Thursday, March 13, 2014

Tác giả/Nhân vật: Bùi Tá Khánh |13-07-2011|

cuộc hành quân Lam Sơn 719
dưới mắt nhìn của một người lính Không Quân
Chuyện về cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh sang Hạ Lào nhằm cắt đứt đường mòn HCM đã được nhiều người viết ra. Ðầu tiên là nhà văn Phạm Huấn với quyển “Trận Hạ Lào Năm 1971″, rồi nhà văn Nhảy Dù Lê Ðình Châu, đại Úy đại đội trưởng đại đội công vụ nằm vòng đai bảo vệ cho Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù trên đồi 31 cũng ra mắt quyển “Ðôi Mắt Người Tù Binh”, và anh Nguyễn Văn Long, Thiếu Úy sĩ quan phụ tá ban 2 Lữ Ðoàn 3 Nhảy Dù vẫn thường xuyên viết về Hạ Lào cho Ðặc San Nhảy Dù ở Úc Châu. Ở đây, tôi chỉ ghi lại câu chuyện như là một mẩu hồi ức dưới mắt nhìn của một người lính Không Quân.

Binh sĩ VNCH tại Khe Sanh đang chờ để được trực thăng bốc vào đất Lào lúc mở đầu cuộc hành quân Lam Sơn 719, ngày 8-2-1971

Tôi là một hoa tiêu phục vụ trong phi đoàn 219, thuộc Không Ðoàn 51, Sư Ðoàn I Không Quân trú đóng tại Ðà Nẵng. Phi đoàn 219 là hậu thân của biệt đoàn 83 với nhiệm vụ tiến hành cuộc chiến tranh thầm lặng trong bóng tối nhằm gây rối, phá hoại hậu phương của địch. Vì thế tất cả phi cơ của phi đoàn 219 chỉ sơn toàn bệt màu đen và xanh lá cây xẫm bên trên phần bụng trắng và không mang phù hiệu hay cờ gì cả ngoài số serial number mà thôi.

Là một phi đoàn chỉ thi hành những phi vụ đặc biệt ngoài lãnh thổ và ngoài những cuộc hành quân bình thường, nhưng trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, nằm trong kế hoạch được mệnh danh là "Việt hóa chiến tranh", một cuộc hành quân quan trọng lần đầu tiên hoàn toàn do QLVNCH đảm nhiệm với sự yểm trợ tối thiểu của không lực Hoa Kỳ trong những ngày đầu với những loại trực thăng khổng lồ chuyên chở những xe cơ giới hạng nặng như xe ủi đất, lô cốt tiền chế, đại pháo 105 và 155 ly để QLVNCH dọn bãi thiết lập những căn cứ hỏa lực đầu cầu trên đất Lào. Vì thế nên Quân Ðoàn I đã phải trưng dụng tất cả những đơn vị Không Quân trực thuộc Sư Ðoàn I Không Qưân trong đó có phi đoàn 219.

Như vậy phi đoàn chúng tôi, ngoài những phi vụ đặc biệt thường lệ, lại phải đảm nhiệm thêm việc yểm trợ cho Sư Ðoàn Dù, một trong 3 lực lượng nòng cốt trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Mỗi ngày phi đoàn 219 tăng phái một phi đội gồm 2 hoặc 3 chiếc H34 nằm trực chiến tại Khe Sanh, nơi đặt bản doanh Bộ chỉ huy tiền phương Sư Ðoàn Dù. Từ đây chúng tôi xuất phát những phi vụ tiếp tế lương thực, đạn dược cho các căn cứ hoả lực 29, 30 , 31 và các đơn vị hành quân lục soát bên ngoài căn cứ. Những phi vụ này thường là rất “hot”, nhưng “hot” nhất vẫn là những phi vụ tải thương cho binh sĩ Nhảy Dù khi có đụng độ với quân cộng sản Bắc Việt. Và chuyện này xảy ra như cơm bữa hàng ngày nên chúng tôi coi như pha. Chúng tôi cứ luân phiên nhau mỗi phi đội trực chiến cho Sư Ðoàn Dù 4 ngày rồi trở về Ðà Nẵng tiếp tục những phi vụ thường nhật.


Đồi 31 - Lam Sơn 719 - Hạ Lào

Hôm nay đến phiên trực của chúng tôi. Phi đội gồm có hai phi cơ do anh Chung Tử Bửu lead, tôi copilot và Nguyễn Văn Em là mê-vô, chiếc thứ hai tôi chỉ nhớ hoa tiêu chánh là anh Yên. Chúng tôi vào phi đoàn nhận lệnh vào lúc 8 giờ sáng rồi chia tay nhau về nhà sửa soạn hành trang, hẹn gặp nhau lúc 10 giờ ngoài phi đạo 219.

Ðúng giờ hẹn, chúng tôi ra phi cơ làm tiền phi, check nhớt, xăng, load những cơ phận sửa chữa dự trữ, đồ nghề và anh em kỹ thuật 219 rồi cất cánh, trực chỉ Ðông Hà, Quảng Trị. Khoảng quá trưa thì chúng tôi ra đến Khe Sanh. Vừa đến nơi, không màng ăn trưa vì nóng lòng muốn cứu đồng đội nên chúng tôi quyết định phải vào ngay đồi 31 chứ không thể đợi lâu hơn được. Trong khi anh Bửu vào trình diện với Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Sư Ðoàn Dù để đặt kế hoạch cho chuyến bay thì tôi và mê-vô Em đi check lại máy bay. Xăng vẫn còn đầy bình trước, dư sức bay không cần phải refuel.

Một lát sau từ phòng briefing ra, anh Bửu vắn tắt cho anh em biết về phi vụ quyết tử này. Chuyến vào chúng ta sẽ chở theo một tiểu đội tác chiến điện tử Dù cùng với 18 chiếc máy “sensor” vào tăng phái cho căn cứ 31 dùng để phát giác đặc công địch, chuyến ra sẽ rước phi hành đoàn anh Nguyễn Thanh Giang về. 15 phút trước khi lên vùng, pháo binh Dù sẽ bắn dọn đường mở một hành lang dọc theo quốc lộ 9, dập vào những địa điểm được ghi nhận có phòng không địch vì tình hình lúc này rất gây cấn, địch tập trung lên đến cấp tiểu đoàn phòng không gồm đủ loại từ 37 mm, 12ly7 và lần đầu tiên còn nghe có cả SA7 nữa.

Về không trợ thì có hai chiếc Gunship của phi đoàn 213 do Trung Úy Thục bay trước mở đường.


