nhập Quân Chủng Không Quân mà thấy tủi thân. Cuối cùng đành phải chấp nhận cái thân phận chui bờ chui bụi của cái lính đánh trộm là Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù. May cũng nhờ quen thuộc lối đánh trộm (đôi khi chúng tôi cũng ăn trộm được nhiều kho vũ khí và lương thực của địch) nên cũng có chút tiếng tăm và chiến công góp phần với các quân binh chủng bạn, đã làm cho kẻ địch suy yếu. Nhưng nếu nói đến cái đơn vị bé tí teo và những chiến tích mà chúng tôi đã lập được cũng nhờ những đôi cánh thép, như một thứ bùa hộ mạng, như cái ô dù che chở trên đầu chúng tôi. Những đôi cánh thép đã mang chúng tôi đi hầu hết các chiến trường (ngoại trừ vùng IV chiến thuật vì lính BCD 81 không biết bơi).

Đã bao lần không quản ngại trước lưới lửa phòng không của địch tua tủa như pháo bông để mang chúng tôi và xác đồng đội ra khỏi vùng vây địch. Qua hàng trăm cuộc hành quân, những đôi cánh thép đã mặc nhiên như gắn ngay sau lưng chúng tôi, đã chắp cho chúng tôi đôi cánh thép. Đơn vị của chúng tôi đã gắn liền với Quân Chủng Không Quân của các bạn.

Xin cho chúng tôi được hân hạnh nhận các chiến hữu Không Quân là bạn để dễ bể tâm sự và để nói hết những điều cần nói sau 37 năm dài. Vì không nói ra lúc này sẽ không có dịp nào để nói, giữa chúng ta từ lâu đã cư xử với nhau rất mực huynh đệ chi binh, nhưng cũng đầy hào khí giang hồ. Tôi sẽ không nhắc lại những chiến công oanh liệt của các bạn hay của chúng tôi. Tôi chỉ muốn nhắc lại những người đi vào chiến tranh với dáng vẻ hào hoa phong nhã, lúc nào quân phục cũng sạch bóng, trang bị nhẹ nhàng không giống như đám chúng tôi bao giờ cũng vậy hễ xuất quân là quần áo rằn ri, lôi thôi lếch thếch...nào là ba lô, súng ngắn, súng dài, giây nhợ quanh người, lựu đạn lủng lẳng đằng truớc, đằng sau. Mỗi lần được bốc ra khỏi vùng hành quân thì ôi thôi khỏi nói, dù có yêu tôi cách mấy cũng chỉ đúng xa mà chào mừng chứ chưa ai dám ôm hôn tôi thắm thiết. Mười lăm ngày hay một tháng luồn lách qua bờ bụi, lên xuống đồi núi dưới cái nắng nóng ẩm, mồ hôi rơi xuống mờ cả mắt lau không kịp. Bộ đồ trận lúc nào cũng đẫm ướt mồ hôi nhiều khi chẩy theo hai bắp chân xuống đôi giày đi rừng.

Đêm nằm trên chiếc poncho gấp đôi, mồ hôi vẫn còn đọng ướt cả lưng. Cứ như thế ngày này sang ngày khác, bộ đồ trận ướt rồi khô, bao nhiêu mùi hôi đều thấm sâu vào vải áo quần. May mắn lắm mới qua được một con suối còn lại chút nước, vội vàng múc cho đầy 2 bị đông nước, xong cùng nhảy xuống hụp cho ngập đầu rồi lại tiếp tục đi.

Ấy là những ngày không chạm địch, còn có thời gian ngồi xuống để thay một đôi vớ đã bốc mùi khó chịu. Những lần chạm địch thì coi như được phép quên đi những khó chịu hàng ngày, quên đi mình đã chưa ăn gì suốt một ngày qua, đã chưa uống một ngụm nước. Tàn cuộc thằng hay thua, lúc ấy mới biết mình còn đủ mồm miệng để ăn vội bọc cơm xấy. Còn các bạn tôi thật khỏe, ngồi trong buồng lái tha hồ tung hoành ngang dọc, hết phi vụ quay về phi trường, đi thẳng vào Câu Lạc. Bộ làm một ly cà phê đá, khỏe re trong lúc chờ cho các chuyên viên "check" tàu, tái trang bị bom đạn, "rocket" để chờ phi vụ tiếp theo.

