Thursday, March 20, 2014

CUỘC XÂM LĂNG AFGANISTAN CỦA NGA NĂM 1979

CUỘC XÂM LĂNG AFGANISTAN CỦA NGA NĂM 1979
tka23 post

Cuộc tấn công của Liên Xô

alt
alt
Quân đội Xô-viết tấn công Afghanistan cuối tháng 7 năm 1978.
Ngày 22 tháng 12, các cố vấn Liên Xô bên trong Các lực lượng vũ trang Afghanistan đã đề nghị bảo trì  xe tăng và nhiều khí cụ quan trọng khác. Trong lúc ấy, các đường liên lạc với những vùng bên ngoài rất kém cỏi khiến thủ đô bị cô lập. Với tình hình an ninh ngày càng xấu đi, một phần lớn thành viên các lực lượng không quân Liên Xô đã bắt đầu tới và đóng quân tại Kabul. Đồng thời, Tổng thống Hafizullah Amin dời các văn phòng chính phủ tới dinh  Tajbeg, tin rằng việc này sẽ giúp chính phủ an toàn các mối đe dọa có thể xảy ra.
Ngày 27 tháng 12 năm 1979, 700 lính Liên Xô trong quân  phục lính Afghanistan, gồm cả các lực lượng đặc biệt OSNAZ của KGB vàGRU SPETSNAZ từ Alpha Group  Zenit Group, đã chiếm các cơ sở chính phủ, quân đội và thông tin trọng yếu tại Kabul, và cả mục tiêu hàng đầu - dinh  Tổng thống Tajbeg.
   Chiến dịch này bắt đầu lúc 7:00 tối khi Zenith Group phá vỡ cổng thông tin của Kabul, làm tê liệt mạng lưới chỉ huy quân đội Afghanistan. Lúc 7:15, cuộc tấn công ồ ạt vào dinh
 Tajbeg bắt đầu, với mục tiêu rõ ràng là phế truất và tiêu diệt Tổng thống Hafizullah Amin. Đồng thời, các mục tiêu khác cũng bị chiếm (như Bộ nội vụ lúc 7:15). Chiến dịch hoàn thành vào sáng ngày 28 tháng 12.
Bộ chỉ huy quân sự Liên Xô tại Termez, nước cộng hoà Uzbekistan, đã thông báo trên Đài truyền thanh Kabul rằng Afghanistan đã được "giải phóng" khỏi ách thống trị của Amin. Theo Bộ chính trị Liên Xô, họ đã hành động với chiêu bài  với Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Láng giềng thân thiện năm 1978 và rằng Amin "đã bị hành quyết bởi một tòa án vì các tội ác của ông ta".
Một bản tin được cho là phát đi từ Đài phát Kabul nhưng sau đó được xác định là từ một cơ sở Liên Xô tại Uzbekistan đã thông báo việc hành quyết Hafizullah Amin được thực hiện   bởi Uỷ ban Trung ương Cách mạng Afghanistan. Rằng uỷ ban sau đó đã chọn cựu Phó thủ tướng chính phủ Babrak Karmal, người từng bị hạ cấp xuống làm đại sứ tại Tiệp Khắc sau khi Khalq lên nắm quyền lực, lên làm chủ tịch và ủy ban này đã yêu cầu sự trợ giúp quân sự từ phía Liên Xô[13].
Các lực lượng lục quân  Liên Xô, dưới sự chỉ huy của Thống chế Sergei Leonidovich Sokolov, tiến vào Afghanistan từ hướng bắc ngày 27 tháng 12.
    Vào buổi sáng, sư đoàn dù Vitebsk đã đổ bộ vào sân bay tại Bagram và việc chiếm đóng  quân đội Liên Xô tại Afghanistan bắt đầu diễn ra. Trong vòng hai tuần, tổng cộng năm sư đoàn Liên Xô đã tới Afghanistan:
Sư đoàn không vận 105 tại Kabul,
Lữ đoàn cơ giới 66 tại Herat,
 Sư đoàn pháo cơ giới 357 tại Kandahar,
Sư đoàn pháo cơ giới 16 đóng căn cứ ở phía bắc Badakshan 
Sư đoàn cơ giới 306 tại thủ đô.
Chỉ riêng trong tuần thứ hai, máy bay Liên Xô đã có tổng cộng 4.000 chuyến bay tới thủ đô Kabul[14].