Trước đó trong lúc briefing, anh Bửu đã được nói chuyện trực tiếp với anh Giang từ trong Đồi 31 và được biết, ngày hôm qua khi bay vào vùng anh Giang đã dùng chiến thuật “lá vàng rơi”, từ trên cao cúp máy auto xoáy trôn ốc xuống, nhưng vì phòng không địch quá dày đặc nên khi gần đến đất, phi cơ anh bị trúng đạn rớt xuống gãy đuôi nằm bên cạnh vòng rào phòng thủ ngoài cùng của Lữ Ðoàn 3 Dù. Phi hành đoàn vô sự, chỉ có copilot là Võ Văn On bị xây xát nhẹ ở cổ, tất cả chạy thoát được vào trong căn cứ Dù. Nhưng trước khi bỏ phi cơ, mê-vô Trần Hùng Sơn không quên vác theo cả cây M60 trên cửa máy bay nữa.

Rút kinh nghiệm, hôm nay anh Bửu bay Rase Motte sát ngọn cây theo hướng Ðông-Tây đi vào. Trên đường bay dọc theo quốc lộ số 9 tôi còn nhìn thấy những cột khói bốc lên nghi ngút, chứng tỏ pháo binh Dù bắn rất chính xác và hiệu qủa. Gần đến LZ anh Bửu đổi hướng lấy cấp Ðông Nam-Tây Bắc để đáp xuống. Vừa ló ra khỏi rặng cây, tôi đã thấy chiếc Gunship của Trung Úy Thục bay vòng lại, cùng với tiếng anh la lên trong máy:
- “Bửu coi chừng phòng không ở hướng Tây”
. Từ trên phi cơ nhìn xuống, giữa màu xanh trùng điệp của rừng cây nhiệt đới, ngọn đồi 31 đỏ quạch nổi bật với những đốm bụi đất tung lên từng cơn vì đạn pháo kích quấy phá của cộng quân Bắc Việt.

Không nao núng, anh Bửu vẫn điềm tĩnh tiếp tục đáp xuống. Khi phi cơ còn cách mặt đất độ 15 thước thì trúng một tràng đạn phòng không, phi cơ phát hỏa, bùng lên một đám khói bao trùm cả phi cơ, mêvô Em la lên khẩn cấp trong máy
- “Đáp xuống, đáp xuống anh Bửu ơi, máy bay cháy”
.

Cùng lúc anh Bửu cũng cao tiếng báo động cho chiếc wing: - “Yên ơi, tao bị trúng đạn rồi, đừng xuống nữa” trong khi vẫn bình tĩnh đáp xuống. May mắn là đạn trúng vào bình xăng phụ đã hết xăng, chỉ còn ít hơi đốt, nên phi cơ không bắt cháy như phi cơ đại uý An ở Bù Ðốp hôm nào. Vừa chạm đất, theo phản xạ tôi cùng anh Bửu nhanh tay tắt gió, xăng, điện rồi nhảy ra khỏi phi cơ. Mọi người chạy ngược lên đồi về phía hàng rào phòng thủ thứ nhất của đại đội công vụ Dù cách khoảng 100 thước. Tôi còn tiếc chiếc xách tay quần áo nên phóng vào trong phi cơ để lấy. Một cảnh thương tâm hiện ra trước mắt, một binh sĩ Dù bị trúng đạn ngay giữa trán, nằm ngửa chết ngay trên ghế. Trên sàn tàu, đống máy “sensor” vẫn còn nguyên vẹn. Tôi chỉ kịp vớ lấy cái xách tay rồi phóng chạy lên đồi theo những tiếng kêu gọi của binh sĩ Dù
- “trên đây nè thiếu úy, tụi tôi bắn yểm trợ cho”
. Tôi lom khom chạy trong khi tiếng đạn nổ lóc chóc trên đầu. Lên đến nơi tôi thở như bò rống. Không quân mà hành quân dưới đất thì phải biết là mệt đến đâu. Tôi nhớ mãi hôm đó là ngày 22 tháng 2 năm 1971.

Vừa ngồi nghỉ mệt, tôi vừa nhìn xuống bãi tải thương nơi chiếc phi cơ đang đậu hiền lành, thì cũng vừa lúc địch điều chỉnh tác xạ, một quả đạn đạn súng cối rơi trúng ngay tàu nổ tung, bốc cháy khói đen mù mịt cả một góc trời. Tôi nhìn con tàu xụm xuống, lòng quặn lên. Con tàu thân thương đó đã gần gủi với mình lâu nay, giờ thành một đống sắt vụn.

Một lát sau, theo chỉ dẫn của anh em binh sĩ Dù, chúng tôi men theo giao thông hào lần về đến ban chỉ huy Lữ Ðoàn 3 Dù. Gặp lại phi hành đoàn anh Giang, On, Sơn anh em chúng tôi mừng rỡ thăm hỏi rối rít. Chúng tôi được giới thiệu với các sĩ quan trong ban tham mưu Lữ Ðoàn 3. Ðầu tiên là:
Đại Tá Thọ lữ Đoàn Trưởng Lữ Ðoàn 3,
Thiếu Tá Ðức trưởng ban 3,
Đại Úy Trụ phụ tá ban 3,
Đại Úy Nghĩa sĩ quan liên lạc Không Quân,
Trung Úy Chính sĩ quan Không Trợ Dù,
Thiếu Úy Long phụ tá ban 2.

Về phía pháo binh thì có:
Trung Tá Châu tiểu đoàn trưởng và
Đại Úy Thương trưởng ban 3 thuộc tiểu đoàn 3 pháo binh Dù.
Ðại tá Thọ mừng anh em “mới đến” mỗi người một điếu Havatampa và một ly Hennessy để lấy lại tinh thần. Tôi ngạc nhiên vô cùng, đi đánh giặc, nằm ở tuyến đầu ác liệt vậy mà mấy “ông” Nhảy Dù vẫn thản nhiên hút sì-gà Cuba và uống rượu Mỹ như máy! Quả các anh ăn chơi cũng dữ mà đánh giặc cũng chì thật.

Buổi chiều vùng rừng núi trời tối thật nhanh, chúng tôi dùng tạm bữa cơm dã chiến với ban tham mưu Lữ Ðoàn rồi chia nhau ngủ ké với anh em Dù. Tôi được ngủ chung một hầm với anh Nguyễn Quốc Trụ, một sĩ quan trẻ xuất thân khóa 20 trường Võ Bị Ðà Lạt. Anh cũng là anh ruột của Trung Úy Nguyễn Hải Hoàn, một hoa tiêu chánh trong phi đoàn tôi. Tin tức chiến sự mỗi ngày một căng thẳng hơn vì đối với cộng sản bắc Việt, sự hiện diện của căn cứ 31 trên hệ thống đường mòn HCM như một lưỡi dao đâm thẳng vào yết hầu của chúng. Vì thế cộng quân đưa thêm quân vào tạo áp lực nặng nề lên căn cứ 31 với ý định đánh bật căn cứ này ra khỏi sinh lộ của chúng.

