Friday, March 14, 2014

Vì Sao Tôi Bỏ Quân Đoàn I?

TƯỚNG NGÔ QUANG TRƯỞNGbr>
________________________________________



LTS: Ban Biên Tập gửi đến độc giả bài viết của Cựu Trung Tướng Ngô quang Trưởng như một tài liệu lịch sử. Chúng tôi xin được đăng tải để cùng nhận định.

Ngày 13 tháng 3 năm 1975, được lệnh vào Sài Gòn họp, tôi vào tới Sài Gòn nhưng với sự ngạc nhiên là chỉ có mình tôi vào gặp Tổng Thống và Thủ Tướng (Trần Thiện Khiêm) mà thôi. Ngoài tôi ra không có ai khác. Thường lệ khi được lệnh về Sài Gòn họp thì đều có đầy đủ mặt các vị Tư Lệnh Quân Đoàn và Tư Lệnh các Quân Binh Chủng khác. Lần nầy thì chỉ có một mình tôi. Tôi thắc mắc lo lắng.

Nhưng khi Tổng Thống Thiệu cho biết ý định của ông ta là phải rút bỏ Quân Đoàn I ngay hôm nay thì tôi mới vỡ lẽ, cay đắng, và uất ức vì lệnh ra quá đột ngột ngoài sức tưởng tượng và ngoài ước muốn của tôi. Thật ra, lúc đó tình hình tại Huế, Quảng Ngãi và Đà Nẵng tuy có hơi nặng nề vì địch tấn công liên tiếp, tuy nhiên tôi đủ sức chống giữ và sẽ tăng cường Sư Đoàn Dù cùng với Th ủy Quân Lục Chiến ra những vùng đó để lấy lại ưu thế. Tôi trình bày cặn kẽ những ý kiến của tôi lên Tổng Thống và Thủ Tướng nhưng không được chấp thuận.

Lệnh bất dịch di là: Phải rút khỏi Quân Đoàn I càng sớm càng hay. Trở ra Quân Đoàn I, tôi cho triệu tập tất cả các Tư Lệnh Sư Đoàn để họp. Thái độ khác thường của tôi làm các Sĩ quan trong buổi họp hôm đó có vẻ nghi ngờ, thắc mắc. Nhưng rốt cuộc tôi chỉ hỏi sơ qua tình hình và nói vu vơ quanh quẩn.

Chứ làm sao tôi ra lịnh thẳng khi chỉ với một mình tôi là Tư lệnh Quân Đoàn mà thôi! Vì vậy, cuộc họp hôm đó chẳng mang lại một kết quả nào mà tôi mong muốn. Lệnh của Tổng Thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi Quân Đoàn I vào ngày 13 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên. lấy Quốc lộ 22 làm ranh giới Việt Nam thu gọn sẽ chạy dài từ Phú Yên đến Hà Tiên.

Cái lẩm cẩm của trung ương là không cho các thuộc cấp biết ý định của mình. Nghĩa là các Tư Lệnh các Quân Binh Chủng, Tổng Bộ Trưởng, Tư Lệnh Sư Đoàn, v. v… đã không biết gì về lệnh rút quân của Quân Đoàn I và II cả. Lệnh nầy chỉ có Tổng Thống và Thủ Tướng, Đại Tướng Cao Văn Viên, tôi (Tư Lệnh Quân Đoàn I) và Tư Lệnh Quân Đoàn II (Tướng Phạm Văn Phú) biết mà thôi. Do đó thiếu sự phối họp chặt chẽ giữa tham mưu và các cấp, không có kế hoạch rút quân đàng hoàng, lệnh đột ngột không có đủ thì giờ để xếp đặt kế hoạch, gây hoang mang cho binh sĩ, nhất là khi gia đình họ cũng không được bảo vệ đúng mức thì làm sao tránh khỏi hoang mang? Ai cũng lắng nghe tin tức thân nhân ở bên ngoài doanh trại. Thêm vào đó, tin tức Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum bị chiếm, Huế bỏ ngỏ, dân chúng Huế chạy vào Đà Nẵng ngày một đông gây cảnh xáo trộn kinh hoàng cho dân Đà Nẵng. Rồi sau đó là Chu Lai bị áp lực nặng.

Tôi ra lệnh cho Tướng Trần Văn Nhựt rút Sư Đoàn 2 từ Chu Lai ra trấn tại Lý Sơn (Cù Lao Ré) để kiểm soát đường bể, sợ địch ra chiếm đóng đường biển thì sẽ khó khăn. Trong khi đó, cảnh hỗn loạn đã xảy ra phần lớn do dân chúng hốt hoảng từ chỗ nầy sang chỗ khác làm cho binh sĩ nao núng và chạy cùng theo thân nhân. Mở miệng ra lệnh cho họ rút quân, trong khi mới hôm qua với lòng sắt đá và giọng nói cứng rắn hằng ngày buộc anh em phải giữ không để mất một cục sỏi ở Vùng I. br>
Sau đó tôi suy nghĩ kỹ hơn. Tôi quyết định gọi Đai tướng Cao Văn Viên nhờ xin Tổng Thống cho tôi được dùng mọi cách để giữ Huế và Vùng I. Làm sao tôi bỏ Huế và Vùng I được? Làm sao tôi bỏ được vùng đất sỏi đá nầy mà bao nhiêu chiến hữu của tôi đã đổ máu để gìn giữ? Nhất là trong vụ Mậu Thân.

Tổng Thống Thiệu rung động, chấp thuận cho tôi giữ Huế. Sáng 18 tháng 3 năm 1975, tôi ra Huế gặp Tướng Lâm Quang Thi (Tư lệnh phó Quân đoàn) chỉ huy tại Huế. Tôi ra lệnh: Giữ Huế cho thật vững. Chiều hôm đó về đến Đà Nẵng, tôi nhận được một lệnh do Đại Tướng Cao Văn Viên, thừa lệnh Tổng Thống yêu cầu tôi “bỏ Huế”. Thật làm tôi chết lặng người. Vì mới buổi sáng nay ở Huế tôi ra lệnh cho Tướng Thi giữ Huế. Bây giờ đột nhiên được lệnh bỏ thì tôi biết nói làm sao với Tướng Thi và anh em binh sĩ.

Nhưng vẫn phải đành thi hành theo lệnh trên. Tôi gọi điện thoại thông báo lệnh bỏ Huế cho tướng Thi. Tướng Thi trả lời ngay:
- “Ở Huế bây giờ xã ấp phường khóm tốt quá, đâu đâu tình hình cũng tốt cả mà tại sao anh bảo tôi bỏ là bỏ làm sao?
Tôi buồn bã trả lời:
- “Tôi biết rồi, nhưng xin anh bỏ Huế giùm tôi, đó là lệnh trên, không bỏ là không được”. Kết quả là Tướng Thi thi hành lệnh, bỏ Huế, và dồn quân đến cửa Thuận An để được tàu Hải Quân rút về Đà Nẵng.

Trong khoảng thời gian từ 13 đến 18 tháng 3, hàng đêm tôi gọi điện thoại cho Thủ Tướng Khiêm và báo cáo mọi biến chuyển từ công việc hành chánh đến quân sự. Tình hình khó khăn, địch tấn công, mà lại thêm cái lệnh phải rút càng sớm càng tốt, lan truyền rỉ rả cho nên binh sĩ và công chức hết sức xôn xao. Tôi báo cáo mọi việc và xin thủ tướng ra quan sát tình hình. Sáng 19 tháng 3, 1975, Thủ Tướng Khiêm đến, tôi cho họp tất cả vị Tư lệnh Sư đoàn, Tỉnh trưởng, Thị Trưởng, Bộ Tham Mưu, và các Trưởng Phòng Sở của hành chánh để thủ tướng nói chuyện.