Chưa nói đến vài ngày chúng tôi được xả hơi sau mỗi cuộc hành quân, cởi được bộ đồ hôi hám, thay vào một bộ quân phục mới để cùng xuống phố phường uống vài chai "33"cho đã bù lại những ngày phải uống nước sông nước suối. Nhưng nếu có xuống phố hay buổi tối tạt vào một tiệm nhảy nào lại đụng mấy bạn, và bao giờ chúng tôi cũng lép vế, lép về về đủ mọi phương diện. Đôi khi có một tí tình còm để an ủi những hễ chấm được cô nào vừa ý là y như rằng đã có một ông Không Quân nào sắp sửa rước đi rồi !!!

Nói cho vui vậy thôi chớ vội cho rằng chúng tôi đả kích các bạn nhé, thua thì thua rồi. Xưa còn trẻ đã không thắng các bạn, nay đầu đã bạc, chân mỏi gối mòn, hơi sức đâu mà ganh với đua . Trước khi nhắc lại những kỷ niệm đã qua, xin cho tôi nhắc lại một câu chuyện sau.


Vào tháng 1 năm 1975 khi Biệt Đoàn chúng tôi được lệnh tăng viện cho Tiểu Khu Phước Long, lúc này đang bị trên một sư đoàn địch vây hãm, các đơn vị địa phương hầu như đã tan hàng. Nói là Biệt Đoàn nhưng thật ra chỉ có 2 Biệt Đội 811, 814 và Bộ Chỉ Huy, tổng cộng khoảng 320 nguời. Không Đoàn 43 Chiến Thuật thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân là đơn vị yểm trợ và đổ quân, dưới cơn mưa pháo 105 ly, 155 ly, hỏa tiễn 122 ly và súng cối, các phi đoàn trực thăng đã hoàn thành nhiệm vụ một cách phi thường với tổn thất không đáng kể.

Đích thân Chỉ Huy Trưởng của tôi, cựu Đ/Tá Phan Văn Huấn và Đ/Tá Triệu đã trực tiếp chỉ huy cuộc đổ quân. Nhìn từ trên trực thăng xuống thị xã Phước Long tôi nghĩ khó mà đáp được vì cả thị xã ngập trong khói lửa của đủ loại pháo chưa kể hỏa lực phòng không của địch tua tủa bắn lên đây trời với đủ loại từ đại liên 50,súng cá nhân, 23 ly và 37 ly. Tiếng đạn pháo nổ dưới đất cộng tiếng các loại phòng không nổ ngang trời nhắm vào các phi tuấn A-37 va F-5 đang cố thả những trái bom và bắn rocket yểm trợ cho cuộc đổ quân vang rền cả một vùng trời.

Tôi chỉ còn trông cậy vào tài bay bổng của các bạn đưa tôi an toàn xuống đất, chỉ cần chúng tôi đặt được chân xuống đất, dù chưa biết sau đó sẽ ra sao. Và thật như một phép lạ, cả hai lần đổ quân đều trót lọt, tất cả đều nhờ tài khôn ngoan của phi hành đoàn. Thay vì đáp ngay xuống thị xã, các phi hành đoàn của Không Đoàn 43 Chiến Thuật đã đáp xuống cạnh các khe suối cạnh thị xã, là những nơi khuất tầm quan sát của các tiền sát viên địch. Địch đã bố trí quanh khu vực Phước Long một trung đoàn phòng không với đủ mọi loại súng từ 12 ly 8 đến 23 ly và 37 ly. Tiền sát viên của địch ở khắp nơi, nhất là đỉnh núi Bà Rá đã bị địch chiếm mấy ngày trước. Biệt Đoàn I Chiến Thuật của tôi chỉ gồm có Bộ Chỉ Huy và 2 Biệt Đội (Biệt Đoàn -), không quá 300 người. Lực lượng trú phòng của Tiểu Khu Phước Long và các đơn vị tăng phái không còn bao nhiêu.

