Wednesday, April 2, 2014

VIỆT CỘNG
NHỮNG CON THIÊU THÂN dưới lớp áo THƯỜNG DÂN
by Tram Nguyen


Image
Già trẻ trai gái trong làng tham gia sản xuất vũ khí
thô sơ trong những xóm làng tại nông thôn tại những
vùng Việt cộng kiểm soát chúng gọi là
"vùng giải phóng"..


Image
Má Hai ở Cổ Cò, người dẫn đầu đội quân tóc dài (nữ du kích) chống địch
Chiến tranh nhân dân của cộng sản chủ trương
dùng tất cả ông già bà lão, đàn bà, con gái, con nít...
làm phương tiện sẵn có để giết lén đối phương

Hậu quả, một khi có những thảm kịch như thảm kịch Mỹ Lai xảy ra, mọi
người đều dí tay vào trán những người lính Mỹ, mà quên mất,
chính những người cộng sản Việt Nam mới là chánh phạm cố
tình cố ý sắp đặt để tạo nên những thảm kịch đó một cách
có hệ thống và chủ trương.

Image
Vietcong women hiding their faces from the camera, having attended
a training camp in the forest of South Vietnam
Những người phụ nũ che mặt tránh máy ảnh
khi dự lớp huấn luyện trong rừng ở miền nam 


Trong khi kẻ thù lại ẩn nấp trong dân, không chịu lộ diện, thì sự bình tĩnh, tỉnh táo của người lính luôn luôn có giới hạn. Đối với cộng sản Việt Nam, chiến tranh du kích không phải là đường lối chiến thuật thuần tuý mà là cả một hình thức vận động chiến tàn ác, với thủ đoạn, khai thác tối đa sự hiện diện của thường dân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và ông bà già, vào cuộc chiến để làm bia đỡ đạn. Bằng cách trà trộn với thường dân, tấn công đối phương,

Thứ nhất, tiếp cận và tấn công đối phương nhanh chóng bất ngờ. Thứ hai, qua những thương vong không tránh khỏi cho thường dân, CS thổi bùng lòng hận thù trong lòng họ.

Thứ ba, mỗi khi thường dân bị chết, cộng sản sẽ dùng xác thường dân để tuyên truyền, quy chụp tội ác chiến tranh cho đối phương. Thứ tư, gây ác mộng và khủng hoảng tâm lý triền miên cho đối phương.

Image
Việt cộng chúng cứ lãi nhãi mãi cái chuyện tội ác Mỹ Ngụy,
Thảm Sát Mỹ Lai. Chất độc Da Cam... mặc dù nhiều người đã
chứng minh là Chính Việt cộng ném đá giấu tay.
Tôi cố gắng thâu thập hình ảnh để thế hệ sau



Cộng sản Bắc Việt vi phạm Hiệp Định Paris 1973.






Tại sao Mỹ sắp đặt trong Hiệp Định Paris 1973. giao miền nam cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam?
Đáng lẽ thành phần tiếp thu miền nam là người của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam
Nhưng thành phần tiếp thu lại là người của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt).

Do đó cộng sản Bắc Việt vi phạm Hiệp Định Paris 1973.
Cộng sản Bắc Việt vi phạm Hiệp Định Paris 1973.
Tại sao cộng sản Bắc Việt giành quyền tiếp thu miền nam từ Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam?
Sau 1973 cộng sản bắc Việt âm thầm tiêu diệt Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam?

Image
HAI CÔ GÁI , 14 VÀ 17 , BỊ LÍNH DÙ MỶ BẮT TẠI 1 TRẠI HUẤN LUYỆN DU KÍCH .

Đó là NGUYÊN NHÂN, LÝ DO tại sao có những tấm hình vu cáo VNCH và
đồng minh bắt trói hay bắn chết phụ nữ mặc thường phục tại nông thôn .


Tại sao Hà Nội phỏng tay trên quyền tiêp thu miền nam từ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam?
Tại sao Hà Nội hành động vi hiến? Và bí mật thủ tiêu thủ lãnh Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam?
Hiệp Định Paris 1973 được sắp đặt để Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thắng VNCH. và muốn giữa người miền nam dàn xếp với nhau.
Tại sao Hà Nội phỏng tay trên quyền tiêp thu miền nam và bí mật thủ tiêu thủ lãnh Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam?


Đêm Nay Mẹ Không Về
Tiểu đoàn vừa hấp [1] xong ở Trung Tâm Huấn Luyện Huỳnh Văn Lương thì có lệnh hành quân ngay. Lần này thì tăng cường, phối hợp với một Thiết Đoàn của Kỵ Binh Cơ Giới thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ (Big Red One). Từ Trung Tâm Huấn Luyện ở Bình Dương, đơn vị được đoàn xe vận tải GMC đưa thẳng đến quận Trị Tâm (Dầu Tiếng) và đổ quân ở làng Bến Tranh ở gần khu đồn điền Michelin. Tại đây một đoàn xe cơ giới bọc thép hàng chục chiếc đã chờ sẵn.