Trước khi thủ tướng đến, tôi đã nói chuyện với anh em có mặt tại hôm đó rằng tình hình khẩn trương, anh em phải nói lên sự thật đang xảy ra trong thực tế tại nơi nầy để Thủ Tướng biết rõ tình hình và giải quyết cấp thời, chứ đừng có giữ thái độ “trình thưa dạ bẩm” trong lúc nầy nữa. Phải thẳng thắn mà nói lên sự thật. Nhưng sau khi thủ tướng nói chuyện xong, đến phần thắc mắc thì cũng chẳng có ai nói gì cả. Tôi rất buồn vì anh em không chịu nghe lời tôi để nói cho Thủ tướng biết những sự thật về tình hình hiện nay. Duy chỉ có một mình Đại Tá Kỳ, tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị, có hỏi một câu: - “Thưa Thủ Tướng, trong mấy ngày vừa qua, có một số công chức đã tự ý rời bỏ nhiệm sở không đến làm việc, thưa Thủ Tướng, phải dùng biện pháp gì để trừng phạt những người đó?”

Câu hỏi thật hay, nhưng Thủ Tướng không trả lời chỉ lảng sang chuyện khác. Vì thủ tướng làm sao nói được khi lệnh trên đã muốn giải tán Quân Đoàn I và Quân Khu I càng sớm càng tốt.

Đúng ngày 22 tháng 3 năm 1975, tôi được lệnh rút Sư Đoàn Dù và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến về giữ Nha Trang. Ngày 29 tháng 3, cộng quân tràn vào Đà Nẵng với những trận giao tranh nhỏ. Tôi được chiến hạm HQ 404 đưa về Sài Gòn. Trên tàu cũng có một Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Khi tàu chạy ngoài khơi, Tổng Thống Thiệu liên lạc yêu cầu tôi ra tái chiếm lại Đà Nẵng. Tôi trả lời ngay là bây giờ tôi lấy ai để theo chân tôi tái chiếm Đà Nẵng? Lính tráng đã phân tán mỗi người một nơi. Cấp chỉ huy thì mạnh ai nấy thoát. Làm sao tôi có thể làm chuyện đó (tái chiếm Đà Nẵng) được? Sau đó tôi được lệnh cho Hạm trưởng ghé tàu vào Cam Ranh, bỏ hết Thủy Quân Lục Chiến xuống, rồi chỉ chở một mình tôi về Sài Gòn. Tôi không chịu mặc dù lúc đó tàu đã cập bến Cam Ranh rồi. br>
> Tôi nhờ Hạm Trưởng gọi về Bộ Tổng Tham Mưu xin cho anh em Thủy Quân Lục Chiến được về Sài Gòn tĩnh dưỡng nghỉ ngơi cùng tôi. Còn nếu không thì tôi sẽ ở lại Cam Ranh và đi theo anh em Thủy Quân Lục Chiến và cùng nhau chiến đấu. Sau đó, Sài Gòn bằng lòng cho tàu chở tất cả về Sài Gòn.

Về đến Sài Gòn tôi được bổ nhiệm vào Bộ Tư lệnh Hành Quân Lưu Động ở Bộ Tổng Tham Mưu. Khi vào đây, tôi gặp Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải) và Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Khánh (Tư lệnh Sư Đoàn 1 Không Quân) đang ngồi viết bản tự khai, và Trung Tướng Thi thì bị phạt quản thúc về tội bỏ Huế. Tôi không hiểu vì sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy. Họ đâu có tội gì. Họ chỉ thi hành theo đúng lệnh mà lại bị phạt thì quả thật bất công.

Tướng Thi thực sự là người chống lại việc bỏ Huế. Lúc trước, khi nghe tôi cho biết là Tổng Thống đã ra lệnh bỏ Huế thì Tướng Thi đã trả lời thẳng với tôi rằng: “Xã ấp tốt quá mà bỏ làm sao?” Vậy mà bây giờ ông lại bị phạt giam quản thúc. Những vị tướng nầy bị phạt quá oan uổng vì họ xứng đáng gấp mấy trăm lần những ông Tướng phè phỡn tại Sài Gòn.

Hôm sau, trong buổi họp tại Bộ Tổng tham mưu, tôi có nói rằng:
- “Việc phạt Tướng Thi và hai Tướng Thoại và Khánh là không đúng. Họ chỉ là thuộc cấp của tôi. Họ chỉ làm theo chỉ thị của tôi mà thôi. Họ không có tội gì cả. Nếu có phạt thì xin hãy phạt tôi đây này.”
Phòng họp lặng ngắt.

Đại tướng Viên nhìn qua Trung Tướng Trần Văn Đôn. Tướng Đôn mới đi Pháp về, mới đảm nhận chức Tổng Trưởng Quốc Phòng. Có thể vì vậy mà Tướng Đôn mới không biết là Tổng Thống Thiệu đã trực tiếp ra lệnh cho tôi bỏ Huế, nên Tướng Đôn làm đề nghị phạt Tướng Thi vì đã bỏ Huế mà rút lui. Mà Tổng Thống Thiệu lại không dám nói sự thật với Tướng Đôn, và chỉ ký lệnh phạt. Sau đó, Tướng Lê Nguyên Khang, với giọng giận giữ đã buột miệng nói:
- “Anh em chúng tôi không có tội tình mẹ gì cả!”.

Tiện đây, tôi cũng xin nói về trường hợp ra đi của Tướng Thoại và Tướng Khánh. Là vị Tư lệnh trong tay có đến hàng ngàn lính, hàng trăm chiến hạm lớn nhỏ, nhưng tội nghiệp thay, sau khi hỗn loạn, Tướng Thoại đã bị bỏ quên không ai chở đi khỏi Bộ Tư Lệnh ở Tiên Sa, và ông đã phải đi bộ qua dãy núi phía sau bờ biển. May nhờ có một chiếc tàu nhỏ của hải quân mà anh em trên tàu lúc đó cũng còn giữ kỹ luật, thấy Đề Đốc Thoại ở đó, họ ghé vào chở Tướng Thoại đi chứ nếu không lại cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao. Còn Tướng Khánh, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Quân đã không đủ nhiên liệu để bay xa mà phải đáp trực thăng tại một bãi cát ở Sơn Trà rồi lội ra tàu. Cũng may lúc đó gặp tàu HQ 404 và đã cùng tôi về Sài Gòn.

www.bietdongquan.com/baochi/thoisu/thoisu1/thoisu123.htm

Mùa đông về NQTR có mấy món ăn ngon cho ấm bụng nè

Postby nguoiquentaroi » November 18th, 2013, 9:11 am

1. Bò hầm khoai tây cà rốt

Nghe tên món ăn đã thấy có sự hấp dẫn rồi.
Món ăn có mùi thơm của ngũ vị hương, của các loại gia vị sẽ tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn này.


Image


Món này, thịt bò phải chọn chỗ có nhiều gân, vì loại thịt này khi ninh lên sẽ rất nềm, ngon, ngọt. Nếu chọn nạc thịt sẽ khô, dai và mất đi sự hấp dẫn của món ăn. Ngoài ra, thịt phải thái những miếng dày bằng nửa bao diêm để giữ độ ngọt cho thịt.


Image


Và có thêm khoai tây vào sẽ đem lại hương vị rất đặc trưng. Cà rốt cũng sẽ mang lại vị ngọt ngoài ra sẽ làm món ăn thêm nổi bật bởi màu sắc tươi ngon, tự nhiên. Cà rốt có thể tỉa hoa rồi cắt khoanh dày cho đẹp mắt.


2. Chân giò hầm hạt sen

Món chân giò này vừa ngon lại vừa bổ mà nguyên liệu cũng rất dễ tìm.
Chỉ cần chuẩn bị một cái chân giò còn nguyên xương, hạt sen, cà rốt, nấm hương, hành, mùi tàu là sẽ hứa hẹn có một bát canh hầm nóng hổi "thổi bay" cái lạnh đầu mùa rồi đấy.

