Tuesday, July 22, 2014

Bùn Đỏ Bình Thuận

Người dân Bình Thuận với thảm họa bùn đỏ



Gia Minh, biên tập viên RFA
Bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp nơi vào ngày 18 tháng 11 năm
AFP photo

Hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp nơi vào ngày 18 tháng 11 năm 2013.

Gia Minh, biên tập viên RFA

Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân. Hiện tượng bùn đỏ ở một nơi chưa bao giờ biết bùn đỏ là gì khiến cho người dân gặp nhiều phiền toái, thậm chí hoang mang khi biết được hàm lượng độc tố bên trong bùn đỏ rất cao và có thể lượng phóng xạ cũng đang giấu mình trong bùn đỏ. Tuy người dân sợ hãi, lo lắng nhưng nhà cầm quyền vẫn chưa lên tiếng.

Người dân sống trong lo lắng

Một người dân ở xã La Gi, huyện Hàm Thuận Nam, bức xúc nói: “Mỗi lần nó trượt xuống thì khu dân cư dưới đó đi hết. Nếu nó trượt hết hồ thì khả năng tràn đập, khả năng bùn cuốn đi rất cao còn hơn cả tai nạn vì dân cư dưới đó đông và thứ 2 chỗ đó dùng để chứa mà bây giờ nếu không di dời dân cho đàng hoàng thì khả năng thương vong cho con người có thể không đếm được hết. Rồi hoa màu của họ, hoa màu người ta đang vào vụ đón đầu, tổn thất hoa màu rất nhiều. Mấy cái bọn khai thác thì nó tận khai nó không có thiết kế bảo vệ môi trường cho mình. Mà trong khi đó, Việt Nam bây giờ hệ thống khoáng sản thì không quản lý được.”

Một người dân khác tên Hoạt, cùng xã với anh nông dân vừa nói, cho chúng tôi biết là hầu như toàn bộ mọi hoạt động từ lên dự án cho đến xây dựng nhà máy khai thác titan, rồi đưa vào hoạt động, người dân hoàn toàn không biết, không hề có một cuộc thăm dò ý kiến nhân dân hoặc thăm dò dư luận nào cả. Chỉ đơn giản, họ tự làm việc với nhau, doanh nghiệp đến gặp nhà cầm quyền, hai bên bắt tay nhau và làm, cứ thế mà làm, nhân dân chỉ được biết, được quan tâm đến chuyện này sau khi có sự cố xãy ra như vỡ hồ chứa lần này chẳng hạn.

Trong khi đó, mọi nguy hiểm đều hướng về phía nhân dân mà đến, vì hồ chứa lúc nào cũng có cao trình ít nhất là ngang mái nhà của nhân dân để chứa cho được lượng lớn. Nhưng cái lượng lớn bùn đỏ chứa cao ngồng ấy lại không có chỗ để thải, không hề có qui trình xử lý, chính vì thế, nó tích tụ lâu ngày sẽ vỡ. Mà không chừng, những cú vỡ đập, vỡ đê lại có lợi cho nhiều thứ, về phía nhà cầm quyền địa phương, sự cố này sẽ được xếp vào diện thiên tai, chỉ số thuế của năm sẽ được trung ương giảm thiểu, và các quan chức cũng có cơ hội hù dọa, vòi vĩnh doanh nghiệp.

Nếu nó trượt hết hồ thì khả năng tràn đập, khả năng bùn cuốn đi rất cao còn hơn cả tai nạn vì dân cư dưới đó đông và thứ 2 chỗ đó dùng để chứa mà bây giờ nếu không di dời dân cho đàng hoàng thì khả năng thương vong cho con người có thể không đếm được hết.  
- Một người dân ở La Gi

Về phía doanh nghiệp, một khi bùn đỏ chứa lâu ngày mà không có chỗ thải, nếu xây dựng một qui trình xử lý sẽ tốn kém cả trăm tỉ đồng, trong khi đó, tạo ra một sự cố vỡ bờ đê, cho bùn đỏ chảy khắp nơi rồi sau đó hô toáng lên rằng chúng tôi gặp sự cố, chúng tôi bị vỡ bờ hồ, chúng tôi thành thật xin lỗi bà con nông dân, chúng tôi sẽ cố gắng rút kinh nghiệm và góp tay cùng bà con khắ phục hậu quả…. Đương nhiên, với người dân, một khi sự cố xãy ra, việc đầu tiên là tự tay khắc phục hậu quả, dọn vườn, lau chùi nhà cửa, xây dựng lại những gì bị hư hỏng chứ chẳng có ai đủ thời gian và tin tưởng vào pháp luật để mà đi kiện. Không chừng, sự cố vỡ bờ moong sẽ là một tiền lệ tốt, tập cho người dân có thêm thói quen chạy lũ bùn đỏ.

