Huy hiệu Con Ó.
Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (The Army of the
♡ 1.10.1946 : Vệ binh Cộng hòa Nam Kỳ
♡ 9.6.1948 : Vệ binh Nam Việt
♡ 13.4.1949 : Vệ binh Quốc gia Việt Nam
♡ 12.4.1952 : Quân đội Quốc gia Việt Nam
♡ 19.6.1955 : Quân đội Việt Nam Cộng hòa
♡ 20.2.1965 : Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Lịch sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa gắn liền với cuộc tương tranh ý thức hệ thấm đẫm máu và nước mắt của hàng triệu sinh linh Việt Nam. Trong giai đoạn tồn tại ngắn ngủi của mình, Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhận được sự tương trợ dồi dào cả sức người và sức của từ các nước đồng minh – đặc biệt là vai trò của Hoa Kỳ. Mặc dù chính trường miền Nam luôn xáo động, nhưng đến phút cuối cùng người khoác chiến y Việt Nam Cộng hòa không biếng trễ trọng trách : Giữ vững chủ quyền an ninh – lãnh thổ quốc gia, bảo toàn tính mạng thường dân, không làm ô danh Quân lực. Họ chỉ buông vũ khí khi vị tư lệnh tối cao của mình – Tổng thống Dương Văn Minh – tuyên bố giải tán chính thể. Bởi thế cho nên, Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn là miền ký ức đẹp trong tâm khảm người Việt Nam ái quốc, hãnh diện với truyền thống do tiền nhân vun đắp.
Quân lực Việt Nam Cộng hòa được phân thành ba quân chủng chính thức : Lục quân (xếp hạng 4 thế giới) – Thủy quân (xếp hạng 9 thế giới) – Không quân (xếp hạng 4 thế giới) ; lúc cao điểm có khoảng 1.5 triệu tay súng (bao gồm chính quy và dân vệ). Về phương thức tổ chức, Quân lực Việt Nam Cộng hòa là sự tổng hòa những tinh hoa của Quân đội viễn chinh Pháp (lục quân, không quân) và Quân lực Hoa Kỳ (thủy quân) ; bên cạnh đó, họ cũng nghiên cứu và tiếp thu những kỹ thuật tác chiến của tổ tiên (chẳng hạn : địa phương quân và nghĩa quân, binh chủng người nhái…). Trong huấn luyện cũng như chiến đấu, người lính Việt Nam Cộng hòa được khuyến khích bộc lộ sở trường cá nhân và duy trì tác phong mã thượng. Vì vậy, đây có lẽ là trường hợp hiếm hoi trong trang sử chiến tranh nước Việt, Quân lực Việt Nam Cộng hòa được nhắc nhớ không phải bằng chiến tích oai hùng mà là những số phận, những giai thoại thuần khiết tình người.
NHÂN VẬT HỘ MỆNH
Phù Đổng Thiên Vương – Thánh tổ Thiết giáp binh.
An Dương Vương – Thánh tổ Công binh và Pháo binh.
Tổng lãnh thiên thần Micae – Thánh tổ Nhảy dù.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – Thánh tổ Thủy quân.
Yết Kiêu – Thánh tổ Người nhái.
Nguyễn Trãi – Thánh tổ Chiến tranh Chính trị.
Trần Nguyên Hãn – Thánh tổ Truyền tin.
Nguyễn Tri Phương – Thánh tổ Bộ binh.
Phan Đình Phùng – Thánh tổ Quân cụ.
CHÙM TRANH CHIẾN SĨ
(mời click vào hình để xem với cỡ to hơn)
CHÙM TRANH KHÔNG LỰC :
MẤY NHÂN VẬT TIÊU BIỂU :
Thống tướng Lê Văn Tỵ (1903 – 1964). Trước ông, chỉ hai người có cấp hàm tương đương là Trần Quốc Tuấn và Trương Định.
Đại tướng Trần Thiện Khiêm (1925 -), từng đảm nhiệm chức Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa. Theo dược sĩ Trần Việt Hưng, ông Trần Thiện Khiêm là thủ lĩnh thực sự của phe đảo chính trong biến cố 1963.
Đại tướng Dương Văn Minh (1926 – 2001), là Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa (3 ngày) và đọc lời tuyên bố giải giới trước Mặt trận Dân tộc Giải phóng.
Đại tướng Nguyễn Khánh (1927 – 2013), từng có ý định thiết lập thể chế độc tài sau cuộc đảo chính 1963. Ông nổi tiếng với lời tuyên bố : “Quân đội là cha quốc gia !“.
Đại tướng Cao Văn Viên (1921 – 2008).
Đại tướng Đỗ Cao Trí (1929 – 1971).
Trung tướng Ngô Quang Trưởng (1929 – 2007), là chỉ huy trưởng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong trận Mùa hè đỏ lửa (1972).
Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu (1923 – 2001), từng đảm nhiệm chức Tổng thống Việt Nam Cộng hòa từ 1967 đến 1975.
Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ (1930 – 2011), từng đảm nhiệm chức Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa từ 1967 đến 1975.
Thiếu tướng Lê Minh Đảo (1932 -), là Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh phụ trách phòng thủ Xuân Lộc vào tháng 3 năm 1975, việc để mất Xuân Lộc không những khiến Sài Gòn thất thủ mau chóng mà còn đẩy ông vào chốn lao tù suốt 17 năm.
Đại tá Nguyễn Đình Bảo (1938 – 1972), nguyên mẫu của bài hát “Người ở lại Charlie“.
Thi sĩ Linh Phương (1937 -), tác giả bài thơ “Để trả lời một câu hỏi“.
Trung úy Cao Xuân Huy (1947 – 2010), tác giả tập hồi ký “Tháng Ba gãy súng“.
Những anh hùng xả thân bảo vệ Hoàng Sa trong cuộc đối đầu với hải quân Trung Quốc năm 1974.
Các tướng lĩnh đại diện cho quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng hòa đã tuẫn quốc.
KỶ VẬT CHO EM
Tượng đài Thương Tiếc (nghĩa trang quân đội Biên Hòa). Sau 1975, nghĩa trang bị bỏ hoang khiến bức tượng đã gãy đổ.
Xem thêm :
No comments:
Post a Comment