Sunday, July 20, 2014

Không ngăn nổi nạn phá rừng trái phép để trồng cao su?

Không ngăn nổi nạn phá rừng trái phép để trồng cao su?


Hàng ngàn hec ta rừng tiếp tục bị tàn phá để trồng cao su
Hàng ngàn hec ta rừng tiếp tục bị tàn phá để trồng cao su ở Kampuchia và Lào
Global Witness
Gia Minh, biên tập viên RFA

Global Witness, một tổ chức phi chính phủ về môi trường, hồi ngày 13 tháng 12 vừa qua ra thông cáo kêu gọi Credit Suisse, cổ đông lớn thứ hai của Hoang Anh Gia Lai nên xem xét lại quyết định đầu tư của mình tại công ty này do các cáo buộc vi phạm trước đó đối với Hoàng Anh Gia Lai.
Cty VN tiếp tục phá rừng ở Lào và Campuchia để trồng cao su
Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này, Gia Minh trình bày thông tin liên quan về vụ việc này cũng như một số cáo buộc mới tại quốc gia láng giềng Kampuchia về nạn phá rừng giao cho công ty tư nhân khai thác.

Hồi tháng 5 năm nay, Global Witness ra phúc trình cho biết Hoàng Anh Gia Lai thường xuyên ủi đất, phá rừng tại các nước Lào và Campuchia để làm trang trại trồng cao su.
Thông cáo của Global Witness hồi ngày 13 tháng 12 cho biết kể từ tháng năm nay, tổ chức này đã liên tục kêu gọi Hoàng Anh Gia Lai phải tuân thủ luật pháp địa phương, giải quyết những tranh chấp và bức xúc của người dân địa phương nhưng cho đến nay vẫn chưa có tiến bộ nào.
Điều này được bà Megan MacInnes, phát ngôn nhân của Global Witness, cho biết như sau:
Sau khi chúng tôi công bố báo cáo Rubber Barons ( Các ông vua cao su) hồi tháng 5 năm 2013, chúng tôi để cho Hoàng Anh Gia Lai và Tập Đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 6 tháng nhằm có thể chỉnh sửa những vấn đề tại thực địa ở những đồn điền cao su của họ theo đúng luật pháp của Lào và Kampuchia. Họ phải giải quyết những vấn đề cho cộng đồng cư dân địa phương và phải công khai những thông tin cơ bản. Chúng tôi đã có hai lần đến Việt Nam gặp gỡ những quan chức điều hành cao cấp của cả hai tập đoàn, thảo luận về những cách thức mà họ có thể giải quyết các vấn đề nêu ra.
Cả hai tập đoàn đều đưa ra nhiều lời hứa giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên sau sáu tháng, chúng tôi nhận thấy Hoàng Anh Gia Lai dù có đưa ra nhiều hứa hẹn thế nhưng những cộng đồng địa phương vẫn tiếp tục đối diện với những vấn đề hoàn toàn như trước đây. Trong khi đó Tập đoàn Công Nghiệp Cao su Việt Nam thì lại có những tiến triển đáng kể.
Do đó đến hạn cuối sáu tháng, chúng tôi quyết định đưa ra một thông cáo hồi ngày 14 tháng 11, nêu ra rằng Hoàng Anh Gia Lai cần phải ngưng nói mà thực hiện nhiều điều hơn tại thực địa.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN vận chuyển gỗ ở Campuchia. Courtesy Global Witness.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN vận chuyển gỗ ở Campuchia. Courtesy Global Witness.
Bà Megan MacInnes tiếp tục đưa ra những minh chứng cho việc theo dõi tiến trình giải quyết từ phía Hoàng Anh Gia Lai đối với những yêu cầu được đề xuất:
Đơn cử một trong những điểm mà HAGL hứa thực hiện là đến làm việc với mỗi cộng đồng có vấn đề về các đồn điền cao su của tập đoàn này, và công bố về những khu được phép khai phá từ tháng sáu cho đến cuối tháng 11. Thế nhưng chúng tôi đến tại những làng đó thì không phải tất cả đều đã được HAGL đến làm việc. Ngay cả tại những làng mà HAGL đến tổ chức gặp gỡ, thì khi người dân nêu ra vấn đề tranh chấp đất đai với tập đoàn này, HAGL vẫn từ chối không thảo luận chuyện đó với người dân.
Ví dụ thêm những điểm mà chúng tôi theo dõi thấy được ngoài chuyện không thực hiện đúng những lời hứa, căn cứ vào những phân tích dữ liệu của chúng tôi thì nhận thấy rằng công ty tiếp tục hoạt động khai quang rừng để lập đồn điền cao su mới.
Phát ngôn nhân Megan MacInnes của Global Witness cũng cho biết khi đến Việt Nam làm việc thì chủ tịch HAGL không trực tiếp làm việc với tổ chức này mà một quan chức điều hành khác được phân công làm việc tiếp đoàn. Đó là ông Nguyễn Văn Sự người được giao điều hành công việc hằng ngày tại HAGL hiện nay.
