Tiểu Đĩnh
Anh T. thân mến,
Tuần qua tôi có nhận bức thư không đề ngày của anh thăm hỏi, trong
đó anh nêu một vài việc anh muốn biết. Xin cám ơn anh viết bức thư
gợi nhớ đến cuộc chiến Việt Nam, cuộc chiến dài nhất thế kỷ trong
lịch sử cận đại của nhân loại mà “ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.” Không
quên nhưng cũng không lên tiếng vì đa số chúng ta nay đã qua tuổi
nhi nhĩ thuận, tuổi nghe ai nói gì, dù đúng hay sai, cũng gật đầu
cho là phải rồi yên lặng. Huống hồ tôi nay đã quá cổ lai hi, tuổi
với ngày mai có thể không có thật. Thế nhưng, khi anh lên tiếng thì
tôi xin theo thứ tự trả lời như sau.
Huy hiệu Lực lượng đặc nhiệm thuỷ bộ 211.
Lực lượng Thủy Bộ là một đại đơn vị tổng trừ bị được Bộ TMT tăng
phái hành quân cho Quân đoàn 4 và V4CT từ năm 1969, hậu cứ thời bấy
giờ đóng tại Trà Nóc, Cần Thơ. Khi tôi nhận đơn vị này vào thời điểm
anh nói thì phần lớn các Giang đoàn Thủy bộ đã được tăng phái cho
một số tiểu khu trong vùng. Do thế mà ngày tôi đến trình diện
TL/V4CT, tướng Nguyễn khoa Nam, để nhận việc, ông yêu cầu tôi gấp
rút nghiên cứu rồi trình ông kế hoạch tái lập Lực Lượng Đặc nhiệm
Thủy Bộ như những năm 1969-70. Quyết định của ông cho biết ông dự
trù sẽ có những trận đánh lớn trong Quân khu của ông; và đó cũng là
để nói lên lòng ông tin tưởng ở khả năng tác chiến của những thủy
thủ phục vụ vùng có nhiều sông rạch.
Thời phục vụ các giang đoàn, tôi có tìm hiểu những gì đã làm cho
thủy thủ trong sông không chùn chân trước khi đi vào chiến địa. Tôi
cho đó là tình yêu thương đất nước quê hương, là tinh thần chiến
đấu, là quyết tâm trả thù cho những bạn bè bị ngã gục. Kế đó là tinh
thần kỷ luật cao độ cộng với niềm hãnh của người lính trận có truyền
thống riêng. Những yếu tố này khiến thủy thủ trong sông tự tin và
ngạo nghễ, vừa hào hùng vừa lãn mạn đến mức thành "ba-gai" một cách
đáng yêu. Việc bỏ tàu bỏ bạn trong hành quân bị xem là hành vi xấu
xa, là một sứt mẻ trầm trọng cho tự ái cá nhân. Tóm lại, người thủy
thủ xuất sắc luôn biết sống chết với quê hương, chung thủy với bạn
bè, luôn tự tin với tinh thần lạc quan, và biết tự trọng mà bám sông
bám biển. Tôi được cái may ở chung đơn vị với nhiều thủy thủ như thế
trong những năm tháng vui buồn với cuộc chiến ta không lựa chọn,
nhưng chấp nhận tiến hành vì ý chí bảo vệ quê hương gồm gia đình và
lối sống tự do của người dân miền Nam cương quyết đứng về phía ta
như cuộc chiến Mậu Thân năm 1968 đã chứng tỏ.
Các chiến đĩnh Monitor thao diễn trên sông Sài Gòn.
Từ cuối 1974, chắc anh còn nhớ, chiến sự trên quê hương miền Nam
thêm sôi động; binh sĩ và các cấp chỉ huy tại những đơn vị chiến đấu
cảm thấy gần nhau hơn bao giờ hết. Những ai trong tác chiến từng
thấy binh sĩ của mình chẳng nay bị thương vong, hay chính mình bị
ngã tại trận tiền mà còn được chiến tranh tha thứ, máu mình hòa với
máu đồng đội thì hiểu rõ điều này. Gần gũi và cùng thích một việc
thì ghét nhau. Nhưng gần gũi chung lo một việc thì sinh gắn bó là lẽ
thường. Khi còn trong quân ngũ, có đi đâu rồi cũng tìm về, nghĩa là
sống chết có nhau.
Sự gắn bó đó vừa xúc tác, vừa hỗ trợ tinh thần của binh sĩ đang tại nhiệm sở địa đầu. Nhiều cây bút quân đội xác đáng cho đó là kỷ luật cần thiết để bảo đảm sự an toàn trong chiến trận, đồng thời còn giúp quân nhân trấn áp được nỗi sợ để giữ phẩm giá của mình trong giờ phút nguy nan cao độ. Phẩm giá này, nếu mất đi, sẽ gây tủi nhục cho thế hệ kế tiếp khi họ bắt đầu biết suy nghĩ.
Nhật báo Người Việt, Nam Cali, (Mục Diễn đàn - B1) ngày 4 tháng 11 năm 1998, có bài Đôi Mắt Người Bị Xử Bắn Trong Rặng Bình Bát của tác giả Nguyễn Bửu Thoại. Trong lời phi lộ, tác giả nói là viết để trả lời cho câu hỏi các con của ông. Câu đó là "Ngày Xưa Ba Đi Lính Đã Làm Gì Mà Phải Bỏ Nước Ra Đi? ”[1]
Với tác giả, tôi có tiếp chuyện. Ông nói có nhiều
người cũng đã thắc mắc về nghi vấn nói trên, đồng thời ông còn xác
nhận tuổi trẻ, khi thấy tự ái bị xúc phạm thì sẽ có những câu hỏi
không ngờ. Riêng tôi xin ý kiến của tác giả bài viết vì thấy câu hỏi
các con ông cũng gần giống như câu vấn trong thư anh “Vì sao đa số
quân nhân Thủy Bộ bị kẹt lại, không di tản được.” Tôi hiểu câu của
anh có đại ý: khi con tàu đất nước sấp bị chìm thì di tản là tốt,
kẹt lại là không tốt.” Hai phạm trù này vừa thống nhất vừa đối lập
nhau giống như tốt với xấu hay là thiện với ác.
Suy cho cùng, trên đời này chỉ có thiện mà không có ác. Giống như có
bóng tối là do thiếu ánh sáng, có màu đen là do thiếu sắc tố, lạnh
là do thiếu sự nóng, điều con người gọi là ác chỉ là cái thiện còn
bị thiếu sót mà ra. Cái ranh giới giữa thiện và ác như thế quả thật
mong manh, vì nếu nói theo Alexandr Soljenitsyne thì đường ranh giới
này không chạy ngang các quốc gia mà chạy qua trái tim con người.
Hay là giữa thiện và ác có nhiều trăn trở, trong đó lương tâm con
người là thẩm quyền quyết định. Ngoài sinh hồn và giác hồn mà tất cả
sinh vật khác đều có, con người, còn có linh hồn và lương tâm biết
suy xét đúng sai. biết thiện biết ác, và biết thế nào là lòng tự
trọng. Ngày đó, sự bỏ nước ra đi hay ở lại cũng đều qui về cái
thiện, tức là đời sống con người. Điểm khác nhau giữa hai lựa chọn
này là đời sống cho cá nhân hay đời sống cho tập thể, nếu quả có sự
lựa chọn đó.
Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà tung bay trên các chiến đĩnh ASPB trong
ngày thành lập lực lượng thuỷ bộ.