Image

Image


Khi thưởng thức ta sẽ cảm nhận được từng thớ thịt chín, mềm thơm, róc xương và rất ngọt.
Dù ăn cả bì hay mỡ đều không hề có cảm giác béo, ngấy mà lại còn lôi cuốn và hấp dẫn.


3. Canh gà hầm ngũ quả

Trời đang trở lạnh như thế này mà được cùng cà nhà ngồi xé và thưởng thức từng miếng thịt gà hầm ngũ vị nóng hổi chấm bột canh chanh ớt thì còn gì bằng nữa nhỉ. Cảm giác thơm ngon, ấm áp thật là tuyệt vời.
Món này cũng không quá khó chế biến. Chỉ cần chuẩn bị một con gà tam hoàng tầm 1,5kg, thịt lợn nạc, bạch quả, củ năng, nấm đông cô, táo đỏ cùng một số gia vị khác.

Image


Nhìn gà vàng ươm, thơm phức, nằm gọn trong tô canh nóng hổi thì có lẽ chẳng chiếc dạ dày nào có thể cưỡng lại được sự hấp dẫn ấy.
Hơn nữa món ăn rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe vì thế chẳng có lý do nào ta lại bỏ qua nó trong thực đơn của những bữa cơm khi gió mùa đông về.

Image


Giữa cơn gió se lạnh đầu mùa tràn về mà cùng cả nhà xì xụp thưởng thức các món hầm nóng hổi này là tuyệt nhất.
Cũng có thể ăn kèm các món hầm này với bánh mỳ nếu thích nhé.
Tiểu Đoàn 4 Kình Ngư TQLC /VNCH

ImageImage
Tiểu Ðoàn Trưởng đầu tiên của Tiểu Đoàn 4 Kình Ngư TQLC
là Đại Úy Bùi Thế Lân và Tiểu Đoàn Phó là Đại Úy Tôn Thất Soạn

Image

Image
Năm 1969 là Đại Tá Tôn Thất Soạn


Tiểu Đoàn 4 Kình Ngư TQLC được thành lập tại trại Cửu Long, Thị Nghè, Gia Định vào đầu tháng 9 năm 1961.
Sau khi hoàn tất huấn luyện, Tiểu Đoàn di chuyển đồn trú hậu cứ tại trại Hoàng Hoa Thám, đường Lê Lợi, thị xã Vũng Tàu vào đầu tháng 3 năm 1962.
Tiểu Ðoàn Trưởng đầu tiên là Đại Úy Bùi Thế Lân và Tiểu Đoàn Phó là Đại Úy Tôn Thất Soạn vừa mản khóa Tham Mưu Hành quân Thủy Bộ Mỹ trở về.
Lần xuất quân đầu tiên mang tên Sơn Dương 2, những Cọp Biển Tiểu Đoàn 4 TQLC đã thực hiện một cuộc hành quân đổ bộ vô tiền khoáng hậu trong lịch sử TQLC bằng những ghe đánh cá bằng gỗ và những xuồng tam bản trong khi biển động.
Không có chiến đỉnh yểm trợ và không có hải pháo dọn bãi, Tiểu Đoàn 4 đã hành quân tàn phá mật khu Lê Hồng Phong ở phía Tây Bắc quận Mũi Né, Phan Thiết, phá hủy toàn bộ các mật khu Đằng Kia, Ara Salour ở Tây Nam Phan Thiết, các doanh trại, các khu canh tác, tịch thu nhiều tiếp liệu phẩm từ miền Bắc đưa vào.
Đây là mật khu bất khả xâm phạm từ thời chiến tranh Pháp trước năm 1954.
Các vị Tiểu Ðoàn Trưởng của Tiểu đoàn 4 TQLC gồm: Đại Úy Bùi Thế Lân năm 1961, Đại Úy Lê Hằng Minh năm 1963,Thiếu Tá Nguyễn Kiên Hùng năm 1964, Đại Úy Nguyễn Văn Nho năm 1964, Đại Úy Nguyễn Thành Trí, năm 1965,
Thiếu Tá Ðỗ Ðình Vượng năm 1968, Th/Tá Võ Kỉnh năm 1969, Th/Tá Trần Xuân Quang năm 1971, Thiếu Tá Nguyễn Ðằng Tống năm 1972), Thiếu Tá Trần Ngọc Toàn năm 1973,Thiếu Tá Đinh Long Thành tháng 3 năm 1975, và Thiếu Tá Trần Ngọc Toàn tháng 4 năm 1975.


Tiểu Đoàn 4 Kình Ngư TQLC Bình Giả ơi! Còn nhớ mãi

Ðoàn xe dừng lại ở Bộ chỉ huy Tiểu khu để Tiểu đoàn trưởng và phó vào tham khảo với Trung tá Tiểu khu trưởng trước khi xuất quân. Khi Thiếu tá Nho và Ðại úy Hoán ra khỏi Tiểu khu tôi thấy vẻ mặt của họ có vẻ căng thẳng.
Ðại úy Hoán mặt đỏ ửng, nói câu gì đó mà tôi không nghe rõ trong khi Thiếu tá Nho im lặng đi bên cạnh. Sau này tôi được biết tình hình địch không đúng như sự đánh giá của phòng 2 Tiểu khu, mà theo báo cáo của Biệt Ðộng Quân thì địch có lẻ đang tập trung đông hơn.
Cho nên Ðại úy Hoán đề nghị với Thiếu tá Nho nên từ từ để lấy thêm tin tức, trong khi lệnh của Tiểu khu bắt Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến tăng phái cho Tiểu khu Bà Rịa phải vào ngay.
Với cương vị Tiểu đoàn trưởng, Thiếu tá Nho không cách nào hơn là tuân lệnh tiếp tục di chuyển đến tuyến xuất phát.

Sau khi đổ quân, đoàn xe vừa quay bánh trở về Bộ chỉ huy Tiểu khu thì Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến dàn quân vượt tuyến xuất phát.
Ðây là một đồn điền cao su của Pháp để lại, với những hàng cây cao su to lớn, cao vòi vọi. Chúng tôi đi dưới mà không thấy ánh mặt trời. Ðịa thế cách Bà Rịa 5 cây số về phía Tây, có 2 làng Bình Giả và Xuyên Mộc, giao thông chỉ có một con đường đất đỏ xuyên thẳng từ Bà Rịa qua Bình Giả, Xuyên Mộc đến Long Thành.
Dân chúng ở đây sống bằng canh tác cây cao su, mật độ thưa thớt.
Dân Bình Giả được quy tụ lại thành ấp chiến lược, có hàng rào tre chung quanh kiên cố, có canh gác cẩn thận và đặc biệt ở đây có một nhà thờ mà cha xứ đã tổ chức thanh niên thành đội ngũ dân quân nên Việt cộng không thể xâm nhập được. Trong khi đó Xuyên Mộc ở sâu hơn chưa được bình định, Việt cộng thường xuyên về tập trung dân để dọa dẫm, bắt đàn ông thanh niên đi dân công.
Ðịa phương quân thỉnh thoảng có hành quân vào ban ngày rồi rút về nên Việt cộng dễ bề thao túng.

Với một địa bàn như thế, địch luôn luôn dựa vào Xuyên Mộc để tấn công Bình Giả, cho nên dân chúng Bình Giả luôn luôn ở tư thế sẵn sàng.

Image
Người cận vệ, Y Sĩ Trung Úy Trương bá Hân,
Ðại Úy Trần văn Hoán, một Sĩ Quan trên đường vào Bình Giả


Tiểu đoàn vượt qua tuyến xuất phát độ 2 cây số thì gặp Biệt Ðộng Quân đang tải thương, Ðại đội 1 dẫn đầu, được lệnh tiến lên vượt qua cánh Biệt Ðộng Quân để án quân canh phòng phía trước. Ðại đội 2 và 3 bảo vệ hai bên hông, trong khi Bộ chỉ huy Tiểu đoàn và Ðại đội 4 bố trí cho đơn vị Biệt Ðộng Quân tải thương và rút toàn bộ về phía sau.