Tiểu Đoàn 7 thuộc Trung Đoàn 9 của Sư Đoàn 5 chỉ còn không quá 100, Đại Đội 5 Trinh Sát, Sư Đoàn 5 chỉ còn hơn 10 người đã dạt vào đơn vị tôi, Đại Đội Trinh Sát Sư Đoàn 18 Bộ Binh còn Đại Đội Trưởng và hơn một trung đội. Hai Tiểu Đoàn Địa Phuơng Quân đã tan hàng, quân nhân còn lại cũng lẫn lộn trong hàng rào phòng thủ của Biệt Đội 811 của tôi. Cộng chung lại không quá 500 tay súng để chọi lại với lực lượng địch trên 10 ngàn với đủ bộ xe pháo mã tốt. F-5 và A-37 vẫn yểm trợ tích cực nhưng với một hệ thống phòng không chằng chịt không thể xuống thấp để có thể đánh bom chính xác hơn. Từ dưới đất tôi thấy chỉ một chút sơ hở là những chiếc F-5 và A-37 kia sẽ vỡ tung, có một vài trái bom đã rơi vào vị trí bạn ...phải chấp nhận thôi .Dù sao sự hiện diện của những chiếc phi cơ này cũng khiến dịch không dám điều động thiết giáp tiến sát đến vị trí chúng tôi. Dân và lính bỏ đơn vị tràn ngập vị trí chúng tôi khiến không thể nào kiểm soát được, tuy vậy chúng tôi vẫn đẩy lui được nhiều đợt xung phong của địch và đã hạ được 4 chiến xa địch.

Vào lúc choạng vạng tối ngày 5 tháng 1 năm 1975, chiến xa địch và bộ binh tiến sát vị trí Bộ Chỉ Huy của tôi, sau đợt pháo 130 ly, 155 ly, 122 lý và 105 ly, chúng thả một toán đặc công vào 2 lô cốt trống , nhờ phát giác kip thời nên đã bị tiêu diệt ngay sau đó.

Suốt trong thời gian từ ngày 4 tháng 1 năm 1975 đến ngày 6 tháng 1 năm 1975, không lúc nào địch ngưng pháo vào vị trí chúng tôi, chúng mở nhiều đợt tấn công có chiến xa yểm trợ mong tiến sát vào vị trí chúng tôi. Sáng ngày 5 tháng 1 năm 1975, tôi đơn phương quyết định không cho C-130 thả dù tiếp tế nữa vì 1/2 khu vực thị xã đã rơi vào tay địch trước đó 2 ngày. Hầu như 9/10 những kiện hàng tiếp tế đều rơi vào tay địch, các phi vụ oanh kịch không hiệu quả, không còn pháo binh yểm trợ, không tiếp viện. Ở tại Quân Đoàn III, Trung Tướng Dư Quốc Đống từ chối lệnh thả phần còn lại của Liên Đoàn 81 BCND. Trong tình thế này, tôi buộc phải cho lệnh đơn vị rút khỏi Phước Long để bảo toàn đơn vị, tôi đã phải để lại hơn 60 xác đồng đội tại đây. Một điều đau đớn chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử của đơn vị tôi. Tôi đã phải phân tán đơn vị tôi thành từng toán nhỏ, lợi dụng đêm tối, vượt qua hàng rào bao vây của địch để thoát ra ngoài. Phước Long thất thủ vào sáng ngày 6 tháng 1 năm 1975.

Trong lúc đơn vị tôi còn đang tìm cách vượt qua vòng vây của địch thì ngày 7 tháng 1 năm 1975 đã có một buổi họp cao cấp của Quân Đội, giống như tòa án quân sự, họ cố gán ghép việc thất thủ Phước Long là do lỗi của Không Đoàn 43 Chiến Thuật thuộc Sư Đoàn III Không Quân Biên Hòa. Thật là vô cùng phi lý nếu không nói là ngược ngạo. Trong khi các phi cơ của các Phi Đoàn Trực Thăng 221, 223, 231 237 ... phi cơ L-19 còn đang bay tìm kiếm và bốc các toán đã vượt qua được vòng vây địch thì tại hậu phương họ đang bị kết tội.