Những điểm mà chúng tôi theo dõi thấy được ngoài chuyện không thực hiện đúng những lời hứa, căn cứ vào những phân tích dữ liệu của chúng tôi thì nhận thấy rằng công ty tiếp tục hoạt động khai quang rừng để lập đồn điền cao su mới
Bà Megan MacInnes
Ngay sau khi có phúc trình của Global Witness, chủ tịch Đoàn Nguyên Đức lên tiếng với nhiều cơ quan truyền thông trong cũng như ngoài nước cho rằng tập đoàn này khi sang đầu tư trồng cao su tại Kampuchia và Lào đã giúp phát triển cho đất nước này, tạo công ăn việc làm cho người dân điạ phương cũng như có nhiều công tác nhân đạo ở đó. Như thế cáo buộc của Global Witness mang tính vô nhân đạo. Đối với những phản bác đó của chủ tịch tập đoàn HAGL Đoàn Nguyên Đức, phát ngôn nhân Megan MacInnes tiếp tục có ý kiến như sau:
Tuyên bố của ông ta là một đơn cử rất hay cho thấy tập đoàn này hiểu sai về những công tác mà họ cần phải thực hiện ngay tại thực địa ở Kampuchia và Lào.Theo chúng tôi việc HAGL có chương trình xã hội tại hai nước này là rất tốt, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ những chương trình y tế và giáo dục của HAGL thực thiện tại những khu tô nhượng đó. Tuy nhiên công tác quan trọng hơn nhiều là hoạt động của họ phải tuân thủ đúng luật pháp và phải giải quyết những tranh chấp đối với người dân bị lấy đất và mất nguồn sinh kế của họ. Công ty không nên nghĩ đến nhưng chương trình xã hội khác cho đến khi những vấn đề pháp lý tại các khu tô nhượng cho họ được giải quyết. Do đó chúng tôi muốn ông chủ tịch Đoàn Nguyên Đức và viên chức điều hành cao cấp Nguyễn Văn Sự sẵn sàng cho bước đầu tiên trước khi nghĩ đến những chương trình xã hội lâu dài mà nay chưa phải là ưu tiên hàng đầu.
Tập đoàn HAGL  bị  Global Witness tố cáo phá rừng để trồng cao su ở Lào
Tập đoàn HAGL bị Global Witness tố cáo phá rừng để trồng cao su ở Lào. (Global Witness)
Sau khi có thông cáo báo chí mới của Global Witness hồi ngày 13 tháng 12 vừa qua, chúng tôi nhiều lần gọi điện đến số máy di động của ông Đoàn Nguyên Đức để tìm hiểu ý kiến của tập đoàn này trước những lên tuyên bố mới của Global Witness; thế nhưng mọi nổ lực đều thất bại.
Theo bà Megan MacInnes cho biết thì trong hai lần đến Việt Nam sau khi ra phúc trình Những ông Vua Cao su hồi tháng 5 năm nay, Global Witness cũng có gặp một số quan chức ngành môi trường tại Việt Nam và kết quả của những cuộc gặp mặt đó như sau:
Chúng tôi thảo luận vai trò của nhà nước theo dõi hoạt động của các nhà đầu tư Việt Nam tại nước ngoài. Chúng tôi cũng thảo luận về vai trò của Nhà nước giúp cho các công ty này hiểu những nguy cơ về xã hội và môi trường khi họ đầu tư tại nước ngoài, và những bài học về các đồn điền cao su như vừa nêu cần phải tránh trong tương lai.
Rừng Kampuchia bị tàn phá đến mức báo động
Tờ Strait Times của Singapore, hồi ngày 17 tháng 12 vừa qua có bài viết nêu lại vấn đề phá rừng ở Kampuchia và cuộc đấu tranh pháp lý giữa một tay tài phiệt ngành gỗ của nước này với tổ chức hoạt động địa phương về việc phá rừng đốn gỗ mang lại lợi nhuận và ích lợi cho ai? Những cư dân địa phương hay là những đại công ty có mối quan hệ với các quan chức Nhà nước.
Bản đồ này cho thấy độ che phủ rừng của Kampuchia hồi năm 1973 là khoảng 72%; nay chỉ còn 46%. Tuy nhiên, con số 46% bao gồm cả những nông trường trồng cây. Trong thực tế, rừng rậm tự nhiên chỉ còn dưới 11%.
Thủ lĩnh Đảng Đối lập tại Kampuchia, ông Sam Rainsy, vào trung tuần tháng 12 đã đi thực địa tại rừng Prey Lang thuộc tỉnh Kampong Thom. Ông này lên tiếng cho rằng ông quá sững sờ không thốt nên lời khi chứng kiến một vùng rừng rộng đến 60 kilomet vuông đã bị phá  nhượng cho một công ty Việt Nam làm nông trường cao su.