Chúng tôi chia nhau, mỗi Đại Đội theo một Chi đoàn. Vì là chỉ huy Trung đội trực, Chuẩn Úy Phương đắt lính tìm đến đoàn xe đầu tiên và sắp xếp cho mội tiểu đội leo lên một chiếc M-113. Loại M-113 là xe chạy xích có bọc thép dày dùng chuyên chở quân, có thể chạy trên bộ và lội dưới nuớc. Nhưng vì tình hình chiến trường, tất cả quân nhân đều ngồi trên nóc xe thay vì trên hai dãy ghế trong lòng xe như đã được thiết kế. Trên sàn xe trống rỗng là hai lớp bao cát đầy. Người lái xe cũng ngồi trên mui xe, hai tay cầm hai cần lái đã được nối dài bằng hai thanh gỗ tròn. Lý do đơn giản là nếu xe chạm phải mìn chống chiến xa, thì sẽ giảm sự thiệt hại nhân mạng.

Xe chạy qua làng 13 Bis, nơi mà năm 1965, một Trung Đoàn của Sư Đoàn 5 Bộ Binh bị đánh tan tác do sự lơ là, chủ quan khinh địch của các vị chỉ huy. Trận cường tập ở đồn điền Michelin được coi là một trong những trận đẫm máu nhất, và là cái cớ để Hoa Kỳ đưa quân vào miền Nam trực tiếp chiến dấu. Mới tháng 2 đầu năm nay (1969), bọn Việt Cộng táo bạo đột nhập căn cứ của Lữ đoàn 3, Sư Đoàn 25 Bộ Binh Mỹ lúc nửa đêm, và đã bị đánh bật ra sau khi để lại hơn hai trăm xác chết.

Khi xe chạy ngang qua làng 13 Bis, nhìn cảnh vật tiêu điều có vẻ như còn mang dấu vết kinh hoàng của trận đánh năm xưa, Phúc chợt rùng mình nghĩ đến oan hồn hàng trăm chiến hữu đã hy sinh. Dù mới ra trường, chưa một lần cận chiến, nhưng qua nhiều phim về chiến tranh, anh cũng hình dung được sự tàn khốc của trận đánh. Những nhát mã tấu vung lên, chém xuống phập ngọt xớt vào các thân người, với tiếng thét đầy thú tinh rợn người của bầy quỹ dữ và hành động anh dũng cuối cùng của những chiến binh bị vây kín giữa trùng điệp quân thù. Ngày nay, Sư Đoàn 5 đã lấy lại phong độ với những cấp chỉ huy trẻ tuổi, có kiến thức, bản lĩnh và gan dạ. Họ đang chủ động trên chiến trường và quyết tâm trả mối hận năm xưa.

Khi đến làng13, gần suối Cầu Trắc, đơn vị được lệnh dừng quân bố trí và lục soát.

Ấp này có lèo tèo chừng vài chục nóc nhà mái tranh vách đất nghèo nàn. Không bóng dáng một người đàn ông. Trong khi các xe thiết giáp và bộ binh chia nhau trấn giữ ở bìa làng và lục soát tìm nơi ẩn náu của du kích, cán bộ Việt Cộng nằm vùng; các quân nhân Địa Phương Quân của Chi Khu Trị Tâm được lệnh tập trung dân lại để hoạt động dân vận.

Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Vũ Huy Thiều luôn gọi máy căn dặn các đại đội rất cẩn thận. Vì trong vùng mà ảnh hưởng địch rất sâu đậm hàng chục năm qua, gia đình nào cũng có ít nhất một vài người trong hàng ngũ địch. Trong làng không có đàn ông con trai, mà đàn bà thì cứ mỗi năm một mang bầu. Những đứa trẻ lớn lên đã được cấy lòng căm thù đối với chính quyền miền Nam rất sâu săc. Vì thế, không thể tin một ai từ đứa bé 5 tuổi cho đến bà già đã 80. Hể ai cầm nổi trái lựu đạn hay có khả năng bóp cò đều là một chiến binh của địch. Phúc đi ra bìa làng, xem xét các trung đội phòng thủ và dặn dò. Khi đến Trung đội 3 của Chuẩn Úy Phương, gần một căn nhà tương đối khá, thì một cô gái chừng 17, 18, cao ráo, trắng trẻo và tròn trịa tìm đến lân la trò chuyện.

- Giờ này dân làng đang tập họp trên kia. Sao cô không lên đó?
- Em ở nhà coi mấy con trâu, sợ nó chạy sổng ra rừng.
- Nhà có trâu là khá lắm, có đóng thuế cho du kích không?
- Vùng này yên, có du kích gì đâu anh.
- Vậy chớ mấy anh đàn ông con trai đi dâu hết vậy?
- Mấy ảnh xuống Sài Gòn làm việc hết chọi.