Để sang một bên cái thuần lý chung chung của vấn đề “bị kẹt lại” thì
thấy tình hình miền Tây không giống như Sài Gòn. Ở Sài Gòn thời đó
có Hạm Đội đi biển như phương tiện qui mô mà người Mỹ cần thu hồi
theo chương trình Lend-Lease Act hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 3 năm
1941, trong khi miền Tây thì không. Cố Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D.
Roosevelt ký pháp án này như con lưỡi dao hai lưỡi. Nó đã cho phép
Hoa Kỳ chi viện các nước đồng minh giúp Hoa Kỳ chiến thắng Thế chiến
2 để từ đó mà lên ngôi bá chủ cho đến nay. Nó giúp nhiều quốc gia,
trong đó có Đệ nhất Công Hòa miền Nam đứng vững từ 1954; và cũng
chính nó đã góp phần xóa bỏ nền Cộng Hòa này tháng 11 năm 1963, rồi
đến tháng 4 năm 1975 thì nó thành lá bùa hộ mạng cho hơn 30 ngàn
đồng bào ta ra khơi chạy nạn chiến tranh. Lý do của điểm sau cùng
này là theo nội dung của Lnd-Lease, các chiến hạm Hoa Kỳ chuyển giao
cho Việt Nam dùng trong chiến tranh chỉ là cho mượn, khi xong việc
thì thu hồi về bằng mọi giá.
Tại Vùng 4 Chiến Thuật vào thời anh nói, nếu để ý sẽ thấy:(1) Dưới
quyền chỉ huy của Tư lệnh Quân Đoàn 4, các đơn vị chiến đấu cơ bản
(Sư đoàn) thuộc Quân Khu 4 còn nguyên phong độ đến khi có lệnh buông
súng, (2) Không một Tư lệnh Sư đoàn nào trực thuộc Quân khu 4 bỏ
nhiệm sở mà ngược lại có nhiều vị tướng khác, sau khi cố hết sức mà
không giữ được thủ đô bèn tìm về Quân Khu 4, mong giúp lật ngược thế
cờ, và (3) Hầu như không một dân thường miền Tây nào bị tử vong hay
bị cướp bóc trong ngày định mệnh của đất nước. Quan trọng nhất là
không có diễn lại thảm cảnh miền Trung. Tại Vùng 4, cứu cánh này là
do lời giao ước của Tư lệnh Quân Khu 4 với người dân miền Nam tự do
nói chung và người dân miền Tây nói riêng. Ông quan niệm rằng chiến
sĩ tuyến đầu rất cần có một địa phương ổn định mới yên tâm hành quân
diệt giặc. Ngược lại, một địa phương muốn được ổn định thì rất cần
binh sĩ kỷ luật, hữu hiệu, nương nhau thành một khối, không có bất
cứ một hành động nào gây đại họa, kinh hoàng, hay khủng hoảng cho
thường dân, đặc biệt vào giờ phút nghiêm trọng nhất.
Nhiều năm hoạt động trong ngành Tâm Lý, chắc anh
cũng cho đây là hình thức cố định của tình quân dân cá nước. Khi
nghĩ như trên, tướng Nam đã thật sự nắm được nghĩa triết học của chữ
SƯ (đoàn) được người xưa diễn dịch bằng quẻ Khảm và quẻ Khôn, tức là
quân với dân như Nước với Đất. Bình thường thì nước nằm trong đất.
Khi cần thì nước từ lòng đất tung ra dũng mãnh như thác xuyên ghềnh.
Xong rồi thì nước chui lại vào đất, yên lặng, ngoài nhìn không thấy.
Đó là vì sao khi nhận trách nhiệm vùng 4 chiến thuật, tướng Nam đã
đặc biệt chú ý nâng phẩm lượng tác chiến của Nghĩa quân và Địa
phương quân tại khấp miền Tây, trong khi quân chính qui thì thành
lực lượng trừ bị của vùng.[2]
Anh có thể hỏi nước với đất là tương khắc, sao đứng chung với nhau
được. Đúng vậy. Nhưng cái tương khắc đó sẽ được hóa giải bằng đức độ
của súy, bằng kỷ luật nghiêm minh của quân đội. Theo luật an toàn
vật thể thì đạn và nhiên liêu dễ cháy phải nằm cách nhau từ 200 đến
300 thước, ở giữa có tường ngăn. Nhưng trên chiến hạm, hai thứ này
chỉ nằm cách nhau mươi thước là nhiều. Kỷ luật phòng tai trên tàu
hóa giải cho mối nguy này. Cho nên trong chiến trận, tướng Nam tin
ông nắm được quân và ông rất bình thản mà —trong trường hợp chẳng
đặng đừng— đưa kế hoạch của ông hội tụ vào điểm cao nhất, khó thực
hiện nhất của lời giao ước nói trên là: Kỷ luật để thắng mình, thắng
giặc, và cứu dân lành trong chiến trận.
Phải ở cạnh ông trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975 mới thấy ông
và vị tướng phụ tá của ông rõ ràng có chuẩn bị thi hành lời giao ước
đó từ quan niệm quân đội trách nhiệm bão quốc an dân đến cách điều
binh và rồi đi gặp định phận của chính mình. Khác với việc bỏ nước
ra đi, theo lời con ông Nguyễn Bửu Thoại, cái kết cuộc của hai ông
không phải được thành hình trong một sớm một chiều. Đó cũng không
phải để phủ nhận cái định phận tối tăm của những tên lính chì trên
một bàn cờ với mục đích mua vui cho ai đó. Nó đã nằm trong tâm
nguyện khi hai ông chọn cho mình đời binh nghiệp, trong đó điều tối
kỵ là "Mệnh lệnh chí kỳ... ” [3] Cho nên vì tự ái, ông không thể
thất hứa rồi quay mặt với từng binh sĩ thuộc quyền, với gia đình của
họ, với thân phận các thương bệnh binh trong quân y viện và oan hồn
tử sĩ còn tại các nghĩa trang quân đội, điều mà mỗi khi nghĩ đến,
người có tấm lòng thường quên ăn mất ngủ.
Từ xưa, tử sĩ thường được nhắc đến bằng những lời thơ thật trân
trọng, thanh thoát nhưng cũng thật buồn, vì nghe như vọng lại từ bên
trong phần mộ. Lý do tử sĩ đâu màng được truy tặng huân công hay cấp
bực. Không ai nỡ nghĩ rằng sự hi sinh của mình tại trận tiền là định
giá cho người đời đổi lấy cái vinh quang thường là lắm chuyện. Có ai
muốn đời mình sẽ thành mặt trái của những huy chương cho người khác
mang trên ngực và cấp bực mới trên vai [4]. Nơi chín suối họ chỉ
mong ước quê hương vắng bóng quân thù, và ông bà, cha mẹ, gia đình
con cái họ được chăm lo y như khi họ còn sống. Đó là đặc trưng của
nền văn hóa Việt Nam lấy gia đình làm trọng [5], và cũng là một tình
cảm rất người, mỗi đồng đội coi đó như món nợ mà người cùng hội phải
lo thanh thỏa cho nhau. Do đó, khi chiến trận còn tiếp diễn, danh
sách tử sĩ ngày một dài ra. Sau cùng thì khi vận cùng thế kiệt,
tướng thủ thành thường tử tiết chính vì món nợ này. Món nợ mà người
ở cấp chỉ huy nếu chưa trả thì sẽ còn đó, dù cho có theo dòng định
mệnh mà trôi dạt về một không gian và một thời gian khác.