Ðược biết từ mờ sáng, một Ðại đội Biệt Ðộng Quân tăng phái đã đụng địch khoảng giữa Bà Rịa và Xuyên Mộc, hạ được 10 tên tại chỗ và tịch thu một số vũ khí, trong đó có cả đại liên, chứng tỏ địch ở cấp Tiểu đoàn trong khi phòng 2 Tiểu khu cho hay chừng một đơn vị nhỏ, thường xuất hiện ở Xuyên Mộc để khuấy phá Bình Giả.
Ðược thể, Ðại đội Biệt Ðộng Quân tiến lên để tiêu diệt nốt thì chạm địch dữ dội.
Chúng tấn công nhiều đợt cấp Tiểu đoàn, do đó Biệt Ðộng Quân phải dừng quân cầm cự và điện về Tiểu khu xin tiếp viện

Sau khi Biệt Ðộng Quân đã rút hẵn, Tiểu đoàn cho dàn quân lục soát thêm 2 cây số nữa nhưng không thấy gì.
Tình hình có vẻ yên tĩnh, trời cũng bắt đầu xế chiều, vì rừng cao su nên trời tối rất mau.
Tiểu đoàn trưởng cho Tiểu đoàn rút về ấp chiến lược Bình Giả để đóng quân đêm.
Hàng rào ấp chiến lược bằng cây cao quá đầu người, rất kiên cố.
Khi chúng tôi đến, dân quân canh gác báo cho ấp và cha xứ để họ cho người đón vào.
Chúng tôi phải đi hàng dọc vì các nơi đều gài lựu đạn để chống Việt cộng xâm nhập.
Trời tối nhưng nhà dân đều tắt đèn, tình hình có vẻ khẩn cấp, dân chúng đang trong tình trạng báo động.
Chúng tôi im lặng bố trí, Tiểu đoàn phòng thủ chu vi chung quanh ấp chiến lược.
Trong khi chúng tôi đang ăn cơm thì nghe phía Ðại đội 1 có tiếng súng nổ.
Vì ở chung với Ðại đội trưởng nên tôi nghe qua máy truyền tin, Ðại đội 1 báo có bóng người thấp thoáng nên lính gác nổ súng.
Tiểu đoàn xin Tiểu khu soi sáng phía Xuyên Mộc, đồng thời xin Pháo binh bắn những điểm nghi ngờ.

Tiếng chó sủa nổi lên từng nơi, từng lúc. Dân quân Bình Giả cho hay đêm nào du kích Việt cộng cũng đến dò la, có lúc đạp nhằm lựu đạn bên ta gài.
Có lẽ ban chiều chúng thấy cánh quân Thủy Quân Lục Chiến kéo đến nên trinh sát địch tìm tới dò tình hình.

Pháo binh bắn gần có lúc cành lá cao su văng vào phòng tuyến đóng quân của ta. Ðêm đó tuy có nổ súng nhưng tình hình yên tĩnh, tôi và Ðại đội trưởng Huệ nằm bên nhau ôn chuyện Võ bị Ðà Lạt, nhắc đến những vui buồn ở quân trường, kể tên những em Bùi Thị Xuân vẫn thường vào Câu lạc bộ Sinh viên sĩ quan để đón chàng ra phố... Chuyện trò miên man đưa tôi vào giấc ngủ lúc nào không hay, giấc ngủ đầu tiên ngoài mặt trận, trong đời lính của tôi...

Trời tờ mờ sáng, tôi giật mình thức dậy đã thấy Ðại đội trưởng nai nịt sẵn sàng, ngồi xem bản đồ, tay cầm ly cà phê. Anh quay lại tôi cười dễ dãi:

- Sao chàng Võ bị, đêm qua ngủ ngon không? Có mơ thấy em nào không?

Tôi bẽn lẽn vì dậy muộn:

- Chào Thiếu úy, có lẽ hôm qua đi bộ hơi mệt nên ngủ ngon quá. Tình hình có gì không Thiếu úy ?

Huệ vươn vai đứng dậy:

- Ðêm qua yên tĩnh thôi, có lẽ nó đang dọ dẫm mình. Thôi ăn sáng đi, độ một tiếng nữa thì Tiểu đoàn sẽ xuất phát đó.

Ðúng 7 giờ sáng, Tiểu đoàn di chuyển ra khỏi ấp chiến lược.
Ðại đội trưởng cho tôi hay hôm nay Ðại đội 2 của Trung uý Ðỗ Hữu Tùng dẫn đầu. Trước khi di chuyển, Tiểu đoàn đã xin Tiểu khu yểm trợ.
Hai chiếc khu trục của Không quân oanh tạc từng đợt phía trước.
Tiếng bom nổ và đại liên từ máy bay làm yên lòng quân ta, Tiểu đoàn di chuyển chậm, Ðại đội 3 đi sau nên chúng tôi thấy toàn bộ phía trước.
Rừng cao su rộng bao la với những hàng cây thẳng tắp , mỗi cây cách nhau 2 mét nên rất khó che dấu, ngụy trang.
Di chuyển được gần 2 cây số thì đằng trước có tiếng súng nổ, Ðại đội 2 báo cáo về, đứa con đầu phát hiện có bóng địch. Tôi đến sát máy truyền tin nghe ngóng.
Tiểu đoàn trưởng ra lệnh cho Ðại đội 2 truy kích địch.
Trung úy Ðỗ Hữu Tùng tuân lệnh, cho 2 Trung đội dàn hàng ngang tiến lên.
Tiếng súng đủ loại nổ dòn, có súng địch bắn trả.
Trung úy Tùng cho hay địch chạy qua chạy lại ở các hàng cây, lúc ẩn lúc hiện rất khó quan sát nên xin Tiểu đoàn cho máy bay quan sát và khu trục yểm trợ tiếp.
Tôi nghe rõ giọng Thiếu tá Nho trong máy:

- Yên chí, Tango cứ cho bố trí, quan sát. Moa sẽ kêu ông già L.19 lên quan sát.

Một lát sau có tiếng ù ù đến gần, chiếc L.19 bay vòng vòng, độ 2 vòng nó xẹt xuống ném một trái nổ để đánh dấu.
Lập tức 2 chiếc khu trục không biết từ đâu ào tới dội bom liên tiếp.
Tiếng Ðại đội trưởng Ðại đội 2 la trong máy:

- Ðúng rồi, rất đẹp Ðại bàng ơi !

- O.K. Moa sẽ cho ông già chơi tiếp.

Hai chiếc khu trục đánh xong vừa vòng về thì có tiếng trực thăng từ xa vọng đến.
Tôi nhìn lên bầu trời thấy chiếc trực thăng đang bay trên đầu địch, có lúc lượn sát ngọn cây cao su.
Và rồi chúng tôi không còn nghe tiếng máy bay nữa, không hiểu nó đã bay về hay đáp xuống đâu đó...
Bỗng nhiên tôi nghe tiếng Tiểu đoàn trưoởng từ máy truyền tin:

- Cho tôi gặp Thẩm quyền 2.

- Thưa Ðại bàng có tôi.

- Ông anh cả (Tiểu khu) báo: con chuồn chuồn đi ăn sương vừa gãy cánh, cách ta 1 cây số về phía Bắc, anh cho con cái lên bố trí để vớt nó lên ngay.

Ðại đội trưởng Ðại đội 2 điều động đơn vị tiến về hướng Bắc.
Lúc đó khoảng 12 giờ trưa nhưng ở trong rừng cao su âm u nên tôi tưởng đã về chiều, những tia nắng chiếu xuyên từng vạt không đủ soi sáng bóng cây che.
Độ nửa tiếng sau, tôi nghe súng đủ loại nổ rất gắt, chứng tỏ Ðại đội 2 đang đụng mạnh. Trung úy Tùng báo cáo trong máy:

- Thưa Ðại bàng, tôi đã bắt được con chuồn chuồn, nó bị gãy cánh mà chuột (Việt cộng) nhiều quá, tôi đang thanh toán chúng đây.