Vừa đi vừa trò chuyện thì đã đến nơi binh sĩ Trung 3 đang lục soát bên trong bên ngoài một căn nhà tương đối khang trang. Những người lính dùng cây nhọn, xăm xăm dưới gậm giường trong hai phòng ngủ nhỏ xíu được che ngăn với phòng khách bằng một tấm màn bông. Sau khi không tìm thấy gì khả nghi, những người lính quay ra đi về phía vườn nơi có một chuồng trâu lớn. Cô gái bổng tỏ ra luống cuống. Đôi mắt cô cứ nhìn len lén về phía chuồng, sắc thái bồn chồn thấy rõ.

Cô gái đột nhiên lên tiếng:
- Thiếu Úy nói anh em vào nhà uống chút nước. Để em ra vườn hái mấy trái đu đủ cắt cho các anh ăn
- Thôi đừng bày vẽ.
- Thiệt mà, em mời mà.

Trung sĩ Trí theo dõi từ lâu, bỗng nháy mắt ra hiệu cho Phúc
- Ông coi chừng con nhỏ này. Tui thấy nó khả nghi lắm. Đu đủ đâu không thấy mà toàn trái lựu đạn đó ông!
- Ừ, thấy nó cứ đeo theo tôi. Chắc có gì trong vườn nó.
- Ông để nó tui lo cho.
- Anh làm gì thì làm. Nó còn nhỏ, đừng mạnh tay tội nghiệp. Hù nó chút chút cho nó khai thôi.
- Ông Thầy yên trí, mười lăm phút là phun ra thôi.
- Anh mà đánh đập nó là tôi cho anh đi luôn đó.

Phúc bảo cô gái đi theo Trung Sĩ Trí. Cô gái có vẻ sợ hãi, chùn chân lại. Phúc hỏi khẻ:
- Hỏi thiệt nhen. Có hầm hố gì quanh đây không? Có du kích núp đâu gần đây không?
- Hổng có đâu Thiếu Úy. Nhà em làm ăn đàng hwàng mà.
- Tôi mà giao cô cho ông Trung Sĩ này thì mệt cô lắm. Cô chịu hổng nổi đâu!
- Em lạy Thiếu Úy. Đừng! Đừng! Em hổng dám giấu gì hết chọi.
- Có hầm dấu du kích ở vườn hay chuồng trâu này không?
- Không! Không đâu mà ông Thiếu Úy!

Cô gái nói, nhưng đôi mắt không hề rời cái chuồng trâu. Cô dõi theo từng cử động của các anh lính đang xăm hầm, có lúc mặt cô thấy tái nhợt đi. Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi giao cô gái cho Trung Sĩ Nhất Trí và ở lại cùng đám lính.

Trong cái chuồng đang có ba con trâu, vì sợ, đứng tụm lại với nhau ở một góc. Phân trâu và rơm rạ tạo thành một lớp dày dễ đến cả tấc. Mấy anh lính ngần ngại bước vào trong chuồng. Họ chăm chỉ, cẩn mật xục xạo từng thước vuông bên trong bên ngoài. Chỗ nào có dấu vết đào xới khả nghi đều bị chiếu cố tận tình.

Chừng mười lăm phút sau, không thấy gì, Phúc đang tính cho binh sĩ chuyển qua nơi khác thì thấy Trung Sĩ Trí dẫn cô gái trở lại.

Lần này, vẻ tươi mát đã biến mất mà chỉ còn một cô gái rủ rượi. Mái tóc và chiếc áo ướt sủng nước. Khuôn mặt ràn rụa nước mắt. Tay cô cầm chiếc bừa có dãy răng bén nhọn, hai chân đi xiêu vẹo giữa hai anh lính kẹp hai bên.

Trung Sĩ Trí tỏ ra khoái chí la lên:
- Chạy đâu cho thoát! Nó khai rồi ông ơi.
- Anh làm gì nó vậy?
- Chút chút thôi mà!

Phúc tránh đường cho cô gái đi vào trong chuồng. Cô ngần ngừ vài giây rồi vừa khóc vừa cào lớp phân trâu ở khoảng góc chuồng. Vừa vặn lòi ra một cái nắp hầm có khoen móc bên trên.

Một anh lính gạt cô qua một bên rồi rút trái lựu đạn cài bên hông, rút chốt.
Cô gái la lên:
- Đừng ném trái, đừng ném để em kêu họ lên. Anh Bảy ơi, lộ rồi, anh lên đi không thì họ ném trái nổ đó.

Không có tiếng trả lời.
Phúc đẩy cô gái gần miệng hầm ra lệnh.
- Mở nắp ra.
- Em mở, em mở. Đừng ném trái. Anh Bẩy ơi, em lạy anh, anh lên đi.
- Có mấy người dưới đó? Hả?

Cô gái chỉ càng khóc to hơn mà không nói gì. Nhưng khi người lính vừa hé nắp hầm lên thì có tiếng nói từ bên dưới la to:
- Tui lên đây. Đừng bắn.
- Đưa súng lên trước, trở báng lên trời. Coi chừng, một hành động nhỏ là tao thả lựu đạn xuống.