Thống kê trong báo cáo hồi tháng 5 vừa qua của Global Witness cho thấy tính đến cuối năm ngoái các công ty tư nhân được giao 2 triệu 600 ngàn héc ta, và trong số đó có một phần ba được trồng cao su. Đây được cho là tác nhân chính hủy diệt rừng tại Xứ Chùa Tháp.
Open Development Cambodia, một tổ chức phi chính phủ địa phương ở Kampuchia, trong tháng 12 cho công bố một loạt những bản đồ sử dụng hình ảnh của Cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA. Những bản đồ này cho thấy độ che phủ rừng của Kampuchia hồi năm 1973 là khoảng 72%; nay chỉ còn 46%. Tuy nhiên, con số 46% bao gồm cả những nông trường trồng cây. Trong thực tế, rừng rậm tự nhiên chỉ còn dưới 11%.
Trường Đại học Maryland của Hoa Kỳ đưa ra nghiên cứu với kết luận, Kampuchia là quốc gia có tốc độ mất rừng nhanh hàng thứ năm thế giới. Bốn quốc gia đứng trên Kampuchia là Malaysia, Indonesia, Paraguay, và Guatemala.
Theo giới hoạt động về môi trường tại Kampuchia thì khu đất tô nhượng tại rừng Prey Lang chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Mới tháng rồi, người ta phát hiện tình trạng phá rừng dữ dội tại khu bảo tồn Lumphat. Ngay trong khu bảo tồn rộng 250 ngàn héc ta đó có đến hằng ngàn nhà máy cưa hoạt động.
Tình trạng ở Việt Nam cũng không khá gì hơn. Ngay sau đợt lũ hồi tháng 10 vừa qua ở khu vực miền Trung, biết bao gỗ quí trôi về bến sông dưới xuôi. Điều đó cho thấy trong các khu rừng nạn cưa gỗ lậu vẫn tiếp diễn. Nhiều bài báo cho biết có cả những nhân viên kiểm lâm cùng tham gia hoạt động bất hợp pháp đó.
Luật pháp lỏng lẻo ở Việt Nam, cũng như tại Kampuchia được tác giả của bài viết trên tờ Strait Times chứng minh bằng một trường hợp của đại gia Try Pheap ở Xứ Chùa Tháp. Tin nói rằng ông này là nhân vật có cổ phần trong nhiều dự án khai thác mỏ và một dự án casino. Trong năm nay ông đã chi ra hơn 3 triệu đô la để dành độc quyền thu gom gần 5 ngàn khối gỗ quí bị tịch thu. Trước đây tay tài phiệt này cũng từng dính líu đến các vụ tranh chấp đất đai.
Trong năm ngoái hai người thiệt mạng do các hoạt động điều tra để lên tiếng tố cáo là nhà báo Hang Serei Oudom và nhà hoạt động môi trường Chut Wutty. Nạn nhân thứ nhất bị đánh đến chết ngay trong xe khi đang có mặt tại tỉnh Ratanakiri, người thứ hai bị bắn chết tại tỉnh Koh Hong
Vào tháng 11 năm nay, tổ chức phi chính phủ có tên Đặc nhiệm Nhân quyền Kampuchia- CHRTF, lên tiếng cáo buộc ông Try Pheap đang sở hữu những khoản đất tô nhượng lên đến chừng 70 ngàn héc ta, gần gấp bảy lần được phép theo luật của nước này. Những khu tô nhượng như thế được đặt dưới sự quản lý của 15 công ty, trong đó có công ty do vợ ông Try Pheap đứng tên.
CHRTF cáo buộc nhà tài phiệt gỗ Try Pheap đã giúp tài trợ cho đảng cầm quyền Nhân dân Kampuchia trong chiến dịch bầu cử hồi tháng 7 vừa qua tại Xứ Chùa Tháp.
Các tổ chức xã hội và những nhà hoạt động nhân quyền tại Xứ Chùa Tháp đã bị trả thù dữ dội do lên tiếng về tệ nạn phá rừng được dung dưỡng bởi cơ quan chức năng và nhà cầm quyền.
Trong năm ngoái hai người thiệt mạng do các hoạt động điều tra để lên tiếng tố cáo là nhà báo Hang Serei Oudom và nhà hoạt động môi trường Chut Wutty. Nạn nhân thứ nhất bị đánh đến chết ngay trong xe khi đang có mặt tại tỉnh Ratanakiri, người thứ hai bị bắn chết tại tỉnh Koh Hong.
Cách đây hơn chục năm, thủ tướng Hun Sen của Kampuchia đã công bố lệnh ngưng đốn gỗ. Hồi năm ngoái, ông này lại ban hành thêm lệnh ngưng thành lập các khu tô nhượng đất vì mục đích kinh tế. Thế nhưng cả hai lệnh đó đều bị những tay tài phiệt giàu thế lực và những tập đoàn có quan hệ với chính quyền phớt lờ đi.
Tại Việt nam nhiều lệnh, nghị định tương tự cũng được cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương ban hành; thế nhưng việc thực thị cũng mang tính hình thức. Hoạt động đốn gỗ lậu trong những khu rừng cấm, những khu bảo vệ vẫn tiếp diễn.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới.
Gia Minh chào tạm biệt.