Trong trường hợp như thế, nếu có đền bù cho nhân dân thì cũng chẳng là bao nhiêu đồng, vì căn cứ trên cây cối, nông sản bị hỏng mà đền, có cây cà phê nào chết ngay vì bùn đỏ, có con heo, con gà nào tắt thở ngay vì bùn đỏ, có cái nhà nào sập trong lúc bùn đỏ chảy?.... Những câu hỏi cắc cớ như thế sẽ được công ty đặt ra và quan chức địa phương làm trọng tài, chấm cho công ty phần hơn, cuối cùng, công ty sẽ hành động như một nhà từ thiện, rót một ít tiền đền bù sự cố cho nhân dân. Sau đó lại bắt tay với quan chức địa phương, ăn nhậu vui vẻ, đút lót ấm túi để hẹn một quả khác.

Biến khu dân sinh thành bồn xả rác

Sở dĩ có chuyện công ty ngang nhiên dám biến khu dân sinh thành bồn xả rác mà không hề hấn gì là vì giữa doanh nghiệp và nhà cầm quyền địa phương có nhiều sự ăn chia, cổ phần ma, có cả sự thông đồng để đạp lên mọi thứ mà kiếm lãi. Một người dân tên Thuấn, ở huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận lo lắng nói.

000_Hkg803181-305.jpg
Hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp nơi vào ngày 18 tháng 11 năm 2013.
AFP photo

Ông Thuấn nói thêm rằng không riêng gì các công trình khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Bình Thuận, mà theo quan sát của ông, mọi công trình khai thác tài nguyên ở Việt Nam đều có chung hai tính chất, đó là tính bí mật của công trình, sự bí mật này nằm ở chỗ chỉ có nhà nước và doanh nghiệp biết với nhau, nhân dân không được biết bất kì thông tin hay thông số an toàn nào. Và bên cạnh đó, mọi công trình đều không có dự án xử lý chất thải, ví dụ như hồ chứa bùn đỏ, không thể gọi là giải quyết chất thải được, bởi hồ chứa chỉ là nơi trung chuyển chất thải từ nơi sản xuất ra đến nơi giải quyết. Nhưng bởi không có nơi xử lý nên hồ chứa đóng luôn vai trò này, thực ra, đó là cách ăn gian với môi trường và đạp lên đời sống, sự an toàn của người dân trong khu vực.

Và một khi lựa chọn phương án biến hồ chứa thành cái gọi là nơi xử lý chất thải, lâu ngày, chính các hồ chứa sẽ tích tụ độc tố, phóng xạ, sẽ gây nguy hại đến đời sống chung quanh. Và chắc chắn một điều, không có hồ chứa nào có thể hịu đựng được lượng chất thải đang mỗi ngày một dày lên, đầy lên, trong khi đó không có đường ra. Điều này dẫn đến một giải pháp duy nhất là những khu vườn của nông dân sẽ là bãi xử lý chất thải của công ty. Và kịch bản vỡ đập, vỡ bờ moong, vỡ hồ chứa sẽ được diễn. Chắc chắn không chỉ diễn một lần mà còn diễn đi diễn lại nhiều lần, diễn cho đến bao giờ tài nguyên cạn kiệt, công ty, doanh nghiệp cảm thấy nơi mình đang khai thác không còn gì để kiếm chác nữa thì mới thôi.