Phúc và những người lính khác lùi ra sau, đề phòng ở dưới có thể ném lựu đạn lên. Giây sau thì thấy một cái báng AK-47 nhô lên, rồi bàn tay sần sùi nắm phần gỗ che nòng, rồi xuất hiện một khuôn mặt trắng bạch của một người trẻ chừng 25 tuổi. Anh ta leo lên và đưa tay chịu trói. Phúc để ý thấy anh ta nhìn len lén cô gái ngầm trách cứ. Nhưng cô né cái nhìn của anh mà rơm rớm nước mắt. Phúc nghĩ bụng: «Chắc vợ chồng bồ bịch gì đây».
- Còn ai không?
- Dạ, còn anh Tư nữa.

Người có tên Tư leo lên cùng với một cây AK-47 khác. Cả hai tên đều đeo bên hông chiếc máy thu thanh nhỏ 4 băng có bọc vải ni lông.
- Ai nữa?
- Nguời tên Tư liếc qua nhìn cô gái như trao một ám hiệu:
- Hết rồi. Chỉ có hai đứa tui.
- Ném lựu đạn xuống. Phúc ra lệnh.

Hạ sĩ Sang ném trái lựu đạn đã mở chốt cầm sẵn trong tay. Một tiếng nổ dữ dội vang lên. Chờ cho khói tan, Sang leo xuống hầm trong khi hai binh sĩ cầm súng thủ thế bên miệng hầm.

Bổng từ phía bià làng có một tràng đạn vang lên dòn tan. Trung Sĩ Trí chạy ra và trở lại sau chừng vài phút.
- Tụi nó bắn được hai thằng từ bụi cây chạy ra rừng.
- Phải hai thằng này nằm chung hầm với anh không?

Tên Tư cúi gầm mặt xuống không nói gì. Phúc thuận chân đạp cho tên Tư một cái vào bụng. Té ra cái hầm có địa đạo thông ra bụi cây gần bìa rừng. Hai đứa chắc phải quan trọng lắm nên không để bị bắt mà cố chạy trốn.
- Hai thằng đó cấp gì, chức gì? Địt mẹ mày câm hả?
- Dạ, bác Sáu Bí Thư và bác Năm Xã Ủy.
- A! Trúng mánh rồi. Trung sĩ Trí kêu ông Phương vào đây giùm tui.

Phúc chụp ống liên hợp máy C-25 báo cáo ngay về cho Trung Úy Lộc. Xong đem cô gái và hai tên tù binh ra chỗ Tiểu đoàn bộ. Nơi đây đã có các sĩ quan ban 2 Chi Khu đang làm việc thanh lọc. Trung Úy Lộc cũng vừa tới.

- Tiếc quá, hai thằng cao cấp kia chết thẳng cẳng rồi. Lấy được hai K-54.

Nhìn qua hai tên tù binh đang ngồi ủ rủ. Cô gái cũng ngồi cách đó mấy bước, khuôn mặt mếu máo và tránh nhìn hai tên Việt Cộng. Phúc động lòng lục túi lấy ra mấy tờ giấy bạc 100 đồng dúi cho cô gái.

- Cô cầm theo mà chi dùng. Chút nữa Ban Hai Chi Khu hỏi cung, cứ thành thật trả lời vài bữa họ tha về. Không sao đâu mà lo.
- Em có đứa con nhỏ, Thiếu Úy ơi. Cô òa lên khóc.
- Con của ai?
- Dạ, cha nó không có ở đây. Đi làm ăn xa.

Phúc nghĩ thầm: «Lại làm ăn xa. Chắc chồng nó là một trong hai thằng tù này.»

- Thế đứa nhỏ ai giữ?
- Dạ, má em. Bả ở đàng kia. Chỗ thanh lọc đó.
- Cô muốn tôi kêu bả lại cho không? Bả tên gì?
- Dạ, cho em thấy con một chút và nhắn má em vài câu.

Không muốn chứng kiến cảnh tượng thương tâm sắp diễn ra, Phúc giao cho Trung Sĩ Hùng mọi chuyện rồi chạy ra xem xác hai tên Việt Cộng gộc.

Chuẩn Úy Phương đã cho lính lục soát hai tử thi, trên tay anh đang cầm một xấp những giấy tờ lấy từ túi áo của địch. Bên cạnh hai xác chết do nhiều vết đạn là một cái ba lô con cóc bằng vải kaki màu nâu đựng một số tiền chưa đếm được, nhưng cũng phỏng đoán chừng cả trăm ngàn. Thằng mang ba lô chắc là kinh tài về thu thuế trong ấp. Anh Thiếu Úy ban 2 Chi Khu cũng vừa ra tới, ghi ghi chép chép. Anh ta đang muốn nhấc cái ba lô lên thì Phúc giằng lại.

- Anh không đụng tay vào cái gì ở đây được. Chiến lợi phẩm của tui tôi.
- Các anh chỉ lo hành quân bảo vệ thôi. Tụi tôi làm thanh lọc mà!
- Đem lính ra đây mà đánh nhau với chúng nó thì lấy gì cũng được. Anh về đi, tụi tôi lo ở đây. Anh lo trong kia kìa.