Trong hoàn cảnh đó, nếu quyết định tự kết liễu
cuộc đời khó khăn bằng một thì -như tướng Nam (V4CT) và các vị đã
thành nhân [6] khác khi cuộc chiến vừa tàn đã nghĩ- sự di tản cho cá
nhân mình mà bỏ lại thuộc hạ thì còn khó khăn hơn thế nhiều lần. Ông
là một vị tướng còn mang tinh thần võ sĩ đạo cuối cùng thời quá giữa
thế kỷ 20. Ngày xưa khi ở quân trường đến bài giảng về uy nghi và
lao dịch của đời thủy thủ thì thầy dạy rằng trong chiến đấu trên
biển, nếu không may chiến hạm mình bị chìm thì hạm trưởng phải là
người di tản sau cùng, nghĩa là ông phải bảo đảm rằng đến lượt ông
rời tàu thì trên tàu không còn một ai còn sống sót. Nhưng trong hải
chiến, có vị hạm trưởng nào dám đoan chắc rằng trên tàu mình không
còn thượng binh bị kẹt đâu đó trong những hầm đã bị hư hại, cửa ra
vào bị kẹt không mở được. Do đó mà lương tâm của người được chỉ định
chức vụ hạm trưởng đã chọn cái định phận theo tàu của mình rõ ràng
là một định lệ bất thành văn. Với Hải Quân Hoàng Gia nước Anh thì cụ
thể hơn. Năm 1958, trong một chuyến du hành thực tập trên chiến hạm
HMS Chichester của Anh, thấy có vài cuộn dây móc ở nóc phòng lái,
tôi hỏi vị sĩ quan người Anh, Thiếu tá Jon Austick, những dây đó để
làm gì. Ông nói:” Để hạm trưởng dùng tự buộc ông vào tay lái khi tàu
này bị chìm.” Thời đó các nay đã hơn nửa thế kỷ! Sinh lực Hải Quân
của họ nằm ở truyền thống hải nghiệp lâu đời nhất trên thế giới này,
một truyền thống mà tướng TL/V4CT đã nhìn thấy
Chiều ngày 30 tháng Tư, ông một mình lái xe đi thăm tử sĩ tại nghĩa
trang quân đội ở Cần Thơ. Xong về Tổng Y Viện Phan thanh Giản thăm
và bắt tay các thương bệnh binh như một cữ chỉ biết ơn. Hừng sáng
hôm sau ông đi, sau vị phụ tá của ông khoảng không đầy 10 tiếng đồng
hồ. Thời đó, ông có một Sư đoàn Không Quân trong tay, nhưng ông biết
giữ lời hứa danh dự cho riêng ông. Ông và nhiều vị tướng tử tiết
khác biết sống với danh dự và thác với phẩm hạnh mà lên thần. Tâm tư
của ông ngày đó ông giữ cho riêng mình. Nhưng có thể ông nghĩ trong
ngày tàn của đất nước, bỏ đi hay ở lại với đơn vị là tùy thái độ mỗi
cấp chỉ huy tự xử trước lương tâm và lịch sử. Và đó là định phận cho
từng cá nhân, nên dù bỏ đi hay ở, không ai có lỗi cả. Nhiệm vụ chiến
đấu của ông ngày đó đã chấm dứt nhưng trách nhiệm tinh thần của ông
đối với các quân nhân thuộc hạ của ông vẫn còn.
Ông đã gánh trên đôi vai của ông một miền Nam đang hấp hối. Và ông
lấy cái chết của chính mình để một mặt cho quân nhân các cấp hãnh
diện có một chủ súy xứng đáng với danh xưng, một mặt ngăn cho thuộc
hạ của ông những nỗi khổ sở vì bị bỏ rơi, và ngừa những cái chết oan
uổng một khi cuộc chiến đã được sấp xếp để cho miền Nam bị thua lúc
bấy giờ [7]. Tôi nghĩ do hiểu như thế mà các vị Tư lệnh Sư đoàn cũng
như đơn vị trưởng các đại đơn vị khác không nỡ bỏ ông, bỏ ngũ, bỏ
rơi binh sĩ của mình. Ông đã làm sống lại gương dũng cảm của những
Nguyễn tri Phương, những Trần bình Trọng, những Võ Tính, những Bùi
thị Xuân, và nhiều nữa khi đất nược gặp nguy vong.
Trong hoàn cảnh đó, Lượng Thủy Bộ nằm trong cái thế cân bằng quân sự
toàn vùng, nên khó thể tháo lui mà không gây hoang mang rã ngũ cho
những đơn vị bạn, kéo theo cảnh hỗn loạn tất nhiên trong dân chúng;
rồi lịch sử sẽ còn nói đến với lời lẽ khó thể nhẹ nhàng. Bị người
đời chê cười —oan ưng chưa biết— thì coi như nhận cái cười chê để xả
nghiệp. Bị lịch sử chê cười thì là nổi nhục cho cả dòng họ, là đại
bất hiếu theo nghĩa của Đông phương.
Đến đây anh có thể hỏi những người phải ở lại để chịu phận tù đày có oán hận những người đả bỏ đi hay không? Tôi nghĩ đại để hầu như là không. Thường những ai đã làm hết sức mà không thoát khỏi định phận nghiệt ngã của mình thì biết tất cả mọi sự đều do nghiệp lực mà ra. Lúc đó thì giữa sống và chết không có gì khác biệt. Họ cũng không ưng thấy các cấp lãnh đạo hàng quốc gia miền Nam ở lại để vào tù, vì họ không phải là những người lấy ghen tức làm lẽ sống.
Vào những năm sống trên đất Bắc, tôi gặp hầu hết
quí vị sĩ quan cao cấp và Tư lệnh các Sư đoàn trực thuộc Quân Đoàn 4
trước kia. Tôi cũng gặp lại nhiều sĩ quan thuộc lực lượng Thủy Bộ.
Không ai còn nhắc đến quá khứ hay phiền trách gì ai. Dường như trong
nhiều năm sống với yên lặng và suy tư, nhiều lúc cảm thấy như cận kề
cái chết vì bệnh tật, vì đói khát, quí vị đó hiểu rõ tác năng của
chữ nghiệp trong cuộc đời mỗi người. Đi theo chữ nghiệp này, họ còn
giữ được danh dự của một người lính sống chết với quê hương. Ngoài
ra, họ còn có dịp học được bài học khó nhất, quí báu nhất là biết
mình là ai, hay là tìm được bản thân mà trước đó mình đã đánh mất
hồi nào cũng không nhớ!
Riêng có một cựu Chỉ huy trưởng Giang đoàn Thủy Bộ nay không biết ở
đâu, khi tình cờ gặp tôi đang ngao du trong một khu rừng Yên Bái,
anh biếu tôi một ống pipe nay tôi còn giữ làm kỷ niệm. Tuy hơn anh
ấy những mười tuổi đời mà chưa từng nghe ai nói, " Ngày trước em đi
trận đánh tụi này không nhân nhượng. Không phải ghét chúng mà em chỉ
muốn góp phần cứu dân miền Bắc ra khỏi sự u mê Mác Lê, và cứu miền
Nam chúng ta khỏi nạn khủng bố và tham nhũng nếu để bị thua trận.
Rồi nay nghiệp báo viên thành, trong bộ đồ tù của bọn chúng, em thấy
mình vẫn uy nghi."