Hai hôm sau, vẫn không có chuyến bay tiếp tế nào vào được vì địch quân luôn di động dàn phòng không của chúng khiến Không Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ không phát huy được ưu thế của mình. Mỗi sáng, chỉ có hai phi tuần F4 đến ném bom vài khu vực khả nghi chung quanh đồi 31 và thỉnh thoảng mới có một đợt B52 rải thảm ì ầm xa xa vọng đến rồi mọi sự lại chìm vào rừng núi trùng điệp. Ngược lại, quân bắc Việt tập trung bao vây, tăng cường pháo kích suốt ngày nhằm quấy rối và làm tiêu hao lực lượng Dù.

Sáng ngày 25 tháng 2 năm 1971, chúng tôi nhận được lệnh và khởi sự di chuyển ra các hầm cứu thương sát bãi đáp chờ đến trưa đích thân phi đoàn với ba chiếc H34 sẽ vào tải thương binh Dù đồng thời bốc hai phi hành đoàn ra. Tôi và anh Bửu cùng vài thương binh Dù nấp chung với nhau trong một hầm trú ẩn. Ðến trưa khi chúng tôi bắt đầu nghe tiếng máy nổ quen thuộc xa xa thì cũng là lúc địch khởi đầu trận “tiền pháo” dồn dập lên đồi 31.

Qua lỗ châu mai từ trong hầm cứu thương nhìn qua bên kia đồi đối diện, cách nhau một cái yên ngựa, tôi thây rõ hai chiếc xe tăng T-54 của cộng quân tiến lên xếp hàng ngang, cùng với quân tùng thiết dày đặc chung quanh nhắm đỉnh đồi chúng tôi mà nhả đạn. Những tia lửa từ nòng súng phụt ra, tôi và anh Bửu thụp đầu xuống cùng nhìn nhau như nhắc nhớ câu mà anh em trong phi đoàn thường nói với nhau mỗi khi lên đường hành quân “Trời kêu ai nấy dạ!”.


Binh sĩ VNCH bị quân Bắc Việt bắt trong trận đánh Lam Sơn 719

Ngoài kia, trong từng giao thông hào binh sĩ Dù chống trả mãnh liệt, nhất là những pháo thủ pháo đội C trên căn cứ 31, với những khẩu pháo đã bị hỏng bộ máy nhắm vì pháo kích của địch, họ phải hạ nòng đại bác để bắn trực xạ thẳng vào xe tăng địch bên kia đồi và trong những loạt đạn đầu tiên đã hạ ngay được hai chiếc T54. Nhưng để trả giá cho hành động dũng cảm này nhiều binh sĩ Dù đã nằm xuống, có người nằm chết vắt trên những khẩu pháo của họ, trong số này có cả pháo đội trưởng Nguyễn văn Ðương, người đã là niềm hứng khởi cho một nhạc phẩm nổi tiếng sau đó. Chúng tôi vui sướng reo mừng trong hầm bên này. Không ngờ, chỉ mỗt lúc sau hai xe tăng khác ở phía sau tiến tới ủi những chiếc xe cháy xuống triền đồi rồi lại hướng súng đại bác về đồi chúng tôi mà bắn!

Sau vài loạt đạn, một phi tuần hai chiếc F4 xuất hiện nhào xuống oanh tạc vào đội hình địch, và lại phá hủy thêm hai xe tăng nữa. Trong tiếng bom đạn tơi bời, tôi vẫn nghe văng vẳng tiếng máy nổ của những chiếc H34 đang vần vũ trên cao như lo lắng cho số phận những đồng đội của mình. Cho đến khoảng 5 giờ chiều thì địch tràn lên chiếm được đồi. Chúng lùng xục từng hầm trú ẩn kêu gọi binh sĩ Dù ra đầu hàng. Biết không thể làm gì hơn, tôi và anh Bửu tháo bỏ súng đạn cá nhân, chui ra khỏi hầm.

Về phía Không Quân, tôi, anh Bửu, On và Sơn bị trói bằng dây điện thoại và bị dẫn giải ra bắc Việt chung với tất cả tù binh khác. Không thấy anh Giang và Em đâu. Chúng tôi bắt đầu thăm hỏi các Sĩ Quan và binh sĩ Dù trên đường đi. Cuối cùng tôi gặp được anh Long là người ở chung trong hầm với anh Giang khi cộng quân kêu các ra đầu hàng. Ðến lần thứ ba các anh vẫn không chịu ra nên chúng thảy lựu đạn chày và bắn xối xả vào hầm. Anh Long chỉ bị thương nhẹ nên chúng bắt theo còn anh Giang vì bị thương nặng gãy cả hai chân không đi được nên bị chúng bỏ lại và chết ở trong hầm. Về phần mê-vô Em thì bị lạc đạn trúng bụng đổ ruột ra ngoài, khi bị bắt dẫn đi Em cứ hai tay ôm bụng giữ lấy ruột mà không hề được băng bó vết thương nên đi được một khoảng không chịu được đau đớn Em gục chết ở bên đường.

Thế là 219 ghi thêm vào quân sử của mình một thiệt hại hai phi hành đoàn trên chiến trường Hạ Lào. Trong đó anh Giang và Em đã vĩnh viễn ở lại trên đồi. Ngọn đồi quyết tử 31. Những người còn lại của hai phi hành đoàn đó là Bửu, On, Khánh và Sơn thì sa vào tay địch, bị đưa đến những bến bờ vô định, biết còn có ngày về hay không?

Viết để nhớ đến tất cả những chiến sĩ anh hùng đã thành danh hay vô danh, vẫn còn sống hay đã hy sinh cho quê hương đất nước. Sau 33 năm ít ra tên tuổi các anh vẫn còn được nhắc đến một lần.