Nói đến đây, ông Thuấn lắc đầu, thở dài và bày tỏ sự lo lắng khi nghĩ đến một ngày nào đó, phía Tây Bình Thuận thì bị bùn đỏ tràn về, phía Đông thì bão đánh tạt vào và không may, một trận bão siêu mạnh như bão số 14 có tên Haiyan vừa rồi quật đổ các nhà máy điện hạt nhân, thì hỡi ôi, người Chăm Pa sẽ mất dấu trên bản đồ dân tộc học và nước Việt Nam sẽ chia làm hai phần, đường lưu thông từ Nam ra Bắc và ngược lại sẽ bị cắt đứt hoàn toàn bởi địa bàn chết đang nhiễm phóng xạ. Lúc đó thật khó mà hình dung con người sẽ sống ra sao?



http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=7672&page=1342

--------------------------------------

Người Cambodia, Lào, qua đây còn nghèo, dốt hơn dân ta. Nhưng họ lo học, làm việc cho dù là nặng nhọc và bằng tay chân là chính, cuối cùng thì tiếng Anh họ giỏi hơn dân ta, và cho dù họ có thể còn nghèo hơn nhưng có danh dự hơn, không làm trò cười cho cả tỷ người trên thế giới như ta. Vụ nails này, trên YouTube có hàng trăm clips, trong đó nhiều clips chế nhạo, giễu cợt, dân ta. cũng như vụ kiều hối, cái ngu của cả triệu người thì không thể bị/được dẹp bỏ chỉ bằng các biện pháp thuyết phục, dùng lời nói. người ta cũng sẽ nhận ra rằng (1) Kiều hối là lương thực nuôi Việt Cộng, và (2) làm Nail là sỉ nhục quốc gia, dân tộc.

http://youtu.be/TEIONP9p4Ls

--------------------------------------

Không ngăn nổi nạn phá rừng trái phép để trồng cao su?


Hàng ngàn hec ta rừng tiếp tục bị tàn phá để trồng cao su
Hàng ngàn hec ta rừng tiếp tục bị tàn phá để trồng cao su ở Kampuchia và Lào
Global Witness
Gia Minh, biên tập viên RFA

Global Witness, một tổ chức phi chính phủ về môi trường, hồi ngày 13 tháng 12 vừa qua ra thông cáo kêu gọi Credit Suisse, cổ đông lớn thứ hai của Hoang Anh Gia Lai nên xem xét lại quyết định đầu tư của mình tại công ty này do các cáo buộc vi phạm trước đó đối với Hoàng Anh Gia Lai.
Cty VN tiếp tục phá rừng ở Lào và Campuchia để trồng cao su
Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này, Gia Minh trình bày thông tin liên quan về vụ việc này cũng như một số cáo buộc mới tại quốc gia láng giềng Kampuchia về nạn phá rừng giao cho công ty tư nhân khai thác.

