Thursday, March 20, 2014

Fulro Phạm Văn Thặng, Người anh hùng Không Quân VNCH

Buổi chiều ngày 26 tháng 5 năm 1972, bầu trời Kontum vần-vũ, nhỏ lệ khóc Anh-Hùng…Dòng Dakbla sủi bọt, nổi sóng gầm lên mộ-khúc bi-ai…Văng vẳng đâu đây như có tiếng chiêng trống từ nơi rừng thiêng núi thẳm vọng về, để đưa người tráng-si qua sông nhận sắc-chỉ phong thần.


Lễ Phong Thần
(Nhân ngày giỗ trận, xin thắp một nén nhang lòng cúi đầu tưởng-niệm cố Trung Tá Phạm-Văn-Thặng. Người phi-công Khu-trục đã tuẫn-quốc bên bờ sông Dakbla, thuộc tỉnh Kontum vào mùa Hè năm 1972.)
Trần Ngọc Nguyên Vũ

Cổ bề thanh động Tràng Thành nguyệt
Phong hỏa ảnh chiếu Cam-Toàn vân
Đặng Trần Côn


Tháng Năm 1972! Tây-Nguyên vẫn còn ngút ngàn khói lưả. Sau lần thất-bại tại Charlie, Cộng quân điên cuồng đổ dồn lực-lượng còn lại vào Kontum. Hàng ngày những công-điện tối khẩn tới-tấp từ biên-thùy gởi về phòng truyền-tin điện-tử của Quân-Đoàn 2. Trung-tâm hành-quân không-trợ 2 làm việc ngày đêm, phối-hợp các đơn-vị tác-chiến của Sư-đoàn 2 KQ để yểm-trợ các đơn-vị dưới đất. Những chiếc GMC chạy sầm-sập trên quốc-lộ 14, cuốn theo những đám bụi đỏ bốc lên cùng với cơn gió lốc phủ mờ cả một bầu trời. Phi-Trường Cù-Hanh nhộn-nhịp suốt ngày đêm với những chiếc vận tải cơ đủ loại. Từ C47, C119, C123 đến C130, cùng Khu-Truc A1, A37, Trực-Thăng, Quan-Sát lên xuống liên-tục, cộng thêm với đoàn người từ các nơi đổ vào căn-cứ Không-Quân Pleiku chờ được di-tản về Nha-Trang, Quy-Nhơn tạo thành một khung-cảnh bi-hùng của một thời chinh-chiến. Các quân-nhân thuộc Liên-đoàn phòng-thủ của Không-đoàn Yểm-Cứ Pleiku, và đoàn Quân-Cảnh của quân-trấn phải làm việc hầu như 24 trên 24 mới giữ-gìn được an-ninh trật-tự…

Không-đoàn 72 chiến-thuật dốc toàn lực vào cuộc chiến. Các phi-công đã phải bay một ngày hai, ba phi-xuất mà vẫn không đủ cung-cấp cho nhu-cầu đòi hỏi của chiến-trường. Trên gương mặt phong-trần của những người lính chiến Không-Quân, đã thấy hằn lên những nét mệt mỏi. Nhưng trong câu chuyện trao đổi với nhau, họ vẫn không để mất đi những nét cương-nghị có pha trộn chút dí-dỏm và khinh-bạc vào cuộc đời. Bây giờ là 4 giờ chiều. Tại phòng hành-quân của phi-đoàn Thái-Dương 530, Thiếu Tá Vũ Công-Hiệp vừa nhận điện-thoại từ phòng hành-quân-chiến-cuộc của Không đoàn yêu cầu cất cánh khẩn-cấp. Đây là phi-vụ thứ hai trong ngày của anh. Anh quay qua nói với Thặng, người bay số hai của phi-tuần:
- Mình lên gấp, làm việc với thằng Bắc-Đẩu trên tần-số FM. Vùng làm việc ở phía Tây Nam Dakto 3 dậm.
Thặng vừa chấm toạ-độ trên bản-đồ hành-quân vừa nói:
- Mẹ kiếp. lần này tao sẽ xin biệt phái làm Thần Dakbla coi tụi nó có vào nổi Kontum không.
Hai ông Thiếu-Tá phi-tuần trưởng khu-trục có dáng người qúa khổ so với các đồng bạn khác. Một người cao nhòng, có nước da xạm nắng, với hai bàn tay sần sùi to như hai nải chuối già, được anh em ưu-ái tặng một hỗn danh là “Thặng Fulro”. Còn một ông lêu-nghêu như cây cà-kheo và gầy như một que củi, có nước da xanh lét như người vừa ốm dậy, nhận một mỹ danh khác là “Hiệp Cò”. Một điểm đặc-biệt nữa là cả hai đều là những cao-thủ thượng-thặng trong giới võ-lâm. Vừa sách nón bay ra bãi đậu, hai người vừa vung tay vẽ một cú “dive bom Napalm” thật thấp trong không khí. Hiệp nói:
- Lần đầu mình sẽ đánh cùng một lúc với hai hướng ngược chiều. Lần thứ nhì đổi hướng 90 độ. Chỉ có thế mới khóa mõm được bọn nó, để tụi nó không kịp sủa phòng-không.