Kingbee Bùi Tá Khánh
hung-viet.org

“Mỹ đem con bõ chợ”:

Ngày 23/Febuary Là ngày đen tối nhất: Trực-thăng của Hoa-kỳ không biết vì lý do gì đã không chịu yểm trợ tiếp vận cho QLVNCH nữa, gây xúc động đến nỗi Phó TT Trần-Văn-Hương phải sướt mướt tức tưởi trên đài…lên án người bạn lớn của ta đã đem con bỏ chợ. Tướng Abrams, gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến vì Abrams không hiễu tí gì về mục tiêu chiến lược cũa cuộc hành quân mà chĩ biết có chiến thuật là yễm trợ tối đa hoả lực cho quân lực VNCH, khác hẵn với tướng Wesmoreland tại vùng Khe Sanh nầy; Westmoreland dựa vào chĩ một TÐ/BÐQ đễ bảo vệ vòng đai Khe Sanh, còn Abrams thì khác, quân đội Mỹ không tham chiến, nhưng nhân viên phi hành, dù không được bước xuống đất Lào, nhưng phãi bay qua Lào nên vẫn bị thãm hại vì bị bắn hạ. Nhưng Abrams cũng yên tâm vì có nguyên một đại đội Hắc Báo đặt dưới quyền điều-động của tướng Sid.Berry đễ tìm cứu phi hành đoàn lâm nạn

Chứng kiến có 25% trực thăng khã dụng hành quân, Abrams nổi cáu đã chữi bới văng tục với các Tướng lãnh dưới quyền vì số trực thăng yểm trợ chỉ ỡ dưới mức không thễ chấp nhận được, thay vì phải được 80%; Nhưng ngặt nỗi Abrams cứ nhè Tướng 3 sao Surtherland mà ‘dủa’ thê thảm. “Mấy anh là Quân-nhân, ưu tiên một là gì (Abrams dùng không biết bao nhiêu chữ god-damn thỉnh-thoảng còn chua thêm chữ ‘Fucking-bird’, trong tác phẩm ‘A Better War’) Tướng Abrams liền phái chiếc Trực-thăng dành cho riêng ông, bay xúc cho bằng được Đại-tá Lữ-đoàn-1 Không-kỵ, Sam Cockerham về gặp ông gấp gấp gấp; Trong khi chờ đợi, Abrams nghiêng qua hỏi ý kiến vị Tướng Phó của mình Weyand, Tôi nghĩ không thể tha-thứ cho Jock (tên lóng của Tướng Sutherland) vì Jock chỉ huy mà không theo-dỏi tình-hình về Đ.M…mỗi mấy con chim…về tình trạng… Đ.M khả dụng mấy con chim ra sao…từng giờ… Đ.M từng ngày…Đ.M dường như có cái gì không ổn! Ông xem lại dùm tôi… Một tiểu-đoàn đã có mặt ở Con-lộ 914, đã 2 ngày rồi mà Jock không hay biết, ông xem họ làm ăn ra sao, tổ chức ra sao. “như vậy đánh động cho tôi biết, sự phối hợp giữa 2 bên Việt-Mỹ không ra cái thá gì, có nghĩa là vô hiệu quả, thất bại!”.

Sau khi ngừng một chút xã hơi, giọng ông dịu lại “Tôi nghĩ, tốt hơn là lên nói thẳng với Tướng Mc Caffiey ngay bây giờ, Tôi nghĩ mình nên tới họ, để họ ra lệnh xuống đưa chuyên viên, dụng cụ và đồ nghề tiếp liệu, cơ phận để sửa chửa tại chỗ”

Tướng Abrams chấp tay sau đít đi tới đi lui dỏi mắt trông ngóng. Khi Đại-tá Cockerham bước vào, đứng thẳng nện gót giày chào theo nghi lể của thuộc cấp, Tướng Abrams ở đó chỉ chờ Cockerham tới để ‘quạt’ một mách cho nhẹ người

Abrams thả thân người mệt mỏi rơi xuống chiếc ghế da Sofa trong văn phòng của Tướng Surtherland; Tướng Abrams bắt đầu nổi nóng trở lại:

“Đ.M mức sẳn-sàng tác-chiến O.R (Operational-Readiness) của Lục-quân Không-kỵ là bao nhiêu…ĐM làm sao bảo vệ niềm kiêu hảnh của Không-kỵ đây?” Sự nổi nóng cứ bộc phát tăng dần

“Tôi muốn Đai-tá làm gì tôi không biết … Ð.M phải đưa tình trạng khả dụng Trực-thăng lên đến mức yêu cầu trong USARV Standard, có nghĩa là 80% khả dụng và thêm 5% gọi là danh dự của Lữ đoàn Không-kỵ, Đại-tá hiểu chứ, và có làm được …không?”

Abrams đi thẳng vào vấn đề, “Bây giờ là 1 giờ trưa thứ Hai, Đại-tá cho tôi biết chừng nào đạt được tiêu chuẩn 85%”

Cockerham: “Thưa Đại tướng Tôi cố gắng đến tối thứ Tư thì xong” Khi Đại-tá Cockerham rời khỏi phòng họp, Abrams nói vói theo “Kính thưa Đại-tá…tôi muốn Đại-tá phải mở… Đ.M cái máy truyền tin cho tôi được theo dỏi…Okay, Đ.M Tôi nhớ và trông chờ giọng nói của Đại tá…chắc Đại tá cũng thừa hiểu chớ?”

Sau một chuổi dài giận dữ và sỉ vã từ trên xuống dưới, Tướng 3 sao, Sutherland như con Chó cụp đuôi (General Sutherland was like a Dog with his tail tucked under) Sutheland cũng thành tâm tự cảm nhận rằng cuộc hành quân quá tầm hiểu biết và khả năng của ông.

Liền sau đó, Tướng Phụ-tá Sư-đoàn nhảy dù 101, Sid Berry tạm thời thay thế Đại-tá Cockerham phục hồi lại uy-tín cho Lữ-đoàn; Bây giờ trở đi, trong cuộc hành quân Lam-Sơn 719 có một Tướng lãnh duy nhất tham dự chiến trường với tất cả phi-vụ được xem là hóc búa nhất, và sâu nhất nằm trên đất Lào, trong khi phía VNCH không có một Tướng lãnh nào chiến đấu trên đất Lào “Sự cương quyết của Tướng Abrams đưa HÐAN (NSC, Pentagon) vào con đường vi-phạm ROE?” Thế là tướng Haig điều động đại-tá James Vaught qua với danh nghĩa cố vấn cho Sư đoàn Dù Khi Trung-tướng Julian Ewell thăm viếng VN, có ghé thăm Khe-Sanh ông cũng là thành viên trong phái đoàn Hòa-đàm Paris, ông có cảm tưởng, ‘thật là khó tin’ Ngày chủa Nhật, số Phi cơ khả dụng 79%, thật không thể tưởng tượng được.