Các chiến dịch của Quân đội Liên Xô

alt
alt
Một nhóm Spetsnaz (lực lượng đặc biệt) Liên Xô chuẩn bị thi hành nhiệm vụ tại Afghanistan, 1988
Lực lượng Liên Xô đầu tiên tiến vào Afghanistan gồm
Ba sư đoàn cơ giới (gồm cả Sư đoàn 201),
 một trung đoàn pháo cơ giới biệt lập,
 một sư đoàn không quân,
Lữ đoàn không quân tấn công biệt lập số 56, và
 một trung đoàn không vận[15].
    Sau khi đã bố trí, quân đội Liên Xô không thể thành lập chính quyền bên ngoài kabul. Tới 80% vùng nông thôn vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ. Nhiệm vụ đầu tiên, bảo vệ các thành phố và các cơ sở chiến lược, được mở rộng sang cả chiến đấu với các lực lượng Mujahideen chống cộng, nga dùng các lính trừ  bị Liên Xô.
Những báo cáo quân sự đầu tiên cho thấy khó khăn Quân đội Liên Xô phải đối mặt khi chiến đấu tại những vùng đồi núi. Quân đội Liên Xô không quen với những trận đánh kiểu đó, không được huấn luyện chống nổi loạn, và vũ khí cùng trang thiết bị quân sự của họ, đặc biệt là xe thiết giáp và xe tăng, thỉnh thoảng không thể hoạt động hay hoạt động kém hiệu quả tại những vùng núi non. Pháo binh hạng nặng được sử dụng rất nhiều trong chiến đấu với các lực lượng chống đối.
  Liên Xô đã sử dụng nhiều loại máy bay trực thăng (gồm cả loại máy bay trực thăng vũ trang Mil Mi-24 Hind) làm lực lượng tấn công trên không hàng đầu, với sự hỗ trợ của các máy bay chiến đấu-ném bom  máy bay ném bom, cùng bộ binh và các lực lượng đặc biệt.
Sự that bại  của Liên bang Xô viết trong việc phá vỡ thế bế tắc quân sự, lôi cuốn sự ủng hộ của người dân Afghanistan, hay trong việc tái xây dựng Quân đội Afghanistan, khiến họ phải trực tiếp sử dụng lực lượng của mình trong những trận đánh với quân Mujahideen. Binh lính Liên Xô thường rơi vào cảnh chiến đấu với những người dân thường Afghanistan vì chiến thuật chiến tranh du kích của quân nổi dậy.

Phản ứng của thế giới

Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đã chỉ ra rằng cuộc tấn công xâm nhập Afghanistan của Liên Xô là "mối đe dọa nghiêm trọng nhất tới hòa bình kể từ sau Thế chiến thứ hai." Carter sau này đã áp đặt một lệnh cấm vận đối với các mặt hàng như lương thực, kỹ thuật cao Hoa Kỳ với Liên xô. Căng thẳng gia tăng, cũng như mối quan ngại ở phương Tây về quân số đông đảo của Liên Xô cũng như khoảng cách địa lý gần gũi với khu vực Vùng Vịnh nhiều dầu mỏ nhanh chóng đặt dấu chấm hết cho tình hình chính trị lắng dịu trên thế giới.
Sự phản đối ngoại giao quốc tế rất gay gắt, từ những lời cảnh báo của phương Tây tới sự tẩy chay Olympic mùa hè năm 1980 tại Moskva của Mỹ. Cuộc xâm lược, cùng với nhiều sự kiện khác như cuộc cách mạng tại Iran cùng với vụ bắt giữ con tin Hoa Kỳ sau đó, cuộc Chiến tranh Iran-Iraq, cuộc xâm lược Liban năm 1982 của Israel, sự leo thang căng thẳng giữa Pakistan và Ấn Độ, và sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố chống phương Tây từ Trung Đông, góp phần khiến Trung Đông trở thành khu vực rất bất ổn và đầy bạo lực trongthập niên 1980.
BKTT

No comments:

Post a Comment