Hồi tháng 5 năm nay, Global Witness ra phúc trình cho biết Hoàng Anh Gia Lai thường xuyên ủi đất, phá rừng tại các nước Lào và Campuchia để làm trang trại trồng cao su.
Thông cáo của Global Witness hồi ngày 13 tháng 12 cho biết kể từ tháng năm nay, tổ chức này đã liên tục kêu gọi Hoàng Anh Gia Lai phải tuân thủ luật pháp địa phương, giải quyết những tranh chấp và bức xúc của người dân địa phương nhưng cho đến nay vẫn chưa có tiến bộ nào.
Điều này được bà Megan MacInnes, phát ngôn nhân của Global Witness, cho biết như sau:
Sau khi chúng tôi công bố báo cáo Rubber Barons ( Các ông vua cao su) hồi tháng 5 năm 2013, chúng tôi để cho Hoàng Anh Gia Lai và Tập Đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 6 tháng nhằm có thể chỉnh sửa những vấn đề tại thực địa ở những đồn điền cao su của họ theo đúng luật pháp của Lào và Kampuchia. Họ phải giải quyết những vấn đề cho cộng đồng cư dân địa phương và phải công khai những thông tin cơ bản. Chúng tôi đã có hai lần đến Việt Nam gặp gỡ những quan chức điều hành cao cấp của cả hai tập đoàn, thảo luận về những cách thức mà họ có thể giải quyết các vấn đề nêu ra.
Cả hai tập đoàn đều đưa ra nhiều lời hứa giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên sau sáu tháng, chúng tôi nhận thấy Hoàng Anh Gia Lai dù có đưa ra nhiều hứa hẹn thế nhưng những cộng đồng địa phương vẫn tiếp tục đối diện với những vấn đề hoàn toàn như trước đây. Trong khi đó Tập đoàn Công Nghiệp Cao su Việt Nam thì lại có những tiến triển đáng kể.
Do đó đến hạn cuối sáu tháng, chúng tôi quyết định đưa ra một thông cáo hồi ngày 14 tháng 11, nêu ra rằng Hoàng Anh Gia Lai cần phải ngưng nói mà thực hiện nhiều điều hơn tại thực địa.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN vận chuyển gỗ ở Campuchia. Courtesy Global Witness.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN vận chuyển gỗ ở Campuchia. Courtesy Global Witness.
Bà Megan MacInnes tiếp tục đưa ra những minh chứng cho việc theo dõi tiến trình giải quyết từ phía Hoàng Anh Gia Lai đối với những yêu cầu được đề xuất:
Đơn cử một trong những điểm mà HAGL hứa thực hiện là đến làm việc với mỗi cộng đồng có vấn đề về các đồn điền cao su của tập đoàn này, và công bố về những khu được phép khai phá từ tháng sáu cho đến cuối tháng 11. Thế nhưng chúng tôi đến tại những làng đó thì không phải tất cả đều đã được HAGL đến làm việc. Ngay cả tại những làng mà HAGL đến tổ chức gặp gỡ, thì khi người dân nêu ra vấn đề tranh chấp đất đai với tập đoàn này, HAGL vẫn từ chối không thảo luận chuyện đó với người dân.
Ví dụ thêm những điểm mà chúng tôi theo dõi thấy được ngoài chuyện không thực hiện đúng những lời hứa, căn cứ vào những phân tích dữ liệu của chúng tôi thì nhận thấy rằng công ty tiếp tục hoạt động khai quang rừng để lập đồn điền cao su mới.
Phát ngôn nhân Megan MacInnes của Global Witness cũng cho biết khi đến Việt Nam làm việc thì chủ tịch HAGL không trực tiếp làm việc với tổ chức này mà một quan chức điều hành khác được phân công làm việc tiếp đoàn. Đó là ông Nguyễn Văn Sự người được giao điều hành công việc hằng ngày tại HAGL hiện nay.
Những điểm mà chúng tôi theo dõi thấy được ngoài chuyện không thực hiện đúng những lời hứa, căn cứ vào những phân tích dữ liệu của chúng tôi thì nhận thấy rằng công ty tiếp tục hoạt động khai quang rừng để lập đồn điền cao su mới
Bà Megan MacInnes