Súng vẫn nổ mạnh, thỉnh thoảng chen vào tiếng ầm ầm của B.4O địch hoặc phóng lựu của bên ta.
Thiếu úy Huệ đến bên tôi bảo thầm:

- Ðại đội 2 bị địch bao vây, có lẽ cả Tiểu đoàn, nhưng ông Tùng vững lắm.

Một lát sau ông Huệ lại tiếp sau khi theo dõi ở máy truyền tin:

- Ðại đội 2 thu được 3 B.4O, 5 AK, hạ 7 tên tại chỗ.

Tôi cũng đến gần máy truyền tin nghe ngóng.
Tiếng Trung úy Tùng la trong máy, lần này ông nói luôn bạch văn:

- Trình Ðại bàng, chuột tràn lên đông quá, chúng cho dân đi đầu để làm bia đỡ đạn.
Con cái tôi chơi xả láng.

Thiếu tá Nho cũng la to trong máy truyền tin:

- Tango cố gắng, tôi sẽ cho gà cồ gáy tiếp.

Phi pháo lại tiếp tục yểm trợ, tiếng súng chợt ngưng hẳn.
Có lẽ địch dạt về phiá sau ẩn náu chờ dứt bom mới tấn công tiếp.
Ðại đội 2 lui về phía sau để cho khu trục và pháo binh làm việc.
Ðồng hồ tay tôi chỉ 2 giờ, các Ðại đội được lệnh di chuyển sau khi dứt đợt phi pháo cuối cùng.
Tôi đang loay hoay sửa lại thắt lưng đạn thì Thiếu úy Huệ đến bên tôi nói:

- Này Vệ, thằng Kháng và Hùng Râu chết rồi!

Tôi ủa lên một tiếng và đứng trân người nhìn Huệ, ông lắc đầu không nói thêm gì nữa. “Kháng ơi ! Hùng ơi ! Sao tụi mày đi nhanh quá, không lẽ đời lính là thế sao ? 6 đứa mình hẹn nhau sẽ về hậu cứ làm một chầu khao quân mà 2 đứa mày đã bỏ đi trước”. Tôi đang suy nghĩ miên man thì chợt nghe tiếng hô “Di chuyển, di chuyển”. Ðại đội 1 của Trung uý Trần Ngọc Toàn và Ðại đội 3 chúng tôi được lệnh vượt qua Bộ chỉ huy Tiểu đoàn tiến lên bọc bên trái và bên phải Ðại đội 2.
Tôi nóng lòng vì Võ Thành Kháng và Hùng Râu nên xin Thiếu úy Huệ cho đi cùng với Trung đội đầu, nhưng Thiếu úy Huệ chậm rải nói:

- Cứ từ từ, rồi Ðại đội cũng lên tới đó, cậu sẽ gặp và vuốt mắt chúng nó.

Bộ chỉ huy Tiểu đoàn nối theo chúng tôi và Ðại đội 4 bọc hậu.
Khi lên đến nơi, tôi gặp Trung úy Tùng, ông chỉ tay về phía trước bảo tôi:

- Hai ông bạn của cậu đó, mới trận đầu nhưng chúng nó chơi đẹp lắm.

Tôi bước vội về phía ông Tùng chỉ, xác Kháng và Hùng Râu nằm co quắp bên chiếc trực thăng gãy cánh, cạnh đó là xác 2 phi công Mỹ. Võ Thành Kháng bị một viên ở mang tai và ở ngực, còn ngực Hùng Râu lãnh nguyên một tràng.
Tôi vuốt vội mắt cho hai bạn rồi bước theo Ðại đội.
Lúc đó là 3 giờ chiều, Bộ chỉ huy Tiểu đoàn cũng vừa ào lên.
Các Ðại đội được lệnh bố trí chung quanh máy bay trực thăng để chuẩn bị tải thương.
Bỗng có tiếng súng nổ ở phía trái chúng tôi, tức vị trí Ðại đội 1 của Trung úy Toàn. Ông Toàn báo cáo trong máy:

- Ðịch xuất hiện, dàn hàng ngang, đông lắm!

Tiếng súng chát chúa, nổ rất gần, có lúc xẹt qua phía chúng tôi.
Thiếu úy Huệ đang nói chuyện trong máy với Thiếu tá Nho thì âm thoại viên Ðại đội báo cáo Trung đội 3 phát hiện có địch.
Chưa dứt lời thì tiếng súng đã nổ vang rền phía Trung đội 3 của Lâm Xuân. Khoảng 5 phút sau thì súng nổ khắp nơi:
Ðại đội 1 bên hông trái, Ðại đội 3 bên hông phải và cả mặt sau Ðại đội 4 của ông Tống.
Như vậy là địch đã tập trung bao vây Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến trong khi chúng tôi vừa mới bố trí, chưa kịp đào hầm hố gì cả.
Bên ta cũng như địch, chỉ lấy gốc cao su để che chắn. Cả 3 Trung đội của Ðại đội 3 đều khai hỏa.

Ðịch thấp thoáng sau hàng cao su, ta bắn như bắn bia, nhưng bóng người vẫn lao lên.
Tôi nghe có cả tiếng kèn thúc quân và hình như tiếng ngựa hí đâu đây.(Về sau tôi nghe kể lại có cả Tướng Việt cộng Dương Văn Nhựt em của Tướng Dương Văn Minh cầm quân trong trận này).
Như thế quân số địch lên tới cả Trung đoàn, và đây là lần đầu tiên chúng tập trung với một số quân đông đảo cho một trận chiến.
Tai tôi như ù đi vì tiếng súng không dứt.
Trung đội 2 do Thượng sĩ I Kim Tâm chỉ huy báo cáo địch sắp sửa tấn công đợt 2, xin tăng cường đại liên.
Thiếu úy Huệ ngoắc tổ đại liên chỉ về phía Trung đội 2 và ông cũng chạy lên theo.
Tôi nghe rõ tiếng Kim Tâm la:

- Ðại liên, bắn, bắn, chúng lên đó !

Thế là đại liên nổ dòn, Thiếu uý Huệ lăn vào một gốc cao su và chỉ tôi gốc cây bên cạnh.
Ông quơ tay chỉ cho Kim Tâm bảo con cái tác xạ về hướng trái, có khoảng 10 bóng địch vừa xuất hiện và tác xạ về phía chúng tôi. Ðịch bắn một tràng về phía ông Huệ, tên đệ tử của tôi vội la lên:

- Chết, Ðại đội trưởng bị thương rồi!

Tôi bàng hoàng quay phắt về nhìn Thiếu úy Huệ và thấy ông đang ôm bụng, máu thấm ướt cả áo trận.
Tôi phóng vội về phía ông vì khoảng cách giữa 2 gốc cây khoảng 4 mét.
Thiếu úy Huệ nấc lên rồi thều thào:

- Tôi bị thương nặng lắm, nếu có gì cậu cùng thằng Sơn bảo toàn Ðại đội.
Ðịch còn tấn công nữa, không chịu được cứ rút về hướng này.

Giọng ông đứt quãng, đưa tay chỉ hướng cho tôi rồi ngoắc bảo tôi trở về vị trí cũ.
Tôi vừa lăn mình về chỗ cũ thì một tràng trung liên địch nổ dòn vào Thiếu úy Huệ, ông bật người lên rồi ngã xuống chết ngay.
Tính mạng tôi cũng ra đi trong gang tấc nếu sau khi nhận bản đồ và địa bàn từ tay ông mà còn nấn ná chưa chịu đi.
Hai âm thoại viên mang máy Ðại đội và Tiểu đoàn chạy về phía tôi lắp bắp:

- Thiếu úy, Ðại đội phó Hoàng Sơn bên cánh Trung đội 3 cũng bị thương rồi !