Thặng cười vỗ vai người bạn đồng-hành rồi chia tay leo lên phi-cơ. Hai người cơ-trưởng trong tư-thế sẵn sàng, phụ các anh cột dây dù rồi tuột xuống để quay máy. Tiếng động-cơ nổ ròn. Hai chiếc khu-trục gầm gừ như hai con tê-giác khổng lồ di-chuyển ra đầu phi-đạo cất cánh trong tiếng reo hò và cặp mắt ngưỡng phục của những người đang đứng đợi để lên phi-cơ di-tản. Sự hiện-diện của các anh giờ này như một đảm-bảo để nói với người dân rằng :”Đồng bào cứ an-tâm, chúng tôi đang vào trận để giết giặc và bảo vệ đồng-bào đây.” Hai chiếc phi-cơ trang bị đầy bom đạn, song song lăn mình trên mặt phi-đạo, rồi cùng bốc lên như hai con đại bàng xoải cánh, và mất hút qua làn mây mỏng của buổi trời chiều…

Từ cao-độ 5,000 bộ ở vòng chờ trên vùng, Hiệp lắc cánh ra hiệu cho số hai vào hợp-đoàn chiến đấu, rồi chuyển qua tần-số FM để liên-lạc với FAC. Tiếng rè rè của vô-tuyến cho Thặng biết là FM của Hiệp không được tốt. Anh bấm máy liên-lạc với Hiệp qua tần-số VHF:
- Thái Dương 31 đây 2 gọi
- 31 nghe năm (5/5)
- FM của mày hư rồi. Để tao bay lead.
- 31 hiểu! Mày bay Lead.
Sau khi cùng Hiệp đổi vị-thế, Thặng liên-lạc với phi-cơ quan-sát:
- Bắc-Đẩu, đây Thái-Dương 31 gọi bạn nghe rõ không trả lời
Tiếng người phi-công quan-sát dồn-dập vang lên:
- Bắc-Đẩu nghe Thái-Dương năm trên năm. Bạn cho biết trang bị.
- Thái-Dương trang bị 12 trái Napalm và 1200 viên đại-bác 20ly.
- Bắc-Đẩu nghe rõ. Để tôi bóc cho bạn một trái cam ăn cho mát giọng.
Thặng cười qua tần-số:
- Đ.M. không cần bóc vỏ. Đưa nguyên trái cho tao.
- Ha...ha...ha...phải Đại-Bàng Fulro đó không?
- Đúng năm. Fulro và Hiệp Cò đây.
- Bảo-đảm. Cho Đại-Bàng biết địch quân ở về phía Tây của trái khói 200 thước. Có phòng không 12ly7 và 57ly. Thái-Dương cẩn thận.
Thặng cám ơn người phi-công quan-sát vui tính rồi liên-lạc với Hiệp:
- Số 2 thấy trái khói không. Tao sẽ vào vùng theo hướng Bắc – Nam. Lấy cao-độ về tay trái. Bình-phi ở 4000bộ. Mày vào theo hướng Nam - Bắc. Lấy cao-độ về tay phải. Bình-phi ở 3500 bộ.
- OK! Thái-Dương 32 nghe rõ.
Thặng kiểm-soát thật nhanh các đồng-hồ trên bảng phi-cụ rồi lăn mình 360 độ, lao xuống mục-tiêu. Tiếng người phi-công quan-sát thán-phục vang lên:
- Đẹp lắm Đại-Bàng.
Thặng chưa kịp trả lời. Anh bỗng nghe thấy những tiếng bụp bụp, rồi con tầu rung lên dữ dội. Khói đen bốc mù mịt trong phòng lái. Anh vội-vàng giựt tay dàn bom, kéo phi-cơ lên cao-độ rồi liên-lạc với Hiệp:
- Tao bị rồi. Số hai thả hết bom rồi lấy cao độ về hướng Đông. Đ. M. phòng không tụi nó nặng qúa.