Anh ngừng một vài giây rồi tiếp:" Bây giờ em thấy những gian khổ em
đang gánh chịu đây, nếu em còn sống và ra khỏi nơi này, sẽ giúp tuổi
già của em có được sự bình yên. Em đã tòng quân giữ nước, trả thù
nhà vì anh em của em đều vào lính Cộng Hòa, bị thương tích đầy
người, và bây giờ thì em đang trả nợ đời lính của em. Thời trước em
dẫn quân đi bắn mổ cũng nhiều. Tổ quốc cho rằng em có công, nhưng
Thượng đế thì có luật nhân quả của Ngài. Không biết điều em nói đây
là đúng hay sai nhưng qua nhiều suy tư giữa rừng già, em thấy nó
phải là như vậy. Một thời làm vua, cả đời là vua; một thời làm lính,
cả đời là lính; một thời làm cấp chỉ huy, dù cao dù thấp, cả đời
phải sống như mình là cấp chỉ huy. Em nay không còn thắc mắc gì
nữa,. thưa ông thầy (!) Lịch sử không kết tội em là được. "
Cố Tổng Thống Hoa Kỳ, ông Richard M. Nixon, có nói một câu hơi lạ mà
nghĩ thì cũng đúng, là: “Lịch sử sẽ được viết tùy theo người nào
viết ra nó.” Lý do là những người làm nên lịch sử thường không còn,
những người còn lại để viết thì không có mặt tại nơi xảy ra từng sụ
kiện lịch sử, chỉ ngồi nhà nghe chuyện trong bàng dân thiên hạ nói
về những chuyện gì đó rồi mang vào những trang giấy cho có đầy chữ
rồi gọi đó là lịch sử. Do thế mà hi vọng sau này, người viết sử
không quên là khi vận nước đến thời nghiêng ngửa, bản đồ thế giới
cần được vẽ lại phù hợp với quyền lợi ai đó, miền Nam phải bị bại
vong theo kế hoạch cũng của ai đó, quân nhân miền Tây thật sự có cố
gắng bảo vệ dân lành cho đến lúc cuối, đồng thời lo an ninh bờ sông
cho đa số đồng bào trên sông Cửu Long an toàn di tản ra biển. Chừng
đó, những chiến sĩ miền Tây cũng như các chiến sĩ tại các miền khác
còn quyết tâm cố giữ vững trận địa trong những ngày u tối đó, may ra
mới được an lòng nếu còn sống, và khỏi ngậm ngùi nếu đến hạn phải ra
đi.
Tôi nay thì lực dĩ bất tòng tâm, ký ức chứa toàn những chấp vá, luộm thuộm, nhớ đâu viết đó thành một thứ tạp-pí-lù. Qui luật này nào ai tránh được, khi mà nhìn quanh từ bàn ăn, bàn rửa mặt, bếp núc đâu đâu cũng thấy thuốc thứ này thứ nọ bày la liệt, ngày nào cũng dùng lia chia, khi cần đến thì đỡ phải tìm! Cho nên thư này chỉ được viết với tính cách trao đổi giữa hai chiến hữu già mà thôi. Viết xong thấy không ưng ý, nhưng cũng phải gửi kẻo anh mong.
Chúc anh nhiều sức khỏe, rất cần.
Thân mến,
Tiểu Đĩnh
[1] Nội dung bài viết này nói lên lòng nhân đạo của các chiến sĩ
miền Nam trước sự tàn bạo của người CS đối với người của họ.
[2] “Sau vụ Tết Mậu Thân 1968 Bộ Tư Lệnh Mỹ thay đổi. Đại Tướng
Creighton Abrams lên thay Đại Tướng Westmoreland và đổi quan niệm về
cuộc chiến và phương pháp hành sử. Tướng Abrams nhấn mạnh “chiến
tranh toàn diện” gồm cả hành quân, bình định và gia tăng khả năng
QLVNCH theo một quy trình cấp bách ngang với chiến trận. Chiến thuật
cũng thay đổi từ quan niệm “truy và diệt” qua “bình định và giữ
đất”. Có nghĩa là khi địch bị đẩy ra khỏi vùng có dân thì quân đội
phải đóng lại chớ không rút đi cho địch trở lại. Do đó Địa Phương
Quân được phát triển tối đa để phụ trách an ninh và bình định lãnh
thổ” -Trích Xác Định Giá Trị Của Người Chiến Sĩ VNCH của tác giả
Trần đổ Cung.
[3] “Mệnh lệnh chí kỳ vi chi tặc.”
[4] ....
Em không thấy được xác chàng
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai.”
Bài thơ Thương ca 1 đã được phổ nhạc, của tác giả Lê thị Ý
[5] Với người làm cách mạng thì “Cách mạng với gia đình không là
một.” Lớn lên với đất nước trang 157
của tác giả Vy Thanh.
[6] Hai chữ thành nhân trong câu nói được lưu truyền của liệt sĩ
Nguyễn thái Học (Không thành công thì cũng thành nhân) có nghĩa vì
nước mà hi sinh hay là tử tiết.
[7] Theo tài liệu viết tay của cựu Đại tá Trưởng Phòng 3 Quân Đoàn
4, hiện sống tại Nam California, thì trong lúc tiếp người đại diện
của GPMN trưa ngày 30 tháng 4, sau khi ông DVM tuyên bố miền Nam
buông súng, tướng NKN có nói đại ý, “ Chúng tôi thi hành lệnh của
nguyên thủ chúng tôi. Riêng tôi thì cuộc chiến chưa chấm dứt ở đây.”
Trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khi cùng cả nước ra sức ngăn chận cuộc xâm lăng của Bắc quân trên cả ba mặt trận chính Quảng Trị, Komtum và Bình Long, các đơn vị và chiến sĩ KQVNCH đã tạo được nhiều thành tích chói ngờI cho quân sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa góp phần quan trọng trong những chiến công giữ vững miền Nam. Tuy nhiên trong năm này Không Quân VNCH cũng phảI chịu nhiều mất mát và một trong những cái tang gây nhiều tiếc thương cho cả trong lẫn ngoài Quân Chủng là sự ra đi của ĐạI Úy Trần Thế Vinh Phi Đoàn 518 Phi Long trên vùng trời Quảng Trị.
ĐạI úy Trần Thế Vinh sinh ngày 27-9-1946 tại Ninh Cường, Nam Định, Bắc Việt .Cùng gia đình di cư vào Nam năm 1954. Anh gia nhập Không Quân cuốI năm 1964 khi đang theo học ĐạI học Luật Khoa.
Sau khi mãn khóa hoa tiêu quan sát tạI quân trường Nha Trang, Trần Thế Vinh được gửI theo học khóa phi công khu trục AD-6 tạI Hoa Kỳ. Anh tốt nghiệp thủ khoa khi cùng học vớI nhiều phi công ngoạI quốc khác. Được coi là một phi công “AS” sau các bậc đàn anh như Quốc, Chấn, Tế, Huề, Du . . . Về nước Trần Thế Vinh phục vụ tạI Phi Đoàn 518 Phi Long, bên cạnh những bậc đàn anh lừng danh qua những phi vụ Bắc phạt. Anh lần lượt mang cấp bậc Thiếu úy từ tháng 3 –1967, thăng Trung úy vào tháng 3-1969. ĐạI úy từ tháng 1-1972, giữ chức Phi tuần trưởng A-1 và từng được thưởng rất nhiều huy chương càc loạI, đáng kể nhất là những huy chương Anh Dũng và Phi Dũng Bội tinh các cấp cùng Chiến Thương Bội tinh.
Khi chiến cuộc vùng Trị Thiên sôi động vì Bắc quân vượt vĩ tuyến mở cuộc tấn công đạI quy mô vào Quảng Trị. Ngày 01-4-1972 Phi đoàn 518 được biệt phái ra Sư Đoàn 1 KQ để trực tiếp yểm trợ cho các cánh quân vùng địa đầu giớI tuyến, và ngay lập tức trần Thế Vinh hăng say tình nguyện tham dự tất cả các phi vụ không ngơi nghỉ bất kể thờI tiết xấu như thế nào và phòng không địch đan kín bầu trời .