Trách nhiệm làm mất Phước Long nếu nói thuộc về tôi, người đã tự quyết định rút khỏi Phước Long, cao hơn là vì chỉ huy trực tiếp của tôi đã không buộc tôi phải hy sinh cả đơn vị để cố thủ một vị trí mà gần như đã hoàn toàn chiếm giữ bởi quân địch. Chúng tôi còn sống sót không trách cứ bất cứ cấp chỉ huy nào. Người lính chỉ biết tuân hành mệnh lệnh nhưng rõ ràng trách nhiệm làm mất Phước Long thuộc về người đã ra lệnh thả một đơn vị 300 người vào chỗ cầm chắc 90% để thua về một mục đích chính trị. Một ván bài tháu cáy, và đã thua, là khởi sự cho sự sụp đổ sau này.

Tôi đã ghi ở phần trước là giữa Không Quân và các anh em 81 BCND, ngoài tình huynh để chi binh, chúng tôi còn có một cái nghĩa "giang hồ". Trong buổi họp, Đ/Tá Huấn, Chỉ Huy Trưởng 81 BCND đã dũng cảm tuyên bố trước mặt các tướng lãnh:

"Mất Phước Long, lý do tại sao quý vị đều biết nhưng không ai nói ra. Phần Liên Đoàn 81 chúng tôi vào chỗ chết đã đành bởi nghề nghiệp chúng tôi là chọn chỗ chết để đi vào. Riêng các anh em Không Quân, các phi hành đoàn trực thăng đã làm quá bổn phận của họ, đã chết lây với chúng tôi, thật tội nghiệp. Nay đưa họ ra tòa, tôi cho là vô lý, nếu có lỗi làm mất Phước Long, tôi nhận lỗi. Xin quý vị tiếp tục họp và cho tôi biết kết quả, tôi xin phép ra về vì còn nhiều việc phải làm"

Mãi 2 ngày sau, tôi và Bộ Chỉ Huy mới thoát ra khỏi được vòng vây địch. Ban đêm di chuyển qua các bãi trống, tôi phát giác được nhiều chốt của địch đang bám giữ các bãi đáp này. Sáng cuối cùng chúng tôi tới được một nương sắn (khoai mì), đã thấy nhiều trực thăng đang bốc các toán lẻ cách thị xã khoảng 5 đến 10 cây số. Tôi không còn máy để liên lạc với họ vì chiếc mày truyền tin PRC-25 cuối cùng đã bị Hiệu Thính Viên của tôi đánh rớt xuống nước khi vượt qua sông vào buổi tối. Phương tiện liên lạc duy nhất là một mảnh kiếng nhỏ bằng 2 đầu ngón tay, tôi cũng không hy vọng được bốc ra. Ở tại Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn, mọi người đều nghĩ tôi đã tử trận hoặc bị bắt . Còn đang kiểm điểm xem còn lại bao nhiêu người trong BCH của tôi, bất chợt tôi nghe lùng bùng ở tai. Tôi biết đang có trực thăng bay rất thấp vì tiếng quạt gió làm rung chuyển lớp không khí còn ướt hơi sương, chỉ trong một khoảnh khắc ngắn chiếc chiếc trực thăng UH1 đã ở ngay phía trước. Anh em vội bẻ gẫy một số cây khoai mì, trong lúc đang ra dấu cho trực thẳng vào vị trí, tôi chợt nghe nhiều loạt súng cá nhân từ các đồi bên cạnh bắn qua, có lẫn cả tiếng nổ của đạn súng cối bắn vào vị trí quanh bãi đáp. Vì số cây khoai mì còn nhiều nên trực thăng chỉ lơ lửng trên đầu ngọn cây khoai mì, anh em tự nhảy lên bám vào càng leo lên rồi kéo người khác lên. Đạn bắn càng lúc càng gần, đốn gẫy các cây mì chung quanh.