Hiệp đang vào mục-tiêu, nghe Thặng gọi vội vàng giựt hết bom rồi kéo ngược phi-cơ lên để lấy cao-độ. Anh vòng lại tống hết tay ga để vào cận-phi với Thặng. Từ trong phòng lái của mình, Hiệp thấy bên cánh phải của Thặng khói đen phun ra một lằn dài theo thân tầu, rồi phực lửa. Hiệp bấm máy gọi tới-tấp:
- Số một nhẩy dù gấp. Phi-cơ mày đang cháy bên cánh phải
Tiếng Thặng bình-tĩnh trả lời:
- Mình đang ở trên đầu Kontum. Tao không thể nhẩy dù được.
- OK! Mày ráng giữ cao-độ để ra khỏi Kontum. Mày còn trái bom bên cánh trái dó.
- Tao đã giựt tay rồi nhưng nó không rớt. Tao sẽ làm crash bên bờ sông Dakbla.
Bay sát bên Thặng Hiệp gọi:
- Fulro! Không kịp đâu, mình ra khỏi Kontum rồi. Nhẩy dù ngay đi.
Hai chiếc khu-trục cơ lao mình vùn vụt xuống một thửa ruộng trống bên bờ sông Dakbla. Hiệp liếc mắt nhìn cao-độ-kế thấy phi-cơ đang ở cao-độ 800 bộ, anh bấm máy tới tấp gọi:
- Fulro! Nghe tao đi, mày còn đủ cao-độ để nhẩy dù. Nhẩy ngay đi. Phi-cơ mày có thể phát nổ...
Có tiếng tắc nghẹn của Thặng trên tần-số:
- Đ. M. Trễ rồi...
Hiệp thảng-thốt gào lên trên tần-số:
- Fulro, Fulro, mày OK?
Không có tiếng trả lời. Chiếc phi-cơ của Thặng đang lao xuống mặt đất ở tốc độ 130 knots một giờ. Tốc-độ qúa nhanh để làm crash. Hiệp vẫn bám sát bên cánh phải của Thặng một cách vô-vọng. Chiếc khu-truc-cơ bị nạn chạm đất nháng lửa, cầy lên mặt ruộng lởm-chởm, đụng vào một cái mô cao bên bờ ruộng. Đất đá tung lên mù mịt, rồi một khối lửa bùng lên, cuốn theo cột khói đen cuồn cuộn như ngọn hỏa-diệm-sơn trong cơn phẫn-nộ chuyển mình...  
Mọi việc xẩy ra qúa nhanh, qúa đột-ngột, làm người phi-công trẻ dạn dầy chiến trận, không kịp chuẩn-bị tinh-thần để đón nhận nó. Mặt anh co rúm lại, ánh mắt lạc thần, bất- lực nhìn chiếc phi-cơ của người bạn đồng-hành chìm trong biển lửa mịt mùng. Hiệp như điên cuồng, bay vòng quanh đống lửa đang ngùn ngụt cháy. Chiếc khu-trục cơ gầm thét ở cao-độ thấp, rồi vụt bốc mình lên. Ngồi trong phòng lái, Hiệp ngoái cổ nhìn xuống. Không còn gì cả ngoài đống lửa bập-bùng. Hiệp lắc cánh, lăn mình làm một vòng “roll” 360 độ để chào vĩnh-biệt người bạn thân lần cuối, rồi lao mình mất hút sau những đám mây tang...

Buổi chiều ngày 26 tháng 5 năm 1972, bầu trời Kontum vần-vũ, nhỏ lệ khóc Anh-Hùng…Dòng Dakbla sủi bọt, nổi sóng gầm lên mộ-khúc bi-ai…Văng vẳng đâu đây như có tiếng chiêng trống từ nơi rừng thiêng núi thẳm vọng về, để đưa người tráng-si qua sông nhận sắc-chỉ phong thần.