Ngày 2-4-1972 Trần Thế Vinh thực hiện phi vụ đầu tiên tạI vùng giớI tuyến, hạ 5 chiến xa Bắc quân ở phía bắc Đông Hà, phi cơ của anh bị trúng đạn phòng không 12 ly 7 bên cánh trái nhưng anh vẫn trở về căn cứ an toàn. Liên tiếp 3 ngày tiếp theo sau đó, ngày nào ĐạI ùy Vinh cũng cất cánh bay và ngày nào cũng bắn hạ được xe tăng địch. Tổng cộng chỉ trong vòng 3 ngày 2, 3 và 4-7-1972 anh hạ tất cả 20 chiến xa Cộng quân, nhiều lần phi cơ bị trúng đạn phòng không nhưng anh vẫn trở về căn cứ an toàn.
Để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội. bộ Tư Lệnh KQ/VNCH đã phốI hợp vớI Cục Tâm Lý Chiến thực hiện một chương trình truỵền hình về các chiến công của quân chủng phát trên đài truỵền hình quốc gia tạI Sài Gòn vào hai ngày 7 và 8-4-1972. Trong chương trình này Thiếu tá Lê Phước Hùng, phi đoàn trưởng PĐ 518 đã giớI thiệu ĐạI úy Trần Thế Vinh là phi công anh dũng và xuất sắc nhất của đơn vị. Ông hứa vớI khán giả rằng trong tuần lễ kế tiếp sẽ đưa ĐạI úy Vinh về giớI thiệu trực tiếp vớI công chúng. Trong khi mọI ngườI hân hoan và nóng lòng chờ đợI được thấy mặt viên phi công anh dũng một mình trong ba ngày liên tiếp bắn hạ 20 chiến xa CS Bắc Việt tạI Quảng Trị thì bất ngờ sáng ngày 9-4 ĐạI úy Trần Thế Vinhgãy cánh trong khi thi hành phi vụ khẩn cấp giảI vây cho căn cứ Phượng Hoàng lúc ấy do Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến phòng thủ đang bị Cộng quân vây chặt và tấn công dữ dộI bằng pháo binh ,chiến xa và bộ quân.
Cùng Phi tuần viên ĐạI úy Phan Công Định, phi tuần trưởng ĐạI úy Trần Thế Vinh cất cánh rờI phi trường Đà Nẵng vào lúc 8 giờ sáng Chủ nhật 9-4 trong lúc thờI tiết rất xấu, trần mây rất thấp. Tầm nhìn xa không quá 50 mét khiến ĐạI úy Vinh đã quyết định áp dụng chiến thuật táo bạo là cả hai phi cơ bay rất thấp gần đến mục tiêu mớI bốc lên cao và từ đó lách mây đâm xuống oanh kích để tạo yếu tố bất ngờ. Chiến thuật gan dạ nhưng đầy liều lĩnh này đã khiến địch quân không kịp trở tay và các chiến xa Cộng sản không thể tránh kịp phơi mình làm mục tiêu ăn bom và có 4 chiến xa trúng bom tu62 phi cơ của ĐạI úy Vinh ngay khi anh vừa đâm bổ xuống. Tuy nhiên vì xuống quá thấp, phi cơ của anh đã bị trúng đạn phòng không và bốc cháy không kịp bay ra khỏI khu vực nguy hiểm. ĐạI úy Phan Công Định đã báo cáo phi cơ của ĐạI úy Vinh đâm xuống đất và không thấy có chiếc dù nào bay ra.
ĐạI úy Trần Thế Vinh, Chim Thiêng đã bỏ trờI xanh, bỏ ngườI tình .bỏ bạn bè . . . Chim Thiêng đã về ngàn. . . Vinh đã anh dũng hy sinh đền nợ nước khi tuổI đờI chưa tròn 26. Anh ra đi trong sự xúc động của cả nước, từ dân đến quân ,cả trong lẫn ngoài quân chủng. Chiến tích một mình trong một tuần lễ hạ 21 chiến xa địch đã khiến anh trở nên một huyền thoạI có thực của Không Lực VNCH. Ngay sau đó chân dung ĐạI úy Trần Thế Vinh xuất hiện trên những tấm bích chương cổ động nhằm nâng cao tinh thần chiến đấu của quân dân được trưng bày khắp mọI ngả đường trên toàn quốc. Chưa bao giờ hình ảnh và tên tuổI một phi công được nhắc đến vớI lòng tiếc thương yêu mến mãnh liệt như thế !
ĐạI úy Trần Thế Vinh sống mãi trong Quân Sử hào hùng của Không Quân VNCH và Quân Lực VNCH !
Hình bìa Nguyệt san Lý Tưởng của KQVNCH số ra ngay sau khi Đại úy Trần Thế Vinh gãy cánh tại Đông Hà
Đại Bàng Phạm Văn Thặng gãy cánh trên vùng trời Cao Nguyên
Hơn một tháng sau thêm một cánh chim A-1 khác đã bỏ đường bay, vĩnh viễn ra đi tạI mặt trận Tây Nguyên.
Ngày 26-5-1972 trong khi khi thi hành một phi vụ cận yểm cho các lực lượng bạn đang giao tranh vớI địch tạI thị xã Komtum, phi cơ của Thiếu tá Phạm Văn Thặng đã bịI trúng đạn phòng không của Cộng quân, Không nao núng, không vị kỷ lo lắng cho bản thân mình. Thiếu tá Thặng đã quay trở lạI mục tiêu thả nốt số bom còn lạI. Không bung dù thoát hiểm và cam chịu sức nóng thiêu đốt của lửa để đưa phi cơ ra khỏI vùng dân cư, khi ra khỏi thì lửa định mệnh đã làm hỏng hệ thống ghế thoát hiểm tự động giam hạm ngườI hoa tiêu can trường trong phòng lái ngập khói và lửa. Sau khi đáp bụng xuống ruộng, phi cơ phát nổ mang Thiếu tá Phạm Văn Thặng vĩnh viễn vào cõi hư vô .
Cũng tạI mặt trận An Lộc một cánh chim dũng cảm khácđã ra đi không trở lại
Chuẩn tướng Lê Văn Hưng và toàn quân cố thủ tại An Lộc mong đợI từng giờ từng phút những chuyến bay tiếp tế, và những ngườI chuyên trách việc tiếp vận luôn hiểu rõ điều này, bất cứ giá nào cũng phảI lao vào lướI đạn của địch tiếp tế những kiện hàng cho quân bạn.
Ngày 19-4-1972 ba phi cơ vận tải C-123, danh hiệu Phi Long 1,2 và 3 vào tiếp tế cho đoàn quân tử thủ An Lộc của tướng Hưng đã được dàn chào long trọng đầy đủ nghi thức từ các dàn phòng không của Bắc quân. Thân hình đồ sộ, di chuyển nặng nề mang chởI những kiện hàng tiếp tế, không võ trang. Kim Long 2 và 3 vẫn lao vào mục tiêu thả đồ tiếp tế cho quân bạn. Kim Long 1 vớI trưởng phi cơ ,Thiếu tá Nguyễn Thế thân, con chim đầu đàn của phi đoàn 425 đã không được may mắn như hai ngườI bạn trong phi đội. Phi cơ anh bay vào mục tiêu của hàng loạt đạn cao xạ phá vỡ thân tàu, Kim Long 1 nổ tan và không một cánh dù nào xuất hiện
NgườI phi công giữa khung trờI, dù phục vụ cho một lý tưởng nào đi nữa không tránh khỏI số phận con ngườI, anh và những đồng độI trước anh thân xác đã trở về lòng Đất Mẹ vớI tâm hồn dâng hiến trọn vẹn cho quê hương muôn đời .