Cũng theo tác phẩm Better War, ngày hôm nay 23/Febuary/1971, thành phần Tướng lãnh Hoa-kỳ áp lực TT Thiệu phải thay đổi cấp Chỉ-huy, chứ không dựa vào thế dùng băng nhóm chính trị để thống trị đất nước, sinh mạng chiến binh phải được coi trọng; như Vùng-1 gồm có Băng Thiết Giáp:Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tướng Phan Hòa Hiệp và Tướng chưa kịp đeo Quân-hàm đã tử nạn Phi cơ A.37, là Nguyễn-Văn-Thiện, Tư-lệnh Biệt-khu Quãng-Đà. Tướng Lãm được xem là người thiếu khả năng với trách nhiệm quá nặng, Lãm không thể nào hoàn thành trọng trách được, nên được thay thế bởi Tướng Đỗ Cao-Trí, mà người Mỹ cho là George-Patton của VN, một Sĩ-quan như vậy rất hiếm có trong Quân đội Sàigòn. Chính Tướng Trí đã hiên ngang ngồi trên Thiết vận xa M.113, đầu đội nón lưởi trai có mang chần-dần 3 sao trắng trên đó, điều động 17,000 quân cho cuộc hành quân càn quét quân BV, Cục R ở Cambodia (1970). Nhưng chúng ta cũng nên suy nghĩ điều nầy, chỉ có những Tướng lảnh Nỹ vì danh dự của tổ quốc họ, chớ cái thứ Skull and Bone thì lại khác, chính TT Nixon cho oanh tạc và tiến quân qua Mật Khu của MTGPMN ở phần đất Cambodia đã bị Quốc hội do áp lực của thứ Ma đầu-lâu nầy gây khó dể, gọi là vi phạm hiến-quyền Power-Act của Quốc-hội. ChiếcTrực-Thăng của Tướng Trí đang chở phái đoàn Tham-Mưu Quân-Đoàn III thì bị nổ chết khi mới cất cánh ở Tây-Ninh; Cái tội cũa Tướng Trí là tiêu hũy một số chiến cụ bằng 5000 chuyến xe Molotova chở chúng từ hãi cảng Sihanouk-Ville tới cục R

[Theo sự suy diễn riêng tư của người viết qua nghiên cứu liên hệ với thực tế bằng các tài liệu giải mật: Tướng Trí chỉ có trọng tội là dám cả gan thiêu hủy kho vũ khí khổng lồ của CSBV tại mật trận Cục-R nằm trên hành lang Xa-lộ Harriman (đường mòn Hồ) cũng như John Paul Vann dám bẻ gảy kế hoặch không cho Hà-Nội chiếm Tỉnh Kuntom làm Thủ đô cho MTGPMN để có tiếng nói trong Hòa-đàm Paris-1973, dù rằng CSBV đã có 3 Sư-đoàn bao vây cùng 3 Tiễu đoàn chiến xa PT-76, T-54 thuộc Trung Đoàn 203, trong vòng 2 tháng, trong khi phi trường phải đóng vì trận địa pháo và tiếp tế hoàn toàn bị cắt đứt. Ngày 14/5/1972 B-52 và KQVN Sư-đoàn-6 đã oanh liệt triệt tiêu lực lượng của 3 Sư-đoàn nầy loại ra khỏi vòng chiến đấu khoảng 16.000 quân, thể theo sách A Better War, trang 337, hàng 34. Và lời nhận xét của Vann ca ngợi chỉ có Ðịa phương quân và Nghĩa quân mà đã chống giử Kontum một cách oanh liệt, tất cả Tăng T-54 đều bị triệt hạ xung quanh vòng đai thị xả. Thật là một sự mầu nhiệm vô lý cần phải suy gẫm!? Các bạn là quân nhân có tin 3 sư-đoàn và 3 thiết-đoàn mà không chiếm được Kontum hay không? Mà chĩ có ÐPQ và Nghĩa quân trấn giữ, chĩ có con đường độc đáo tiếp viện duy nhứt từ Pleiku qua? Dưới đây là bút tích cũa John Paul Vann:

“John Vann credited the Territorial Forces, not the Army, with much of what went right in MR-2. The RF and PF, in most places, have performed quite well and were a much more stabilizing force than the ARVN”

Cũng như Tướng Westmoreland dám gợi ý tại Quốc-hội chiếm vùng hành quân Hạ-Lào nầy bằng cuộc Hành Quân Lam Sơn 689, với lực lượng Mỹ cùng LLÐB/Biệt Kích Dù của VNCH vào những năm trước đó nên phãi bị cách chức Tư lệnh chiến trường tức khắt, lập lại sự việc đề nghị cũng y chang của Tướng Mc Arthur khi đề nghị với Quốc Hội đòi giải phóng lục địa Trung-Hoa, trong lúc Mỹ độc quyền nguyên tử. Nói tóm lại dù Mỹ hay Việt ai đụng đến Xa-lộ Harriman đều bị thảm hại. Ðịa điểm hẻo-lánh KHE-SANH nơi rừng núi xa-xôi nầy sẽ ghi mãi dấu ấn trong lịch sử Hoa kỳ với sự hy sinh 215 nhân viên phi hành Không-ky và 38 đoàn viên MIA, trong khi KQVN hy sinh 10 NVPH va 4 MIA (theo tài liệu MACV/SOG và báo cáo cũa tướng Hinh) Ðảng hội Skull and Bones dùng quân đội Mỹ như một công cụ người máy, chỉ cứ việc thi hành theo sự chỉ đạo của chúng. Muốn chiếm Hạ Lào phải đợi đến thời gian coi cho được (Decent-Interval) có nghĩa là quân dụng phải được vận chuyễn về thừa thãi trên hành lang và được nhị-trùng đại-tá Bùi Tín xác nhận, rồi mới được mỡ cuộc hành quân, Ðại tá Bùi Tin sẽ cho Mỹ biết về việc tiếp liệu phãi được dấu kín vào những nơi an toàn dư thừa để chiếm miền nam. Bắt đầu an toàn từ ngày 18/1/1971 do HÐAN/NSC [WIB quyết định cuộc hành quân Lam Sơn 719 [http://www.answers.com/topic/w-averell-harriman, page 1 of 7- Trang 4, Political Career, hàng 19 “HARRIMAN WAS INITIATED INTO THE SKULL AND BONES SOCIETY, ALONG WITH HIS FRIEND PRESCOTT BUSH, ông nội của TT thứ 43 Hoa-Kỳ, 2 soạn giả cuộc chiến VN] Người viết cảm thấy cũng nên nhắc lại trong thời gian Hội nghị quốc tế Trung-lập Lào 1962, khi mà Harriman âu lo phía Hà-Nội không chịu tham dự trò chơi chiến tranh, nên ra lệnh cho William Colby phải thả toán thám sát STRATA [Short Term Road And Target Acquisition] từ đèo Mụ-Giạ, trên hành lang qua Tchepone và Attopeu để xác-định Ðoàn 559 và Ðoàn 959 có mặt trên đường Trường-Sơn Tây hầu dự trò chơi hay không? Còn như Ðoàn 759 thì Hoa kỳ dễ kiểm soát do tàu nhỏ cận duyên mà Trung Quốc chế tạo cho trò chơi tiếp tế bằng đường biển đến tận hải cảng Sihanouk-Ville trước khi Lon-Nol lật Sihanouk. Lúc đó Khe Sanh là Quận Hương-Hoá cách Tchepone 45 cây số, hành pháp Mỹ qua Harriman buộc Kennedy phải ra lệnh hủy bỏ Quận nầy vì lý do an-ninh. Ðồn điền trồng Cafê và Trà của người Pháp không còn khai thác nữa vì chiến tranh thì giữ để làm gì! Vì thế chử Khe-Sanh đã đi vào huyền-sử Hoa kỳ, khi buộc phải xoá bỏ chử Hương-Hoá! Nhưng TT Diệm rất bình thản vì đả có kế hoặch chỉ định Ðại-tá Ðổ Cao Trí, Tư lệnh Ðệ Tam Quân Khu làm Tư lệnh chiến trường tấn kích và chốt chận cắt con đường nam Lào từ Dakto, Ben-Het qua tận Attopeu với 1 Chiến đoàn Dù do Thiếu tá Dư Quốc đống CÐT, 1 Thiết đoàn chiến xa và một đơn vị thuộc Sư đoàn 22. Kế hoặch nầy bị phãn thần, Bác sỉ Trần Kim Tuyến báo cáo cho CIA biết ráo-trọi nên sự triệt tiêu TT Diệm đã nằm trong ống kính của người thủ lảnh Skull and Bones-1 ngay tức khắc; Ngay sau khi triệt tiêu 2 chướng ngại vật [Diệm, Kennedy] ngăn chận chương-trình CIP [Counter Insurgency Plan] COMUSMACV đưa đề nghị chỉ để cho quân lực VNCH, dỉ nhiên là không có người Mỹ, có quyền đánh đuổi quân CSBV ra khỏi biên giới Cambodia và Lào. Tổng tham mưu trưởng liên quân nghe hợp lý nên đề nghị McNamara và ông đề nghị lên TT Johnson đúng theo hệ thống quân giai. Tháng 4/1964 TT Johnson đồng ý trên nguyên tắc nên Cố vấn T.T George Bundy sắp đánh điện về Saigon thi bị Micheal Forrestal trong HÐANQG (NSC) cảnh cáo: “Gởi công điện mà không có sự đồng ý của Harriman sẽ có rắc rối. [Nguyên văn: To send the telegram without Averell Harriman’s approval is just asking for trouble! Even if the telegram had already received Johnson approval but that was not enough! It still required an “endorsement” from Harriman]