Trần Ngọc Nguyên Vũ -
Biên Hùng chuyển

Elizabeth Phạm: NỮ PHI CÔNG MÁY BAY CHIẾN ĐẤU F.18
by Trịnh Khánh Tuấn, 1.12.2012 - Sunday, December 2, 2012





Phi Công Elizabeth Phạm Vinh Thăng Thiếu Tá
...
Tân thiếu tá Elizabeth Phạm. là một hậu duệ của một Sỉ Quan Quân Lực VNCH

Bà Elizabeth Phạm, phi công cuả Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ vừa mới được vinh thăng thiếu tá. Bà là phi công lái máy bay F-18, phi cơ tối tân hiện nay của Quân Lực Hoa Kỳ.

Thân phụ của bà là một cựu bác sĩ quân y QLVNCH, thân mẫu của bà cộng tác đắc lực trong hội hậu phương ủng hộ tiền tuyến tại địa phương cư ngụ, thành phố San Diego. Đó cũng là căn cứ gốc của thiếu tá Elizabeth Phạm .

Sau khi tốt nghiệp đại học, vị nữ sĩ quan này đã gia nhập Không Quân; bà đỗ thủ khoa trong khóa học đáp xuống hàng không mẫu hạm, thử thách lớn nhất cho mọi phi công.

Bà đã phục vụ tại lực lượng tiền phương vùng Thái Bình Dương, chiến trường Trung Đông, đặc biệt là tại Iraq, tăng cường hỏa lực, yểm trợ tại mặt trận cho lực lượng TQLC Hoa Kỳ trong các chiến dịch tại đó.

Sau một thời gian phục vụ tại Bộ Quốc Phòng tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhiệm vụ mới của tân thiếu tá Elizabeth Phạm sẽ là phi công trong lực lượng ứng chiến thường trực tiền phương của Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, căn cứ tại Nhật Bản với hàng không mẫu hạm Vào buổi trưa trời thật nóng một ngày mùa hè của miền Nam California, trong căn lều chật đông đúc người chờ chụp hình lưu niệm, tất cả những huyên náo, tiếng vang từ hệ thống âm thanh cực mạnh dội khắp mọi nơi từ sân khấu của buổi Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa, với hơn mười ngàn người tham dự, một âm thanh trầm vang bao phủ cà một sân vận động trường Trung Học Bolsa thuộc thành phố Garden Grove, California.

Người Thiếu Nữ Việt Nam với nụ cười thật đầm ấm và cái răng khểnh duyên dáng pha lẫn cái hào hùng trong Bộ Quân Phục Đại Lễ Sĩ Quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, trên vai với cấp bậc Đại Úy hai gạch ngang màu bạc bóng loáng, ngực bên trái đầy những huy chương Đại Lể và phía trên một cánh bay màu vàng hùng dũng nỗi bật, bên phải huy chương của đơn vị, mái tóc Cô cuốn tròn phía sau gáy nằm gọn dưới cái mũ dành riêng cho người Nữ Quân Nhân Sĩ Quan Phi Hành Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Nhũng người ra vào liên tục trong mấy giờ đồng hồ và Cô vẫn nở nụ cười để chắc chắn đền đáp lại tấm thạnh tình mà đông đảo đồng hương dành cho Cô. Họ đến rồi đi Cô và Phu Quân tiếp đón từng người một, giong nói thật nhẹ nhàng và lễ phép luôn kèm theo nụ cười đầy thiện cảm, họ đến để ngưỡng mộ nhưng cũng để tự hào chính họ một dân tộc có một qúa trình thật hào hùng và nhũng thế hệ thứ hai vẫn tiếp tục chứng minh cho truyền thống ấy.

Cô Elizabeth Phạm tên ngắn gọi là Liz cùng Phu Quân đã đến với Cộng Đồng người Việt, thật tình cờ và đặc biệt, đến để yểm trợ một việc làm đầy chính đáng, đến để cám ơn Anh những thương binh Việt Nam Cộng Hòa. Một món nợ tâm linh mà chủ nhân không có khà năng đòi và chúng ta không đang tâm để quịt món nợ đó, như lời Cô Dương Nguyệt Ánh đã phát biểu trên sân khấu một vài giây trước đó.