Thế là cả Ðại đội trưởng lẫn phó cùng bị một lúc, tôi ngây người ra trong chốc lát.
Làm sao đây, xử trí cách nào đây !
Tự nhiên tôi thấy mình tỉnh táo hẳn: tôi ra lệnh cho âm thoại viên Ðại đội bảo các Trung đội báo cáo tình hình.
Ðồng thời chỉ thỉ cho âm thoại viên mang máy Tiểu đoàn báo cho Tiểu đoàn biết Ðại đội trưởng Huệ đã chết.

Trung đội 1 và 2 báo cáo có bị thương và chết nhưng số còn lại vẫn bám chặt, cầm cự.
Riêng Trung đội 3 không liên lạc được, về sau tôi mới rõ là Trung đội 3 phòng thủ sát với Ðại đội 1, bị tấn công mạnh quá nên đã dạt về phía sau và mất liên lạc sau khi báo cáo Ðại đội phó bị thương.
Chợt trước mắt tôi có bóng người thấp thoáng, tôi phóng về phía xạ thủ đại liên vỗ vai hắn:

- Có địch, bắn về phía kia kìa.

Hắn quạt một tràng đại liên dòn tan, 3, 4 tên ngã xuống. Xạ thủ viên quay về phía tôi toét miệng cười:

- Ông thầy mới về Ðại đội hả ?

- Ừ, mới về, mày bắn khá lắm.

Hắn bô bô:

- Ông thầy chưa nghe tiếng Sáu Ðại Liên hả?

(Từ ngày đầu quân vào Thủy Quân Lục Chiến, Sáu xin thủ cây Ðại liên.
Mỗi lần hành quân hắn chỉ vác khẩu đại liên và 2 dây đạn quanh mình, không mang theo gì nữa, quanh năm chỉ có một bộ đồ.
Hễ hắn nổ đạn là có người ngã, đánh giặc chì lắm, nghe tiếng súng là nhào tới ngay cho nên ông Huệ cưng lắm.)

Tôi la lên:

- Bắn ! Bắn ! Nó kìa !

- Ông thầy để em.

Rồi hắn bấm cò, tôi thấy rõ ràng 4 tên ngã xuống cách tuyến chỉ độ 3 mét mà thôi. Thấy cấn cái bên hông, tôi quay lại hỏi:

- Thằng nào đây ?

Sáu Ðại Liên trả lời:

- Thằng Minh rỗ, phụ xạ thủ cho em đấy ông thầy. Nó vừa lãnh 2 viên, tội nghiệp vừa mới lấy con vợ bán hột vịt lộn ở đầu chợ Vũng Tàu được 2 tháng.

Nghe Sáu đại liên nói, tự nhiên tôi thấy buồn và nói với nó:

- Ð.M thằng Việt cộng, sau này cầm quân, tao chơi xả láng.

Sáu Ðại Liên ngẩn người rồi lại toét miệng cười:

- Chà, ông thầy ngon dữ, em xin theo ông thầy.

Phía Ðại đội 1, súng nổ vang rền lẫn tiếng hô xung phong nhưng không rõ của bên nào.
Cả phía Bộ chỉ huy Tiểu đoàn nữa, vì gần lắm.
Thằng mang máy Tiểu đoàn ghé vai tôi nói nhỏ:

- Hình như Trung úy Toàn Ðại đội trưởng Ðại đội 1 cũng vừa bị thương.

Tôi giật mình không ngờ tình hình căng dữ, các Ðại đội trưởng đều theo nhau cả.
Lát sau tiếng súng thưa dần và im hẳn, tôi nhìn đồng hồ thấy 8 giờ tối, ham chiến đấu không ngờ thời giờ qua mau. Bóng đêm đã tràn ngập cánh rừng, chỉ thấy lờ mờ nhờ vào bầu trời đầy sao.
Tôi cố liên lạc với Tiểu đoàn nhưng không được.
Tứ bề im lặng, thỉnh thoảng có tiếng rên của một vài người lính bị thương.
Bỗng nhiên máy truyền tin Tiểu đoàn có tiếng kêu, tôi vội chụp ống liên hợp:

- Ai đó ? Ðây là Ðống đa 3.

- Ðây Thẩm quyền Ðống đa 4, Ðại bàng Non nước zulu rồi. Ðống đa 3 cho kiểm soát con cái rồi trở về mái nhà xưa đêm qua.

Tôi đoán đó là Trung úy Nguyễn Ðằng Tống, Ðại đội trưởng Ðại đội 4 cho nên trả lời tuân lệnh và cúp máy.
Tôi lom khom đi theo tuyến để kiểm lính. Vừa được mấy bước thì Sáu đại liên chạy lại bên tôi:

- Ông thầy cho em đi theo nhé.

Tôi nghĩ trong tình thế này, mình cũng cần một tay súng bên cạnh nên gật đầu:

- Ừ, mày theo sát sau lưng tao, nếu có gì mày nhả đạn ngay.

Sáu dạ một tiếng rồi quay lại chỗ Minh rỗ chết, lấy thêm 2 dây đạn vắt lên vai và chạy theo tôi.
Tôi đếm được khoảng 32 người, riêng Trung đội 3 chỉ còn 5. Ðang kiểm kê thì thấy một bóng đen to lớn, mặt mày đen thui đang lui hui bên cạnh, tôi hỏi người âm thoại viên:

- Ai đó ?

- Dạ thằng Trung sĩ Mỹ đen, hồi sáng Tiểu đoàn gởi theo mình để lên lấy xác phi công đó ông thầy.

Tôi gật đầu nắm tay Trung sĩ Mỹ nói

- Follow me! O.K!

Anh ta gật gật nói

- O.K, O.K khoe hàm răng trắng toát.

Tôi dặn chuyền chuẩn bị di chuyển trong im lặng rồi tự mình lên dẫn đầu, Sáu đại liên theo sau, rồi 2 thằng mang máy, anh Mỹ đen và đoàn lính.
Chúng tôi bước nhẹ nhẹ, nghe ngóng và đi dần dần ra khỏi khu rừng.
Ði được hơn 50 mét thì tôi nghe một tiếng “bịch” ở trên trời, rồi một trái sáng lóe lên chiếu sáng một góc trời.
Tôi hô nằm xuống, cả đoàn dạt qua một bên nằm im lặng.
Thấy mình di chuyển khi có ánh sáng rất bất lợi vì bị địch quan sát dễ dàng, chúng quạt cho một tràng thì chết cả lũ, cho nên khi trái sáng dứt thì chúng tôi đi.
Trái khác bắn lên thì ngừng lại quan sát địa thế để sau đó đi tiếp.
Có lẽ Tiểu khu đã soi sáng cho chúng tôi di chuyển nên trái sáng được bắn lên liên tiếp trên bầu trời.
Hơn nữa giờ di chuyển tôi nghe được tiếng lọc cọc bên tay trái và ra hiệu cho đoàn quân dừng lại im lặng nghe ngóng.
Có khoảng 10 chiếc xe bò đi lọc cọc lẫn tiếng người nói chuyện lao xao. (Về đến Bình Giả được dân quân cho hay là Việt cộng đã dùng xe bò của dân để chuyển xác đồng bọn sau khi đụng độ với Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến).
Sáu dợm mình định quạt vài tràng đại liên, tôi kéo nó lại:

- Thôi kệ nó, mình đang rút quân, đánh đấm gì bây giờ nữa.

- Em nhịn không được, muốn chơi một cú...

- Thôi, ráng đi, lần khác tao cho mày thả dàn.