Sau khi tốt nghiệp để trở thành hoa tiêu khu trục cơ A-37 btạI Hoa Kỳ, Trung úy Nguyễn Mạnh Dũng được bổ nhiệm về phục vụ tạI Phi Đoàn Phi Hổ 516, Không Đoàn 41 Chiến Thuật, Sư Đoàn 1 KQ, Đà Nẵng . Trung úy Dũng là phi công cuốI cùng bay chiếc A-37 của Không Lực VNCH đánh chặn các chiến xa T-54 và bộ độI Cộng Sản Bắc Việt trước khi thành phố SaiGon rơi vào tay Bắc quân.
ThờI gian phục vụ tạI PĐ Phi Hổ 516, trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972., Trung úy Dũng đã phảI nhảy dù thoát hiểm khỏI phi cơ khi chiếc A-37B của anh bị trúng đạn phòng không Việt Cộng trong một phi vụ yểm trợ tiếp cận cho Sư Đoàn TQLC tạI Quảng Trị.
Ngày 28-3-1975 khi Đà Nẵng trong cơn hỗn loạn vớI lệnh di tản của Tổng Thống Thiệu, Trung úy Dũng đã cùng đơn vị rút về tăng cường cho SĐ 6 KQ tạI Pleiku và sau đó tớI Phù Cát. Nhưng cuốI cùng căn cứ Phù Cát cũng phảI di tản.<o:p></o:p>
Giữa tháng 4-1975, Trung úy Dũng đáo nhậm đơn vị mớI là Phi Đoàn 526 thuộc SĐ 4 KQ tạI Bình Thủy, tạI đây Trung úy Dũng tiếp tục bay các phi vụ yểm trợ cho các cuộc hàn quân tạI các mục tiêu quân bạn đang giao tranh dữ dộI vớI Cộng quân. Sau cùng vào ngày 30-4-1975 vào khoảng 9 giờ 30 – 10 giờ sáng, Trung úy Dũng cùng phi tuần viên là Thiếu úy Đông cất cánh khỏI phi trường Bình Thủy vớI phi lệnh tiêu diệt các chiến xa T-54 của Cộng quân đang tấn công trạI Nhảy Dù Hoàng Hoa Thám tạI Bảy Hiền – SaiGon. Phi tuần A-37B của Trung úy Dũng được sự hướng dẫn của phi cơ quan sát thuộc Phi Đoàn 122 Họa Mi cất cánh từ căn cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho, hoa tiêu là ĐạI úy Mai Trí Dũng và Thiếu úy Biện. Đây là phi vụ cuốI cùng của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa, một phi cơ quan sát hướng dẫn phi tuần hai chiếc A-37B oanh kích địch quân đang tấn công vào cửa ngõ thủ đô Sài Gòn.
Sau khi hoàn tất phi vụ trở về đáp xuống phi trường Bình Thủy, Trung úy Dũng và Thiếu úy Đông sững sờ chết lặng khi nghe tin đã buông súng đầu hàng tạI Sài Gòn. Trung úy Dũng đã có thể cùng vớI nhiều đồng độI tìm cách vượt thoát khỏI Cộng Sản di tản sang Thái Lan.
Nhưng Trung úy Nguyễn Mạnh Dũng đã quyết định cất cánh trở lạI vớI bình xăng gần cạn, anh đã bay vút lên không gian bao la vớI con chim sắt thân yêu. Từ đó không ai biết số phận của anh ra sao .
Nguyễn Mạnh Dũng đã quyết định chọn riêng cho mình sự hy sinh cuốI cùng cho Tổ Quốc Không Gian
Thiếu úy Huỳnh Bách Khoa PĐ 516 Phi Hổ
Bào đệ : Thiếu úy Nguyễn Cường Việt HQ 600, HảI Quân VNCH
Thà chết không để rơi vào tay địch
Chắc chắn trong chúng ta chưa một lần nghe nhắc đến tên anh nhưng sẽ là thiếu xót nếu không nêu tên anh cùng vớI những ngườI con đã viết lên trang sử kiêu hùng của quân chủng KQ/VNCH nói riêng và Quân Lực VNCH nói chung . Đó là Thiếu tá Nguyễn Duy Tập, anh thụ huấn khóa 64D phi hành tháng 10 năm 1964, sau đó tốt nghiệp T28 ở Randolph AFB,Texas và là một TopGun khóa A-1H ở Hurlburt Field.Florida, Hoa Kỳ.
Sau khi hoàn tất các khóa huấn luyện, về nước anh được chuyển về phục vụ tạI Phi Đoàn khu trục 518 Biên Hòa, Anh là một phi công lẫy lừng lập nhiều chiến công trong các chiến dịch hành quân cấp Sư, Quân đoàn. Sau đó anh được tuyển chọn làm sĩ quan liên lạc trong trường bay huấn luyện Keesler, Hoa Kỳ. Trong thờI gian này anh đã góp công rất nhiều trong việc chỉ dẫn giúp đỡ các SVSQ yếu kém để khỏI bị loạI vì thiếu khả năng phi hành. Hết nhiệm ký anh trở về phục vụ tạI Phòng Đặc Trách Khu Trục ,Bộ Tư Lệnh Không Quân.