Vì đạn địch bắn quá gần nên phi hành đoàn buộc phải cất cánh vội vàng. Tôi và Đ/Úy Thành, sĩ quan liên lạc Không Quân (ALO) phải nhảy lên mới bám được vào càng bên trái của chiếc trực thăng.

Khi anh em kéo tôi lên được trên sàn tàu, tôi phải xoay người lại nhờ anh em bám chặt hai chân, cúi xuống nắm lấy hai cổ tay của của Đ/Úy Thành và la lớn để anh thả hai tay ra thì tôi mới kéo anh lên được. Những Anh Thành vẫn không chịu buông tay ra và la lên "Cho tàu đáp xuống" ...khi chiếc trực thăng đã bốc lên cao khoảng 200 bộ , bỗng nhiên anh bỏ tay ra không báo trước nên tôi đã để vuột anh. Nhìn anh rơi xuống như một chiếc lá rụng, chiếc áo jacket da bò xòe ra như một cánh bướm mất hút với tiếng là thảm thiết của anh, tôi như người mất hồn...Cả phi hành đoàn đều cúi xuống nhìn anh rơi mà không màng đến hàng trăm viên đạn phòng không đang túa theo chiếc trực thăng đang nặng nề rời bãi .

Chiếc trực thăng duy nhất của Không Đoàn 43 đó Tr/Uy Sơn (Sơn Rỗ) lái đã phải cất cánh với 32 nguời kể cả phi hành đoàn, nó đã bị quá tải (overtorque), chỉ bay mà không đáp được nữa vì nếu đáp sẽ không còn có thể cất cánh được nữa.

Trong đời binh nghiệp của tôi từ khi còn là một toán trưởng thám sát cho đến khi trở thành một cấp chỉ huy cao hơn, chưa bao giờ tôi phải ân hận như thế, đã để rớt Đ/Úy Thành. Hình ảnh của anh còn mãi trong tôi như một cơn ác mộng luôn đè nặng lên tôi trong nhiều năm.

Có rất nhiều phi hành đoàn trực thăng đã chết lây theo chúng tôi. Vì là một đơn vị lấy phương tiện không vận và không yểm là con chủ bài, hầu hết các cuộc hành quân của Liên Đoàn 81 BCND đến nằm trong vùng địch và sau lưng địch, không nằm trong tầm pháo binh, có khi còn phải chuyển tiếp qua căn cứ tạm để tiếp nhiên liệu vì thời gian bay của trực thăng không đủ bảo đảm số thời gian bao vùng. Nếu nói một cách tàn nhẫn hơn thì dù 81 BCND chỉ là một đơn vị nhỏ nhưng đã làm thiệt hại rất nhiều phi cơ của cả hai phía Hoa Kỳ và Việt Nam. Tôi đã sống hết đời quân ngũ trong chỉ một đơn vị duy nhất, 12 năm khởi đầu bằng nghề Toán Trưởng, leo lên đến được BCH/ Biệt Đoàn, tôi đã chứng kiến được nhiều điều đau xót. Quên sao được khi lần đầu tiên bước chân lên chiếc H-34 nặng nề như một con voi của Phi Đoàn 215 Thần Tượng, nhớ những Anh Vui, Vinh, Khôi, Mạnh, Tráng, Hiếu ...Những con người hào hoa đã đưa chúng tôi vào những mặt trận "thắt cổ họng còn sướng hơn" như Bình Giả, Pleime, Đức Cơ, Đồng Xoài ...và đã đón chúng tôi trở về trong niềm vui gặp lại vợ con, bằng hữu. Quên sao những bạn bè như Trọng, Vỹ, Bảo, Dõng, Duyên và hàng trăm phi công trẻ của Không Đoàn 43 Chiến Thuật, những cánh bay mong manh L-19 thủng hàng chục lỗ đạn. Quên sao được những buổi hàng đoàn trực thăng đáp xuống sân căn cứ hành quân ở Suối Máu, Biên Hòa, phi hành đoàn ngồi chờ phi vụ với một khúc bánh mì, gói xôi đậu xanh mua vội ở Biên Hòa. Những con người đã từng đối đầu với gian nguy cùng với chúng tôi qua bao nhiều mặt trận mà cuộc sống vật chất không đủ để nuôi vợ con, nhưng vẫn cười vang mỗi lần gặp gỡ.