Trung Úy Lộc gọi máy cho Phúc gom hết các chiến lợi phẩm đem về giao cho Tiểu đoàn.

Khi về dến chỗ Tiểu đoàn đóng quân, Phúc thoáng thấy cô gái đang theo gót hai tù binh bước lên chiếc xe M113 để được giải giao về Chi Khu. Hai tay cô bị trói quặt ra sau. Cô đưa đôi mắt buồn nhìn ngoái lui phía bà mẹ đang bế một đứa bé chừng một tuổi. Cả hai bà cháu đều khóc rống lên.

Đôi mắt Phúc chạm vào đôi mắt cô gái. Cô gái mím môi, biểu lộ chút oán hờn. Lòng Phúc chùng lại. Người lính miền Nam phải đối đầu với một địch thủ vừa quỷ quyệt vừa độc ác trong hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt; vì sự lựa chọn giữa sống và chết phải có những quyết định trái với bản chất của mình, nhưng tấm lòng của họ vẫn không thể giữ sắt đá vô cảm được. Phúc nhớ đến hình ảnh hàng ngàn người bị giặc chôn sống một cách dã man ở Huế hồi Tết Mậu Thân 1968. Lại nhớ những hình ảnh bọn Việt Cộng giết hàng trăm đàn bà trẻ con ở Dak Sun vì họ bỏ chạy không theo chúng. Chính sách khủng bố của Cộng Sản đã gây bao cảnh tang tóc cho người dân lành Miền Nam.

Thế là chiều nay, bên mâm cơm đạm bạc trong căn nhà có cái chuồng trâu tai ác kia, sẽ có một đứa bé thiếu bàn tay mẹ đút cơm cho và chẳng biết bao nhiêu tháng nữa bé sẽ không dựa được hơi ấm từ lòng mẹ trong những đêm đông lạnh buốt như đêm nay.


Cuối năm Kỷ Sửu
January 2010.
Hồi Ký Chiến Trường
Đỗ Văn Phúc


VC theo thói quen du kích cho bọn côn đồ mặc thuờng phục xông vào nhà thờ, nhà dân ném kít, đánh đập dân. Nếu gây chuyện lớn thì đổ thưà cho "ân oán giang hồ" không dính dáng gì đến công an VC.

Nữ du kích VC đang được huấn luyện trong chiến khu, mặc đồ thường dân (áo bà ba)
Nếu những nữ chiến binh và Cảnh Sát VNCH này nếu tử trận hay tử nạn vì công vụ. Phe VNCH chẳng bao giờ la rầm lên : Việt Cộng giết dân lành

Tuổi xanh hung dữ nên tuổi mau phai.

Những em gái nhỏ trong vùng "giải phóng" học bắn súng giết người rất sớm và àm mẹ cũng rất sớm.

Đây là vùng "giải phóng" đó sao? Các em này đáng lý đang ở trường học, vui cùng bạn bè chứ đâu phải học bắn súng như này?


Tại sao có những người mặc thường chết bởi bom đạn của VNCH?
Về VN vô nhà chúng mà nhìn xem, ối là là nào là bằng tuyên dương chiến sĩ diệt mỹ ngụy của mấy con khựa, nào là mẹ chiến sĩ, nữ giao liên, nữ du kích.

Chúng tôi đi hành quân và đã từng bị chúng tấn công ban đêm, ui cha mẹ ơi toàn là tiếng hô xung phong của đàn bà con nít dậy trời, nhưng sáng ra họ lại là những "người dân " rất hiền lành. Nếu chúng tôi ác đem bắn bỏ thì bận sau bố bảo những cái loa này chẳng còn tái diễn.

Lại những lần đi giải tỏa các đồn bót bị mất liên lạc, khi vào đồn bót đó thì ôi thôi cảnh tương vô cùng tàn ác dã man của bọn việt công gây ra, chúng giết bằng sạch một cái đồn bao gồm cả vợ con lính không chừa một ai.



ĐỌC TIẾP:
:!: TIN MỚI

:mrgreen: HUYỀN THOẠI HỒ CHÍ MINH (HCM):
:!: HỒ CHÍ MINH (hay HỒ TẬP CHƯƠNG, tên GIÁN ĐIỆP của HÁN CỘNG)
:arrow: HỒ CHÍ MINH (hay HỒ TẬP CHƯƠNG, tên GIÁN ĐIỆP của HÁN CỘNG) by Đặng Chí Hùng
:arrow: HỒ CHÍ MINH (hay HỒ TẬP CHƯƠNG, tên GIÁN ĐIỆP của HÁN CỘNG) by Huỳnh Tâm
:mrgreen: “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” (Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh) - Hồ Tuấn Hùng
:mrgreen: Wikileaks: ĐẠI HỌA MẤT NƯỚC - VIỆT NAM Thành Khu Tự Trị của Hán Cộng (1990-2020)

:mrgreen: CHINA - US War:
:mrgreen: CỘI NGUỒN của sự DIỆT VONG - là KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT của LOÀI NGƯỜI