Những Sĩ Quan Hoa Tiêu cho những phản Lực Cơ Chiến Lược như phi cơ tối tân nhất thế giới F18E/F mà cô và phu quân đang sử dụng trong những chương trình "top top secret" tất cả những sự tiếp xúc bên ngoài phạm vi Quân Đội và Quốc Phòng phải được cấp trên chấp thuận và phải "briefing" tường trình tất cả khi trở về căn cứ. Do đó việc tham dự vào ngày Đại Nhạc Hội Cám Ơn anh người Thương Binh VNCH phải được sự chấp thuận của cấp trên và là cũng một cố gắng vượt bực của cô và phu quân để tham dự . cũng như trong bài diễn văn đọc trước hàng ngàn người hiện diện và hàng trăm ngàn khán giả của hệ thống truyền hình SBTN đuợc trực tiếp chiếu hình đến khắp nơi trên Hoa Kỳ. Cô đã minh định lập trường Quốc Gia và Chính Nghĩa của mình cũng như muốn đền đáp lại phần nào quốc gia đã bao dung những người tỵ nạn Cộng Sản để cho tất cả có một đời sống đầy ý nghĩa tại Hoa Kỳ.

Ngày 18 tháng 11 năm 1978 khi chiếc máy bay đầu tiên F18 Model A/B bay thử lần đầu, cũng là thời điểm cô chào đời trên đất tạm dung của thân phụ cô. Những thành phố Southbay miền Nam California còn được mệnh danh là thủ đô của các máy bay chiến đấu được sản xuất tại đây, 1,458 chiếc FA-18 A/B đã sản xuất và trị gía 41 triệu dollars cho mỗi chiếc. Ba nhà sản xuất chính thời bấy giờ là McDonnell Douglas/Boeing và Northrop Aircraft. 17 năm sau ngày 29 tháng 11 chiếc FA-18 Model E/F bay thử lần đầu tiên, trị gía mổi máy bay lên đến 55.2 triệu dollars tính đến nay 350 máy bay loại này đã được sản xuất và Cô Elizabeth Phạm là một phụ nữ đầu tiên đã xử dụng loại máy bay chiến lược này.

Khi viết lưu niệm và chiếc áo của nhân viên thuộc Công Ty Northrop Grumman người đã làm việc tại chương trình F18 trên 28 năm đem đến căn lều dựng trong khu vực Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh và sẽ được giới thiệu đến những bạn đồng nghiệp một phụ nữ Việt Nam là phi công của những loại máy bay chiến lược này cô cùng phu quân đã ký tên vào. Từ những ngày đầu chiếc máy bay FA-18 ra đời lúc ấy cô Elizabeth Phạm chỉ là một trẻ sơ sinh, phu quân của cô Elizabeth Phạm cho biết bây giờ cô không phải chỉ là một phi công bình thưòng mà cô được vinh danh trong hạng những phi công xuất chúng. Và cũng có thể cô đang xử dụng loại máy bay EA-18G loại nầy tất cả gần như tàng hình (stealth) vì nằm trong chương trình "Top Secret Clerance" Bí mật Chiến Lược Quốc Phòng nên đã không cho phép cô thố lộ bất cứ một điều gì và bất cứ ai, liên quan đến công việc của cô, trị gía mổi chiếc EA-18G lên đến 66 triệu dollars. Chiếc máy bay hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm đó là chiếc X-35 JSF cô cũng mong muốn được xử dụng trong tương lai sắp đến.

Khi được mời sang chụp ảnh lưu niệm với các Cựu Quân Nhân và các thành viên thuộc Hội Bảo Tồn Truyền Thống Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cô và phu quân thật hăng hái, đến nơi những chiếc quân xa cùng thơì Chiến Tranh Việt Nam đã đậu sẵn, những bộ quân phục màu xanh olive, màu rằn ri, những cựu quân nhân QLVNCH khắp mọi nơi , căn lều dã chiến mùi vải bố nhà binh đầy nhóc người, những giá súng M16, trung liên, đại liên, mìn claymore, lựu đạn M26, băng ca tải thương, thùng đạn, dụng cụ cùng thời với chiến tranh Việt Nam được trưng bày và cô hiên ngang hùng dũng đứng trước những ngươì lính bộ binh trong trang phục tư thế tác chiến trước lều và những tấm hình lưu niệm để ghi lại nhũng cuộc gặp gỡ khó quên này.