Ngay sau khi có phúc trình của Global Witness, chủ tịch Đoàn Nguyên Đức lên tiếng với nhiều cơ quan truyền thông trong cũng như ngoài nước cho rằng tập đoàn này khi sang đầu tư trồng cao su tại Kampuchia và Lào đã giúp phát triển cho đất nước này, tạo công ăn việc làm cho người dân điạ phương cũng như có nhiều công tác nhân đạo ở đó. Như thế cáo buộc của Global Witness mang tính vô nhân đạo. Đối với những phản bác đó của chủ tịch tập đoàn HAGL Đoàn Nguyên Đức, phát ngôn nhân Megan MacInnes tiếp tục có ý kiến như sau:
Tuyên bố của ông ta là một đơn cử rất hay cho thấy tập đoàn này hiểu sai về những công tác mà họ cần phải thực hiện ngay tại thực địa ở Kampuchia và Lào.Theo chúng tôi việc HAGL có chương trình xã hội tại hai nước này là rất tốt, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ những chương trình y tế và giáo dục của HAGL thực thiện tại những khu tô nhượng đó. Tuy nhiên công tác quan trọng hơn nhiều là hoạt động của họ phải tuân thủ đúng luật pháp và phải giải quyết những tranh chấp đối với người dân bị lấy đất và mất nguồn sinh kế của họ. Công ty không nên nghĩ đến nhưng chương trình xã hội khác cho đến khi những vấn đề pháp lý tại các khu tô nhượng cho họ được giải quyết. Do đó chúng tôi muốn ông chủ tịch Đoàn Nguyên Đức và viên chức điều hành cao cấp Nguyễn Văn Sự sẵn sàng cho bước đầu tiên trước khi nghĩ đến những chương trình xã hội lâu dài mà nay chưa phải là ưu tiên hàng đầu.
Tập đoàn HAGL  bị  Global Witness tố cáo phá rừng để trồng cao su ở Lào
Tập đoàn HAGL bị Global Witness tố cáo phá rừng để trồng cao su ở Lào. (Global Witness)
Sau khi có thông cáo báo chí mới của Global Witness hồi ngày 13 tháng 12 vừa qua, chúng tôi nhiều lần gọi điện đến số máy di động của ông Đoàn Nguyên Đức để tìm hiểu ý kiến của tập đoàn này trước những lên tuyên bố mới của Global Witness; thế nhưng mọi nổ lực đều thất bại.
Theo bà Megan MacInnes cho biết thì trong hai lần đến Việt Nam sau khi ra phúc trình Những ông Vua Cao su hồi tháng 5 năm nay, Global Witness cũng có gặp một số quan chức ngành môi trường tại Việt Nam và kết quả của những cuộc gặp mặt đó như sau:
Chúng tôi thảo luận vai trò của nhà nước theo dõi hoạt động của các nhà đầu tư Việt Nam tại nước ngoài. Chúng tôi cũng thảo luận về vai trò của Nhà nước giúp cho các công ty này hiểu những nguy cơ về xã hội và môi trường khi họ đầu tư tại nước ngoài, và những bài học về các đồn điền cao su như vừa nêu cần phải tránh trong tương lai.
Rừng Kampuchia bị tàn phá đến mức báo động
Tờ Strait Times của Singapore, hồi ngày 17 tháng 12 vừa qua có bài viết nêu lại vấn đề phá rừng ở Kampuchia và cuộc đấu tranh pháp lý giữa một tay tài phiệt ngành gỗ của nước này với tổ chức hoạt động địa phương về việc phá rừng đốn gỗ mang lại lợi nhuận và ích lợi cho ai? Những cư dân địa phương hay là những đại công ty có mối quan hệ với các quan chức Nhà nước.
Bản đồ này cho thấy độ che phủ rừng của Kampuchia hồi năm 1973 là khoảng 72%; nay chỉ còn 46%. Tuy nhiên, con số 46% bao gồm cả những nông trường trồng cây. Trong thực tế, rừng rậm tự nhiên chỉ còn dưới 11%.
Thủ lĩnh Đảng Đối lập tại Kampuchia, ông Sam Rainsy, vào trung tuần tháng 12 đã đi thực địa tại rừng Prey Lang thuộc tỉnh Kampong Thom. Ông này lên tiếng cho rằng ông quá sững sờ không thốt nên lời khi chứng kiến một vùng rừng rộng đến 60 kilomet vuông đã bị phá  nhượng cho một công ty Việt Nam làm nông trường cao su.
Thống kê trong báo cáo hồi tháng 5 vừa qua của Global Witness cho thấy tính đến cuối năm ngoái các công ty tư nhân được giao 2 triệu 600 ngàn héc ta, và trong số đó có một phần ba được trồng cao su. Đây được cho là tác nhân chính hủy diệt rừng tại Xứ Chùa Tháp.