Vào buổi sáng ngày 30 tháng 4 –1975 sau khi nghe được lệnh buông súng đầu hàng của “tổng thống 1 ngày” Dương v. Minh, anh đau đớn phẫn uất và như thể đã có sẵn sự quyết định cho mình từ trước ,anh mặc đồ đạI lễ KQ vớI đầy đủ cấp bậc, huy chương lên xe chạy thẳng vào Bộ Tư Lệnh,phòng Đặc Trách. Chính tạI nơi này anh đã rút súng bắn vào đầu tự sát quyết thà chết không để rơi vào tay kẻ thù. Cái chí khí Kiêu Hùng Bất Khuất cùa anh không thua kém gì các bậc Tướng Lãnh như Nguyện Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ. Anh xứng đáng là một anh hùng Liệt Sĩ cho hậu thế noi gương
( Tài liệu từ Quân Sử Không Quân VNCH )
Liên Ðoàn Người Nhái
(Bài này tặng Navy_Seal)<o:p></o:p>
<!--[if !supportEmptyParas]--> <!--[endif]--><o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<!--[if !supportEmptyParas]--> <!--[endif]--><o:p></o:p>
Như mọi người đều biết lịch sử Việt Nam có kể rằng khi xưa chúng ta có người nhái Yết Kiêu nổi tiếng vì đã làm cho quân Tàu thất điên bát đảo trong các trận trên sông Lô, sông Bạch Ðằng v.v... Suốt trong thời gian đô hộ của người Pháp, Hải Quân Pháp chưa bao giờ đào tạo người nhái Hải Quân, vì vạạy ít có ai biết người Nhái là gì và hoạt động của họ ra sao. Ngay cả thời kỳ đầu tiên Quân Ðội Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam họ cũng chưa chịu cho Việt Nam gởi nhân viên sang Hoa Kỳ thụ huấn về ngành này. <o:p></o:p>
Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và Tổng Thống Tuởng Giới Thạch nguyên là hai người bạn chí thân. Nhân dịp thăm viếng Ðài Loan của Tổng Thống Diệm vào đầu năm 1960, Người Nhái Ðài Loan đã biểu diễễn cho Tổng Thống Diệm và phái đoàn tháp tùng xem những ngón nghề đặc biệt của họ tại bờ biển Cao Sùng. Sau khi đã chứng kiến cuộc thao diễn. Tổng Thống Diệm đã hết sức thích thú, ông quay sang hỏi Hải Quân Thiếu tá Lâm Ngươn Tánh, "Hải Quân Việt Nam đã có cái ni không ?". Ông Tánh trả lời, "Dạ thưa Tổng Thống không có". Tổng Thống Diệm bèn xoay qua nói với vị Tổng Tư Lệnh Quân Ðội Ðài Loan, "Sau khi về nước thế nào tôi cũng gửi một số người qua Ðài Loan nhờ các ông huấn luyện dùm về ngành này". Vị Tổng Tư Lệnh Quân Ðội Ðài Loan vui vẻ nhận lời. <o:p></o:p>
Hải Quân Trung tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đã nhận được chỉ thị của Tổng Thống Diệm lo tuyển mộ nhân viên đủ sức khỏe và bơi lội giỏi để gửi đi du học Ðài Loan. Trong một buổi sáng đẹp trời tôi được lệnh trình diện Trung tá Quyền ngay lập tức. Ông Quyền bảo tôi, "Anh lội giỏi, tôi sẽ gửi anh qua Ðài Loan học Nguời Nhái". Tôi nghe được đi Ðài Loan học Người Nhái thì rất ngạc nhiên vì không biết người nhái là cái gì. Nhưng nghe nói được đi học thì cũng khoái chí nên nhận lời. <o:p></o:p>
Vào tháng 7 năm 1960, chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa gửi một toán người lên đường du học Ðài Loan trong đó có 8 người gốc Hải Quân, trong đó có ông Lâm Nhựt Ninh, 5 người gốc Ðịa Phương Quân và 3 người gốc Lực lượng Ðặc Biệt 77, tổng cộng là 16 người, gồm 2 Sĩ Quan, 14 Hạ Sĩ Quan và Ðoàn viên. Sau 5 tháng huấn luyện tại Cao Sùng, Ðài Loan, có 14 người trúng tuyển và 2 người rớt vì thể lực yếu kém. <o:p></o:p>
Hai tháng sau khi mãn khóa ở Ðài Loan về, Hải Quân Việt Nam có tổ chức một cuộc thao diễn ở Vũng Tàu để Tổng Thống Diệm duyệt khán. Báo chí dạo đó đã loan tin đầy đủ về cuộc biểu diễn của Người Nhái này. <o:p></o:p>
Mặc dầu Hải Quân Hoa Kỳ chưa chấp thuận huấn luyện Người Nhái cho Hải Quân Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhưng sau khi họ được biết có một số nhân viên đã được huấn luyện ở Ðài Loan về thì họ khai thác ngay. Hải Quân Hoa Kỳ đã gửi nhân viên và dụng cụ Người Nhái từ Hoa Kỳ sang để huấn luyện bổ túc cho 8 ngườ nhái của Hải Quân Việt Nam và 3 người của Lực lượng Ðặc Biệt 77 trong hai tháng tại Nha Trang. Mục đích của cuộc huấn luyện này là để học cách đột kích phá hoại các chiến hạm cuả hải quân của Bắc Việt tại miền Bắc. <o:p></o:p>
Trong lần đầu tiên bí mật đột kích phá hoại tại Hòn Cọp, Bắc Việt, toán Người Nhái đã được chia làm 2 tổ, mỗi tổ 2 người. Họ xuất phát từ Ðà Nẳng bằng ghe Hải Thuyền trong một đêm tối trời vượt sông Bến Hải tiến tới Hòn Cọp với dụng cụ lặn và mìn từ tính nổ chậm. Tổ thứ nhất của Hải Quân là anh Lê Văn Kinh và Nguyển Hữu Thảo, tổ thứ nhì thuộc Lực Lượng Ðặc Biệt 77 với các anh Nguyễn Văn Tâm và Lê Văn Chuyên. Trong khi đặt mìn vào tàu của Bắc Việt không hiểu lý do nào, mìn nổ quá sớm trong lúc các Người Nhái đang trên đường lội ra khơi để rút lui. Vì lý do đó mà họ bị phát giác, anh Lê Văn Kinh bị bắt, còn 3 người kia không chịu đầu hàng bắn vào quân Bắc Việt và đã bị sát hại ngay tại trận. Sau đó độ một tuần lễ, trong một buổi phát thanh đã nói rằng, "Một thanh niên vạm vỡ miền Nam ra trước tòa án nhân dân khai rằng...". Ðó là anh Lê Văn Kinh, tòa án VC xử khổ sai chung thân và nghe nói anh được phóng thích vào năm 1980 và trở về miền Nam với một chân bị tàn phế vì bị tra tấn bằng điện. <o:p></o:p>
Năm 1961 Người Nhái Hải Quân Việt Nam với sự hợp tác của Người Nhái Hoa Kỳ đã huấn luyện một khóa Biệt Hải tại Ðà Nẵng với 35 khóa sinh. Năm 1963 Khóa I Người Nhái tại Nha Trang được khai giảng với 41 người đều tốt nghiệp. Khóa II Người Nhái cũng được tổ chức tại Nha Trang vào năm 1965 với 48 người tốt nghiệp. Khóa III Người Nhái được tổ chức tại Vũng Tàu với 45 người tốt nghiệp vào năm 1968. Sau đó Khóa IV - V - VI được tổ chức tại Cam Ranh với tổng số khóa sinh thụ huấn khoảng 150 người cho cả ba khóa. <o:p></o:p>
Năm 1970 vì sự thiếu hụt trầm trọng của Sĩ Quan Người Nhái cho nên Bộ Tổng Tham Mưu đã chấp thuận cho Liên Ðội Người Nhái đến Trường Bộ Binh Thủ Ðức để tuyển mộ. 20 sĩ quan bộ binh đã được tuyển mộ, họ được gửi đến Trường Anh Ngữ Quân Ðội học tiếng Anh và sau đó được Hải Quân Hoa Kỳ gửi đi thụ huấn khóa đặc biệt Người Nhái SEAL (Sea, Air and Land). Trong số 20 sĩ quan chỉ có 11 người tốt nghiệp và sau khi về Việt Nam chiến đấu một thời gian, hơn phân nửa đã tử trận. <o:p></o:p>