Chúng tôi đi cả giờ đồng hồ mà chưa ra khỏi rừng cao su.
Cứ đi một đoạn lại nghe tiếng người lao xao, thì ra tụi Việt cộng cũng rút quân và di chuyển thương binh.
Vì thế chúng tôi di chuyển rất chậm, có lần suýt đụng địch.
Chúng tôi cứ tiếp tục đi độ nửa tiếng nữa thì trái sáng chấm dứt.
Trời tối om như mực, tôi nhìn đồng hồ đã 11 giờ 30 khuya. Tôi nghĩ nên để sáng mai đi tiện hơn vì đêm tối không thể định hướng được vả lại nguy hiểm vì địch tứ phía...
Nên tôi quyết định cho dừng quân, gom lại thành một vòng tròn và cứ thế ngả lưng vào gốc cây cho qua đêm.
Tôi đang ngồi suy nghĩ thì tên đệ tử khều tôi:

- Ông thầy uống chút nước, có ổ bánh mì đây, ông thầy ăn đi kẻo đói.

Bây giờ tôi mới nhớ là từ trưa đến giờ chưa ăn uống gì cả mà vẫn không đói.
Tôi cắn một miếng bánh mì, hớp một hớp nước rồi trả lại cho đệ tử và tiếp tục dòng tư tưởng: thằng Kháng và Hùng chết rồi, không rõ mấy thằng Ái, Hoàng và Thái Bông ra sao.
Ðại đội 1 cũng đụng mạnh lắm, hy vọng Ái và Hoàng không bị gì, chúng đã về ấp Bình Giả chưa...
Và tôi nghĩ đến đời lính của mình đã mở màn bằng một trận đánh thần sầu, đêm đầu tiên ngủ bờ ngủ bụi như thế này...
Và cứ thế tôi ngủ lúc nào không hay cho đến khi có tiếng gọi bên tai:

- Thiếu úy, Thiếu úy, trời sáng rồi.

Tôi giật mình, ngồi dậy dụi mắt.
Trời đã sáng rõ, đám lính đang loay hoay sửa soạn ba lô.
Ðồng hồ chỉ 7 giờ, tôi lấy bản đồ định vị trí, đo phương giác từ để định hướng rồi cho đoàn quân di chuyển.
Có hai người lính, một trẻ một già chạy lại phía tôi:

- Thưa Thiếu úy, em thuộc Ðại đội 2 lạc qua đây.
Ðêm qua tụi nó tấn công dữ, ông Toàn chì lắm, dứt tụi nó tơi bời, cuối cùng còn cho xung phong nên ổng bị thương nặng đó Thiếu úy.

- Ông Toàn là đàn anh tôi đó, thôi cứ theo đây rồi về Tiểu đoàn hẵng hay.

Chúng tôi di chuyển theo hướng Nam về ấp Bình Giả, đang đi thì có tiếng L.19 quần trên trời.
Chúng tôi phải ẩn nấp sau hàng cây để di chuyển vì sợ máy bay tưởng lầm địch thì nguy.
Bỗng tiếng loa từ trên máy bay vọng xuống:

- Thưa đồng bào, dân quân 2 làng Bình Giả và Xuyên Mộc, Việt cộng đã tập trung 2 Trung đoàn chủ lực định đánh chiếm ấp chiến lược Bình Giả nhưng đã bị Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến đánh tan tành.
Hiện chúng đang rút từng toán theo hướng Xuyên Mộc về Rừng Lá. Xin đồng bào đừng chứa chấp lũ giặc Cộng gian ác, và quân ta đang trên đường truy kích địch.

Ðến trưa thì chúng tôi thấy ấp Bình Giả trước mặt, tất cả đều vui mừng hớn hở.
Về đến đầu làng thì thấy hai bên đường dân làng ra đón, họ đem thức ăn, xôi, gà ra để dọc đường và chạy theo tiếp tế cho chúng tôi.
Sự tiếp đón niềm nở của dân chúng đã làm cho chúng tôi cảm động và quên đi bao mệt nhọc gian khổ.
Sẵn đói bụng, anh em chúng tôi ăn uống rất ngon lành.
Vào đến Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn tôi gặp Trung úy Nguyễn Ðằng Tống, ông ôm chầm lấy tôi nghẹn ngào.

- Sao, Thiếu úy Huệ chết rồi hả ?

Tôi im lặng không nói, chỉ gật đầu. Ông biết tôi buồn nên không hỏi nữa, kéo tôi vào Bộ chỉ huy và cho tôi biết qua tình hình của Tiểu đoàn.
Sau các đợt tấn công, địch đã xâm nhập vào tận Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn nên Thiếu tá Nho, Ðại úy Hoán và Y sĩ trưoởng đã tử trận.
Theo báo cáo của dân quân thì địch chết và bị thương rất nhiều, chúng rút chạy suốt đêm qua.
Trung úy Nguyễn Ðằng Tống, Ðại đội trưởng Ðại đội 4 tạm xử lý Tiểu đoàn trưởng.
Tôi hỏi về các bạn của mình thì ông Tống cho hay Ðỗ Hữu Ái và Hồ Ngọc Hoàng cũng bị thương đã được chuyển về Vũng Tàu. Chỉ Thái Bông còn nguyên xi.

Tôi vội quay về Ðại đội mình để kiểm kê lại, vì có lệnh chuẩn bị để vào tải thương các binh sĩ chết và bị thương chưa đem ra được. Ðại đội 3 còn 46 người vừa sĩ quan và binh sĩ. Một số lính của các Ðại đội bị tản mác cũng đang lần hồi về ấp Bình Giả trình diện. Khoảng 12 giờ trưa thì được lệnh di chuyển vào tản thương, chúng tôi có thêm 1 Tiểu đoàn Nhảy Dù đến yểm trợ.
Trên đường đi tôi gặp Nguyễn Văn Lệ và Nguyễn Văn Thành tự Thành Râu khóa 19 đang dàn Trung đội Dù hai bên đường để bảo vệ chúng tôi.
Lệ và Thành kéo tôi lại hỏi thăm tình hình bạn bè.
Tôi cho hay Kháng và Hùng Râu đã chết, Ái và Hoàng bị thương, chỉ còn Thái Bông và tôi.
Sau đó tôi lại gặp toán Dù khác, Bùi Dương Thanh và Nguyễn văn Nhỏ cùng khóa 19, xông ra hỏi thăm ráo riết.
Tình đồng đội, huynh đệ chi binh là thế, sau mấy năm ở quân trường, giờ đây mỗi người một ngả, cứ hỏi thăm nghe ngóng tin tức của nhau.

Ðến 6 giờ chiều thì chúng tôi đưa được thương binh và tử sĩ về ấp Bình Giả để trực thăng đưa đi.
Ðêm ấy Tiểu đoàn nghỉ đêm tại Bình Giả, các Tiểu đoàn Dù trấn đóng bên ngoài.
Tình hình rất yên tĩnh vì Việt Cộng đã thấm đòn, không còn khả năng đánh chiếm làng Bình Giả nữa.

Ngày hôm sau chúng tôi được di chuyển bằng xe về Vũng Tàu, đây là lần đầu tiên tôi thấy hậu cứ của Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến.
Ðoàn xe vừa về đến cổng Tiểu đoàn thì Hồ Quang Lịch chạy ra la lớn:

- Thằng Vệ đâu ? tao tưởng mày theo ông Huệ rồi chớ !

Tôi cười bắt tay Lịch:

- Số tôi còn lớn lắm, chưa chết đâu ông anh.

Lại gặp cả Lâm Xuân ở đây nữa, ngay từ đầu tôi đã nhận thấy anh chàng này nhanh nhẹn, thì quả nhiên Lâm Xuân đã dẫn Trung đội dọt về Bà Rịa và được Tiểu khu cấp xe về hậu cứ luôn.

Ngày hôm sau, Tiểu đoàn họp trước sân cờ để trình diện Tiểu đoàn trưởng mới là Ðại uý Nguyễn Thành Trí, Tiểu đoàn phó là Ðại úy Nguyễn Hữu Nhơn, và Y sĩ trưởng là Bác sĩ Nguyễn Văn Thế. Ðại đội 3 cũng có Ðại đội trưởng mới là Thiếu úy Huỳnh Ngọc Liên. Tiểu đoàn được tuyên dương công trạng đã bẻ gãy âm mưu của Việt cộng trong chiến dịch lấn chiếm Bình Giả.