Lợi dụng trồng cao su để phá rừng đốn gỗ quý



Rubber Barons - a Global Witness Report

Nấp sau chiêu bài thuê đất trồng rừng là gì?

Vũ Ngọc Tiến

Vấn đề đáng lạ không phải chỉ là 10 tỉnh tự tiện cho nước ngoài thuê đất trồng rừng đầu nguồn. Vấn đề là một tình trạng “quân hồi vô phèng” đối với bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc. Dưới không dám phê bình trên, để cho trên muốn làm gì mặc ý thì trên cũng thả lỏng cho dưới tha hồ đem tài sản của toàn dân ra cứ thế “đổi trao bán chác” để kiếm miếng lợi về mình. Ai chịu trách nhiệm ở đây và nhân dân – người chủ nhân ông của đất nước – sẽ truy cứu hình sự đối với ai? Ngày xưa chính quyền trung ương luôn luôn quan tâm đến chính sách ràng buộc “ky my” để các vị Tù trưởng nơi phên dậu triệt để phục tùng, không thể làm hao tổn một tấc đất nào của xã tắc. Nay thì “ky my” hình như lại là một sự đổi trao ngầm, anh để cho tôi làm mưa làm gió kiếm lợi ích riêng thì tôi cũng thả lỏng cho anh tự tung tự tác. Thảo nào mà Nguyễn Khuyến từng trào lộng: “Đời có hai điều này đáng sợ / Sống chết người quyền ở tại tay”. Tuy nhiên, cũng xin nhắc nhỏ các vị: Nguyễn Khuyến còn có 2 câu kế tiếp rất chí lý, hãy ngẫm mà xem: “Vua chèo còn chẳng ra gì / Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề”.

Bauxite Việt Nam

Rừng Lào Cai. - Ảnh: nongnghiep.vn

Rừng Lào Cai. - Ảnh: nongnghiep.vn

Một chiều giáp Tết, bỗng dưng điện thoại nhà riêng của tôi liên tục đổ chuông. Bạn bè khắp nơi gọi đến (GS Nguyễn Xuân Hãn, cựu phóng viên chiến trường Phí Văn Chiến… ở HN; nhà văn Hà Văn Thùy, nhà tình báo quân đội lão thành – cụ Nguyễn Vũ Hiệp ở TP HCM; rồi cả chị bạn đạo diễn Việt Linh bên Pháp…) tất thảy đều đặt cho tôi những câu hỏi cùng một chủ đề: VNT đã đọc bài của hai vị tướng Đồng Sĩ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh trên trang mạng Bauxite Việt Nam chưa? Bằng góc nhìn của “ba nhà” cộng lại (nhà văn – nhà báo – nhà địa vật lý), VNT hãy thử mổ xẻ tin này cho bạn bè nghe thử?…

Tôi đã đọc kỹ bài viết của hai vị tướng lão thành, khả kính và rất đồng cảm với mối lo ngại sâu sắc của các ông trước sự thật hãi hùng: Gần 300 ngàn ha rừng đầu nguồn, trong đó có 264 ngàn ha thuộc 10 tỉnh biên giới xung yếu đã được cắt đất cho người Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan thuê trong thời hạn 50 năm (!?) Khỏi cần bàn đến nguy cơ tiềm ẩn về an ninh quốc phòng bởi tướng Nguyên, tướng Vĩnh đã phân tích ngắn gọn, nhưng rất đầy đủ, sắc lẹm như dao chém chuối. Nguy cơ về môi trường cũng đã được  thực tế chứng minh qua mấy mùa mưa lũ gần đây. Chỉ xin lưu ý, vào những năm giữa của thập niên 90 thế kỷ trước, tôi cùng cố Kỹ sư Lưu Xuân Viện, nhà văn Bùi Bình Thi tham gia Ban Giáo dục truyền thông về môi trường, thuộc Ủy ban quốc gia về nước sạch – vệ sinh môi trường do GS Bộ trưởng Phạm Song làm Chủ nhiệm. Hồi đó, với sự giúp đỡ của GS Phạm Song, tôi đã có cơ hội khảo sát kỹ nguyên nhân gây lũ lụt, đặc biệt là những trận lũ bùn đất diễn ra khủng khiếp ở Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Tuyên Quang, Kon Tum. Trong hàng loạt bài báo công bố trên các tờ Nhân dân, Lao động, Pháp luật, Văn nghệ… tôi đã phân tích cụ thể tình trạng phá rừng đầu nguồn và khai thác khoáng sản bừa bãi bằng hình thức “khai thác thổ phỉ”, được chính quyền sở tại dung túng hoặc thâm chí ăn chia. Đó cũng chính là 2 nguyên nhân chính dẫn đến thảm họa lũ bùn đất. Ngoài ra, bằng quan hệ riêng của anh Lưu Xuân Viện, tôi đã gửi 2 bản báo cáo chi tiết lên Văn phòng Chính phủ, kiến nghị kiểm soát chặt chẽ rừng đầu nguồn và đề xuất một số giải pháp chấm dứt ngay tình trạng khai thác thổ phỉ ở các mỏ quặng thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc. Song những kiến nghị ấy hầu như ném đá ao bèo, chìm trong im lặng! Nay nhân bài viết của tướng Nguyên, tướng Vĩnh, tôi muốn đi sâu vào khía cạnh thất thoát tài nguyên khoáng sản, điều mà 2 vị tướng quân chưa bàn xét tới.