Có phải chính-sách Mỹ bị thống lảnh bởi tập đoàn Skull and Bones trong WIB!? Harriman thủ lảnh Skull và Prescott Bush WIB’s Chairman: Đó là lý do tại sao ai đã gây ra cuộc chiến lần thứ hai, 1954-1975 bằng một mưu-lược “bỏ phiếu bằng chân”. Sau khi Liên Xô áp lực Hà Nội thành lập một loạt Đoàn 559, 759, 959 và kết thúc bằng cho ra đời MTGPMN (20/12/1960) Phía Mỹ áp lực Saigon cho ra đời luật 10/59: Tố-cộng và Diệt cộng: Tam trùng Phạm Xuân Ẩn đã móm cho Lê Đức Thọ những tuyên ngôn chỉ Nam sau đây, dù rằng quân tác chiến Mỹ chưa qua tham chiến thì làm gì có xâm lược mà chống! Chống cái gì vào năm 1960! Như “Chế độ khát máu Mỹ-Diệm,” “Giải phóng Miền Nam” “Ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ,” “Miền Nam bị Mỹ ngụy kèm kẹp” “Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào; Khi quân Mỹ rút đi Saigon chỉ còn là bộ xương khô! …”

Trong tầm nhìn sâu-sa của Harriman, những tuyên ngôn trên sẽ được giãi nghĩa rỏ ràng sau 50 nằm bằng phổ biến cũa kỹ nghệ thông tin internet. “Ðể rồi, tất cả đều là xảo-trá, lừa đảo, và phĩnh gạt” Nhưng ngược lại cái khối óc gọi là “đỉnh cao trí tuệ” nầy rồi cũng phải chết, cũng không lừa gạc được với các sử gia thuộc thế hệ thứ 3, 4 khi các sử gia nầy đặt câu hỏi, tại sao quân tác chiến Mỹ chưa qua VN mà HĐANQG [NSC] họp ngày 21/9/1960, (thời Eisenhower) đã bày đặc ra cái huy chương “Chiến-dịch Bội tinh “dành cho quân Mỹ tham chiến VN, và đang sản xuất hàng tỷ họp lương khô C-Rations phối hợp bởi renewed Aid to Russia 1941-46 Plan, cho 3 triệu quân tác chiến Mỹ lần lược luân phiên mỗi năm qua VN dự cuộc Pinic tập trận và họ cũng là hành khách đi Máy bay book trước để nâng đở các hảng hàng không dân dụng [thế hệ phản-lực] đang phát triển trong lúc phôi thai khỏi bị khánh tận hay xáp nhập rút gọn; đồng thời 8000 chiếc trực thăng phản-lực UH-1 gọi là trợ huấn cụ [training-aid] để tập trận sau đó bỏ lại với danh từ Việt Nam hóa chiên tranh rồi trở thành đống sắt vụn khi không còn cơ phận để thay thế. Cái thế lực ghê-gớm nầy tinh-vi che mắt hai vị Tổng thống (Diệm-Kennedy) bằng cách chêm đệm bởi phương-án khai hoang những vùng Việt Cộng ẩn trú trong “chiến dịch Khai hoang Ranch-Hand” để cho 38 hảng thuốc khai hoang được phát triển lợi nhuận. TT Diệm nghe làm tróng trãi không cho Cộng-Phĩ có nơi ẩn trú đễ quấy rối, Kennedy và TT Diệm cũng bị dụ-dỗ như thường

Ðễ bưng bít cái chết của tướng Trí, một phái đoàn Mỹ sang điều tra tai-nạn cho là bộ phận trong máy có trục-trặc nên gây ra tai nạn thảm khốc nầy. Nhưng mãi đến khi tàn cuộc chiến, KQVN không có một tai nạn nào tương tự như vậy xãy ra, báo hại nhà báo đội lốp CIA, Francois Sully bị chết oan mạng cũng như bốn nhà báo ngoại quốc đã chết cùng với Phi hành đoàn 213, vì thật ra Họ không được phép bay qua phần đất của Lào. Về tin tức tình báo các nhà báo ngoại quốc nầy đã không được hiểu biết rỏ ràng chi tiết như Tam-trùng Phạm Xuân Ẩn. [Ẩn không dám bước chân lên trực thăng dù chỉ có người Mỹ mới không được phép qua biên giới Lào. Ẳn hiểu biết quá nhiều về CIA và CSBV có 6 trung-đoàn phòng không cổ-điển (AAA) và 8 Trung-đoàn pháo diện địa hạng nặng với 67.000 tấn đạn sẳn sàng gây trận bảo lửa khiếp đảm]