Chúng tôi đã không có đủ khả năng để đãi các bạn một bữa cơm trưa thanh đạm mà phải để các bạn bay về căn cứ, nuốt vội bữa cơm ở Câu Lạc Bộ, để rồi lại phải tiếp tục suốt buổi chiều, có khi trở về khi trời đã tối. Thế mà các bạn vẫn cười, không có một lời phiền hà. Chúng ta đã đã cùng chiến đấu để không vì miếng cơm manh áo của chính mình mà vì để bảo vệ miền Nam tự do, tránh được cái họa cộng sản.

Mỗi lần đi tham dự ngày họp mặt của các Quân Binh Chủng bạn, nhìn lại các chiến hữu xưa, nay đầu đã bạc trắng bỗng bùi ngùi nhớ lại thân phận mình. Nhớ tới tôi đã chưa một lần gửi lời cảm ơn các bạn, vì lòng nhiệt thành của các bạn, biết bao nhiêu lần chỉ vì để cứu một người lính 81 BCND trong vòng vây địch, để rồi lại phải hy sinh cả phi hành đoàn, chúng tôi đã phải chấp nhận những tổn thất về nhân mạng. Chúng ta khác kẻ thù, chúng ta quý nhân mạng hơn, dù chỉ là một người lính bình thường. Biết bao lần tôi chứng kiến những chiếc trực thăng bị nổ tung khi vừa vào bãi đáp, không một người sống sót. Sự tiếp cứu sau đó chỉ để mang về những xác người đã cháy đen!!! Còn gì buồn hơn khi thấy người phi công thoát ra khỏi chiếc A-37 bị bắn cháy, chiếc dù cứ trôi theo gió rồi rơi vào đất địch. Hãy cảm nhận nỗi đau khổ của anh em chúng tôi, những người tiếp cứu một phi công L-19 của Không Quân Việt Nam bị bắn cháy chỉ mang về một thi thể trần truồng. Địch đã xỉ nhục hay căm thù đến nỗi lột hết quần áo của một người đã chết thân thế không còn nguyên vẹn. Cái bản chất cầm thú của kẻ địch đã đối xử với một người đã chết còn như thế, thử hỏi đối với những chiến hữu của chúng ta rơi vào tay địch còn phải chịu đựng những khổ nhục như thế nào? Bao nhiêu chiến sĩ Không Quân đã hy sinh, bao nhiêu người đã rơi vào tay địch?

Hoàng hôn ngày 27 tháng 4 năm 1975, giữa khung trời còn âm u khói từ kho bom phi trường Biên Hòa bị nổ trước đó vài ngày, tôi đứng bên nầy hàng rào nhìn hàng chục chiếc trực thăng cất cánh rời bỏ phi trường. Thế là hết, ẩn ý như một lời vĩnh biệt...đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy những cánh chim ấy, những cánh chim đã cùng chúng tôi trải qua bao gian nguy.

Bây giờ những cánh bay ấy có thể đã nằm mục rã ở một vài bãi phế thải nào đó, hoặc năm sâu dưới đáy biển sau lần bay cuối cùng, hay may mắn hơn được nằm trong các viện bảo tàng chiến tranh. Nhưng những con người điều khiển chúng vẫn còn nhiều, lòng yêu nước và tinh thần dấn thân vẫn còn và mơ ước một ngày nào đó được bay trên vùng trời Tổ Quốc Việt Nam Tự Do .

Cuộc chiến tranh này chưa bao giờ chấm dứt, nó chỉ được thay đổi hình thức mà thôi ...




"Old soldiers never die; they just fade away."
General Douglas MacArthur


Vũ Xuân Thông
Liên Đoàn 81 BCND
Sinh Tồn chuyển

No comments:

Post a Comment