Quy luật phân bố khoáng sản, nhất là kim loại màu và kim loại quý hiếm cho thấy chúng thường xuất hiện nhiều ở các vùng “núi già”, tức vùng có địa tầng rất cổ thuộc thời kỳ Pro-te-ro-zoi và Pa-le-o-zoi. Trên bản đồ địa chất nước ta, đó là các vùng thuộc khối nâng Việt Bắc, khối nâng Kon Tum (Tây Nguyên) và đới khâu Con Voi (Lào Cai, Yên Bái), đới khâu Sơn La – Điện Biên. Người không có chuyên môn địa chất chỉ cần nghe qua các thuật ngữ khoa học trên cũng mường tượng ra khả năng Kon Tum và các tỉnh biên giới phía Bắc có nhiều mỏ quặng kim loại màu và kim loại quý hiếm. Kết quả nghiên cứu  của các nhà địa chất Pháp, Nga, Việt Nam hơn 100 năm (1905 – 1985) đã chỉ ra hàng trăm mỏ, điểm quặng ở các vùng lãnh thổ này, trong đó đặc biệt quan trọng là các mỏ sulfua đa kim, đất hiếm, thậm chí có cả Uranium. Điều lý thú nữa là các khoáng sản sulfua đa kim ở đây lại thường cộng sinh với vàng, bạc ở một tỷ lệ nhất định. Có một thời, thương nhân Trung Quốc tìm sang thu mua đuôi tuyển quặng (bã thải) ở mỏ đồng Sinh Quyền là một ví dụ điển hình.

Trước năm 1986, quy trình bảo mật của ngành địa chất đối với các mỏ quặng loại này vô cùng nghiêm ngặt. Anh NBN ở cơ quan tôi đi Nga làm nghiên sứu sinh, chỉ sơ ý mang theo vài trang tài liệu về mỏ phóng xạ ở Sơn La (dù đã đổi địa danh, tọa độ) đã lập tức bị gọi về nước, chịu án kỷ luật nặng nề cả bên đảng và bên chính quyền. Thế nhưng kể từ khi bắt đầu đổi mới (1986), các quy định về bảo mật về tài nguyên bị xâm phạm nghiêm trọng. Các tỉnh đua nhau mời chuyên gia địa chất đo vẽ bản đồ địa chất – khoáng sản cho riêng địa phương mình mà thực chất là sao chụp lại tài liệu trong lưu trữ quốc gia là chính, phần khảo sát thêm chỉ là hình thức để có cớ thanh toán hợp đồng, rút tiền Nhà nước chia nhau giữa bên A, bên B. Đây là kẽ hở chết người dẫn đến tệ nạn “khai thác thổ phỉ” tại các mỏ quặng diễn ra kéo dài và phổ biến khắp nơi, không loại trừ khả năng bí mật về khoáng sản ở các tỉnh biên giới cũng theo đó mà lọt vào tay người nước lạ! Tôi ngờ rằng, trong 264 ngàn ha rừng đầu nguồn ở các tỉnh biên giới đã cho người nước lạ thuê kia không chỉ có gỗ mà còn có cả khoáng sản và đó mới là mục đích sâu sa, thâm hiểm của ông bạn nước lạ chăng?  Điều này kiểm tra không khó, nhưng Chính phủ có dám làm, dám xử lý không vẫn còn đang bỏ ngỏ. Tuy nhiên, nếu khả năng này xảy ra thì sự tàn phá rừng đầu nguồn, kết hợp với đào bới quặng sẽ là hai tác nhân gây ra thảm họa lũ bùn đất như đã từng xảy ra ở sơn La, Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng mà hơn 10 năm trước tôi đã từng đến tận nơi điều ta, nghiên cứu và cảnh báo…