Khi băng qua khán đài trở lại nơi chụp hình lưu niệm tiếp tục trên sân khấu những bản nhạc thời chinh chiến vẫn tíếp tục những nghệ sĩ khắp nơi tự nguyện về trình diễn cống hiến những đóng góp của mình cho chương trình phát hình trong 5 tiếng đồng hồ liên tục và con số đóng góp đã hơn $600,000 dollars. Các thương binh đang chờ ngóng tin vui nơi quê nhà. Những hội đoàn và cá nhân, cơ sở thương mại tình nguyện công sức và tài chánh, những phiên họp của Ban Tổ Chức chuẩn bị từ nhiều tháng trước quy tụ hơn cả trăm thiện nguyện viên và ngày thứ bảy hôm trước hàng trăm người đã đến để sắp ghế, dưng lều, trang trí sân khấu, thiết kế âm thanh, treo biển ngữ, thử hệ thống điện thoại, hôm ngày Đại Nhạc Hội hàng ngàn tô phở và café đã được bán ra củng hàng chục ngàn chai nưóc lạnh và nước ngọt tất cả số tài chính thu được đều dành cho Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa. Cái món nợ tâm linh tuy chủ nhân không có khả năng đòi, nhưng Cộng Đồng người Việt Quốc Gia không đang tâm đi quịt những món nợ ấy.

Buổi chiều, cơn nắng gắt đả đi qua hơn 7 giờ tối nhưng mặt trời vẫn chưa lặn, những đồng hương không chịu ra về và cho đến gần 8 giờ tối tất cả nghệ sĩ dàn hàng ngang trên sân khấu cùng trình diễn bản nhạc và con tim đã vui trở lại của Đức Huy, cuối cùng Ban Tổ Chức tuyên bố chấm dứt Chương Trình Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa, đồng hương tủa tràn ra phía dưới sân khấu những vòng hoa tung lên, bong bóng và khói đệm cảnh tung ra những lơì chúc tụng và kêu gào cảm ơn thống thiết, những bàn tay vẫy như tiếc nuối, quang cảnh như nổ tung với nhiều triều mến, và tiếng nhạc cuối cùng chấm dứt tất cả như muốn giữ lại nhũng dư âm làm hành trang cho cho Đại Nhạc Hội Cám Ơn anh kỳ 3.



Buổi tối đã 9 giờ đêm những thiện nguyện viên tiếp tục hoàn tất nhũng công việc quang cảnh baĩ chiến trường của sân vận động sau khi 10 ngàn người ra về, với chương trình văn nghệ liên tục hơn 8 giờ đồng hồ.

Khi ra về tấm biểu ngữ treo trên hang rào kẻm của sân vận động trường học với ánh sáng còn lại cuối ngày và ánh đèn đêm dòng chữ ẩn hiện.

Món nợ quê hương chưa trả hết
Niềm đau phế tật vẫn còn đây.


Lòng thanh thản cho những công việc thành tựu trong ngày, phía sau một vương vấn vẫn tíếp tục theo đuổi và chìm theo màn đêm. Bên kia công viên những ánh đèn sáng trắng và những đứa trẻ vẫn tiếp tục rong chơi vội cuối ngày, một đứa bé đứng lại nhìn những chiếc xe nhà binh củ kỷ nặng nề với nhiều trang cụ vừa chạy ngang qua và khuất dần trong bóng đêm.
(Phạm Hòa)

Elizabeth Phạm quả là một thiều nữ dòng giống Trưng Triệu trên đất người. Một tài năng nữ hiếm có trong quân lực Hoa kỳ, trong hàng Pilot của không lực Hoa Kỳ có lẻ cô PHẠM, người Mỹ gốc Việt là người có cấp bực cao nhất hiện nay. Trong tương lai nếu có dịp chúng tôi sẽ giới thiệu các người Mỹ gốc Việt đang có mặt trong quân lực Hoa Kỳ, họ là hậu duệ của VNCH.

Trịnh Khánh Tuấn, 1.12.2012

-------------------------
GIÚP TRUYỀN TIN NÀY bằng cách COPY web address của nguồn tin này, và PASTE vào những nơi bạn muốn; ví dụ:

No comments:

Post a Comment