:arrow: LÀM CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Iris Vinh Hayes
:arrow: NHỮNG GỢI Ý NỔI DẬY DỨT BỎ CSVN by NGUYỄN PHÚC LIÊN
:arrow: THÁI ĐỘ MẠNH MẼ DỨT KHOÁT VỚI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM by Lâm Thế Nguyên

:arrow: NGHỊ QUYẾT BIỂU TÌNH GIẢI THỂ ĐẢNG CSVN Quyết Thắng
:mrgreen: BỎ ĐẢNG, RỒI SAO NỮA? phải đoái tội lập công by Lê Văn Ấn

:mrgreen: LÊ HIẾU ĐẰNG: TUYÊN BỐ từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam by LÊ HIẾU ĐẰNG

Vì Sao Tôi Bỏ Quân Ðoàn I ?
Nhưng khi Tổng thống Thiệu cho biết ý định của ông ta là phải rút bỏ Quân đoàn I ngay hôm nay thì tôi mới vỡ lẽ, cay đắng, và uất ức vì lệnh ra quá đột ngột ngoài sức tưởng tượng và ngoài ước muốn của tôi.
 

NGÔ QUANG TRƯỞNG
Ngày 13 tháng 3 năm 1975, được lệnh vào Sài Gòn họp, tôi vào tới Sài Gòn nhưng với sự ngạc nhiên là chỉ có mình tôi vào gặp Tổng thống và Thủ tướng (Trần Thiện Khiêm) mà thôi. Ngoài tôi ra không có ai khác. Thường lệ khi được lệnh về Sài Gòn họp thì đều có đầy đủ mặt các vị Tư lệnh Quân đoàn và Tư lệnh các quân binh chủng khác. Lần nầy thì chỉ có một mình tôi. Tôi thắc mắc lo lắng.



Nhưng khi Tổng thống Thiệu cho biết ý định của ông ta là phải rút bỏ Quân đoàn I ngay hôm nay thì tôi mới vỡ lẽ, cay đắng, và uất ức vì lệnh ra quá đột ngột ngoài sức tưởng tượng và ngoài ước muốn của tôi. Thật ra, lúc đó tình hình tại Huế, Quảng Ngãi và Ðà Nẵng tuy có hơi nặng nề vì địch tấn công liên tiếp, tuy nhiên tôi đủ sức chống giữ và sẽ tăng cường Sư đoàn Dù cùng với Thuỷ Quân Lục Chiến ra những vùng đó để lấy lại ưu thế. Tôi trình bày cặn kẽ những ý kiến của tôi lên Tổng thống và Thủ tướng nhưng không được chấp thuận. 


Lệnh bất dịch di là: Phải rút khỏi Quân đoàn I càng sớm càng hay. Trở ra Quân đoàn I, tôi cho triệu tập tất cả các Tư Lệnh Sư đoàn để họp. Thái độ khác thường của tôi làm các Sĩ quan trong buổi họp hôm đó có vẻ nghi ngờ, thắc mắc. Nhưng rốt cuộc tôi chỉ hỏi sơ qua tình hình và nói vu vơ quanh quẩn.

Chứ làm sao tôi ra lịnh thẳng khi chỉ với một mình tôi là Tư lệnh Quân đoàn mà thôi. Vì vậy, cuộc họp hôm đó chẳng mang lại một kết quả nào mà tôi mong muốn. Lệnh của Tổng thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi Quân đoàn I vào ngày 13 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên. lấy Quốc lộ 22 làm ranh giới Việt Nam thu gọn sẽ chạy dài từ Phú Yên đến Hà Tiên.


Cái lẩm cẩm của trung ương là không cho các thuộc cấp biết ý định của mình. Nghĩa là các Tư lệnh các quân binh chủng, Tổng Bộ trưởng, Tư lệnh Sư đoàn, v.v… đã không biết gì về lệnh rút quân của Quân đoàn I và II cả. Lệnh nầy chỉ có Tổng thống và Thủ tướng, Ðại tướng Cao Văn Viên, tôi (Tư lệnh Quân đoàn I) và Tư lệnh Quân đoàn II (Tướng Phạm Văn Phú) biết mà thôi. Do đó thiếu sự phối họp chặt chẽ giữa tham mưu và các cấp, không có kế hoạch rút quân đàng hoàng, lệnh đột ngột không có đủ thì giờ để xếp đặt kế hoạch, gây hoang mang cho binh sĩ, nhất là khi gia đình họ cũng không được bảo vệ đúng mức thì làm sao tránh khỏi hoang mang? Ai cũng lắng nghe tin tức thân nhân ở bên ngoài doanh trại. Thêm vào đó, tin tức Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum bị chiếm, Huế bỏ ngỏ, dân chúng Huế chạy vào Ðà Nẵng ngày một đông gây cảnh xáo trộn kinh hoàng cho dân Ðà Nẵng. Rồi sau đó là Chu Lai bị áp lực nặng.