Hà Nội mồng 1 Tết Canh Dần

VNT 60% giấy phép khai khoáng bị


bán cho TQ là... khiêmtốn!
 Hiếu Lam. 
TS Nguyễn Thành Sơn
Hậu quả đương nhiên là tài nguyên khoáng sản bị bán rẻ, bị khai thác một cách tàn bạo và môi trường bị xâm hại ..." - TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH-Vinacomin cho biết.
PV: - Mới đây, báo chí đưa tin, Cục địa chất khoáng sản (Bộ TNMT) cho biết, năm 2010 cả nước có 5000 giấy phép khai khoáng được cấp cho 2.000 doanh nghiệp nhưng nhiều giấy phép khai khoáng đã được bán cho doanh nghiệp Trung Quốc, ông có bất ngờ trước thông tin này không, thưa ông?
TS Nguyễn Thành Sơn:-  Tôi không biết cụ thể những giấy phép nào đã được bán. Nhưng, việc nhiều giấy phép khai khoáng đã được bán cho doanh nghiệp Trung Quốc, như anh Nguyễn Văn Thuấn- Cục trưởng Cục Địa chất Khoáng sản nói, chắc chắn là có thật. Riêng các giấy phép cấp cho TKV, hay cho các doanh nghiệp nhà nước khác thì không thể nào bị bán cả.