Ðiều vô cùng quan trọng cần nên biết là, ngày 27/Feb/1971, B.52 mới thật sự rời bỏ chữ SAC (Strategic Air Commmand) để đi yểm trợ tiếp cận (Tactical Air Ground Closed Support) Đó là những chiếc pháo đài bay B.52 cất cánh từ Căn-cứ Utapao, Thái-Lan, với số hỏa-lực gần gấp đôi B.52 cất cánh từ Đảo Guam. Có phải do Abrams vì thể diện, tự-ái dân tộc và sinh mạng của các phi hành đoàn Không-kỵ nên đã vi phạm những điều mật ước với Liên-Xô (Rules Of Engament), làm trở ngại, không rõ nghĩa trong thế chiến lược, về tinh thần buổi họp bàn thảo và đưa đến quyết định giải pháp cho cuộc hành quân Lam-Sơn 719 ngày 18/Jan/1971? [Hình trang đầu] Tất cả Phi vụ B.52 là do CIA quyết định, Không-quân SAC thi hành như một cái máy ‘Tổng-Đài’, thế mà Tướng Haig đang tìm cách tế thần Tướng Không-quân, John D.Lavelle, cho là Ông yểm trợ cầm chừng, chứ không hết mình. Có lẽ do sự bất đồng, vì Tướng D.Lavelle muốn thi hành thế “chiến thuật”, mà không tuân lệnh CIA thi hành theo kế hoặch “chiến lược”. Chiến tranh VN có nhiều điều ngộ nghỉnh thường xãy ra: John Paul Vann thất trận ở Ấp Bắc bị buộc giải ngủ nhưng lại lên chức như Diều gặp gió với chức vụ ngang hàng tướng 3 sao. Ðối với WIB Vann thua chiến thuật nhưng lại thắng thế chiến-lược, còn tướng D.Lavelle nghe lệnh thượng cấp lại bị đem ra xử như con Cừu non để tế thần thay vì Tướng Abrams phải lảnh đủ! Vì thế chiến lược kinh-dị nầy của cuộc hành quân mà Sư-đoàn-1 cứ bị B-52 chiến lược từ đảo Guam bay vào đuổi đít cho theo đúng lộ-đồ hành quân đã vạch sẳn. Sự kiện nầy tôi nhận thấy nhờ sự theo dõi từng bước đi mà tại Khe Sanh Chuẩn-tướng Phú cũng rà sát theo dỏi những chiến dịch “tiền-oanh-kích” cũng như những hoạt động mờ ám tính trước theo lộ-đồ của B-52, để rồi Tướng Phú cứu nguy được đàn em. Còn như Lử đoàn-1 Ðặc nhiệm chỉ ngừng lại dưởng quân thì bị Skyspot gọi là thả lầm khiến một số quân bạn bị chết và bị thương, trong đó có Tiểu-đoàn-phó Tiểu đoàn-8/LÐ3/Dù tùng thiết cùng Thiết đoàn 11; Hơn đơn vị nào hết, chính Tiểu- đoàn/8 Dù nầy khi đụng độ với 2 trung-đoàn tân lập [trung-đoàn 27 và 278] mới biết sự chính xác và hiệu quả của B-52. Nhưng thật ra quân bạn có biết đâu đây là do con mắt tinh-ranh và bộ óc điện-tử chuyên nghiệp của ban tham mưu dưới quyền Tướng Haig tại Pentagon khi phải làm trọng tài cho hai đối lực, cần phải phối hợp để cân bằng lực lượng giữa 2 bên cho trò chơi chiến tranh bẩn thĩu, dí tay lên xuống những con cờ thí để có phần hấp dẩn như chiến tranh thực sự hầu che mắt thế giới. Họ dùng B-52 để cân bằng 2 đối lực và tiêu diệt trọn gói tại mục tiêu là căn cứ hậu cần 604 thay vì phải thi hành kế hoặch rả-ngủ sau nầy, nhưng Tướng Haig thất vọng vì sự ngang ngược của TT Thiệu, cho một đơn vị nhỏ xuống Tchepone đái một bãi rồi rút về.

Vấn đề quan trọng trước mắt, Abrams muốn phải khóa chặt phòng không của BV vì quá nguy hiểm cho phi công trực-thăng Mỹ, số thiệt hại trong 3 tuần nầy đã lên cao đến độ chóng mặt; Chuyện nầy sẽ gây ra sự mâu thuẩn và đụng chạm dữ-dội giữa Hội-Đồng NSC [Tướng Haig] và Tướng Abrams! Nhưng phản ứng của Abrams hoàn toàn đúng, vì phải gìn giữ uy-tín quốc-gia và sinh mạng của các phi công trực-thăng (sự hy sinh cho mưu đồ “khỗ-nhục-kế” như vậy cũng đã quá lắm rồi, phi công oanh tạc Bắc Việt không được xử dụng hoả tiển, bom vô tuyến điều khiển [no Laser targeting pods or Smart bomb] mà phải xử dụng bom nổ thường và làm mỗi prep 2 trái 2 bên cánh cho gọi là sự thăng bằng, có như thế mới tiêu thụ được hàng tiêu dùng)

Phải nhiều tháng sau, thời gian coi cho được, Tướng Haig mới kiếm cớ “bứng” được Tướng John D.Lavelle, Tư-Lệnh Đệ 7 Không-Lực (Seventh Air Force) và thay vào đó, Tướng John Vogt; Tướng Tham-mưu trưởng Không quân triệu hồi Tướng Lavelle về nước và cách chức vì lý do vi phạm luật quy-ước ROE (Rules of Engagement) và cho về hưu liền sau đó, chỉ có lảnh được lương 2 sao thay vì 4 sao. Hội-đồng buộc tội cho là phản ứng chậm-chạp, quá nhiều do-dự, không thích ứng theo kịp chiến trận. Còn phía WIB thì hiểu ngầm rằng vì phải bảo-toàn không-lộ và để xoa dịu làm vừa lòng Liên Xô, sau khi buộc phải tiêu diệt CSBV bằng chiến dịch thả Bom Linebacker thay vì Rolling Thunder để cân bằng lực lượng hai bên [theo tài liệu, chỉ có 2 tuần trước khi chấm dứt cuộc hành quân, CIA đã cho lệnh trải thãm 412 trận B-52 trên đầu lính BV, luôn cả các đoàn xe Molotova chở đạn dược hỏa tốc để phục kích QLVNCH rút lui trên đường 9, thay vì lính BV được lệnh Tướng Giáp, lo chuẩn bị phục kích và xa luân chiến tại Căn cứ hậu cần 604. Hành động khẩn cấp nầy, Hoa kỳ đã vi-phạm điều lệ trò chơi ROE từ chiến dịch “Rolling Thunder” qua “Linebacker”]