Tôi ra lệnh cho Tướng Trần Văn Nhựt rút Sư đoàn 2 từ Chu Lai ra trấn tại Lý Sơn (Cù Lao Ré) để kiểm soát đường bể, sợ địch ra chiếm đóng đường biển thì sẽ khó khăn. Trong khi đó, cảnh hỗn loạn đã xảy ra phần lớn do dân chúng hốt hoảng từ chỗ nầy sang chỗ khác làm cho binh sĩ nao núng và chạy cùng theo thân nhân. Mở miệng ra lệnh cho họ rút quân, trong khi mới hôm qua với lòng sắt đá và giọng nói cứng rắn hằng ngày buộc anh em phải giữ không để mất một cục sỏi ở Vùng I.


Sau đó tôi suy nghĩ kỹ hơn. Tôi quyết định gọi Ðai tướng Cao Văn Viên nhờ xin Tổng thống cho tôi được dùng mọi cách để giữ Huế và Vùng I. Làm sao tôi bỏ Huế và Vùng I được? Làm sao tôi bỏ được vùng đất sỏi đá nầy mà bao nhiêu chiến hữu của tôi đã đổ máu để gìn giữ? Nhất là trong vụ Mậu Thân.


Tổng thống Thiệu rung động, chấp thuận cho tôi giữ Huế. Sáng 18 tháng 3 năm 1975, tôi ra Huế gặp Tướng Lâm Quang Thi (Tư lệnh phó Quân đoàn) chỉ huy tại Huế. Tôi ra lệnh: Giữ Huế cho thật vững. Chiều hôm đó về đến Ðà Nẵng, tôi nhận được một lệnh do Ðại tướng Cao Văn Viên, thừa lệnh Tổng thống yêu cầu tôi “bỏ Huế”. Thật làm tôi chết lặng người. Vì mới buổi sáng nay ở Huế tôi ra lệnh cho Tướng Thi giữ Huế. Bây giờ đột nhiên được lệnh bỏ thì tôi biết nói làm sao với Tướng Thi và anh em binh sĩ.


Nhưng vẫn phải đành thi hành theo lệnh trên. Tôi gọi điện thoại thông báo lệnh bỏ Huế cho tướng Thi. Tướng Thi trả lời ngay: “Ở Huế bây giờ xã ấp phường khóm tốt quá, đâu đâu tình hình cũng tốt cả mà tại sao anh bảo tôi bỏ là bỏ làm sao? Tôi buồn bã trả lời: “Tôi biết rồi, nhưng xin anh bỏ Huế giùm tôi. Ðó là lệnh trên, không bỏ là không được”. Kết quả là Tướng Thi thi hành lệnh, bỏ Huế, và dồn quân đến cửa Thuận An để được tàu Hải quân rút về Ðà Nẵng.
Trong khoảng thời gian từ 13 đến 18 tháng 3, hàng đêm tôi gọi điện thoại cho Thủ tướng Khiêm và báo cáo mọi biến chuyển từ công việc hành chánh đến quân sự. Tình hình khó khăn, địch tấn công, mà lại thêm cái lệnh phải rút càng sớm càng tốt, lan truyền rỉ rả cho nên binh sĩ và công chức hết sức xôn xao. Tôi báo cáo mọi việc và xin Thủ tướng ra quan sát tình hình. Sáng 19 tháng 3, 1975, Thủ tướng Khiêm đến, tôi cho họp tất cả vị Tư lệnh Sư đoàn, Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Bộ tham mưu, và các Trưởng phòng sở của hành chánh để Thủ tướng nói chuyện.


Trước khi Thủ tướng đến, tôi đã nói chuyện với anh em có mặt tại hôm đó rằng tình hình khẩn trương, anh em phải nói lên sự thật đang xảy ra trong thực tế tại nơi nầy để Thủ tướng biết rõ tình hình và giải quyết cấp thời, chứ đừng có giữ thái độ “trình thưa dạ bẩm” trong lúc nầy nữa. Phải thẳng thắn mà nói lên sự thật. Nhưng sau khi Thủ tướng nói chuyện xong, đến phần thắc mắc thì cũng chẳng có ai nói gì cả. Tôi rất buồn vì anh em không chịu nghe lời tôi để nói cho Thủ tướng biết những sự thật về tình hình hiện nay. Duy chỉ có một mình Ðại tá Kỳ , tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị, có hỏi một câu: “Thưa Thủ tướng, trong mấy ngày vừa qua, có một số công chức đã tự ý rời bỏ nhiệm sở không đến làm việc, thưa Thủ tướng, phải dùng biện pháp gì để trừng phạt những người đó? Câu hỏi thật hay, nhưng Thủ tướng không trả lời và lảng sang chuyện khác. Vì Thủ tướng làm sao nói được khi lệnh trên đã muốn giải tán Quân đoàn I và Quân khu I càng sớm càng tốt.