PV: - Theo ông, tại sao lại có việc doanh nghiệp Việt đứng tên rồi bán giấy phép khai thác khoáng sản cho doanh nghiệp Trung Quốc như vậy. Theo luật, việc này có được phép không và phải gọi hành vi này là gì, thưa ông?
TS Nguyễn Thành Sơn:
-
Tất nhiên, việc đứng tên xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản rồi bán giấy phép theo kiểu “lúa non” là vi phạm Luật Khoáng sản. Việc chuyển nhượng giấy phép hoạt động khoáng sản đã được qui định trong các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản. Chẳng có luật nào, kể cả Luật doanh nghiệp cho phép hoạt động theo kiểu “ma” như vậy. Tuy nhiên, những qui định về chuyển nhượng giấy phép hoạt động khoáng sản còn nhiều sơ hở và bất cập, dễ bị lợi dụng.
Rất tiếc, những người dự thảo nghị định không am hiểu thực tế, nhưng đã không tham khảo ý kiến của các chuyên gia, chỉ biết đưa ra các qui định chung chung để khẳng định cái “quyền” từ phía quản lý, nhưng lại không có cơ chế giám sát thực hiện. Đặc biệt là hai vấn đề “cấp phép” và “ đấu giá”. Còn nhiều vấn đề cần phải bàn lại về những nghị định hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản.
PV: -  Một tờ báo lớn dẫn lời lãnh đạo Cục địa chất khoáng sản (Bộ TNMT) cho biết, có đến 60% doanh nghiệp Việt bán giấy phép cho doanh nghiệp nước ngoài mà các cơ quan chức năng không biết, tại sao lại có chuyện như vậy, thưa ông?
TS Nguyễn Thành Sơn: - Cơ quan chức quyền ở đây trước hết là Bộ TNMT và các sở TNMT. Việc có đến 60% doanh nghiệp bán giấy phép mà các cơ quan “chức năng” không biết thực ra thì cũng dễ hiểu. Trước hết là do buông lỏng quản lý từ khâu “cấp” đến khâu giám sát thực hiện. Những giấy phép được “cấp” một cách minh bạch (tất nhiên là rất khó khăn và kéo dài với đầy đủ mọi “xem xét”, “giải trình”) như những giấy phép cấp cho TKV thì chẳng cần các “cơ quan chức năng” giám sát cũng sẽ được thực hiện nghiêm chỉnh và chắc chắn không có cái nào bị bán cả.
Phần lớn các giấy phép do các địa phương cấp. Vì vậy, con số “60%” giấy phép bị bán là rất khiêm tốn. Con số này chỉ có thể giải thích là các giấy phép được “cấp” theo kiểu không minh bạch cho các đối tượng không có năng lực về kinh tế cũng như chuyên môn, hay cấp theo các đề án được “vẽ” ra cho “phù hợp” với những tiêu chí, tiêu chuẩn của “cơ quan chức năng”. Sau khi nhận được giấy phép một cách không minh bạch, đương nhiên chủ giấy phép sẽ phải nhanh chóng triển khai và “hoàn vốn” bằng cách dễ nhất là bán cho người ngoài. Các doanh nghiệp (chủ giấy phép) sẽ thu được mức chênh lệch khá lớn (có thể lên tới hàng triệu đô la một giấy phép).
PV: -Theo ông, mục đích của các doanh nghiệp Trung Quốc khi mua lại giấy phép này là gì và họ sẽ được lợi gì, thưa ông?
TS Nguyễn Thành Sơn: - Các doanh nghiệp, doanh nhân Trung Quốc luôn sẵn sàng mua theo kiểu “chui” (thỏa thuận ngầm) và triển khai giấy phép bằng cách núp danh người bán để qua mặt các “cơ quan chức năng”, vừa trốn được thuế, vừa lách được mọi qui định.Trong khi đó, việc kiểm tra giám sát sau cấp phép thì lại bị coi nhẹ và quá chủ quan giống như “đười ươi giữ ống”.
PV: - Nếu vậy thì Việt Nam có bị thiệt hại gì, thưa ông?
TS Nguyễn Thành Sơn:
Hậu quả đương nhiên là tài nguyên khoáng sản bị bán rẻ, bị khai thác một cách vơ vét tàn bạo, và môi trường bị xâm hại (không có ai chịu trách nhiệm).
PV: - Trên thực tế, vấn nạn xuất khẩu lậu khoáng sản đã được "vạch mặt chỉ tên". Tuy nhiên, sau nhiều năm, tình trạng đó vẫn tiếp diễn. Vậy phải giải thích điều này thế nào, thưa ông?
TS Nguyễn Thành Sơn:
-
 Tình trạng đó vẫn cứ tiếp diễn vì 3 lý do cơ bản. Trước hết, là do những bất cập ở tầm quản lỹ rộng lớn về tài nguyên khoáng sản. Tư duy dựa vào xuất khẩu tài nguyên khoáng sản để tăng GDP là sai và là con dao hai lưỡi. VN rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, có nhiều chủng loại tài nguyên khoáng sản, nhưng rất manh mún, khó khai thác, không có kỹ nghệ chế biến hiệu quả (kể cả than và bauxite), và phần lớn tài nguyên khoáng sản không có nhu cầu sử dụng trong nước (ngoài than, dầu, khí, nước ngọt, cát, đá, sỏi).
Trong khi đó, một số người vẫn đưa ra các thông tin sai lệch (“bốc thơm”) về tài nguyên khoáng sản ở VN làm cho các nhà quản lý “tưởng bở”.
Thứ hai, về định hướng trong qui hoạch phát triển: đối với TNKS phải trọng “cầu” hơn trọng “cung”, “cầu” phải là cơ sở để qui hoạch phát triển “cung”. Các qui hoạch phát triển về tài nguyên khoáng sản của VN đều theo hướng “nhiệm kỳ”, có gì thì cứ tranh thủ “bới” lên để “ăn liền” (xuất cảng).
Thứ ba, tình trạng này còn thể hiện sự bất lực trong quản lý vi mô (liên quan đến các cấp quản lý hành chính). Các “con voi” khoáng sản cứ liên tục “chui lọt” qua rất nhiều “lỗ kim” như: thuế, hải quan, biên phòng, cảng vụ, cảnh sát biển, cảnh sát kinh tế, cảnh sát môi trường v.v.
PV:-  Vậy có mối liên quan gì giữa hai thực trạng xuất lậu khoáng sản (chính yếu là sang Trung Quốc) và việc doanh nghiệp Trung Quốc đứng đằng sau việc khai thác khoáng sản không? Có ý kiến cho rằng, mục đích đằng sau những thương vụ này là nhằm thao túng, kiểm soát ngành khai thác khoáng sản của Việt Nam, quan điểm của ông như thế nào?
TS Nguyễn Thành Sơn: Tôi không nghĩ, đằng sau những thương vụ này là nhằm thao túng hay kiểm soát ngành khai khoáng của VN, chưa đến mức độ như vậy. Nhưng “lợi ích nhóm” và “tư duy nhiệm kỳ” là rõ. Hai thực trạng bán giấy phép và xuất khẩu lậu khoáng sản về bản chất chỉ là một, đều có mẫu số chung giống nhau là do chúng ta hành xử với TNKS theo kiểu “chộp giật”, rất thiếu trách nhiệm với tương lai, rất không bền vững đối với hiện tại.
Còn trả lời cho câu hỏi “chúng ta phải làm gì?” thì rất dễ, ai cũng có thể nói được, nên tôi cũng chẳng cần phải nói. Câu hỏi quan trọng hơn là “chúng ta phải làm như thế nào?”. Lẽ ra, để trả lời cho câu hỏi này thì phải nghiên cứu, phải học, phải tìm hiểu cụ thể, nhưng tôi xin phép trả lời ngắn ngọn dễ hiểu là phải minh bạch về Tài Nguyên Khoáng Sản.
Xin cảm ơn ông!
Tài Nguyên Của VN Nhưng TQ Khai Thác Trung Quốc gần như 'nắm' toàn bộ mỏ khoáng sản Việt Nam
Ảnh bên: Người Trung Quốc đang đứng phía sau, điều hành gần như toàn bộ hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam. Riêng miền Bắc, ít nhất cũng có 60% mỏ mang “dấu vết” của doanh nghiệp Trung Quốc

Khai thác vàng tại mỏ vàng Phước Sơn, Quảng Nam. Cuối năm ngoái, hàng chục người dân và các chủ nợ của công ty Phước Sơn vây cổng công ty để đòi số nợ dằng dai lên đến 220 tỉ đồng. (Hình: Tuổi Trẻ)


Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản của Bộ Tài nguyên – Môi trường, tại cuộc gặp đại diện những doanh nghiệp đang khai thác khoáng sản ở miền Nam.