Theo như sự ước tính tình báo của phòng MACV J-2, thì Trung-đoàn 29 của Sư-đoàn 324B đã có tham chiến chung với 6 Trung-đoàn BV tại chiến trường, được chia ra thành đơn-vị nhỏ là 21 tiểu-đoàn. Trong đó coi như 5 tiểu-đoàn BV bị xóa sổ; Tuy nhiên nhiều chiến thắng trên đoạn đường Quốc-lộ 9 đang xãy ra có lợi cho VNCH trong những ngày gần đây, nhưng không biết tương-lai sẽ ra sao? Tất cả 7 Trung-đoàn BV nầy đã vây hãm Đồi-31 cả tuần nay với quyết tâm dùng trận địa pháo tận diệt, vì quân VNCH đã lọt vào ổ hậu cần với vô số kể Hỏa tiển 122 ly và các tạc đạn pháo binh đủ loại trong đó đáng kể là tạc đạn 152 ly. Quân BV đang dồn hết nổ lực, phối hợp trận địa pháo cùng chiến xa, bươn càng lên Đồi 31; Trong khi Tiểu-đoàn 39 BĐQ bị áp lực quá mạnh nên đành di tản chiến thuật về hội nhập với Tiểu-đoàn 21 BĐQ. Sau khi 2 Tiểu-đoàn nầy giữ được an ninh thì được Trực-thăng Mỹ bốc về Khe Sanh liền tức khắc để tái phối trí qua giai đoạn-2. Quân lực VNCH không có quân để thay, nhưng BV có quân thay tại Trung tâm huấn luyện ngay trận địa

Khi chở Tướng Đống đến thăm Lữ-đoàn-3 Dù, tại Đồi 31, Tôi đã nhận thấy tình hình và địa thế không ổn, Tôi đã tự hỏi: “Ai là người đã chọn địa điểm nầy?” Trên một đĩnh đồi không cao lắm so với xa về chung-quanh như là một lòng chảo Điện Biên-Phủ, con đường từ dưới Suối lên đến bải đáp Trực-thăng là đồi trọc, PT.76 leo lên rất dễ-dàng và từ đó leo lên thêm khoảng 80 thước nữa là tới BCH/Căn-cứ cũng đường đồi thoai thoải như vậy. Không khó lắm! Tôi muốn lập lại một lần nữa: “Ai lập ra phóng đồ hành quân Lam-Sơn 719 nầy?” Quân-lực VNCH đã chui vào một kho đạn khổng lồ mà bên phía BV đã thành lập mật trận B.70 từ tháng 10 năm 1970, cả những năm trước đó mỗi ngày, hàng ngàn xe Molotova nối đuôi dài như kiến, vào ban đêm chuyển tiếp liệu vào Nam, dưới tầm mắt thản nhiên đồng tình của phản gián CIA. Riêng những điểm cao ngỏ ngách, số đạn phòng không được xe-thồ đưa vào, và được khuôn vác trên lưng đoàn dân-công leo lên những vách núi cheo leo dựng đứng bên phía sườn Tây vô cùng an toàn của dảy núi. (Hình ảnh ở trang 90 do phóng viên Ðông-âu chụp)

Mục đích của cuộc hành quân nầy, theo Hội Đồng ANQG (NSC) là tiêu hủy những vũ khí và chiến cụ lỗi thời của hai đối thủ và kế đến là tiêu hủy những đơn vị sừng sỏ chủ lực của Hai bên, trong lộ-trình hoàn thành định-đề-1, [kế-hoặch Pennsylvania] để khi giao miền Nam không bị ‘tắm máu’ mà chỉ bị ‘rỉ máu’ thôi, nhưng phải đợi khi Quân-lực VNCH khai thác chiến trường trong giai đoạn-3 và trên đường ‘Độc đạo rút về’ lại Khe-Sanh. Hà Nội sẽ dùng chốt chận bằng các Trung đoàn phục kích dọc tuyến Quốc lộ 9 để tiêu diệt cho bằng hết lực lượng VNCH còn lại, dỉ nhiên B-52 cũng làm thịt cả 2 bên. Nhưng việc phục kích vỉ-đại đó không xẩy ra vì quân lực VNCH rút lui khá nhanh (lần nầy nhờ T/Thống Thiệu nên thoát khỏi nhưng lại vướn-mắc khi rút lui đường 7 Cheo Reo, Phú bổn từ pleiku của Quân đoàn 2. Lê Ðức Thọ nhờ được điệp-viên Phạm Xuân Ẩn cho tin vô cùng chính xác trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đồng thời CIA đã không giữ lời hứa giúp máy cày D-4 và hệ thống cầu dã-chiến cho cuộc lui binh như họ đã giúp trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 nầy. Tướng Phạm Văn Phú vì đặt hết tin tưởng nơi người bạn lớn khi ông còn là Tư lệnh SÐ/1, nhưng khi là Tư lệnh QÐ/2 thì bị một sự bội phản quá phủ phàng giữa quân đội anh hùng bị đồng minh lừa gạt thế nên Tướng Phú đã phải dùng độc dược như Cụ Phan thanh Giản để các nước nhược tiểu đừng quá tin vào người bạn lớn xấu-xa nầy.

B.52 không được tiêu diệt nhân mạng vào lúc nầy, thế nên, khi các Trung-đoàn BV tràn ngập vào Đồi-31; Thì B.52 không thả, nhờ thế mà Đại-tá Thọ và Phi hành đoàn trực thăng H.34 của Trung úy Chung Tử Bửu bị mắc kẹt mới còn sống để đi ở tù ngoài Bắc. Nguyên một Tiểu-đoàn-3 Dù phải chịu cảnh tàn sát dưới biển lửa của hằng chục ngàn ngàn trái đạn đại pháo cầu vòng đủ loại vùi dập, và họ đã anh dũng tử thủ cho đến hơi thở cuối cùng. “Tội nghiệp, ai biết được các chiến sĩ Dù vô danh nầy đã nằm yên vĩnh-viễn trên một ngọn đồi không người biết tới cùng với 2 Queenbees của LÐ51TC?”

HẾT PHẦN I http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=8828&

No comments:

Post a Comment