Năm 1968 Hoa Kỳ đã chấp thuận cho Hải Quân Việt Nam gửi sĩ quan và nhân viên đến Mỹ va Phi Luật Tân để thụ huấn về các khóa như trục vớt (salvage) chuyên vớt các tàu chìm; khóa tháo gỡ chất nổ EOD (explosive ordinance disposal), chuyên tháo gỡ chất nổ và bảo vệ các chiến hạm đậu và neo trong các sông rạch và các hải cảng, chống Người Nhái địch đặt mìn phá hoại; khóa UDT (Under water demolition team) chuyên phá hủy các chướng ngại vật tại các bờ biển và hải cảng cũng như đặt mìn phá tàu địch. <o:p></o:p>
Kể từ ngày có ba đơn vị được thành lập vào năm 1970 thì Liên Ðội Người Nhái được đổi danh hiệu là Liên Ðoàn Người Nhái. Do đó Liên Ðoàn Người Nhái có ba đơn vị chính thức và mỗi đơn vị chịu trách nhiệm hoạt động theo những ngành chuyên môn riêng biệt của họ. <o:p></o:p>
Ðơn vị Hải Kích SEAL (Sea, Air and Land) chuyền về đột kích bất thần vào các sào huyệt của địch, đơn vị này đã tạo được rất nhiều chiến công oanh liệt. Họ đã tấn công chớp nhoáng vào các mật khu của địch, nhất là trong lúc có buổi hợp mặt của các cán bộ cao cấp của địch, Họ đã đánh và giải thoát các tù binh. Họ đã ngụy trang với quần áo bà ba đen và trang bị súng AK 47, đội nón cối, đi dép Bình Trị Thiên giống hệt như quân Việt Cộng để hoạt động trong lòng đất địch. Nhiều khi họ đã len lỏi vào hàng ngũ địch, ngồi ăn cơm với chúng mà chúng không biết. Ðã nhiều lần họ đột kích bí mật vào lãnh thổ miền Bắc bằng xuồng cao su và bơi từ ngoài khơi vào bờ. Trong thời gian cuộc chiến Việt Nam kéo dài đơn vị này đã làm cho Việt Cộng ăn không ngon, ngủ không yên, vì không còn biết đâu là nơi an toàn. <o:p></o:p>
Miền Nam nước Việt có nhiều sông rạch vì vậy Việt Cộng lúc nào cũng tìm cách làm tắc nghẹn các thủy lộ của chúng ta bằng cách đánh chìm tàu bè của chúng ta để cản trở sự lưu thông bằng đường thủy. Vì vậy mỗi lần có tàu chìm ở đâu là Ðơn vị Trục Vớt được cấp thời phái tới để giải tỏa lưu thông. Ðơn vị này đòi hỏi người chỉ huy phải giỏi tính toán, biết nhiều vê kỹ thuật và có nhiều kinh nghiệm. <o:p></o:p>
Vào năm 1968 cho tới khi chấm dứt chiến tranh Việt Cộng tăng cường phá hoại bằng cách thả Người Nhái đột kích phá hoại các tàu bè của ta và Ðồng Minh neo và đậu tại các bến, và trong các sông ngòi. Ðơn vị Tháo Gỡ Chất Nổ (EOD) đã hoạt động chống Người Nhái địch một cách rất hữu hiệu. Họ đã bắt sống và tiêu diệt nhiều Người Nhái địch và tháo gỡ nhiều trái mìn nổ chậm do Người Nhái Việt Cộng đặt vào tàu bè của ta. <o:p></o:p>
Tóm lại để trở thành một Người Nhái? Phải có đầy đủ sức khỏe, phải lội ít nhất là 2 hải lý, và có đủ sức khỏe để chịu đựng bền bỉ suốt 18 tuần lễ huấn luyện cơ thể và tinh thần. <o:p></o:p>
Những môn huấn luyện chánh thức gồm có: bơi lội, thể dục, chạy bộ, cận chiến, mưu sinh, nhảy dù, chất nổ, thám sát bờ biển, phá hủy chướng ngại vật, đột kích, chèo thuyền cao su, lặn sâu 130 bộ Anh. Trong 18 tuần lễ huấn luyện này đặc biệt có một tuần lễ được mệnh danh là tuần lễ "địa ngục" (hell week). Tuần lễ này là tuần lễ thứ ba và bắt đầu từ 8 giờ sáng thứ hai và chấm dứt vào 4 giờ chiếu thứ sáu. Nói vế tuần lễ này thì đọc giả phải cố gắng hình dung ra đời sống ở địa ngục so với đời sống ở trần gian. Suốt cả tuần lễ khóa sinh được ăn nhưng không được ngủ. Suốt này bị bắt buộc chạy bộ, bơi lội, chèo thuyền v.v... Huấn luyện viên quấy rầy và hành hạ thân thể khóa sinh tới mức tối đa và không ngưng giây phút nào. Suốt cả tuần lễ mặc dầu được cho ăn nhưng không ai ăn uống gì được cả vì quá mệt mỏi. Mỗi bữa ăn chỉ giỏi lắm là ăn được hai miếng là cùng. Phần nhiều khóa sinh chỉ lấy một múi cam hay chanh để bỏ vào miệng ngậm cho đở đói khát rồi mau mau rời bàn ăn để đi tìm chỗ ngả lưng một tí. Nhưng khi vừa nằm xuống chưa đầy một phút là nghe tiếng còi ré lên và phải chạy ngay đến chỗ tập họp. Tất cả phải vội vã đến cho nhanh chóng vì mỗi lần trễ là phải bị phạt ít lắm là 50 cái "hít đất". Tôi còn nhớ trước tuần lễ Ðịa Ngục một ngày, ông xếp nhà bếp có đi hỏi từng người một là muốn ăn món gì để họ nấu. Người thì đòi ăn tôm hùm, người thì đòi ăn "beef steak" v.v..., toàn là những món cao lương mỹ vị, nhưng khi tới bữa ăn thì chỉ có nước ngồi mà ngó những món ăn ngon lành đã dọn sẵn nhưng chẳng ai thèm đụng tới. Nội trong tuần lễ này có độ 50 đến 60 phần trăm khoá sinh bị loại, vì không chịu đựng nổi sự hành hạ thể xác cũng như tinh thần. <o:p></o:p>
Tôi còn nhớ một tác động mạnh về tâm lý mà các huấn luyện viên đã dạy cho khóa sinh như sau: Một hôm nọ, tất cả khóa sinh được dẫn cả ra bờ biển, cho chạy trên cát nóng độ gần 3 tiếng đồng hồ. Dĩ nhiên là cả bọn mệt lả. Sau đó họ dẫn tất cả về trường và tập họp lại. Ông Ðại úy Chỉ huy trưởng hỏi mọi người: "có ai mệt không?" Tất cả đều im lặng, ngoại trừ một khóa sinh dơ tay lên nói: "Tôi mệt!". Ngay khi đó vị Ðại úy ra lệnh giải tán tất cả vào trong nghỉ, và dẫn một mình anh khóa sinh dơ tay ra bãi biển và bắt chạy tiếp 2 giờ nữa cho đến khi anh ta chạy không nổi nữa mới cho về trường. Sau khi tập hợp cả lớp lại ông Ðại úy đã giảng một bài học về tâm lý như sau: "Tôi dư biết tất cả các anh mệt, sức con người có hạn. Nhưng có một điều quan trọng mà các anh phải luôn luôn nhớ là dù có mệt mỏi về thể xác đến đâu đi nữa thì tinh thần của chúng ta không được mệt mỏi, như vậạy đừng bao giờ nói đến mệt cả. Khi nào đuối sức hoặc bị thất bại ê chề đừng gục đầu xuống, hãy cố gắng ngửng đầu lên và nở nụ cười". Kể từ ngày đó và suốt đời tôi không bao giờ quên câu chuyện này. Nếu có ai hỏi tôi "Anh có mệt không?" lúc nào tôi cũng nói là không. <o:p></o:p>
Về số thương vong và tổn thất vì bị thương của Liên Ðoàn Người Nhái lúc nào cũng cao so với khóa sinh tốt nghiệp. Do đó không thể đầy đủ khóa sinh để cung ứng cho sự thiếu hụt tại các đơn vị. Việc đào tạo Người Nhái lại càng ngày càng khó khăn vì nguy hiểm và đòi hỏi quá nhiều yếu tố. Vì thế trong các khóa huấn luyện sau này số người tình nguyện tham gia rất hiếm. <o:p></o:p>
Sau khi chấm dứt chiến cuộc chỉ còn độ 40 phần trăm Người Nhái sống sót. Trong số này một phần ba được di tản qua Hoa Kỳ. Số còn lại hiện đang được Việt Cộng khai thác bằng cách bắt họ làm huấn luyện viên cho các khóa Người Nhái đang được tổ chức tại Việt Nam.
***********************
Tưởng Niệm Vị Tướng của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972
No comments:
Post a Comment