Ông Thuấn xác định định, nhiều giấy phép khai khoáng đã được bán cho doanh nghiệp Trung Quốc và thừa nhận, trước đây, việc khai thác khoáng sản “nở rộ như hoa”. Theo một thống kê vào năm 2010, nhà cầm quyền các cấp đã cấp khoảng 5,000 giấy phép khai khoáng cho hơn 2,000 doanh nghiệp và “rất nhiều doanh nghiệp đã bán lại giấy phép”

Viên Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản nói rằng, tiếp tục đào bới như thế sẽ là thảm họa cho quốc gia. Nhà cầm quyền sẽ xiết chặt việc khai thác khoáng sản.

Trong thập niên vừa qua, hoạt động buôn lậu giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân Trung Quốc đã chuyển sang lĩnh vực khoáng sản. Đó cũng là lý do khiến thăm dò, khai thác, buôn lậu khoáng sản tại Việt Nam càng ngày càng trầm trọng và đã được xác định là có sự thao túng của các thế lực ngầm.

Hồi tháng 8 năm ngoái, lần đầu tiên, Bộ trưởng Tài Nguyên – Môi Trường của Việt Nam chính thức thừa nhận, hơn 50% giấy phép đã được cấp để thăm dò, khai thác khoảng sản, vi phạm những qui định hiện hành.

Lúc đó, trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường CSVN cho biết, sau khi kiểm tra việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trên phạm vi toàn quốc, bộ này phát giác, 57 trong số 63 nhà cầm quyền tỉnh, thành phố đã cấp 957 giấy phép liên quan tới khoáng sản. Bao gồm 275 giấy phép thăm dò khoáng sản và 682 giấy phép khai thác khoáng sản.

Hơn 50% số giấy phép này vi phạm hàng loạt qui định hiện hành: Cấp giấy phép sai thẩm quyền, cấp giấy phép khi chưa có quy hoạch khoáng sản, cấp giấy phép khi chưa có quyết định phê duyệt trữ lượng khoảng sản, cấp giấy phép khi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc có cam kết bảo vệ môi trường, cấp giấy phép khi ngành nghề trong hồ sơ kinh doanh không phù hợp, cấp giấy phép cấp khi hồ sơ không có giấy chứng nhận đầu tư, cấp giấy phép khi hồ sơ không có quyết định phê duyệt dự án đầu tư khai thác khoáng sản, cấp giấy phép thăm dò ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản...

Cũng theo viên Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường của Việt Nam, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng hơn 50% số giấy phép đã cấp vi phạm hàng loạt qui định hiện hành là vì “những người trong cuộc” tìm đủ mọi lý do để lách luật!

Việt Nam hiện có hơn 5,000 mỏ đang khai thác khoảng 60 loại khoáng sản thuộc nhiều nhóm khác nhau: Nhóm khoáng sản nhiên liệu (dầu khí, than), nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt (sắt, chromite, titan, manganese), nhóm khoáng sản kim loại màu (bauxite, thiếc, đồng, chì-kẽm, antimony, molypden), nhóm khoáng sản quý (vàng, đá quý), nhóm khoáng sản hóa chất công nghiệp (apatite, cao lanh, cát thủy tinh), nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng (đá vôi xi măng, đá xây dựng, đá ốp lát).

Một nghiên cứu của Viện Khoa học Địa chất Khoáng sản cho biết, trong mười năm qua, tình trạng khai thác khoáng sản đã tăng cả về loại khoáng sản, lẫn quy mô, tính chất, mức độ vi phạm. Điểm đáng lưu ý là trong khi nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thiếu nguyên liệu để sản xuất nên chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí phải đóng cửa thì sau khi khai thác, khoáng sản thô lại ùn ùn chảy sang Trung Quốc.

Do nhiều cá nhân có quyền, nhiều nơi có trách nhiệm nên quặng lậu có nhiều “lỗ thủng” để chảy ra khỏi Việt Nam. Xuất cảng lậu khóang sản, kích thích thăm dò, khai thác khoáng sản hủy diệt môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên.

Vào tháng 5 năm 2013, Trung Tâm Con Người và Thiên Nhiên (viết tắt là PAN) công bố nghiên cứu về “Khoáng sản - phát triển - môi trường: Đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế”. Theo đó, vì giàu khoáng sản, Việt Nam xem công nghiệp khai thác khoáng sản (khai khoáng) là một trong những ngành mũi nhọn để tạo việc làm, tăng ngân sách cho địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên kết quả khảo sát của PAN cho thấy, công nghiệp khai khoáng hiện chỉ gây ra những tác động tiêu cực cho môi trường và sinh hoạt xã hội.

Tuy khoáng sản được xem như tài sản toàn dân song PAN cho rằng, trên thực tế, phần lớn lợi nhuận đang chảy vào túi các doanh nghiệp, để mặc cộng đồng dân chúng địa phương gánh chịu thiệt thòi. Cách quản lý, điều hành công việc khai khoáng chính là nguyên nhân khiến khai khoáng giống như hủy diệt. (G.Đ)

Theo Người Việt

No comments:

Post a Comment