Ðúng ngày 22 tháng 3 năm 1975, tôi được lệnh rút Sư đoàn Dù và Sư đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến về giữ Nha Trang. Ngày 29 tháng 3, cộng quân tràn vào Ðà Nẵng với những trận giao tranh nhỏ. Tôi được chiến hạm HQ404 đưa về Sài Gòn. Trên tàu cũng có một Lữ đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến. Khi tàu chạy ngoài khơi, Tổng thống Thiệu liên lạc yêu cầu tôi ra tái chiếm lại Ðà Nẵng. Tôi trả lời ngay là bây giờ tôi lấy ai để theo chân tôi tái chiếm Ðà Nẵng? Lính tráng đã phân tán mỗi người một nơi. Cấp chỉ huy thì mạnh ai nấy thoát. Làm sao tôi có thể làm chuyện đó (tái chiếm Ðà Nẵng) được? Sau đó tôi được lệnh cho Hạm trưởng ghé tàu vào Cam Ranh, bỏ hết Thuỷ Quân Lục Chiến xuống, rồi chỉ chở một mình tôi về Sài Gòn. Tôi không chịu mặc dù lúc đó tàu đã cập bến Cam Ranh rồi.


Tôi nhờ Hạm trưởng gọi về Bộ Tổng tham mưu xin cho anh em Thuỷ Quân Lục Chiến được về Sài Gòn tĩnh dưỡng nghỉ ngơi cùng tôi. Còn nếu không thì tôi sẽ ở lại Cam Ranh và đi theo anh em Thuỷ Quân Lục Chiến và cùng nhau chiến đấu. Sau đó, Sài Gòn bằng lòng cho tàu chở tất cả về Sài Gòn.
Về đến Sài Gòn tôi được bổ nhiệm vào Bộ Tư lệnh Hành quân lưu động ở Bộ Tổng tham mưu. Khi vào đây, tôi gặp Phó Ðề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải) và Chuẩn tướng Nguyễn Văn Khánh (Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân) đang ngồi viết bản tự khai, và Trung tướng Thi thì bị phạt quản thúc về tội bỏ Huế. Tôi không hiểu vì sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy. Họ đâu có tội gì. Họ chỉ thi hành theo đúng lệnh mà lại bị phạt thì quả thật bất công.


Tướng Thi thực sự là người chống lại việc bỏ Huế. Lúc trước, khi nghe tôi cho biết là Tổng thống đã ra lệnh bỏ Huế thì Tướng Thi đã trả lời thẳng với tôi rằng: “Xã ấp tốt quá mà bỏ làm sao?” Vậy mà bây giờ ông lại bị phạt giam quản thúc. Những vị tướng nầy bị phạt quá oan uổng vì họ xứng đáng gấp mấy trăm lần những ông Tướng phè phỡn tại Sài Gòn.


Hôm sau, trong buổi họp tại Bộ Tổng tham mưu, tôi có nói rằng: “Việc phạt Tướng Thi và hai Tướng Thoại và Khánh là không đúng. Họ chỉ là thuộc cấp của tôi. Họ chỉ làm theo chỉ thị của tôi mà thôi. Họ không có tội gì cả. Nếu có phạt thì xin hãy phạt tôi đây này.” Phòng họp lặng ngắt. Ðại tướng Viên nhìn qua Trung tướng Trần Văn Ðôn. Tướng Ðôn mới đi Pháp về, mới đảm nhận chức Tổng trưởng Quốc phòng. Có thể vì vậy mà Tướng Ðôn mới không biết là Tổng thống Thiệu đã trực tiếp ra lệnh cho tôi bỏ Huế, nên Tướng Ðôn làm đề nghị phạt Tướng Thi vì đã bỏ Huế mà rút lui. Mà Tổng thống Thiệu lại không dám nói sự thật với Tướng Ðôn, và chỉ ký lệnh phạt. Sau đó, Tướng Lê Nguyên Khang, với giọng giận giữ đã buột miệng nói: “Anh em chúng tôi không có tội tình mẹ gì cả!”.


Tiện đây, tôi cũng xin nói về trường hợp ra đi của Tướng Thoại và Tướng Khánh. Là vị Tư lệnh trong tay có đến hàng ngàn lính, hàng trăm chiến hạm lớn nhỏ, nhưng tội nghiệp thay, sau khi hỗn loạn, Tướng Thoại đã bị bỏ quên không ai chở đi khỏi Bộ Tư lệnh ở Tiên Sa, và ông đã phải đi bộ qua dãy núi phía sau bờ biển. May nhờ có một chiếc tàu nhỏ của hải quân mà anh em trên tàu lúc đó cũng còn giữ kỹ luật, thấy Ðề đốc Thoại ở đó, họ ghé vào chở Tướng Thoại đi chứ nếu không lại cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao. Còn Tướng Khánh, Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân đã không đủ nhiên liệu để bay xa mà phải đáp trực thăng tại một bãi cát ở Sơn Trà rồi lội ra tàu. Cũng may lúc đó gặp tàu HQ404 và đã cùng tôi về Sài Gòn.


NGÔ QUANG TRƯỞNG
http://phamhungcdqp.wordpress.com/2013/08/03/vi-sao-toi-bo-quan-doan-i/
Tân Sơn Hòa chuyển

No comments:

Post a Comment