Open Development Cambodia, một tổ chức phi chính phủ địa phương ở Kampuchia, trong tháng 12 cho công bố một loạt những bản đồ sử dụng hình ảnh của Cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA. Những bản đồ này cho thấy độ che phủ rừng của Kampuchia hồi năm 1973 là khoảng 72%; nay chỉ còn 46%. Tuy nhiên, con số 46% bao gồm cả những nông trường trồng cây. Trong thực tế, rừng rậm tự nhiên chỉ còn dưới 11%.
Trường Đại học Maryland của Hoa Kỳ đưa ra nghiên cứu với kết luận, Kampuchia là quốc gia có tốc độ mất rừng nhanh hàng thứ năm thế giới. Bốn quốc gia đứng trên Kampuchia là Malaysia, Indonesia, Paraguay, và Guatemala.
Theo giới hoạt động về môi trường tại Kampuchia thì khu đất tô nhượng tại rừng Prey Lang chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Mới tháng rồi, người ta phát hiện tình trạng phá rừng dữ dội tại khu bảo tồn Lumphat. Ngay trong khu bảo tồn rộng 250 ngàn héc ta đó có đến hằng ngàn nhà máy cưa hoạt động.
Tình trạng ở Việt Nam cũng không khá gì hơn. Ngay sau đợt lũ hồi tháng 10 vừa qua ở khu vực miền Trung, biết bao gỗ quí trôi về bến sông dưới xuôi. Điều đó cho thấy trong các khu rừng nạn cưa gỗ lậu vẫn tiếp diễn. Nhiều bài báo cho biết có cả những nhân viên kiểm lâm cùng tham gia hoạt động bất hợp pháp đó.
Luật pháp lỏng lẻo ở Việt Nam, cũng như tại Kampuchia được tác giả của bài viết trên tờ Strait Times chứng minh bằng một trường hợp của đại gia Try Pheap ở Xứ Chùa Tháp. Tin nói rằng ông này là nhân vật có cổ phần trong nhiều dự án khai thác mỏ và một dự án casino. Trong năm nay ông đã chi ra hơn 3 triệu đô la để dành độc quyền thu gom gần 5 ngàn khối gỗ quí bị tịch thu. Trước đây tay tài phiệt này cũng từng dính líu đến các vụ tranh chấp đất đai.
Trong năm ngoái hai người thiệt mạng do các hoạt động điều tra để lên tiếng tố cáo là nhà báo Hang Serei Oudom và nhà hoạt động môi trường Chut Wutty. Nạn nhân thứ nhất bị đánh đến chết ngay trong xe khi đang có mặt tại tỉnh Ratanakiri, người thứ hai bị bắn chết tại tỉnh Koh Hong
Vào tháng 11 năm nay, tổ chức phi chính phủ có tên Đặc nhiệm Nhân quyền Kampuchia- CHRTF, lên tiếng cáo buộc ông Try Pheap đang sở hữu những khoản đất tô nhượng lên đến chừng 70 ngàn héc ta, gần gấp bảy lần được phép theo luật của nước này. Những khu tô nhượng như thế được đặt dưới sự quản lý của 15 công ty, trong đó có công ty do vợ ông Try Pheap đứng tên.
CHRTF cáo buộc nhà tài phiệt gỗ Try Pheap đã giúp tài trợ cho đảng cầm quyền Nhân dân Kampuchia trong chiến dịch bầu cử hồi tháng 7 vừa qua tại Xứ Chùa Tháp.
Các tổ chức xã hội và những nhà hoạt động nhân quyền tại Xứ Chùa Tháp đã bị trả thù dữ dội do lên tiếng về tệ nạn phá rừng được dung dưỡng bởi cơ quan chức năng và nhà cầm quyền.
Trong năm ngoái hai người thiệt mạng do các hoạt động điều tra để lên tiếng tố cáo là nhà báo Hang Serei Oudom và nhà hoạt động môi trường Chut Wutty. Nạn nhân thứ nhất bị đánh đến chết ngay trong xe khi đang có mặt tại tỉnh Ratanakiri, người thứ hai bị bắn chết tại tỉnh Koh Hong.
Cách đây hơn chục năm, thủ tướng Hun Sen của Kampuchia đã công bố lệnh ngưng đốn gỗ. Hồi năm ngoái, ông này lại ban hành thêm lệnh ngưng thành lập các khu tô nhượng đất vì mục đích kinh tế. Thế nhưng cả hai lệnh đó đều bị những tay tài phiệt giàu thế lực và những tập đoàn có quan hệ với chính quyền phớt lờ đi.
Tại Việt nam nhiều lệnh, nghị định tương tự cũng được cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương ban hành; thế nhưng việc thực thị cũng mang tính hình thức. Hoạt động đốn gỗ lậu trong những khu rừng cấm, những khu bảo vệ vẫn tiếp diễn.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới.
Gia Minh chào tạm biệt.


Lợi dụng trồng cao su để phá rừng đốn gỗ quý



http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=7672&page=1341

No comments:

Post a Comment