Tôi được thưởng Anh dũng Bội tinh với nhành dương liễu.
Tôi cũng đề nghị Anh dũng Bội tinh với ngôi sao đồng cho Sáu Ðại liên.
Trong khi chờ gắn huy chương, đứng cạnh tôi trong hàng quân, Sáu Ðại liên gọn gàng trong bộ quân phục rằn ri, tay áo xắn cao, tóc tai gọn ghẽ. Nó ghé tai tôi nói thầm:

- Ông thầy, hồi nãy em đến đây, gặp 2 con nhỏ bán chè xôi nước ở ngã tư, tụi nó cứ trố mắt nhìn em rồi hỏi sao giờ em đẹp trai quá vậy ? rồi còn cười em nữa.

- Ừ, tao cũng thấy mày ngon lành lắm, thôi đứa nào mày chọn một đứa đi.

- Dạ chưa được đâu ông thầy, còn đi hành quân mà sao lấy vợ được.
Ðể hôm nào em dẫn ông thầy ra ăn chè xôi nước, ngon lắm!

- Chè ngon hay nó ngon mày ?

Sáu Ðại liên toét miệng cười:

- Cả hai, ông thầy ơi !

Trong phần diễn từ của Tân Tiểu đoàn trưởng, ông nhắc đến những sĩ quan và binh sĩ đã tử trận vì chính nghĩa quốc gia. Tôi thấy bùi ngùi trong lòng và tự nhủ: “Hai võ sĩ lên đài thì thế nào cũng có trầy môi, sứt trán, chưa kể người nặng kí kẻ nhẹ hơn.
Trong trận này bên ta chỉ có một Tiểu đoàn mà phải chống trả với 2 Trung đoàn địch và vẫn giữ được ưu thế thì phải biết các chiến sĩ của Tiểu đoàn 4 TQLC can trường đến thế nào.
Chúng ta đau đớn vì mất đi một số bạn bè, chiến hữu nhưng chúng ta cũng tự hào về tinh thần chiến đấu và lòng yêu nước của những người đã nằm xuống cũng như đang còn lại.
Chúng ta đã làm rạng danh Tiểu đoàn 4 TQLC với Bình Giả”.

Sau này Tiểu đoàn 4 TQLC có lập một Ðài Tử Sĩ ở Bà Rịa để ghi công các chiến hữu đã bỏ mình tại đây.

Hôm nay, tôi viết bài này cũng có thêm mục đích tưởng nhớ tới các đơn vị trưởng như Thiếu tá Nguyễn Văn Nho, Ðại úy Hoán, Bác sĩ Trương Bá Hân, Thiếu úy Trịnh Văn Huệ, các bạn Võ Thành Kháng, Nguyễn Văn Hùng và những người đã vĩnh viễn ra đi khác.
Chúng tôi những kẻ còn lại luôn luôn giữ vững ý chí sống còn cho Tự do, cho dân tộc Việt Nam.
Và ngày nay dù lưu vong nơi xứ người, chúng tôi vẫn là những người lính, sẵn sàng hy sinh những ngày còn lại nếu cần.


Tiểu Đoàn 4 Kình Ngư TQLC
Hành quân Cambodia 1970


Tại hậu cứ ở Vũng Tàu của Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến , nơi nghĩ mát lý tưởng ở miền Nam và cũng là nơi mà các chiến sĩ Cọp Biển hằng mong ước trở về sau những tháng hành quân xa.
Lần này chúng tôi về nghĩ quân ở Vũng Tàu được hơn 2 tuần thì được lệnh chuẩn bị hành quân gấp.
Hình như có gì đặc biệt nên Bộ chỉ huy Tiểu đoàn có vẽ bận rộn lạ thường.
Sau buổi họp cấp Đại đội trưởng thì tôi được biết sẽ phải hành quân vượt biên giới Cambodia.

Đây là cuộc hành quân đặc biệt đầu tiên cho nên ai cũng thấy xôn xao. Lúc bấy giờ, tôi là Đại đội trưởng Đại đội 4, và tôi hết sức lo lắng.
Lời nói của Tiểu đoàn trưởng như còn vang bên tai tôi: “Lần hành quân này, các anh là Đại đội trưởng phải giáo dục binh sĩ gắt gao, giữ gìn tác phong và kỷ luật đúng đắn.
Các anh chịu hoàn toàn trách nhiệm về binh sĩ của Đại đội mình”.
Đêm đó, trên chiếc LCM đổ bộ, chạy trên sông Mê Kông từ Hồng Ngự lên Cambodia tôi còn căn dặn các Trung đội trưởng lần cuối về tác phong của binh sĩ khi gặp dân chúng Miên.

Image


Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến được lệnh đổ bộ phía Đông bến phà Neak Luong, Đại đội 4 được chỉ định đánh chiếm hướng chợ và nhà Bưu điện thành phố, nơi Việt cộng đang cố thủ.
Tôi ra lệnh cho Trung đội 1 tiến chiếm đầu chợ, chưa bao giờ tôi thấy mình dàn quân nhanh chóng và gọn gàng đến thế. Có lẽ chúng tôi vẫn thường hành quân trong rừng, lúc nào cũng vướng víu khó khăn.
Lần này đánh trong thành phố, rộng rãi nên anh em chạy nhanh, yểm trợ dễ dàng.

Sau một loạt súng nổ, máy báo về đã chiếm được đầu cầu, bắt được 3 thằng cháu bác hồ ốm như cây tăm, số còn lại chạy lên hướng trên.
Tôi cho Trung đội 2 vượt lên, và hân hoan thấy lính của Trung đội 1 đang dìu một số dân Cambodia chạy về.
Tôi đang báo cáo cho Tiểu đoàn trưởng thì thằng đệ tử đến khều tay:

- Đại úy, làm một tí cho ấm bụng.

Tôi quay lại hỏi:

- Gì đó mày ?

- Dạ, Black and White thứ thiệt đó thầy.

- Mày chôm ở đâu đó ?

- Dạ không dám, em lôi được một ông già trốn dưới gầm giường 2 ngày ra, nên ổng cho em 1 chai và nói là rượu thiệt đó.

- Thiệt hả, cũng được, sáng nay tụi mình lội nước lạnh quá !

Sau đó, tôi cho các Trung đội yểm trợ nhau, chiếm hết vùng chợ, thu được một số vũ khí và giải tỏa dân chúng đang kẹt.
Dân Cambodia chưa có kinh nghiệm chiến tranh, chạy giặc họ không đem theo được gì cả, có người chạy tay không rất tội nghiệp.
Anh em binh sĩ phải lấy “C” ration cấp cho mình để phân phát cho họ ăn tạm.

Tôi dàn quân đánh Bưu điện sau khi giao khu chợ cho Tiểu đoàn.
Đám con cháu bác hồ đánh quá dở, có lẽ lần đầu tiên gặp quân rằn ri thứ dữ nên chỉ mới nổ súng vài loạt là dội ngay. Quân ta thì vừa bắn vừa chạy lên chứ không đi, cho nên chỉ nửa giờ sau là Đại đội 4 đã chiếm xong Bưu điện.

Chiến trường ngỗn ngang, giấy tờ vương vãi.
Tôi cho kiểm kê chiến lợi phẩm báo cáo về Tiểu đoàn, kể cả một số tiền Miên bị cháy xém được các Trung đội nộp về.

Sau khi bố trí xong xuôi, tôi đi một vòng quan sát, lòng vui vui khi thấy binh sĩ ta quây quần ăn uống với dân chúng một cách thân mật.
Tiểu đoàn khen ngợi những chiến tích của Đại đội 4 và chuyển lời cám ơn của ông Thị trưởng Neak Luong đến những người lính Thủy Quân Lục Chiến oai hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.




MX Trần Vệ

No comments:

Post a Comment